Kiểm tra cuối học kỳ I - Môn: Vật lí 11

docx 5 trang hoaithuong97 5490
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kỳ I - Môn: Vật lí 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_vat_li_11.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kỳ I - Môn: Vật lí 11

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 (Đề gồm có 02 trang) Môn: VẬT LÝ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1.Tính chất cơ bản của từ trường là: A. Tác dụng lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó. B. Tác dụng lực điện lên một điện tích. C. Tác dụng lực từ lên hạt mang điện. D. Tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. Câu 2.TH. Lực từ F tác dụng lên một đoạn dây dẫn có chiều dài l, mang dòng điện I, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B hợp với l một góc được xác định bằng biểu thức A. F = B.I.l.cosα . B. F = B.I.l.sinα . C. F = B.I.l.α . B.I.l D. F = . sinα Câu 3NB. Công thức tính cảm ứng từ tại tâm của một vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I là: A. B = 2.10-7I/R B. B = 2π.10-7I/R C. B = 2π.10-7I.R D. B = 4π.10-7 nI/R Câu 4VD.Một dòng điện I=2A chạy qua một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong chân không. Độ lớn cảm ứng từ B tại điểm M cách dây dẫn một khoảng r=4cm là: A. B=2.10-5T B. B=16.10-5T C. B=10-5T D. B=8.10-5T Câu 5 TH. Một điện tích dương chuyển động theo hướng thẳng đứng từ trên xuống, lọt vào vùng từ trường trường đều có hướng từ phải sang trái thì lực Lo-ren-xơ có chiều? A. Từ trong ra ngoài. B. Từ ngoài vào trong. C. Từ phải sang trái. D. Từ trái sang phải. Câu 6.NB. Chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích chuyển động trong từ trường đều, được xác định theo quy tắc A. nắm tay phải. B. bàn tay trái. C. bàn tay phải. D. nắm tay trái. Câu 7NB. Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của mặt S là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức: A. Ф = BStanα. B. Ф = BSsinα.
  2. C. Ф = BScosα. D. Ф = BScotanα. Câu 8 TH. Suất điện động trong 1 mạch kín tỉ lệ với A. độ lớn của từ thông qua mạch. B. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. C. tốc độ chuyển động tịnh tiến của mạch kín trong từ trường đều. D. độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường. Câu 9. Đơn vị của hệ số tự cảm là: A. Henri (H). B. Tesla (T). C. Vôn (V). D. Vêbe (Wb). Câu 10: Biểu thức của suất điện động tự cảm;  e tc l. A. t  e tc l. B. t i etc L. C. t . i etc L. D. t Câu 2. Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện ngược chiều chạy qua thì 2 dây dẫn: A. không tương tác. B. hút nhau. C. đẩy nhau. D. đều dao động. Câu 3. Từ trường đều có các đường sức từ : A. Luôn có dạng là những đường tròn đồng tâm,cách đều. B. Thẳng song song và cách đều nhau. C. Khép kín. D. Có dạng là những đường thẳng. Câu 4. Tính chất cơ bản của từ trường là: A. Tác dụng lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó. B. Tác dụng lực điện lên một điện tích. C. Tác dụng lực từ lên hạt mang điện. D. Tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. Câu 6. Một ống dây có hệ số tự cảm 0,02H đang có dòng điện với cường độ 5 A chạy qua. Trong thời gian 0,1 s dòng điện giảm đều về 0. Độ lớn suất điện động tự cảm của ống dây là: A. 0,01 V. B. 100V C. 0,1 V. D. 1 V. Câu 7. Độ lớn của lực Lo - ren - xơ không phụ thuộc vào A. giá trị của điện tích. B. độ lớn cảm ứng từ. C. độ lớn vận tốc của điện tích. D. khối lượng của điện tích. Câu 8. Đơn vị của hệ số tự cảm là:
  3. A. Henri (H). B. Tesla (T). C. Vôn (V). D. Vêbe (Wb). Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết. B. Mắt cận thị khi không điều tiết sẽ nhìn rõ các vật ở vô cực. C. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng phải điều tiết tối đa. D. Mắt viễn thị khi quan sát các vật ở vô cực không điều phải điều tiết. Câu 10. Đơn vị của từ thông là: A. Ampe (A). B. Vêbe (Wb). C. Tesla (T). D. Vôn (V). Câu 11. Một ống dây được cuốn bằng loại dây mà tiết diện có bán kính 0,5 mm sao cho các vòng sát nhau. Khi có dòng điện 10 A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là: A. 8 .10-3 T. B. 4 π .10-3 T. C. 4.10-3 T D. 8 π . 10-3 T. Câu 12. Suất điện động trong 1 mạch kín tỉ lệ với A. độ lớn của từ thông qua mạch. B. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. C. tốc độ chuyển động tịnh tiến của mạch kín trong từ trường đều. D. độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường. Câu 13. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 15cm, cách thấu kính 24cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là: A. 15 cm B. 30 cm C. 24 cm D. 40 cm Câu 14. Qua thấu kính phân kỳ. Vật thật đặt trước thấu kính cho ảnh không có đặc điểm nào sau đây? A. ảnh thật nhỏ hơn vật B. ảnh nhỏ hơn vật C. ảnh ảo D. ảnh cùng chiều vật Câu 15. Đặt vật AB = 2 cm thẳng góc trục chính thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = -12 cm, cách thấu kính một khoảng d = 12 cm thì ta thu được: A. ảnh thật A'B', cao 2cm B. ảnh thật A'B', cao 1 cm. C. ảnh ảo A'B', cao 1 cm D. ảnh ảo A'B', cao 0,5cm. Câu 16. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 (cm). Khi đeo kính có độ tụ + 1 (đp) sát mắt, người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt: A. 26,7 (cm). B. 27,5 (cm). C. 33,3 (cm). D. 40,0 (cm). Câu 17. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với: A. không khí. B. chân không. C. chính nó. D. nước. Câu 18. Về phương diện quang học một lăng kính được đặc trưng bởi: A. Góc chiết quang A, chiết suất n. B. Góc tới , góc khúc xạ, góc lệch D.
  4. C. Cạnh, đáy, hai mặt bên. D. Cạnh, đáy, hai mặt bên ,Góc chiết quang A, chiết suất n. Câu 19. Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là: A. 500. B. 300. C. 400. D. 200. Câu 20. Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là: A. 3 B. 2 C. 2 D. 3 2 B. Tự luận(3đ) Câu 1:(1,5 điểm) Một vòng dây kín, có diện tích 0,04m2 nằm toàn bộ trong một từ trường đều sao cho các đường cảm ứng hợp với pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây góc α= 00 a) Cho độ lớn cảm úng từ của từ trường B=1,2T . Tính từ thông qua mặt S. b) Trong thời gian 0,02 s, cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ 1,2 T về 0. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây. Câu 2:(1,5 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=18cm. a)Vật sáng AB là một đoạn thẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính , cách thấu kính một đoạn d=27cm. Xác định vị trí của ảnh, số phóng đại ảnh. b) Giả sử lúc đầu đặt vật AB tại vị trí cách thấu kính d1 cho ảnh A1B1 ,khi dịch chuyển vật lại gần thấu kính một đoạn 12cm thì vẫn cho ảnh A2B2 có chiều cao bằng ảnh A1B1 . Xác định vị trí và số phóng đại ảnh trước khi dịch chuyển. Câu 1NB.Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra A. Lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó. B. Sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. C. Lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và các nam châm đặt trong nó. D.Lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó. Câu 2.TH. Lực từ F tác dụng lên một đoạn dây dẫn có chiều dài l, mang dòng điện I, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B hợp với l một góc được xác định bằng biểu thức A. F = B.I.l.cosα . B. F = B.I.l.sinα . C. F = B.I.l.α . B.I.l D. F = . sinα Câu 3NB. Công thức tính cảm ứng từ tại tâm của một vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I là:
  5. A. B = 2.10-7I/R B. B = 2π.10-7I/R C. B = 2π.10-7I.R D. B = 4π.10-7 nI/R Câu 4 VD. Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là: A. 2.10-8T. B. 4.10-7T. C. 2.10-6T. D. 4.10-6T. Câu 5 TH. Một điện tích dương chuyển động theo hướng thẳng đứng từ trên xuống, lọt vào vùng từ trường trường đều có hướng từ phải sang trái thì lực Lo-ren-xơ có chiều? A. Từ trong ra ngoài. B. Từ ngoài vào trong. C. Từ phải sang trái. D. Từ trái sang phải. Câu 6.NB. Chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích chuyển động trong từ trường đều, được xác định theo quy tắc A. nắm tay phải. B. bàn tay trái. C. bàn tay phải. D. nắm tay trái. Câu 7NB. Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của mặt S là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức: A. Ф = BStanα. B. Ф = BSsinα. C. Ф = BScosα. D. Ф = BScotanα. Câu 23. Suất điện động cảm ứng A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B. có độ lớn tỷ lệ thuận với thời gian. C. có đơn vị vêbe (Wb). D. có độ lớn tỷ lệ nghịch với tốc độ biến thiên từ thong