Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa

docx 3 trang hoaithuong97 4910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_11_truong_thpt_chuyen_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TP. HỒ CHÍ MINH Nămhọc: 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: VậtLý - Khối 11 TRẦN ĐẠI NGHĨA Thời gian làm bài: 45phút Ngày Kiểm tra: 9/12/2019 A. PHẦN CHUNG CHO CÁC LỚP (6 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Tại sao dung dịch điện phân cho dòng điện chạy qua được? Mật độ ion trong dung dịch điện phân phụ thuộc vào các yếu tố nào? Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân. Câu 2 (1,0 điểm): Giải thích nguyên nhân gây nên điện trở trong kim loại. Câu 3 (1,5 điểm): Hãy phát biểu và viết công thức của định luật Faraday. Câu 4 (2,0 điểm): Một tam giác đều ABC cạnh a = 5cm đặt trong điện trường đều E = 3000V/m. Đường sức điện trường song song và cùng chiều từ B đến C. a. Tìm UBC , UCA, UAB. b. Tính công của lực điện khi di chuyển điện tích q = 10-8 C từ B đến C. B. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÁC LỚP ( 4điểm) Dành cho các lớp 11CT, 11CH, 11A1, 11A2, 11CV, 11CS, 11CA1, 11CA2, 11CA3: Câu 5 (4,0 điểm): Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ: Bộ nguồn điện gồm 5 pin giống nhau ghép nối tiếp. Mỗi pin có suất điện động E = 1,5 V và điện trở trong r = 0,4. R1 là điện trở đèn (3V 3W), R3 = 4 Ω, R2 = 2 Ω là bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, có cực dương làm bằng đồng. Điện trở của vôn kế rất lớn. Điện trở của ampekế và dây nối không đáng kể. a. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. b. Tìm số chỉ của ampe kế và vôn kế? c. Tính khối lượng đồng bám vào catôt sau thời gian16 phút 5 giây? Cho biếtACu = 64 g/mol, n = 2, F =96500 C/mol. Dành cho các lớp 11TH1, 11TH2: Câu 6 (4,0 điểm): Cho mạch (R 1nt R3)//(R2nt R4), E1 = 10V, E2 = 5V, r1 = r2 = 1Ω, R1 = 10Ω, R2 = 13Ω, R3 = 6Ω, R4 = 3Ω. a) Biết hai nguồn mắc nối tiếp. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. b) Tính cường độ dòng điện trong mạch chính. c) Tính công suất của bộ nguồn. d) R4 là bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 với Anod bằng Ag. Tìm khối lượng Ag bám vào Catod sau 16 phút 5 giây. (A = 108 g/mol, n = 1, F = 96500 C/mol)
  2. Dành cho lớp 11CL Câu 7 (2 điểm): Thanh đồng chất MN khối lượng m = 2g trượt đều không ma sát với v = 5m/s trên hai thanh đồng thẳng đứng song song cách nhau một khoảng L = 50cm, từ trường B = 0,2T( như hình vẽ). Bỏ qua điện trở các thanh và điện trở tiếp xúc. Cho g = 10m/s2. a. Tính suất điện động cảm ứng trong MN. b. Tính lực từ và độ lớn dòng điện cảm ứng. c. Tính R. R  M N Câu 8 (2 điểm): Một ống dây điện dài l = 40cm gồm N = 800 vòng có đường kính mỗi vòng 10cm, có I = 2A chạy qua . a. Tính từ thông qua mỗi vòng dây. b. Tìm suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây khi ta ngắt dòng điện trong thời gian 0,1s. Từ đó suy ra hệ số tự cảm của ống dây. HẾT
  3. ĐÁP ÁN KT HK1 LÝ 11 (2019 – 2020) Câu Nội dung Điểm Câu 1 3 ý x 0,5 1,5 Câu 2 2 ý x 0,5 1,0 Câu 3 Phát biểu 1,0 Công thức 0,5 Câu 4 UBC = 150 V, UCA = -75 V 1,0 -7 UAB = - 75 V, ACB = 15.10 J 1,0 a. Eb = 1,5.5 = 7,5 V 0,5 rb = 0,4.5= 2  0,5 0,5 b. R1 = 3 , R23 = 6  0,5 RN = R123 = 2  Eb Câu 5 I = = 1,875 A 0,5 RN + rb UAB = Eb – I.rb = I.RN = 3,75 V 0,5 UAB 0,5 c. I2 = = 0,625 A R23 1 A 0,5 m I t = 0,2 g F n 2 a. Eb = 15 V; rb = 2 1,0 b. RAB = 8 0,5 Câu 6 IAB = 1,5 A 0,5 c. Pbộ = 22,5 W 0,5 d. UAB = 12 V 0,5 I4 = 0,75 A, mAg = 0,81 g 1,0 a. Ec = 0,5 V 0,5 Câu 7 b. F = 2.10-2 N 0,5 IC = 0,2 A 0,5 c. R = 2,5  0,5 Câu 8 a.F = 4.10- 5 Wb Wb 1,0 -2 -3 b. Etc = 32.10 V; L = 16.10 H 1,0