Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Trần Khai Nguyên

docx 4 trang hoaithuong97 4310
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Trần Khai Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_tran_kha.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Trần Khai Nguyên

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN Năm học : 2019 – 2020 MÔN THI: Vật Lý KHỐI: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 101 (Đề thi có 02 trang) Câu 1. Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Newton. Câu 2. Phát biểu và viết hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn. Câu 3. Phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định (quy tắc mômen). Câu 4. Trong các chuyển động tròn đều sau đây, hãy cho biết lực (hay hợp lực) nào là lực hướng tâm và các lực đó do vật nào tác dụng lên vật nào? a/ Vệ tinh quay tròn đều quanh Trái Đất. b/ Chuyển động tròn đều của người và ghế trong trò chơi vòng quay thần tốc (như hình). Xem người và ghế là một vật. Câu 5. Một động tác rất quen thuộc khi các vận động viên bơi lội thực hiện, đó chính là động tác “push” hay còn gọi là đạp vào thành hồ bơi để tạo thế ban đầu hoàn hảo, hỗ trợ cho quá trình bơi lội. Hãy chỉ ra cặp lực và phản lực trong tương tác trên. Lực nào đã đẩy vận động viên tiến nhanh về phía trước trong tương tác đó. Câu 6. Ở những vùng gần Bắc Cực, mùa đông rất dài và vào mùa đông lượng tuyết phủ rất dày, vì thế những bánh xe khó có thể lăn được. Trong một số trường hợp, người ta đã dùng ván trượt thay cho bánh xe và thay lực kéo của động cơ xe bằng lực kéo của những chú chó Alaskan Husky. Xét một chiếc xe chở người nặng 120 kg (bao gồm cả người, đồ vật và xe) được kéo bởi một đội chó Alaska. Lực kéo trung bình của đội chó tác dụng lên xe là F = 264 N theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa ván trượt và mặt tuyết là 0,04. Giả thiết rằng, xe trượt trên mặt phẳng ngang. Lấy g = 10 m/s2. 1
  2. a/ Hãy tìm độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên xe. b/ Tính gia tốc của xe. Câu 7. Một học sinh ném một quả bóng từ ban công cao 5 m so với mặt đất với vận tốc ban đầu 푣0 của quả bóng có phương nằm ngang. Kể từ vị trí ném, quả bóng đã bay xa 6 m tính theo phương ngang. Cho g = 10 2 m/s , bỏ qua lực cản của không khí. Tính tốc độ ném ban đầu 푣0 và thời gian rơi của quả bóng khi chạm đất. Câu 8. Hai em nhỏ đang chơi bập bênh. Trục quay của bập bênh đi qua trọng tâm của nó. Các bé tác dụng lên bập bênh các lực nén 퐹1; 퐹2 như hình. Biết 퐹1; 퐹2 có độ lớn tương ứng bằng trọng lượng của mỗi bé. Em bé gái ngồi ở đầu bên trái (đầu cao hơn) có khối lượng m 1 =18 kg, điểm đặt của lực 퐹1 cách trục quay đoạn AO = 1 m. Em bé trai ngồi ở đầu bên phải (đầu thấp hơn) có khối lượng m (kg), điểm đặt của lực퐹 2 cách trục quay một đoạn BO. Khi cân bằng thì bập bênh nghiêng góc 30o so với phương ngang. Cho g = 10 m/s2. Tính momen của lực 퐹1 đối với trục quay O, từ đó hãy suy ra momen của lực 퐹2 đối với O. Câu 9. Trong một tiết học Stem, nhóm học sinh có nhiệm vụ chia lại thang đo của một lực kế lò xo, vỏ nhựa trong suốt có giới hạn đo 5 N, nhưng thang đo đã bị mờ. Để làm được điều đó, nhóm học sinh đã tiến hành như sau: Bước 1: Treo quả cân có khối lượng m = 100 g vào lực kế. Khi quả cân ở trạng thái cân bằng, học sinh đo được độ dãn của lò xo lực kế là ∆ℓ = 2 cm. Bước 2: Tính độ cứng của lò xo. Bước 3: Chia lại thang đo của lực kế trên giấy rồi dán vào thân lực kế. a/ Bỏ qua sai số, cho g = 10 m/s2. Em hãy tính độ cứng lò xo và độ dãn lớn nhất của lò xo dùng làm lực kế ấy. b/ Theo em, các bạn đã dựa vào kiến thức vật lí nào để chia lại thang đo cho lực kế. Từ kết quả đo độ cứng trên em hãy chia lại thang đo (vẽ thang đo trên giấy) cho lực kế này, biết độ chia nhỏ nhất của thang đo lực kế là 0,25 N. HẾT (Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2: ĐÁP ÁN VẬT LÍ – THI HK I - KHỐI 10 – 2019-2020 2
  3. ĐỀ 101 Câu 10. (1đ) Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Newton. Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. (0,25đ + 0,5đ) 푭 = ― 푭 (0,5đ) Câu 11. (1đ)Phát biểu và viết hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. (0,5đ) 푭풉풅 = 푮 풓 (0,25đ) ― 푵 với 푮 = , . 풌품 ; , (풌품); 풓 ( ); 푭풉풅 (푵) (0,25đ) Câu 12. (1đ)Phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định (quy tắc mômen). Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. (1 đ) Câu 13. (1đ) a/ Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vệ tinh. (0,25đ + 0,25đ) b/ Hợp lực của 2 lực: Lực căng của sợi dây tác dụng lên ghế và trọng lực do Trái Đất tác dụng lên người và ghế. (0,25đ + 0,25đ) Câu 14. (1đ) Cặp lực và phản lực: Lực do chân tác dụng vào tường và lực do tường tác dụng vào chân. (0,25đ +0,25đ) Lực do tường tác dụng vào chân đã đẩy vận động viên tiến nhanh về phía trước. (0,5đ) Câu 15. (1,5đ) Hình vẽ (0,25đ) 푭 + 푭 풔 + 푷 + 푵 = (1) (0,25đ) (1)/Oy: 푵 = 푷 = 품 = . = 푵 푭 풔 = 흁푵 = , ퟒ. = ퟒ 푵 (0,25đ + 0,25đ) (1)/Ox: 푭 ― 푭 풔 = (0,25đ) ퟒ ― ퟒ = . = , /풔 (0,25đ) Câu 16. (1 đ) 풉 풕 = = . = 풔 (0,25đ + 0,25đ) 푳 = 풗 .풕→풗 = = m/s (0,25đ + 0,25đ) 품 Câu 17. (1 đ) 푭 = 푷 = 품 = . = 푵 푴 = 푭 .풅 = 푭 . 푶. 풐풔 = . . = N.m (0,25đ + 0,25đ + 0,25đ) 푭 /푶 Vì hệ bập bênh cân bằng nên 푴푭 /푶 = 푴푭 /푶 = N.m (0,25đ) Câu 18. (1,5đ) a/ Khi vật cân bằng: 푭đ풉 + 푷 = 푭đ풉 = 푷 (0,25đ) , . 풌.|∆퓵| = 품→풌 = | , | = 푵/ (0,25đ + 0,25đ) 푭 đ풉 풙 (0,25đ) |∆퓵| 풙 = 풌 = = , b/ Định luật Hookes về lực đàn hồi của lò xo. (푭đ풉~|∆퓵|). (0,25đ) Vẽ hình thang đo. (0,25đ) ĐỀ 102 3
  4. Câu 1.(1đ) Phát biểu định luật I Newton. Quán tính là gì? Định luật 1 Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. (0,5đ) Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. (0,5đ) Câu 2. (1đ)Phát biểu và viết công thức của lực hướng tâm. Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. (0,75đ) 풗 (0,25đ) 푭풉풕 = 풉풕 = 풓 = 흎 풓 Câu 3. (1đ)Momen lực đối với một trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì?2 Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. (0,25đ + 0,25đ) M = Fd (N.m) (0,25đ) Cánh tay đòn d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. (0,25đ) Câu 4.Trong các chuyển động tròn đều sau đây, hãy cho biết lực nào là lực hướng tâm và lực đó do vật nào tác dụng lên vật nào? a/ Vệ tinh quay tròn đều quanh Trái Đất. b/ Chuyển động tròn đều của người và ghế trong trò chơi vòng quay thần tốc. Xem người và ghế là một vật. a/ Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vệ tinh. (0,25đ + 0,25đ) b/ Hợp lực của 2 lực: Lực căng của sợi dây tác dụng lên ghế và trọng lực do Trái Đất tác dụng lên người và ghế. (0,25đ + 0,25đ) Câu 5. Cặp lực và phản lực: Lực do chân tác dụng vào tường và lực do tường tác dụng vào chân. (0,25đ +0,25đ) Lực do tường tác dụng vào chân đã đẩy vận động viên tiến nhanh về phía trước. (0,5đ) Câu 6. Hình vẽ (0,25đ) 푭 + 푭 풔 + 푷 + 푵 = (1) (0,25đ) (1)/Oy: 푵 = 푷 = 품 = . = 푵 푭 풔 = 흁푵 = , ퟒ. = 푵 (0,25đ + 0,25đ) (1)/Ox: 푭 ― 푭 풔 = (0,25đ) ― = . = , /풔 (0,25đ) Câu 7. 풉 풕 = = . = 풔 (0,25đ + 0,25đ) 푳 = 풗 .풕→풗 = = m/s (0,25đ + 0,25đ) 품 Câu 8. 푭 = 푷 = 품 = . = 푵 푴 = 푭 .풅 = 푭 . 푶. 풐풔 = . . = N.m (0,25đ + 0,25đ + 0,25đ) 푭 /푶 Vì hệ bập bênh cân bằng nên 푴푭 /푶 = 푴푭 /푶 = N.m (0,25đ) Câu 9. 푭đ풉 = 푷 (0,25đ) , . 풌.|∆퓵| = 품→풌 = | , | = 푵/ (0,25đ + 0,25đ) 푭đ풉 풙 |∆퓵| 풙 = 풌 = = , (0,25đ) b/ Định luật Hookes về lực đàn hồi của lò xo. (푭đ풉~|∆퓵|). (0,25đ) Vẽ hình thang đo. (0,25đ) 4