Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Đề lẻ - Trường THPT Lương Thế Vinh

docx 4 trang hoaithuong97 3310
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Đề lẻ - Trường THPT Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_de_le_truong_thpt_lu.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Đề lẻ - Trường THPT Lương Thế Vinh

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM Trường THPT Lương Thế Vinh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019-2020 Môn: VẬT LÝ 10 – Thời gian: 45 phút ĐỀ LẺ Câu 1(3đ) Em hãy trả lời các câu sau : a. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song? b. Thế nào là tổng hợp lực? c. Nêu tính chất của khối lượng? Câu 2 (1đ) Có 3 loại lực đã được học ở các bài trước là lực hấp dẫn, lực đàn hồi và lực ma sát. Theo em lực hướng tâm có phải là loại “mới “ tức là lực thứ 4 em được học trong chương 2 này không? Tại sao? Câu 3 (1đ) Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông lên xuống trong ngày. Thủy triều sinh ra do sức hút của mặt trăng, mặt trời lên quả đất, trong đó ảnh hưởng của mặt trăng tới thủy triều lớn hơn. Có hai lần triều cao và thấp trong một ngày (do sự tự quay của trái đất quanh trục của nó). Nước triều cường và triều kiệt xảy ra theo chu kỳ 14 ngày. Thủy triều cực đại, triều cường-khi ảnh hưởng của lực hấp dẫn lớn nhất- lúc đó mặt trăng, mặt trời và trái đất giống như thẳng hàng, xảy ra ngay sau khi trăng tròn và trăng non, có sự chênh lệch lớn giữa độ cao nước dâng và nước hạ (hình 8.1). Thủy triều kiệt, khi ảnh hưởng của sức hút thấp nhất- khi đường thẳng nối trái đất và mặt trăng tạo thành góc 90 độ với đường thẳng nối trái đất và mặt trời. (hình 8.2) Một số nơi trên thế giới, đặc biệt là cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy triều: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều là trong một chu kỳ triều hay một ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống. Bán nhật triều là trong một chu kỳ triều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo. a. Hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng thủy triều là gì? b. Theo đoạn trích trên, em hãy cho biết có những loại thủy triều nào được đề cặp đến? Câu 4 (1,5đ) Một vật ném theo phương ngang từ độ cao h = 45m so với mặt đất. Vật rơi xuống cách chỗ ném một đoạn 15m tính theo phương ngang. Lấy g = 10m/s2. a. Sau bao lâu vật sẽ chạm đất? b. Vận tốc khi ném vật là bao nhiêu? c. Viết phương trình quỹ đạo của vật, từ đó cho biết vật ném ngang có quỹ đạo gì? Câu 5 (1,5đ) Cho hệ cơ học như hình vẽ: Thanh AB có chiều dài l = 100cm, đồng chất, có trọng lượng 4N được chia thành 4 đoạn bằng nhau như hình vẽ. Đầu A chịu một lực tác dụng FA = 16N.Thanh AB quay quanh trục quay O. a. Em hãy xác định các lực có xu hướng làm thanh AB quay cùng chiều kim đồng hồ ? Các lực có xu hướng làm thanh AB quay ngược chiều kim đồng hồ? A O G B b. Phải đặt tại đầu B một lực có độ lớn là bao nhiêu để thanh AB cân bằng?   P F FA B Câu 6 (1,0đ) Treo một vật có trọng lượng 2 N vào một lò xo thì lò xo dãn một đoạn dài 8 mm, treo thêm một vật có trọng lượng chưa biết vào lò xo thì nó dãn một đoạn dài 12 mm. Tính trọng lượng của vật chưa biết treo thêm vào lò xo? Câu 7 (1,0đ) Một vật được đặt ở đỉnh của một mặt phẳng nghiêng , biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt nghiêng là  = 0,25 cho g = 10m/s2.Với giá trị nào của góc nghiêng để vật trượt đều? HẾT  Lưu ý: Học sinh ghi “ĐỀ LẺ” vào bài làm của mình.
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM Trường THPT Lương Thế Vinh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ CHẴN Môn: VẬT LÝ 10 – Thời gian: 45 phút Câu 1 (3đ) Em hãy trả lời các câu sau : a. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song? b.Thế nào là phân tích lực? c. Nêu tính chất (đặc điểm) của trọng lực? Câu 2 (1đ) Có 3 loại lực đã được học ở các bài trước là lực hấp dẫn, lực đàn hồi và lực ma sát. Theo em lực hướng tâm có phải là loại “mới “ tức là lực thứ 4 em được học trong chương 2 này không? Tại sao? Câu 3 (1đ) Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông lên xuống trong ngày. Thủy triều sinh ra do sức hút của mặt trăng, mặt trời lên quả đất, trong đó ảnh hưởng của mặt trăng tới thủy triều lớn hơn. Có hai lần triều cao và thấp trong một ngày (do sự tự quay của trái đất quanh trục của nó). Nước triều cường và triều kiệt xảy ra theo chu kỳ 14 ngày. Thủy triều cực đại, triều cường-khi ảnh hưởng của lực hấp dẫn lớn nhất- lúc đó mặt trăng, mặt trời và trái đất giống như thẳng hàng, xảy ra ngay sau khi trăng tròn và trăng non, có sự chênh lệch lớn giữa độ cao nước dâng và nước hạ (hình 8.1). Thủy triều kiệt, khi ảnh hưởng của sức hút thấp nhất- khi đường thẳng nối trái đất và mặt trăng tạo thành góc 90 độ với đường thẳng nối trái đất và mặt trời. (hình 8.2) Một số nơi trên thế giới, đặc biệt là cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy triều: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều là trong một chu kỳ triều hay một ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống. Bán nhật triều là trong một chu kỳ triều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo. a. Hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng thủy triều là gì? b. Theo đoạn trích trên, em hãy cho biết có những loại thủy triều nào được đề cặp đến? Câu 4 (1,5đ) Một vật ném theo phương ngang từ độ cao h = 80m so với mặt đất. Vật rơi xuống cách chỗ ném một đoạn 20m tính theo phương ngang. Lấy g = 10m/s2. a. Sau bao lâu vật sẽ chạm đất? b. Vận tốc khi ném vật là bao nhiêu? c. Viết phương trình quỹ đạo của vật, từ đó cho biết vật ném ngang có quỹ đạo gì? Câu 5 (1,5đ) Cho hệ cơ học như hình vẽ: Thanh AB có chiều dài l = 100cm, đồng chất, có trọng lượng 8N được chia thành 4 đoạn bằng nhau như hình vẽ. Đầu A chịu một lực tác dụng FA = 20N. Thanh AB quay quanh trục quay O. a. Em hãy xác định các lực có xu hướng làm thanh AB quay cùng chiều kim đồng hồ? Các lực có xu hướng làm thanh AB quay ngược chiều kim đồng hồ? A O G b. Phải đặt tại đầu B một lực có độ lớn là bao nhiêu để thanh AB cân bằng? B   P F FA B Câu 6 (1,0đ) Treo một vật có trọng lượng 3 N vào một lò xo thì lò xo dãn một đoạn dài 6 mm, treo thêm một vật có trọng lượng chưa biết vào lò xo thì nó dãn một đoạn dài 9 mm.Tính trọng lượng của vật chưa biết treo thêm vào lò xo? Câu 7 (1,0đ) Một vật được đặt ở đỉnh của một mặt phẳng nghiêng, biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt nghiêng là  = 0,2 cho g = 10m/s2.Với giá trị nào của góc nghiêng để vật trượt đều? HẾT  Lưu ý: Học sinh ghi “ĐỀ CHẴN” vào bài làm của mình.
  3. Trường THPT Lương Thế Vinh ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - Môn Vật Lý Khối 10 (2019-2020) ĐỀ 1 Điể ĐỀ 2 m Câu 1(3đ) Câu 1(3đ) a.Muốn một vật chịu tác dụng của 3 lực không song 0,25 a.Muốn một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song ở trạng thái cân bằng thì: x4 song ở trạng thái cân bằng thì: + Ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy. + Ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy. + Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3 + Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3 b.Tổng hợp lực: là thay thế các lực tác dụng đồng b.Phân tích lực: là thay thế một lực bằng hai hay thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng nhiều lực có tác dụng giống hệt lực như lực đó. giống hệt các lực ấy c.Điểm đặt: tại trọng tâm của vật. c. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và - Phương: thẳng đứng. không đổi đối với mỗi vật. -Chiều:hướng xuống. - Khối lượng có tính chất cộng. - Độ lớn: P = mg với g là gia tốc trọng trường (m/s2) Câu 2 (1đ) Câu 2 (1đ) Không phải, vì là lực (hay hợp lực) của các lực 0,5 Không phải, vì là lực (hay hợp lực) của các lực đã học đóng vai trò là lực hướng tâm. 0,5 đã học đóng vai trò là lực hướng tâm. Câu 3 (1đ) Câu 3 (1đ) Nguyên nhân chủ yếu: do lực hấp dẫn giữa Mặt 0,5 Nguyên nhân chủ yếu: do lực hấp dẫn giữa Mặt trăng ( Mặt trời chiếm 1 phần nhỏ ) và Trái đất . 0,5 trăng ( Mặt trời chiếm 1 phần nhỏ ) và Trái đất . Có 4 loại : triều cường, triều kiệt, nhật triều và Có 4 loại : triều cường, triều kiệt, nhật triều và bán nhật triều bán nhật triều Câu 4 (1,5đ) 0,5 Câu 4 (1,5đ). 2h X3 2h a.t 3s a.t 4s g g L L b.L v .t v 5m / s b.L v .t v 5m / s 0 0 t 0 0 t g 2 1 2 g 2 1 2 c.y 2 .x .x c. y 2 .x .x 2.v0 5 2.v0 5 quỹ đạo ném ngang có dạng 1 nhánh parabol quỹ đạo ném ngang có dạng 1 nhánh parabol Câu 5 (1,5đ) Câu 5 (1,5đ) a.Lực có tác dụng làm thanh AB quay cùng chiều a.Lực có tác dụng làm thanh AB quay cùng chiều kim đồng hồ: P, FB 0,5 kim đồng hồ: P, FB Lực có tác dụng làm thanh AB quay ngược chiều Lực có tác dụng làm thanh AB quay ngược chiều kim đồng hồ: FA kim đồng hồ: FA b. thanh AB cân bằng : M1=M2 b. thanh AB cân bằng : M1=M2 0,25
  4. FA.dA = P.dP +FB.dB x4 FA.dA = P.dP +FB.dB 16.l/4 = 4.l/4 +FB.3l/4 20.l/4 = 8.l/4 +FB.3l/4 FB = 4N FB = 4N Câu 6 (1,0đ) Câu 6 (1,0đ) Khi LXCB : Fdh = P 0,25 Khi LXCB : Fdh = P F P l P F P l P dh1 1 1 1 dh1 1 1 1 F P l P P 0,25 F P l P P dh2 2 2 1 dh2 2 2 1 8 2 6 3 P 1N 0,5 P 1,5N 12 2 P 9 3 P Câu 7 (1,0đ) Câu 7 (1,0đ) Hình vẽ 0,25 Hình vẽ x2 Vật trượt đều a = 0 Vật trượt đều a = 0       N P Fms ma N P Fms ma 0y :N P P cos 0y :N P P cos y 0,25 y 0x : P F Psin .Pcos 0x : P F Psin .Pcos x ms 0,25 x ms  tan 140  tan 11,30