Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phan Châu Trinh - Mã đề 000

docx 4 trang doantrang27 07/07/2023 5870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phan Châu Trinh - Mã đề 000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2022_2023_truong_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phan Châu Trinh - Mã đề 000

  1. SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: ___ Thời gian làm bài: ___ phút (Đề thi có ___ trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo danh: Họ và tên: Mã đề 000 Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên? A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại theo mục đích, nhu cầu của con người. B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm biến đổi tần số kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về cách li địa lí? A. Cách li địa lí là nhân tố làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới. C. Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không giao phối được với nhau. D. Cách li địa lí là tác nhân gây ra những biến đổi kiểu gen làm biến đổi kiểu hình cá thể. Câu 3. Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa (1): chim sáo và trâu rừng; (2): vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu; (3): chim mỏ đỏ và linh dương; (4): cá ép với cá mập. Trả lời đúng là A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (2) và (4). Câu 4. Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? (1): tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp. (2): khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi. (3): giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen. (4): đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại. Trả lời đúng nhất là A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (3). Câu 5. Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu là ứng dụng: A. quan hệ đối kháng. B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. C. khống chế sinh học. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 6. Tập hợp nào dưới đây là một quần thể? A. Đàn cá trong hồ. B. Các cây phong lan trong rừng. C. Đàn bò của nông trường Mộc Châu. D. Các cây cỏ trên cánh đồng. Câu 7. Các nhân tố tiến hóa nào vừa làm thay đổi tần số tương đối các alen của gen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? (1): chọn lọc tự nhiên; (2): giao phối không ngẫu nhiên; (3): di - nhập gen; (4): đột biến; (5): các yêu tố ngẫu nhiên. Trả lời đúng là A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (4), (5). D. Tất cả các nhân tố trên. Câu 8. Đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể là A. mật độ cá thể. B. kích thước quần thể. C. thành phần nhóm tuổi. D. tỉ lệ giới tính. Câu 9. Nơi sinh sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh là A. môi trường không khí. B. môi trường đất. C. môi trường sinh vật. D. Môi trường nước. Câu 10. Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định được gọi là A. quần xã sinh vật. B. quần thể sinh vật. C. hệ sinh thái. D. loài sinh học. Câu 11. Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC-30oC. Khoảng nhiệt độ này gọi là Mã đề 000 Trang 1/4
  2. A. khoảng chống chịu. B. khoảng giới hạn trên. C. khoảng thuận lợi. D. khoảng giới hạn dưới. Câu 12. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Khi sự cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. B. Khi sự cách li địa lí và cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. C. Khi sự cách li địa lí giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. D. Khi sự cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. Câu 13. Loài lúa mì Triticum aestivum được hình thành bằng con đường A. sinh thái. B. địa lí. C. lai xa. D. lai xa và đa bội hóa. Câu 14. Ví dụ nào dưới đây minh chứng sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì? A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét nhiệt xuống dưới 80C. B. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao. C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè sâu hại xuất hiện nhiều. D. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm. Câu 15. Các kiểu phân bố cá thể trong quần thể là (1): phân bố theo nhóm; (2): phân bố ngẫu nhiên; (3): phân bố đồng đều. Trả lời đúng là A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. các kiểu phân bố trên. Câu 16. Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể gọi là: A. tuổi quần thể. B. tuổi thọ của quần thể. C. tuổi sinh lí của quần thể. D. tuổi sinh thái của quần thể. Câu 17. Tỷ lệ % ADN giống nhau của các loài so với ADN người là Tinh tinh: 97,6; Khỉ Rhesut: 91,1; Khỉ Vervet: 90,5%; Vượn Gibbon: 94,7. Căn cứ vào tỷ lệ này, xác định mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người với các loài trên là: A. Người-Vượn Gibbon-Tinh tinh-Khỉ Rhesut-Khỉ Vervet. B. Người-Tinh tinh-Khỉ Rhesut-Vượn Gibbon-Khỉ Vervet. C. Người-Tinh tinh-Vượn Gibbon-Khỉ Rhesut-Khỉ Vervet. D. Người-Tinh tinh-Vượn Gibbon-Khỉ Vervet-Khỉ Rhesut. Câu 18. Các nguyên tố cơ bản cấu tạo nên vật chất sống là: A. C, H, O và N. B. C, H và O. C. C, H, O và P. D. C, O và N. Câu 19. Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn theo trình tự sau A. tiến hóa tiền sinh học => tiến hóa hóa học => tiến hóa sinh học. B. tiến hóa hóa học => tiến hóa tiền sinh học => tiến hóa sinh học. C. tiến hóa sinh học => tiến hóa hóa học => tiến hóa tiền sinh học. D. tiến hóa tiền sinh học => tiến hóa sinh học => tiến hóa hóa học. Câu 20. Cây mọc trong môi trường ánh sáng chỉ chiếu từ một phía có đặc điểm A. thân thẳng đứng, cành phân bố tỏa đều quanh thân. B. thân thẳng đứng, ngọn cây vươn lên tầng vượt tán. C. thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía ngược chiều với nguồn sáng. D. thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng. Câu 21. Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với quần thể tự phối? A. Tần số tương đối của các alen bị thay đổi nhưng không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau. B. Tần số tương đối của các alen thay đổi tuỳ từng trường hợp, do đó không thể có kết luận chính xác về tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau. C. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nên không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau. D. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nhưng tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng qua các thế hệ. Câu 22. Mã di truyền là: Mã đề 000 Trang 2/4
  3. A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin. B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin. C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin. D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin. Câu 23. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,50AA : 0.25Aa : 0,25aa B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa C. 0,5Aa : 0,5 aa D. 0,5AA : 0,5 aa Câu 24. Vốn gen của quần thể là gì? A. Là tập hợp tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. Là tập hợp của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. Là tập hợp của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. Là tập hợp của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. Câu 25. Bộ ba đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là A. codon B. axit amin C. anticodon D. triplet Câu 26. Một quần thể bao gồm 380 cá thể có kiểu gen AA, 540 cá thể có kiểu gen Aa, 680 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là: A. 0,40625 và 0,59375. B. 0,27 và 0,73. C. 0,24846 và 0,75154 D. 0,3 và 0,7. Câu 27. Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F 1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền theo quy luật di truyền nào? A. Tương tác gen. B. Hoán vị gen. C. Liên kết hoàn toàn. D. Phân li độc lập. Câu 28. Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là d AA: h Aa: r aa (với d + h + r = 1). Gọi P, q lần lượt là tần số của alen A, a (P, q ≥ 0 ; P+ q = 1). Ta có: A. P = d + h2; q = r + h2. B. P = r + h2; q = d + h2. C. P = h + d2; q = r + d2. D. P = d + h2; q = h + d2. Câu 29. Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là: A. 10. B. 8. C. 6. D. 4. Câu 30. Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (L0) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (L3) là: A. 0,425AA: 0,050Aa : 0,525aa B. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa C. 0,375AA : 0,10Aa : 0,525aa D. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa Câu 31. Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa: A. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể. B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể. C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể. D. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể. Câu 32. Định luật Hacđi - Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng? A. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên. B. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên. D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều. Câu 33. Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền A. tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn. B. tương tác gen, phân ly độc lập. C. trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập. D. qua tế bào chất. Câu 34. Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng? A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định. B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung. Mã đề 000 Trang 3/4
  4. C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể. D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. Câu 35. Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec? A. Quần thể có kích thước lớn. B. Có hiện tượng di nhập gen. C. Các cá thể giao phối tự do. D. Không có chọn lọc tự nhiên. Câu 36. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp. C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại. D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. Câu 37. Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của A. tARN B. ARN C. mARN D. rARN Câu 38. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. B. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. Câu 39. Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết. D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau. Câu 40. Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng A. tương tác bổ sung. B. tương tác cộng gộp. C. tương tác bổ trợ. D. tương tác gen. HẾT Mã đề 000 Trang 4/4