Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Lương Bằng (Có đáp án)

doc 3 trang Hùng Thuận 27/05/2022 5370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Lương Bằng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Lương Bằng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT TP.PLEIKU Thứ ngày . tháng năm 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN LƯƠNG BẰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên:. NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN : TIẾNG VIỆT (ĐỌC – HIỂU) LỚP 5 Lớp: 5 Thời gian: 35 phút Đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng việt (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Lập làng giữ biển Nhụ nghe bố nói với ông: Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra. - Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng. - Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy. Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo: - Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như tỏa ra hơi muối. Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh: - Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả có gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của mình, mình không đến ở thì để cho ai? Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào. - Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ: -Thế nào con, đi với bố chứ? - Vâng!- Nhụ đáp nhẹ. Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời Theo Trần Nhuận Minh Đọc bài văn rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất : Câu 1: ( 0,5 đ) Bài văn có những nhân vật nào? A. Chỉ có hai bố con Nhụ. B. Chỉ có bố Nhụ và ông Nhụ. C. Có cả Nhụ, bố Nhụ và ông Nhụ. D. Có Nhụ và ông Nhụ. Câu 2: ( 0,5 đ) Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? A. Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà ra đảo. B. Sức khỏe của ông rất yếu, ông sẽ ở lại lại làng trên đất liền. C. Ông muốn mất ở làng cũ, ông không muốn mất ở đảo. D. Họp làng để bàn việc đánh cá ngoài đảo.
  2. Câu 3: ( 0,5 đ) Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? A. Làng mới trên đảo đã có sẵn nhiều vàng lưới, nhiều thuyền B. Làng mới có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần C. Làng mới đã có chợ, trường học, nghĩa trang – không như làng ở đất liền. D. Có đất để phơi lưới buộc thuyền. Câu 4: (1 đ) Những chi tiết nào ở đoạn 3 cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ. A. Ông đã hiểu: Làng ở đảo mới rộng hết tầm mắt, cần phải dời làng. B. Ông đã hiểu: ngôi làng mới ở đảo rồi sẽ có chợ, trường học, nghĩa trang C. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng . Ông đã hiểu những ý tưởng của con trai ông quan trọng nhường nào. D. Để ca ngợi những người dân chài dám lập làng mới ngoài đảo. Câu 5: ( 0,5 đ) Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ? A. Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thỏa sức phới lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ , có trường học, có nghĩa trang. B. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ , có trường học, có nghĩa trang C. Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thỏa sức phới lưới, buộc thuyền. D. Có chợ , có trường học, có nghĩa trang. Câu 6: ( 1đ) Câu chuyện lập làng giữ biển ca ngợi về ai, ca ngợi về điều gì? A. Ca ngợi những dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quen thuộc tới hòn đảo xa. B. Ca ngợi những dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quen thuộc tới hòn đảo ngoài biển để lập làng, giữ một vùng biển của Tổ quốc C. Ca ngợi bố Nhụ, vì lòng dũng cảm. D.Ca ngợi dân làng, dám làm điều mình thích. Câu 7. ( 0,5đ) Các vế trong câu ghép “Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai? A. Không nối với nhau. B. Nối bằng một quan hệ từ. C. Nối bằng một cặp quan hệ từ D. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) Câu 8: ( 0,5đ) Trong in đậm trong câu “Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền”. thuộc từ loại nào? A. Tính từ. B. Động từ C. Danh từ. D. Đại từ. Câu 9: ( 1đ) Tìm quan hệ từ trong câu ghép sau “Tuy đêm đã khuya nhưng em vẫn còn ngồi học.” và cho biết chúng biểu hiện quan hệ gì? A.Quan hệ từ “ Tuy” thể hiện quan hệ nguyên nhân, kết quả. B.Quan hệ từ “ Tuy nhưng ” thể hiện quan hệ điều kiện, kết quả. C. Quan hệ từ “ Tuy nhưng ” thể hiện quan hệ tương phản. D.Quan hệ từ “nhưng ” thể hiện quan hệ điều kiện, kết quả. Câu 10 : ( 1 đ) Câu ghép sau: “Chẳng những Hồng học giỏi Toán mà bạn ấy còn học giỏi Tiếng Việt.” thể hiện quan hệ gì? A.Thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả. B.Thể hiện quan hệ tương phản. C.Thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả. D. Thể hiện quan hệ tăng tiến. Hết
  3. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II. NĂM HỌC : 2021 - 2022 Môn: TIẾNG VIỆT - Lớp 5 ĐỌC – HIỂU 1.C 2.A 3.B 4.C 5.A 6.B 7.D 8.B 9.C 10.D Câu 1:( 0,5điểm) Câu 6:( 1điểm) Câu 2:( 0,5điểm) Câu 7:( 0,5 điểm) Câu 3:( 0,5điểm) Câu 8:( 0,5 điểm) Câu 4:( 1 điểm) Câu 9:( 1 điểm) Câu 5:( 0,5điểm) Câu 10:( 1 điểm) Hết