Ôn tập Học kỳ 2 môn Khoa học Lớp 5

docx 4 trang Hùng Thuận 27/05/2022 2510
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Học kỳ 2 môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_hoc_ky_2_mon_khoa_hoc_lop_5.docx

Nội dung text: Ôn tập Học kỳ 2 môn Khoa học Lớp 5

  1. ÔN TẬP KHOA HỌC LỚP 5 HỌC KỲ 2 Bài 30: Sinh sản và chu trình sinh sản của động vật Câu 1 Trình bày sự sinh sản của động vật? - Đa số các loài động vật được chia thành hai giống: giống đực và giống cái. Con đực trưởng thành sẽ sinh ra tinh trùng, con cái trưởng thành sẽ sinh ra trứng. - Để duy trì nòi giống, các sinh vật sinh sản. Đối với phần lớn động vật, cuộc sống bắt đầu từ trứng được thụ tinh do sự kết hợp của trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ. Chỉ trứng đã được thụ tinh mới có thể phát triển thành con non. - Con non lớn lên phát triển thành con trưởng thành. Con trưởng thành sinh sản và chu trình lặp lại. Câu 2 : Kể tên một số loài động vật đẻ trứng, một số loài vật đẻ con mà em biết? - Các loài động vật đẻ trứng: con gà, con vịt, con ngỗng, con đà điểu, cá vàng, cá sấu, chim, bướm. - Các loài động vật đẻ con: con chó, con mèo, con trâu, con lợn, con bò, cá heo, dơi, chuột, khỉ. Câu 3: Hãy tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra nếu các loài động vật trên Trái Đất không thể sinh sản? - Nếu các loài động vật trên Trái Đất không thể sinh sản thì thế giới này không tồn tại. Môi trường sinh thái bị phá hủy. Câu 4: Sơ đồ chu trình sinh sản của con vật: Ấu trùng Được thụ tinh Phát triển thành Trứng Nhộng Trứng Con non Muỗi trưởng thành Sơ đồ sinh sản của con muỗi Lớn lên, phát Sinh ra triển và biến đổi thành Con trưởng thành Trứng Gà trưởng thành Gà con Sơ đồ sinh sản của con gà Bài 31: Sinh sản và quá trình phát triển của côn trùng, ếch. Câu 1: Kể tên một số loài côn trùng? - Một số loài côn trùng: gián, ruồi, muỗi, ong, bướm cải, dế mèn, chuồn chuồn, kiến
  2. Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của bướm cải? - Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt sau của lá, đẻ trứng vào đầu hè. Sau 6-8 ngày, trứng nở thành sâu. – Sâu ăn lá lớn dần cho đến khi da ngoài trở nên quá chật, chúng lột xác và lớp da mới được hình thành. Khoảng 30 ngày sau, sâu ngừng ăn. – Sâu leo lên tường, hàng rào hay bậu cửa. Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng. – Trong vòng 2-3 tuần, một con bướm nhăn nheo chui ra khỏi kén. Tiếp đó bướm xoè đôi cánh cho khô rồi bay đi. – Bướm cải lại tiếp tục đẻ trứng vào lá rau cải, bắp cải hay súp lơ. Câu 3: Giai đoạn nào trong quá trình phát triển bướm cải gây thiệt hại nhiều nhất? Ở giai đoạn phát triển thành sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất đối với cây cối, hoa màu. Câu 4: Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? Để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu trong trồng trọt, người nông dân thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun trừ sâu, diệt bướm. Câu 5: Nêu sự giống nhau và khác nhau trong chu trình sinh sản của ruồi và gián? Chúng thường đẻ trứng ở đâu? Nêu một vài cách diệt ruồi và gián? - Giống nhau: Ruồi và Gián đều là động vật đẻ trứng. - Khác nhau: * Ruồi: + Nơi đẻ trứng: Ruồi đẻ trứng ở những nơi có phân, rác thải, xác chết động vật, . + Chu trình sinh sản : Ruồi Dòi( ấu trùng) Nhộng Ruồi. *Gián + Nơi đẻ trứng :Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo, + Chu trình sinh sản : Gián trứng Gián. + Cách tiêu diệt: Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, phun thuốc diệt ruồi. Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi đổ rác, tủ bếp, tủ quần áo, phun thuốc diệt gián. Câu 6: Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó, ta có thể dùng: A . Thuốc xịt côn trùng B. Không để ao tù nước động. C. Cả hai ý trên
  3. Bài 32: Sinh sản và nuôi dạy con của chim và thú Câu 1: Bào thai thú được nuôi dưỡng và phát triển ở đâu? Trong cơ thể thú mẹ. Câu 2: Thú con mới sinh ra được thú mẹ nuôi bằng gì? Thú mẹ nuôi con bằng sữa. Câu 3: So sánh sự sinh sản và nuôi con của chim và thú? Chim Thú Đẻ trứng Đẻ con Hợp tử phát triển ngoài cơ thể mẹ Hợp tử phát triển trong cơ thể mẹ Nuôi con bằng cách đi kiếm mồi về cho con Nuôi con bằng sữa mẹ. ăn Câu 4: Loài vật nào dưới đây thường đẻ nhiều con trong một lứa? A.Mèo B. Chó C. Trâu D. Voi E. Ngựa G. Lợn Câu 5 :Hươu mẹ dạy hươu con tập chạy có mục đích gì? A. Trốn tránh kẻ thù B. Rượt đuổi kẻ thù C. Kiếm ăn D. Chạy cho kịp đàn Câu 6: Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản của thú? Trứng tinh trùng hợp tử cơ thể mới (mang đặc tính của bố và mẹ) Bài 33: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Câu 1: Môi trường bao gồm những thành phần nào? Môi trường gồm các thành phần tự nhiên( đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật, ) và các thành phần nhân tạo ( nhà cửa, phố xá, nhà máy, ) Câu 2: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên được con người khai thác, sử dụng có lợi ích của con người Câu 3: Theo em tài nguyên trên trái đất có hạn hay vô hạn? Chúng ta nên sử dụng tài nguyên như thế nào? Theo em tài nguyên thiên nhiên là có hạn. Chúng ta phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
  4. Câu 4: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có mối liên hệ với nhau như thế nào? Có mối liên hệ chặt chẽ, khi tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, do con người khai thác bừa bãi thì môi trường bị hủy hoại, môi trường bị ô nhiễm. Câu 5: Theo em việc phá rừng gây ra những ảnh hưởng gì? Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng CÁC EM TỰ ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC CÁC BÀI 30, BÀI 31, BÀI 32, BÀI 33 NHÉ!