Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học số 1 Ba Đồn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học số 1 Ba Đồn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học số 1 Ba Đồn (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 BA ĐỒN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I NĂM HỌC : 2021 - 2022 Họ tên: . MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5 Lớp: 5 (Thời gian làm bài : 35 phút) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bằng số : Bằng chữ : I.PHẦN ĐỌC HIỂU ( 7 ĐIỂM) ĐỀ 1 Đọc thầm bài: Thầy thuốc như mẹ hiền và làm bài tập sau: Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận." Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ. Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình: Công danh trước mắt trôi như nước Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH Câu 1. Vì sao có thể nói Hải Thượng Lãn Ông là một người không màng danh lợi A. Vì ông chữa bệnh cho người nghèo mà không lấy tiền. B. Vì ông từ chối chức ngự y mà vua ban cho. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con nhà người thuyền chài là: A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì. B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì. C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
- Câu 3. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? A. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó. C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai. Câu 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với “ nhân ái” ? A.Nhân dân. B. Nhân hậu. C. Nhân loại. Câu 5 Đặt câu với cặp từ biểu thị quan hệ tương phản“ Tuy- nhưng” Câu 6. Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào ? “Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.” Câu 7: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: M4 a) Bác thợ nề đang cầm bay trát tường b) Đàn cò đang bay trên trời c) Đạn bay vèo vèo Câu 8: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. - Trạng ngữ: - Chủ ngữ: - Vị ngữ: Câu 9: Ý nghĩa của câu chuyện Thầy thuốc như mẹ hiền?
- TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 BA ĐỒN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I NĂM HỌC : 2021 - 2022 Họ tên: . MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5 Lớp: 5 (Thời gian làm bài : 35 phút) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bằng số : Bằng chữ : I.PHẦN ĐỌC HIỂU ( 7 ĐIỂM) ĐỀ 2 Đọc thầm bài: Thầy thuốc như mẹ hiền và làm bài tập sau: Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận." Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ. Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình: Công danh trước mắt trôi như nước Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH Câu 1. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? A. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó. C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai. Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con nhà người thuyền chài là: A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì. B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì. C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
- Câu 3. Vì sao có thể nói Hải Thượng Lãn Ông là một người không màng danh lợi A. Vì ông chữa bệnh cho người nghèo mà không lấy tiền. B. Vì ông từ chối chức ngự y mà vua ban cho. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4. Từ nào dưới đây trái nghĩa với “ nhân ái” ? A.Tàn bạo B. Nhân hậu. C. Nhân loại. Câu 5 Đặt câu với cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến“ không những - mà” Câu 6: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. - Trạng ngữ: - Chủ ngữ: - Vị ngữ: Câu 7: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: M4 a) Bác thợ nề đang cầm bay trát tường b) Đàn cò đang bay trên trời c) Đạn bay vèo vèo Câu 8. Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào ? “Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.” Câu 9: Em học tập được những gì qua nhân vật Hải Thượng Lãn Ông
- KIỂM TRAVIẾT TIẾNG VIỆT 5- CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2021-2022 III. Kiểm tra viết (10điểm) 1. Chính tả :Nghe-viết (20 phút -3 điểm) QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Từ lâu Trường Sa là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín, vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòa một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa. Theo Hà Đình Cẩn 2.Tập làm văn : (35 phút -7 điểm) Đề bài: Hãy tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.
- HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN ĐỌC HIỂU CUỐI HỌC KÌ 1 Môn : Tiếng Việt - lớp 5 NĂM HỌC: 2021-2022 A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) I.Đọc thành tiếng: 3 điểm. II. Đọc hiểu: 7 điểm. ĐỀ 1. Câu TN 1 2 3 4 C C A B Đáp án Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu tự luận 5 6 7 8 9 Điểm 1 1 1 1 1 Câu 5: HS đặt câu đảm bảo theo yêu cầu ghi 1 điểm. Câu 8: Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Trạng ngữ: suốt đời CN: Lãn Ông VN: không vương vào vòng danh lợi Câu 7: Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: M4 a) Bác thợ nề đang cầm bay trát tường → từ đồng âm b) Đàn cò đang bay trên trời (từ nhiều nghĩa) c) Đạn bay vèo vèo → từ nhiều nghĩa Câu 6: Tùy theo cách diễn đạt của HS có thể cho các mức điểm 0,5 - 1 . (VD: Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi./ Công danh chẳng đáng coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay.) Câu 9: Ý nghĩa của câu chuyện Thầy thuốc như mẹ hiền? M4 Ca ngợi y thuật tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông.
- ĐỀ 2. Câu TN 1 2 3 4 A C C A Đáp án Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu tự luận 5 6 7 8 9 Điểm 1 1 1 1 1 Câu 5: HS đặt câu đảm bảo theo yêu cầu ghi 1 điểm. Câu 6: Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Trạng ngữ: suốt một tháng trời CN: Ông VN: ân cần chăm sóc đứa trẻ và chữa bệnh cho nó Câu 7: Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: M4 a) Bác thợ nề đang cầm bay trát tường → từ đồng âm b) Đàn cò đang bay trên trời (từ nhiều nghĩa) c) Đạn bay vèo vèo → từ nhiều nghĩa Câu 8: Tùy theo cách diễn đạt của HS có thể cho các mức điểm 0,5 - 1 . (VD: Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi./ Công danh chẳng đáng coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay.) Câu 9: Em học tập được những gì qua nhân vật Hải Thượng Lãn Ông Em học được tấm lòng nhân hậu, luôn tấm lòng thương người, coi trọng nhân cách,ko màng danh lợi.
- B. Kiểm tra viết: ( 10 điểm) 1.Chính tả nghe - viết (3 điểm) (20 phút) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, sạch đẹp ghi điểm tối đa: 3 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, nhầm lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,25 điểm. `* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn, trừ 0,5 điểm toàn bài. 2.Tập làm văn: ( 7 điểm) - Học sinh viết được một bài văn tả người đủ 3 phần (mở bài,thân bài,kết bài) đúng yêu cầu đã học có độ dài khoảng 20 câu trở lên; Bài viết đảm bảo đúng yêu cầu, sạch sẽ, ít mắc lỗi chính tả ; Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp ; Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ - Tùy theo mức độ sai sót về cách diễn đạt, về ý, về câu và chữ viết, có thể ghi các mức điểm : 7 ; 6 ; 5 ; 4; cho phù hợp.
- BẢNG MA TRẬN TIẾNG VIỆT 5- KÌ I Mạch kiến Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, và số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL kĩ năng điểm Đọc hiểu Số câu 2 1 1 1 3 2 Câu số 1,2 3 6 9 Số điểm 1 0.5 1 1 1.5 2 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 2 2 Tiếng Việt Câu số 4 5 8 7 Số điểm 0.5 1 1 1 1.5 2 Tổng Số câu Số điểm 1 1 1 2 2 3 4