Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Có đáp án)

docx 7 trang Hùng Thuận 5000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH VÕ THỊ SÁU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II KHỐI V MÔN : TIẾNG VIỆT ( đọc ) Năm học: 2020 - 2021 1. Kiến thức a Phần đọc thành tiếng : - Nhằm kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh : tốc độ, giọng đọc, sự biểu cảm b. Phần hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt : - Hiêủ nội dung văn bản , hiểu nghĩa của từ - Biết xác định được cách liên kết các câu trong đoạn văn - Phân tích được cấu tạo của câu ghép. - Biết được tác dụng của các dấu câu. - Biết đặt câu theo yêu cầu * Kĩ năng - Đọc bài đúng tốc độ, giọng đọc phù hợp với các loại văn bản, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lý. Hiểu nội dung bài đọc. - Viết bài đúng chính tả, đúng tốc độ và viết được bài văn tả người * Thái độ - Có thái độ nghiêm túc trong kỳ kiểm tra. TRƯỜNG TH VÕ THỊ SÁU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II KHỐI V MÔN: TIẾNG VIỆT ( đọc ) Năm học: 2021 - 2022 A. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG : 3 điểm Học sinh bốc thăm đọc và đọc một đoạn và kết hợp trả lời câu hỏi ở một trong các bài tập đọc sau : 1. Một vụ đắm tàu – SGK, trang 108 2. Con gái – SGK, trang 112 3. Tả áo dài Việt Nam – SGK, trang 122 4. Công việc đầu tiên – SGK, trang 126 , trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 và học thuộc nội dung bài. 5. Út Vịnh – SGK, trang 136 B. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT : 7 điểm
  2. Trường Tiểu học Võ Thị Sáu KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên HS: MÔN : TIẾNG VIỆT ( đọc hiểu) Lớp: Năm Thời gian: 30 phút ( không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: / 5 / 2022 Năm học: 2021 – 2022 Chữ ký Giám thị: Điểm Lời nhận xét Chữ ký Giám khảo Đọc thầm bài “Con gái” để làm các bài tập sau : Con gái Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo : “Lại một vịt trời nữa.” Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn. Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu vì sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì thua kém gì con trai nhỉ ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê ! Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng, thủ thỉ : “Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ !” Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào : “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé !” Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt. Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía ! Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào : “Biết cháu tôi chưa ? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.” Theo ĐỖ THỊ THU HIÊN Theo ĐỖ THỊ THU HIÊN
  3. Câu 1: Khi mẹ sinh em gái, bố và mẹ Mơ như thế nào ? (Mức 1) 0,5 đ a. Cả bố và mẹ đều rất vui b. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn c. Cả bố và mẹ đều nói sẽ mở tiệc ăn mừng d. Cả bố và mẹ đều nói là không thích Câu 2: Thấy em Hoan bị sa xuống ngòi nước, Mơ đã làm gì ? ( Mức 1) 0,5 đ a. Bỏ đi về nhà b. Chạy đi báo cho mọi người c. Vội vàng lao xuống cứu d. La lớn để mọi người nghe Câu 3: Theo dì Hạnh thì em bé nằm trong nôi cười rất tươi là vì : ( Mức 1 ) 0,5đ a. Vì em có đồ chơi đẹp b. Vì em đang đùa giỡn c. Vì em thấy bố mẹ đã về d. Vì em khen chị Mơ giỏi Câu 4: “vịt trời” là cách gọi con gái với ý gì ? ( Mức 2) 0,5 đ a. Là cách gọi con gái với ý chỉ con gái khi còn nhỏ b. Cách gọi con gái với ý coi thường. c. Cách gọi con gái với ý yêu thương. d. Cách gọi con gái với ý chỉ con gái đã lớn Câu 5 : Vì sao bố và mẹ lại rơm rớm nước mắt ( Mức 2) 0,5 đ a. Vì Mơ đã làm nhiều việc quá b. Vì Mơ bị bệnh c. Vì Mơ đã cứu em Hoan d. Vì Mơ biết chăm sóc em rất giỏi Câu 6 : Em nhận xét như thế nào về bạn Mơ ở trong bài ? ( Mức 3 ) 0,5 đ Câu 7: Bài văn này phê phán quan niệm gì ? ( Mức 3 ) 0,5 đ .
  4. Câu 8: Vì sao những người thân của Mơ lại thay đổi quan niệm về con gái ?( Mức 4) 0,5 đ . . Câu 9: Trong câu Dì Hạnh bảo : “Lại một vịt trời nữa.” Dấu hai chấm có tác dụng gì ? (Mức 1) 0,5 đ a. Dùng để liệt kê b. Báo hiệu bộ phận đúng sau là lời nói của nhân vật. c. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. d. Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau Câu 10 : Trong câu “Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.” Dấu phẩy có tác dụng gì ? ( Mức 1) 0,5 đ a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ vị ngữ. b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ chủ ngữ. c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. d. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 11: “ Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu vì sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái.” (Mức 2) 0,5 đ Câu sau liên kết với câu đứng trước bằng cách nào ? a. Bằng cách thay thế từ ngữ. ( từ .thay thế từ ) b. Bằng cách lặp từ ngữ. ( đó là từ ) c. Bằng cách dùng từ ngữ nối. ( đó là từ .) d. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. ( đó là từ ) Câu 12: Phân tích cấu tạo của câu ghép sau: ( Tách vế câu (/) ; gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ của từng vế câu ; khoanh vào quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để nối các vế câu. ( Mức 3 ) 0,5 đ Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
  5. Câu 13 : Hãy viết câu văn theo yêu cầu sau : ( Mức 4) a) Có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. ( 0,5 đ) b) Có dấu phẩy ngăn cách hai vị ngữ ( 0,5 đ) . HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN : TIẾNG VIỆT ( ĐỌC) A. Phần đọc thành tiếng : 3 điểm B. * Cách đánh giá cho điểm như sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,5 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm : ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm ) - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm: giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu( khoảng 120 tiếng / phút): 0,5 điểm (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm: đọc quá 2 phút: 0 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0, 5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ) B. Phần đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt : 7 điễm Câu 1 ( 0,5 đ) Câu 2 ( 0,5 đ) Câu 3 ( 0,5 đ) Câu 4 ( 0,5 đ) Câu 5 ( 0,5 đ) b c d b c Câu 6 : ( 0,5 đ) HS có thể nêu Bạn Mơ rất giỏi giang và dũng cảm ; Bạn Mơ học giỏi, chăm làm, và dũng cảm ; Bạn Mơ biết giúp đỡ cha mẹ nhiều việc , học giỏi và dũng cảm cứu em Hoan, Câu 7 : ( 0,5 đ) Bài văn phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ
  6. Câu 8 : ( 0,5 đ) Chính vì những việc làm và hành động của Mơ đã khiến người thân thay đổi quan niệm về con gái ( HS có thể trình bày theo suy nghĩ cá nhân, nếu GV thấy đúng thì vẫn cho điểm tuyệt đối) Câu 9 : b ( 0,5 đ) Câu 10: a ( 0,5 đ) Câu 11 : a ( em thay thế Mơ ) ( 0,5 đ) Câu 12 : ( 1 đ) Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng/ thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm CN VN CN VN giúp mẹ. Câu 13 : ( 1đ ) a) Có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. ( 0,5 đ) VD : Trên cành cây, chim chóc hót ríu rít. b) Có dấu phẩy ngăn cách hai vị ngữ. ( 0,5 đ) VD: Bộ lông của chú mèo bóng mượt, mềm mại như nhung. TRƯỜNG TH VÕ THỊ SÁU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II KHỐI V MÔN: TIẾNG VIỆT ( Viết ) Năm học: 2021 - 2022 I. MỤC TIÊU : - Nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh. ( tốc độ viết, nét chữ, cỡ chữ, trình bày, viết đúng chính tả) - Kiểm tra kĩ năng viết văn bản của học sinh ( việc dùng từ, diễn đạt câu, trình bày bài văn ) II. ĐỀ KIỂM TRA : A. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn văn trong bài : Công việc đầu tiên Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá còn
  7. bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên : “Cộng sản rải giấy nhiều quá !” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH B. Tập làm văn : 8 đ Đề bài : Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CHI TIẾT A. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu ( Khoảng 100 chữ/ 15 phút) ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp ; viết đúng chính tả. - Sai 2 lỗi trừ 0,25đ ; 3 lỗi trừ 0,5đ B. Tập làm văn : 8 đ 1. Mở bài : Giới thiệu được ngày mới bắt đầu (Trực tiếp hoặc gián tiếp) : 1 điểm 2. Thân bài : a. Nội dung : Tả được cảnh thiên nhiên và một số hoạt động của con người, con vật khi bắt đầu ngày mới : 1,5 điểm b. Kĩ năng : Có kĩ năng miêu tả tốt ( kĩ năng dùng từ, diễn đạt, sắp xếp ý, sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả) : 1,5 điểm c. Cảm xúc : Lồng được cảm xúc của bản thân trong khi miêu tả : 1 điểm 3. Kết bài : Nêu được nhận xét , cảm nghĩ của bản thân trước cảnh ngày mới nơi mình ở. . ( Có thể kết bài mở rộng hoặc không mở rộng ) : 1 điểm 4. Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng chính tả : 0,5 điểm 5. Biết dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, mạch lạc, rõ ý : 0,5 đ 6. Có sáng tạo trong miêu tả : 1 điểm