Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Khoa học Lớp 5 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Khoa học Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_lop_5_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Khoa học Lớp 5 (Có đáp án)
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Khoa học – Lớp 5 (Thời gian: 40 phút) Họ và tên: Lớp: Giáo viên chấm Nhận xét: . (Họ tên, chữ kí) Điểm: . . . A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 1. Để cung cấp vi-ta-min A cho cơ thể chúng ta cần ưu tiên cách nào dưới đây? a. Tiêm vi-ta -min A. b. Uống vi-ta-min A. c. Cả uống và tiêm vi-ta-min A. d. Ăn các loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min A. 2. Để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì, chúng ta không nên làm gì? a. Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo. b. Sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia, ma túy c. Ăn uống đủ chất. d. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao. 3. HIV không lây qua đường nào? a. Tiếp xúc thông thường. b. Đường máu. c. Đường tình dục. d. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con. 4. Để dùng thuốc an toàn, bạn nên chọn theo cách nào? a. Với những bệnh nhẹ, có thể tự mua thuốc theo kinh nghiệm của mọi người. b. Cần dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. c. Khi có dấu hiệu bị ho, nên dùng ngay kháng sinh để không bị nặng thêm. d. Khi sử dụng thuốc, nếu bị dị ứng thuốc thì vẫn tiếp tục dùng thuốc đó. 5. Tơ sợi tự nhiên khi đốt có đặc điểm gì? a. Không cháy. b. Vón cục. c. Không có mùi khét. d. Tạo thành tàn tro. 6. Đặc điểm chung cho cả nhôm và đồng là: a. Dẻo b. Dễ bị vỡ. c. Dẫn điện tốt. d. Có màu đỏ nâu. Câu 2: (2 điểm) Nối tên các sản phẩm và vật liệu làm ra chúng:
- Câu 3: (2 điểm) Điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai: 1. Uống càng nhiều thuốc bổ và vi- ta- min thì càng tốt. 2. Phụ nữ có thai cần phải lao động luôn tục để dễ sinh. 3. Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt vì cơ thể phát triển nhanh; có những biến đổi về suy nghĩ, tình cảm; cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển. 4. Trẻ em trai cũng có thể bị xâm hại. 5. Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét còn không truyền bệnh sốt xuất huyết và viêm não. 6. Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hóa. 7. Xi măng có màu xám xanh, tan trong nước. 8. Gạch ngói được làm bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Để phòng tránh các loại bệnh, em đã làm được những việc nào và chưa làm được việc nào? Nếu chưa em hãy đề ra biện pháp khắc phục. Câu 2: (1 điểm) Không chấp hành Luật Giao thông đường bộ có tác hại gì? Em cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- Câu 3: (1 điểm) Đá vôi dùng để làm gì? Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không? BIỂU ĐIỂM KHOA HỌC CUỐI HKI A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án d b a b d c Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2: (2 điểm) Nối: Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm. Nối sai vào Vải may hoặc Mắc áo trừ 0,25 đ/1 ý. Câu 3: (2 điểm) Điền Đ- S: Điền đúng mỗi ô trống cho 0,25 điểm S- S- Đ- Đ- S- Đ- S- Đ. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1điểm) Để phòng tránh các loại bệnh nói chung, em đã làm được những việc nào và chưa làm được việc nào? Nếu chưa em hãy đề ra biện pháp khắc phục. HS tự TL. GV dựa vào các ý cho điểm.
- Câu 2: (1điểm) Không chấp hành Luật Giao thông đường bộ có tác hại gì? Kể những việc em cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. (GV dựa vào các ý cho điểm). - Tác hại: (0,25 đ) + Gây ùn tắc, cản trở giao thông. + Có thể gây tai nạn cho mình và cho người khác. - Em cần làm: (0,75 đ) + Không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Không chơi đùa, tụ tập dưới lòng đường. + Đi đúng phần đường quy định.Không đi hàng hai, hàng ba. Đi theo hướng dẫn của đèn hiệu hoặc CSGT (nếu có). + Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm Câu 3: (1điểm) Đá vôi dùng để làm gì? Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không? - Tác dung: 0,5 đ: lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết, - Nhận biết: 0,5 đ. + Ta cọ xát hòn đá đó vào một vật cứng khác mà thấy bị mài mòn, có bột màu trắng. + Nếu nhỏ vài giọt giấm chua hoặc a-xít loãng lên thấy sủi bọt và có khí bay lên. => đó chính là hòn đá vôi.