Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học Khối 11 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học Khối 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_mon_hoa_hoc_khoi_11_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học Khối 11 (Có đáp án)
- Câu 1: Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là: A. HCl, O2, Cl2, FeCl3. B. H2SO4, Ba(OH)2, FeO, NaOH. C. HCl, HNO3, AlCl3, CaO. D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2. Câu 2: Muối được làm bột nở trong thực phẩm là A. (NH4)2CO3. B. Na2CO3. C. NH4HCO3. D. NH4Cl. Câu 3:Ở điều kiện thường, thực hiện thí nghiệm với khí X như sau: Nạp đầy khí X vào bình thủy tinh rồi đậy bình bằng nắp cao su. Dùng ống thủy tinh vuốt nhọn đầu nhúng vào nước, xuyên ống thủy tinh qua nắp cao su rồi lắp bình thủy tinh lên giá như hình vẽ: Cho phát biểu sau: (a) Khí X có thể là HCl hoặc NH3. (b) Thí nghiệm trên để chứng minh tính tan tốt của NH 3 trong nước. (c) Tia nước phun mạnh vào bình thủy tinh do áp suất trong bình cao hơn áp suất không khí. (d) Trong thí nghiệm trên, nếu thay thuốc thử phenolphtalein bằng quỳ tím thì nước trong bình sẽ có màu xanh. (e) So với điều kiện thường, khí X tan trong nước tốt hơn ở điều kiện 60 0C và 1 atm. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 4: Có 4 dung dịch trong 4 lọ mất nhãn: amoni sunfat, amoni clorua, natri sunfat, natri hiđroxit. Nếu chỉ được phép dùng một thuốc thử để nhận biết 4 chất lỏng trên ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. dung dịch AgNO3. B. dung dịch KOH. C. dung dịch BaCl2. D. dung dịch Ba(OH)2. Câu 5: Có 6 dung dịch đựng trong 6 lọ: NH4Cl; (NH4)2SO4; MgCl2; AlCl3; FeCl2 và FeCl3. Hóa chất để nhận biết 6 dung dịch trên là A. Na dư. B. dd NaOH dư. C. Ba dư. D. dd AgNO3. Câu 6: (Đề TSCĐ - 2007) Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
- A. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2. C. Cl2 và O2. D. HI và O3. 0 t, xt Câu 7: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k); ∆H < 0. Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất và giảm nhiệt độ. C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ. D. giảm áp suất và tăng nhiệt độ. Câu 8: (Đề TSCĐ - 2007) Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2. C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, Cl2, O2, CO2, H2. + Câu 9: (Đề TSĐH A - 2011) Khi so sánh NH3 với NH4 , phát biểu không đúng là: + A. Phân tử NH3 và ion NH4 đều chứa liên kết cộng hóa trị. + B. NH3 có tính bazơ, NH4 có tính axit. + C. Trong NH3 và NH4 , nitơ đều có số oxi hóa -3. + D. Trong NH3 và NH4 , nitơ đều có cộng hóa trị 3. Câu 10: (Đề TSĐH B - 2013) Một mẫu khí thải có chứa CO 2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 11: Chỉ dùng một kim loại nào sau đây có thể phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt: (NH4)2SO4, NH4Cl, FeSO4, AlCl3 A. Na. B. Ba. C. Mg. D. Fe. Câu 12: (Đề MH lần II - 2017) Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là A. HNO3. B. H2SO4. C. HCl. D. CuSO4. Câu 13: (Đề TSĐH A - 2007) Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 14: (Đề TN THPT - 2020) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch FeSO 4 và dung dịch Fe2(SO4)3 thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch chứa muối A. Fe(NO3)2 và NaNO3. B. Fe(NO3)3 và NaNO3. C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2. Câu 15: (Đề TSĐH A - 2009) Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
- A. 46x - 18y. B. 45x - 18y. C. 13x - 9y. D. 23x - 9y. Câu 16: (Đề MH lần I - 2017) Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO 3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H 2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là A. FeCl3, NaCl. B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl. C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. D. FeCl2, NaCl. Câu 17: (Đề TSCĐ - 2012) Cho Fe tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là A. SO2, O2 và Cl2. B. H2, NO2 và Cl2. C. H2, O2 và Cl2. D. Cl2, O2 và H2S. Câu 18: (Đề MH - 2018). Cho sơ đồ phản ứng sau: 0 0 NH O2 NO O2 NO H2O O2 HNO Cu, t Cu(NO ) t NO 3 xt, t0 2 3 3 2 2 Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nitơ đóng vai trò chất khử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 19: (Đề TSĐH B - 2012) Phát biểu nào sau đây là sai? A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch. B. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa. C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc. D. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu. Câu 20: (Đề TSĐH B - 2011) Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc). (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). (e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4. B. 6. C. 5. D. 2.
- 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C A D C C C C D A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B A C C A D C B D C