Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 11 - Bài số 2 - Chương 2: HNO₃ - Năm học 2022-2023

pdf 4 trang binhdn2 24/12/2022 2110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 11 - Bài số 2 - Chương 2: HNO₃ - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_1_tiet_mon_hoa_hoc_lop_11_bai_so_2_chuong_2_hno.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 11 - Bài số 2 - Chương 2: HNO₃ - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 – CHƯƠNG 2 (về HNO3 – muối Nitrat) Điểm Lời phê HÓA HỌC 11 Họ tên: . I. Trắc Nghiệm (0,4 x 20 = 8 điểm) Câu 1. Số oxi hóa của nitơ (N) trong HNO3 là: A. 0 B. +3 C. +4 D. +5 Câu 2. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do. A. HNO3 tan nhiều trong nước. B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường. C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh. D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2 Câu 3. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X +5 trong dung dịch HNO3 (dư) thoát ra 0,56 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N ). Giá trị của m là A. 2,62. B. 2,32. C. 2,22. D. 2,52. Câu 4. Dãy các kim loại nào sau đây bị thu động hóa trong HNO3 đặc nguội ? A. Fe, Al, Mg B. Fe, Al, Cr C. Al, Ag, Zn D. Cu, Cr, Pb Câu 5. Khi nhiệt phân, nhóm các muối nitrat cho sản phẩm kim loại, khí NO2, O2 là A. Cu(NO3)2 , Pb(NO3)2. B. Ca(NO3)2 , AgNO3. C. Zn(NO3)2, LiNO3. D. Hg(NO3)2 , AgNO3. Câu 6. Có các mệnh đề sau : (1) Hầu hết các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh. - (2) Ion NO3 có tính oxi hóa trong môi trường axit. (3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2 (4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt (5) Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 bằng cách NaNO3 (tinh thể) tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc. (6) Phản ứng giữa Fe2O3 và HNO3 đặc là phản ứng oxi hóa – khử. (7) HNO3 có tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh Số phát biểu sai là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 7. Có thể chứa HNO3 đặc nguội tại chỗ trong bình làm bằng vật liệu nào sau đây? A. Kẽm B. Nhôm C. Đồng D. Thiếc Trang 1 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  2. Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M hóa trị II vào dd HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2(sản phẩm khử duy nhất). M là kim loại nào dưới đây? A. Zn. B. Fe C. Cu D. Mg Câu 9. Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 là: A. BaCl2 B. AgCl C. NaOH D. Ba(OH)2 Câu 10. Cho 38,4 g Cu tan trong 2,4 lít dd HNO3 0,5M thu được V lít NO (đktc, sản phẩm duy nhất). Giá trị của V là: A. 4,48 B. 6,72 C. 8,96 D. 5,6 +XXX + + Câu 11. Cho dãy phản ứng sau: NH⎯⎯⎯→o ⎯⎯→ Y NO⎯⎯⎯→ Z . X, Y, Z lần lượt là: 32t; Pt +HO2 A. O2; NO2; NH4NO3 B. O2; NO; HNO3 C. O2; NO; HNO2 D. H2; NO; HNO3 Câu 12. Axit nitric đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây? A. 2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O B. 6HNO3 + Al2O3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O C. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O D. 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O Câu 13. Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo thành khi cho HNO3 tác dụng với kim loại? A. NO B. NO2 C. N2O5 D. NH4NO3 Câu 14. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau là : A. 14 B. 24 C. 38 D. 10 Câu 15. Nung nóng m gam Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội rồi cân lên thấy khối lượng giảm 0,54g. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là: A. 0,5g B. 0,49g C. 0,94g D. 9,4g Câu 16. Cho hỗn hợp gồm 0,14 mol Mg và 0,01 mol MgO phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong X là: A. 23 B. 24,5 C. 22,2 D. 20,8 Câu 17. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn gồm: A. Cu; Ag2O; FeO B. CuO; Ag, FeO C. CuO; Ag2O; Fe2O3 D. CuO; Ag; Fe2O3 Câu 18. Kim loại nào sau đây không tan trong HNO3 loãng: A. Fe B. Cu C. Ag D. Au Câu 19. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác, nhờ phản ứng với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng vì : A. muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ C. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai D. thoát ra chất khí không màu, không mùi Trang 2 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  3. Câu 20. Diêm tiêu chứa: A. NaNO3 B.KCl C. Al(NO3)3 D.CaSO4 II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 21. (1,5 điểm) Xác định A, B, C, D, E, X trong các phản ứng sau. Viết lại và cân bằng phương trình (6) 3000o C (1) A + B C (hãa n©u ngoµi kh«ng khÝ) t o (2) KMnO 4242 KMnO⎯⎯→ + MnO + B (3) C + B ⎯⎯→D ( khÝ n©u ®á ) (4) B + D + HO E→ 2 (5) Al + E (X lo·ng + )2A⎯⎯→ + HO t o (6) X ⎯⎯→AlO + D +23 B Câu 22. Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch axit HNO3 a(M) vừa đủ thu được 8,96 lít khí NO duy nhất (đktc) a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? (1 điểm) b. Tính a? (0,5 điểm) BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Trang 3 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát
  4. Trang 4 Biên soạn: Nguyễn Thuận Phát