Đề cương ôn thi môn Sinh học Lớp 12 (Sách Cánh diều) - Lê Đức Tài

docx 14 trang Đào Yến 11/05/2024 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Sinh học Lớp 12 (Sách Cánh diều) - Lê Đức Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_sinh_hoc_lop_12_sach_canh_dieu_le_duc_ta.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Sinh học Lớp 12 (Sách Cánh diều) - Lê Đức Tài

  1. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt Câu 1: Kết quả thí nghiệm về phép lai hai tính trạng được Menđen giải thích là do A. Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, các alen trội là trội hoàn toàn so với các alen lặn. B. Các cặp alen quy định các cặp tính trạng phân li độc lập trong quá trình giảm phân tạo giao tử. C. Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. D. Tỉ lệ phân li mỗi tính trạng luôn xấp xỉ 3 trội : 1 lặn nên tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F 2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó. Câu 2: Điều kiện quan trọng nhất cho quy luật phân li độc lập là A. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng tồn tại trên các cặp NST tương đồng khác nhau. C. Các giao tử có khả năng thụ tinh ngang nhau, các hợp tử có sức sống ngang nhau. D. Các alen trội phải trội hoàn toàn so với các alen lặn. Câu 3: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là A. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng. B. Các cặp alen quy định các cặp tính trạng phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân tạo giao tử. C. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST kép trong giảm phân dẫn đến phân li và tổ hợp các cặp gen. D. Mỗi cặp alen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Câu 4: Khi nào thì các cặp alen phân li độc lập, tổ hợp tự do? A. Khi các cặp alen cùng tồn tại trên một cặp NST tương đồng và sự phân li của NST diễn ra bình thường. B. Khi các cặp alen cùng tồn tại trên một cặp NST tương đồng và có sự trao đổi đoạn tương ứng của hai crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng. C. Khi các cặp alen tồn tại trên các cặp NST tương đồng khác nhau và sự phân li của NST diễn ra bình thường. D. Khi mỗi cặp alen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn so với các alen lặn tương ứng. Câu 5: Quy luật phân li độc lập không có ý nghĩa A. Có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. B. Là cơ sở giải thích tính đa dạng ở những loài sinh sản hữu tính. C. Đảm bảo cho các nhóm tính trạng luôn di truyền cùng nhau. D. Sự phân li độc lập của các cặp alen đã tạo nên các loại giao tử với các tổ hợp gen khác nhau. Câu 6: Theo Menđen, bản chất của quy luật phân li độc lập là A. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau. B. Có sự phân li độc lập của các cặp alen. C. Có sự tổ hợp tự do ngẫu nhiên của các alen trong giảm phân. D. Cặp nhân tố di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân. Câu 7: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội hoàn toàn so với tính lặn, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ phân li kiểu gen của F2 là A. (3 : 1)n. B. 9 : 3 : 3 : 1. C. (1 : 2 : 1)n. D. (1 : 1)n. Câu 8: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội hoàn toàn so với tính lặn, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ phân li kiểu hình của F2 là A. (3 : 1)n. B. 9 : 3 : 3 : 1. C. (1 : 2 : 1)n. D. (1 : 1)n. Câu 9: Theo quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Ở F 2 số kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen là A. n kiểu gen. B. 2n kiểu gen. C. 2n kiểu gen. D. 3n kiểu gen. Câu 10: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì A. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. B. Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn. C. F2 có 4 kiểu hình khác nhau. D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp. Câu 11: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về A. Sự phân li độc lập của các tính trạng. B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh. D. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân. 1
  2. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt Câu 12: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. B. Di truyền hoán vị gen. C. Di truyền liên kết gen hoàn toàn. D. Các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. Câu 13: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân li độc lập? A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng. C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh. Câu 14: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào? A. 2n. B. 3n. C. 4n. D. 5n. Câu 15: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn, thì số lượng các loại kiểu hình được xác định theo công thức nào? A. 2n. B. 3n. C. 4n. D. 5n. Câu 16: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen được xác định theo công thức nào? A. 2n. B. 3n. C. 4n. D. 5n. Câu 17: Trong trường hợp với n cặp gen dị hợp phân li độc lập, các alen trội không hoàn toàn so với alen lặn thì số lượng các loại kiểu hình được xác định theo công thức nào? A. 2n. B. 3n. C. 4n. D. 5n. Câu 18: Cho P thuần chủng khác nhau về n cặp tính trạng tương phản do n cặp gen nằm trên các cặp NST thường quy định, phân li độc lập thì công thức nào sau đây không chính xác? n n A. Số loại giao tử của F1 là 2 . B. Số kiểu tổ hợp giao tử của F2 là 4 . n n C. Tỉ lệ phân li kiểu gen của F2 là (1 : 2 : 1) . D. Tỉ lệ phân li kiểu hình của F2 là (3 : 1) . Câu 19: Kiểu gen AaBbDd giảm phân. Số loại giao tử được tạo ra là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 20: Kiểu gen AABbDd giảm phân. Số loại giao tử được tạo ra là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 21: Kiểu gen AABbdd giảm phân. Số loại giao tử được tạo ra là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 22: Kiểu gen AaBbDd giảm phân. Tỉ lệ giao tử aBD được tạo ra là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 23: Kiểu gen aaBbDd giảm phân. Tỉ lệ giao tử aBD được tạo ra là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 24: Kiểu gen aaBbDD giảm phân. Tỉ lệ giao tử aBD được tạo ra là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 25: Kiểu gen AaBbDdXY giảm phân. Số loại giao tử được tạo ra là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16 Câu 26: Kiểu gen AABbDdXY giảm phân. Số loại giao tử được tạo ra là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16 Câu 27: Kiểu gen AAbbDdXY giảm phân. Số loại giao tử được tạo ra là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16 Câu 28: Kiểu gen AAbbDDXY giảm phân. Số loại giao tử được tạo ra là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16 Câu 29: Kiểu gen AABbDdXY giảm phân. Tỉ lệ loại giao tử aBDY được tạo ra là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 0. Câu 30: Kiểu gen AaBbDdXY giảm phân. Tỉ lệ loại giao tử ABDY được tạo ra là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 31: Kiểu gen AABbDdXY giảm phân. Tỉ lệ loại giao tử ABDY được tạo ra là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 32: Kiểu gen AAbbDdXY giảm phân. Tỉ lệ loại giao tử AbDY được tạo ra là 2
  3. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 33: Kiểu gen AABBDDXY giảm phân. Tỉ lệ loại giao tử ABDY được tạo ra là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 34: Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là A. 4. B. 16. C. 8. D. 32. Câu 35: Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường, loại giao tử ABDef chiếm A. 1/8. B. 1/16. C. 1/4. D. 1/32. Câu 36: Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường, loại giao tử mang 2 alen trội chiếm A. 1/8. B. 3/8. C. 1/4. D. 3/20. Câu 37: Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường, loại giao tử mang 3 alen trội chiếm A. 1/8. B. 1/16. C. 1/4. D. 1/32. Câu 38: Cơ thể mang kiểu gen AaaBbDdeeFf khi giảm phân, số lượng các loại giao tử được tạo ra là A. 8. B. 16. C. 32. D. 64. Câu 39: Cơ thể mang kiểu gen AaaBbDdeeFf khi giảm phân, tỉ lệ loại giao tử aBDef được tạo ra là A. 1/8. B. 1/16. C. 1/32. D. 1/24. Câu 40: Cơ thể mang kiểu gen AaaBbDdeeFf khi giảm phân, tỉ lệ loại giao tử ABDef được tạo ra là A. 1/48. B. 1/16. C. 1/32. D. 1/24. Câu 41: Cơ thể mang kiểu gen AAaaBbDdeeFf khi giảm phân, tỉ lệ loại giao tử AaBDef được tạo ra là A. 1/12. B. 1/16. C. 1/32. D. 1/24. Câu 42: Cơ thể mang kiểu gen AAaaBbDdeeFf khi giảm phân, tỉ lệ loại giao tử AABDef được tạo ra là A. 1/12. B. 1/48. C. 1/32. D. 1/24. Câu 43: Cơ thể mang kiểu gen AaaBbDdeeFf khi giảm phân, loại giao tử mang các alen lặn chiếm A. 1/48. B. 1/16. C. 1/32. D. 1/8. Câu 44: Cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào cặp Bb không phân li trong giảm phân I, phân bào II giảm phân bình thường. Tỉ lệ loại giao tử Abd chiếm A. 0,05%. B. 2,5%. C. 10%. D. 4,5%. Câu 45: Cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào cặp Bb không phân li trong giảm phân I, phân bào II giảm phân bình thường. Tỉ lệ loại giao tử ABbd chiếm A. 0,05%. B. 2,5%. C. 10%. D. 4,5%. Câu 46: Cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào cặp Bb không phân li trong giảm phân I, phân bào II giảm phân bình thường. Tỉ lệ loại giao tử Ad chiếm A. 0,05%. B. 2,5%. C. 10%. D. 4,5%. Câu 47: Cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào cặp Bb không phân li trong giảm phân I, phân bào II giảm phân bình thường. Tỉ lệ loại giao tử Abd chiếm A. 0,05%. B. 7,5%. C. 10%. D. 4,5%. Câu 48: Cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào cặp Bb không phân li trong giảm phân I, phân bào II giảm phân bình thường. Tỉ lệ loại giao tử ABbd chiếm A. 0,05%. B. 7,5%. C. 10%. D. 4,5%. Câu 49: Cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào cặp Bb không phân li trong giảm phân I, phân bào II giảm phân bình thường. Tỉ lệ loại giao tử Ad chiếm A. 0,05%. B. 7,5%. C. 10%. D. 4,5%. Câu 50: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Abd là A. 5. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 51: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABd là A. 5. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 52: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABBd là A. 5. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 53: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Ad là A. 5. B. 50. C. 40. D. 60. 3
  4. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt Câu 54: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 30% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Abd là A. 5. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 55: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 30% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABd là A. 35. B. 25. C. 40. D. 30. Câu 56: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 30% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABBd là A. 15. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 57: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 30% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Ad là A. 15. B. 25. C. 40. D. 30. Câu 58: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Abd là A. 15. B. 50. C. 40. D. 20. Câu 59: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABd là A. 30. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 60: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABBd là A. 10. B. 50. C. 40. D. 30. Câu 61: Có 100 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Ad là A. 10. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 62: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Abd là A. 10. B. 100. C. 80. D. 100. Câu 63: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABd là A. 10. B. 100. C. 80. D. 60. Câu 64: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABBd là A. 10. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 65: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 20% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Ad là A. 10. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 66: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 30% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Abd là A. 50. B. 100. C. 40. D. 60. Câu 67: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 30% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABd là A. 70. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 68: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 30% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABBd là A. 15. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 69: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 30% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Ad là A. 15. B. 50. C. 40. D. 30. Câu 70: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Abd là A. 30. B. 100. C. 40. D. 20. Câu 71: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABd là 4
  5. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt A. 70. B. 50. C. 80. D. 60. Câu 72: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử ABBd là A. 20. B. 50. C. 40. D. 30. Câu 73: Có 200 tế bào với kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân, trong đó có 40% số tế bào BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Số lượng loại giao tử Ad là A. 20. B. 50. C. 40. D. 60. Câu 74: Cơ thể có kiểu gen AaBbDd, tại vùng chín có 2 tế bào sinh tinh giảm phân. Số lượng loại giao tử tối đa được tạo ra là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 75: Cơ thể có kiểu gen AaBbDd, tại vùng chín có 1 tế bào sinh tinh giảm phân. Số lượng loại giao tử tối đa và tối thiểu được tạo ra là A. 2 và 1. B. 4 và 2. C. 6 và 2. D. 8 và 2. Câu 76: Loài có 2n = 10, trên mỗi cặp NST xét một cặp gen. Một cơ thể sau quá trình giảm phân tạo tinh trùng thấy tạo ra 8 loại giao tử khác nhau. Có các nhận định về quá trình giảm phân của loài nói trên như sau: (1) Có 3 cặp NST mang ba cặp gen dị hợp. (2) Có 4 tế bào thực hiện giảm phân. (3) Loài này tối đa tạo ra 32 loại giao tử khác nhau. (4) Trong quá trình giảm phân có 2 cặp NST không phân li trong phân bào I. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 77: Cho phép lai P: AABbDd x AaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 4. B. 6. C. 12. D. 16. Câu 78: Cho phép lai P: AABbDD x AaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 4. B. 6. C. 12. D. 16. Câu 79: Cho phép lai P: AABbDD x AaBBdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 4. B. 6. C. 12. D. 16. Câu 80: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 18. B. 27. C. 12. D. 16. Câu 81: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 18. B. 27. C. 12. D. 16. Câu 82: Cho phép lai P: AaBbDd x aaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 18. B. 27. C. 12. D. 16. Câu 83: Cho phép lai P: AABbDd x AaBbdd. Tỉ lệ loại kiểu gen AABbDd của F là A. 0,5. B. 0,25. C. 0,125. D. 0,0625. Câu 84: Cho phép lai P: AABbDd x AaBbdd. Tỉ lệ loại kiểu gen AaBbDd của F là A. 0,5. B. 0,25. C. 0,125. D. 0,0625. Câu 85: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd. Tỉ lệ loại kiểu gen AaBbDd của F là A. 0,5. B. 0,25. C. 0,125. D. 0,0625. Câu 86: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd. Tỉ lệ loại kiểu gen AABbDd của F là A. 0,5. B. 0,25. C. 0,125. D. 0,0625. Câu 87: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd. Tỉ lệ loại kiểu gen aaBbDd của F là A. 0,5. B. 0,25. C. 0,125. D. 0,0625. Câu 88: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd. Tỉ lệ loại kiểu gen AABBDd của F là A. 0,03125. B. 0,4125. C. 0,125. D. 0,0625. Câu 89: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Tỉ lệ loại kiểu gen AAbbDD của F là A. 0,015625. B. 0,024625. C. 0,0125. D. 0,0625. Câu 90: Cho phép lai P: AAaBbDd x AAaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 54. B. 60. C. 32. D. 36. Câu 91: Cho phép lai P: AAaBbDd x AaaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 54. B. 60. C. 32. D. 36. Câu 92: Cho phép lai P: AaaBbDd x AaaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 54. B. 60. C. 32. D. 36. Câu 93: Cho phép lai P: AAaaBbDd x AaaaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là 5
  6. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt A. 30. B. 24. C. 32. D. 36. Câu 94: Cho phép lai P: AAaaBbDd x AAaaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 30. B. 24. C. 32. D. 48. Câu 95: Cho phép lai P: AAaaBbDd x AaaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 30. B. 24. C. 32. D. 48. Câu 96: Cho phép lai P: AAaBbDd x AAaBbDd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 54. B. 60. C. 81. D. 36. Câu 97: Cho phép lai P: AAaBbDd x AaaBbDd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 54. B. 60. C. 90. D. 36. Câu 98: Cho phép lai P: AaaBbDd x AaaBbDd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 54. B. 66. C. 81. D. 36. Câu 99: Cho phép lai P: AAaaBbDd x AaaaBbDd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 30. B. 24. C. 32. D. 36. Câu 100: Cho phép lai P: AAaaBbDd x AAaaBbDd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 30. B. 24. C. 32. D. 45. Câu 101: Cho phép lai P: AAaaBbDd x AaaBbDd. Số lượng các loại kiểu gen của F là A. 30. B. 24. C. 72. D. 48. Câu 102: Cho phép lai P: AABbDd x AaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen của F là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 103: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen của F là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 104: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Số lượng các loại kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen của F là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 105: Cho phép lai P: AABbDd x AaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen dị hợp tất cả các cặp gen của F là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 106: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd. Số lượng các loại kiểu gen dị hợp tất cả các cặp gen của F là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 107: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Số lượng các loại kiểu gen dị hợp tất cả các cặp gen của F là A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 108: Cho phép lai P: AABbDd x AaBbdd. Tỉ lệ loại kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen của F là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 109: Cho phép lai P: AABbDd x AaBbdd. Tỉ lệ loại kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen của F là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 110: Cho phép lai P: AABbDd x AaBbdd. Tỉ lệ loại kiểu gen dị hợp về một cặp gen của F là A. 1/8. B. 1/4. C. 3/4. D. 3/8. Câu 111: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Tỉ lệ loại kiểu gen dị hợp về hai cặp gen của F là A. 1/8. B. 1/4. C. 3/4. D. 3/8. Câu 112: AaBb x aaBb. Tỉ lệ phân li kiểu gen của thế hệ lai là A. 1AABb : 1AAbb : 2AaBb : 2Aabb : 1aaBb : 1aabb. B. 1AaBB : 1aaBB : 2AaBb : 2aaBb : 1Aabb : 1aabb. C. 1AaBb : 1aaBb : 1Aabb : 1aabb : 2AAbb : 2aaBB. D. 1AaBb : 2aaBb : 2Aabb : 1aabb : 1AAbb : 1aaBB. Câu 113: Một loài có 2n = 6, Sau quá trình giao phối của cặp bố mẹ thấy xuất hiện 3 loại kiểu gen khác nhau. Có bao nhiêu phép lai thỏa mãn kết quả trên? (1) AABbDD x AaBBDd (2) AABbDD x AABbDD (3) AabbDD x AaBBdd (4) AAbbDd x AABBDd (5) AABbDD x AABBDd (6) AABBDD x aaBBDd A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 114: Một loài có 2n = 6. sau quá trình giao phối của cặp bố mẹ thấy xuất hiện 6 loại kiểu gen khác nhau. Có bao nhiêu phép lai thỏa mãn kết quả trên? (1) AABbDD x AaBbDD (2) AABbDD x AABbDD (3) AabbDD x AaBBdd 6
  7. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt (4) AAbbDd x AABBDd (5) AABbDD x AABBDd (6) AABBDD x aaBBDd A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 115: Một loài có 2n = 4. Sau quá trình giao phối của cặp bố mẹ thấy xuất hiện 6 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1AABB : 2AaBB : 1aaBB : 1AABb : 2AaBb : 1aaBb. Phép lai của cặp bố, mẹ trên là A. AaBb x AABb. B. AaBB x AaBb. C. Aabb x AaBb. D. AaBB x aaBb. Câu 116: Một loài có 2n = 6, sau quá trình giao phối của cặp bố mẹ thấy xuất hiện 6 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1AABBDd : 2AaBBDd : 1aaBBDd : 1AABbDd : 2AaBbDd : 1aaBbDd. Phép lai của cặp bố mẹ trên là A. AaBbDD x AABbDd. B. AaBBdd x AaBbDD. C. AabbDD x AaBbdd. D. AaBBDD x aaBbDd. Câu 117: Xét phép lai P: AaBb x AaBb. Kiểu gen nào sau đây chiếm tỉ lệ thấp nhất ở F1? A. AABb. B. AaBb. C. AaBB. D. AAbb. Câu 118: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Đời con của phép lai nào sau đây mà mỗi kiểu hình luôn do 2 loại kiểu gen quy định? A. AABbDd x AaBBDD. B. AabbDd x AABbdd. C. AaBbDd x AaBbdd. D. AaBBDd x aaBbDD. Câu 119: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbdd, loại cá thể chỉ có 2 alen trội chiếm tỉ lệ A. 293/625. B. 17/80. C. 3/8. D. 5/16. Câu 120: Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe, loại cá thể có ít nhất một alen trội chiếm tỉ lệ A. 1/256. B. 255/256. C. 63/64. D. 7/64. Câu 121: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe, loại cá thể có ít nhất 2 alen trội chiếm tỉ lệ A. 9/256. B. 255/256. C. 63/64. D. 247/256. Câu 122: Cây AaBbDd tự thụ phấn, tạo ra F1 có tỉ lệ mang ít nhất 2 alen trội là A. 27/64. B. 63/64. C. 48/64. D. 57/64. Câu 123: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x AaBb cho số lượng loại kiểu hình của thế hệ lai là A. 1. B. 2. C. 4. D. 6. Câu 124: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x AaBb cho tỉ lệ phân li các loại kiểu hình của thế hệ lai là A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 2 : 2 : 1 : 1. Câu 125: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x aaBb cho tỉ lệ phân li các loại kiểu hình của thế hệ lai là A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 2 : 2 : 1 : 1. Câu 126: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x aabb cho tỉ lệ phân li các loại kiểu hình của thế hệ lai là A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 2 : 2 : 1 : 1. Câu 127: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x AaBB cho số lượng loại kiểu hình của thế hệ lai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 128: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x AaBb cho số lượng loại kiểu hình của thế hệ lai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 129: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AABb x AaBB cho số lượng loại kiểu hình của thế hệ lai là 7
  8. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 130: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x AaBB cho tỉ lệ phân li các loại kiểu hình của thế hệ lai là A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 1 : 1. C. 3 : 1. D. 3 : 3 : 1 : 1. Câu 131: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x AaBb cho số lượng loại kiểu hình khác bố và mẹ của thế hệ lai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 132: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x AaBB cho số lượng loại kiểu hình khác bố và mẹ của thế hệ lai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 133: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x Aabb cho số lượng loại kiểu hình khác bố và mẹ của thế hệ lai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 134: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb x aabb cho số lượng loại kiểu hình khác bố và mẹ của thế hệ lai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 135: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Kết quả phép lai thấy xuất hiện cây quả đỏ, dài chiếm 37,5%. Sơ đồ của phép lai trên là A. AaBb x aabb. B. AaBb x Aabb. C. Aabb x aaBb. D. aaBb x Aabb. Câu 136: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Kết quả phép lai thấy xuất hiện cây quả đỏ, dài chiếm 25%. Sơ đồ của phép lai trên là A. AaBb x aaBb. B. AaBb x Aabb. C. Aabb x aaBb. D. aabb x Aabb. Câu 137: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Kiểu gen của P như thế nào để thế hệ F gồm 75% cây quả đỏ, tròn : 25% cây quả đỏ, dài. A. AaBb x aabb. B. AABb x AaBb. C. AaBb x AaBb. D. aaBb x AaBb. Câu 138: Cho biết alen A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Kiểu gen của P như thế nào để thế hệ F gồm 75% cây quả đỏ, tròn : 25% cây quả vàng, tròn. A. AaBb x aabb. B. AaBB x AaBb. C. AaBb x AaBb. D. aaBb x AaBb. Câu 139: Nếu mỗi gen quy định một tính trạng; trong đó có một tính trạng di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn thì kết quả tỉ lệ kiểu hình ở con lai tạo ra từ phép lai P: AaBb x AaBb là A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1. Câu 140: Nếu mỗi gen quy định một tính trạng; trong đó có hai tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn thì kết quả tỉ lệ kiểu hình ở con lai tạo ra từ phép lai P: AaBb x AaBb là A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1. Câu 141: Nếu mỗi gen quy định một tính trạng; trong đó có hai tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn thì kết quả tỉ lệ kiểu hình ở con lai tạo ra từ phép lai P: AaBb x aaBb là A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1. Câu 142: Nếu mỗi gen quy định một tính trạng; trong đó có hai tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn thì kết quả tỉ lệ kiểu hình ở con lai tạo ra từ phép lai P: AaBb x aabb là A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1. Câu 143: Ở một loài thực vật, alen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Hai cặp alen tồn tại trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Phép lai nào cho tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây thân cao, quả vàng : 3 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả vàng? 8
  9. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt A. AaBb x aaBb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x Aabb. D. AaBb x aabb. Câu 144: Ở một loài thực vật, alen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Hai cặp alen tồn tại trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Phép lai nào cho tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây thân cao, quả đỏ : 3 cây thân thấp, quả đỏ : 1 cây thân cao, quả vàng : 1 cây thân thấp, quả vàng? A. AaBb x aaBb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x Aabb. D. AaBb x aabb. Câu 145: Phép lai nào không làm xuất hiện tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1? A. AaBb x aabb. B. AaBb x Aabb. C. Aabb x aaBb. D. aaBb x Aabb. Câu 146: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về kết quả phép lai P: AaBb x Aabb? A. Có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 : 3 : 1 : 1. B. Tỉ lệ kiểu gen là triển khai của biểu thức (1 : 2 : 1)n. C. Có 9 loại kiểu gen. D. Có 8 tổ hợp giao tử. Câu 147: Trong các phép lai sau phép lai nào tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất? A. AaBBDD x AABbDd. B. AABbdd x AabbDD. C. AaBbDd x AaBbDd. D. AaBbDd x aabbdd. Câu 148: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Trong số các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu gen bằng tỉ lệ phân li kiểu hình? (1) AaBb x aabb (2) AABB x AaBb (3) Aabb x aaBb (4) AaBb x Aabb (5) AAbb x aaBB (6) AaBb x AaBb A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 149: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 6 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình? A. AaBbdd x AabbDD. B. AabbDd x AABbDd. C. AaBbDd x AaBbdd. D. AaBBDd x aaBbDD. Câu 150: Khi lai hai cơ thể thuần chủng (P), khác biệt nhau về 4 cặp gen, các gen tồn tại trên các cặp NST thường khác nhau. Kết luận nào sau đây chưa thuyết phục? A. F2 sẽ có 81 kiểu gen và 16 kiểu hình. B. Mỗi cơ thể F1 giảm phân cho 16 loại giao tử. 4 C. F2 sẽ có 16 dòng thuần chủng. D. Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu gen là (1 : 2 : 1) . Câu 151: Cho phép lai (P): AaBbDd x AaBbDd. Phát biểu nào sau đây không chính xác về thế hệ con lai? A. Kiểu gen AabbDd chiếm 1/16. B. Kiểu gen A-B-dd chiếm 9/16. C. Có thể có 27 kiểu gen và 27 loại kiểu hình. D. Kiểu gen AABBDd luôn chiếm tỉ lệ nhỏ hơn kiểu gen AaBbDD. Câu 152: Cho phép lai (P): AaBbDd x AaBbDd. Phát biểu nào sau đây không chính xác về thế hệ con lai? A. Kiểu gen AabbDd chiếm 1/64. B. Kiểu gen A-B-dd chiếm 9/64. C. Có thể có 27 kiểu gen và 27 loại kiểu hình. D. Kiểu gen AABBDd luôn chiếm tỉ lệ nhỏ hơn kiểu gen AaBbDD. Câu 153: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Ở đời con của phép lai AABbddEe x AaBbDdee, loai kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là A. 3/4. B. 1/2. C. 7/16. D. 3/8. Câu 154: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Ở đời con của phép lai AABbddEe x AaBbDdee, loai kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là A. 3/4. B. 1/2. C. 7/16. D. 3/8. Câu 155: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AabbDd x AabbDD, loại kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là A. 100%. B. 75%. C. 25%. D. 18,75%. Câu 156: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AabbDd x AabbDD, loại kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là A. 100%. B. 75%. C. 25%. D. 18,75%. Câu 157: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AabbDd x AabbDD, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là A. 100%. B. 75%. C. 25%. D. 18,75%. 9
  10. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt Câu 158: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AabbDd x AabbDD, loại kiểu hình có 2 tính trạng lặn và 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là A. 100%. B. 75%. C. 25%. D. 18,75%. Câu 159: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBbDdEE x AabbddEe, loại cá thể có ít nhất 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là A. 1/2. B. 13/16. C. 3/8. D. 3/16. Câu 160: Cho phép lai AaBbDdEe x AaBbddEe, biết mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Nhận định nào sau đây về thế hệ con lai là chính xác nhất? A. Số cá thể thuần chủng chiếm 1/16. B. Kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm 103/250. C. Loại cá thể mang ít nhất 1 alen trội chiếm tỉ lệ 1/125. D. Loại cá thể mang 3 cặp gen dị hợp chiếm 1/8. Câu 161: Ở một loài côn trùng gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và di truyền trội lặn hoàn toàn, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt; alen D quy định lông ngắn, alen d quy định lông dài. Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do. Tỉ lệ kiểu hình A-B-D- được tạo ra từ phép lai: AaBbDd x AaBbDD là A. 18,75%. B. 6,25%. C. 37,5%. D. 56,25%. Câu 162: Ở một loài côn trùng gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và di truyền trội lặn hoàn toàn, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt; alen D quy định lông ngắn, alen d quy định lông dài. Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do. Tỉ lệ kiểu hình A-b-D- được tạo ra từ phép lai: AaBbDd x AaBbDD là A. 18,75%. B. 6,25%. C. 37,5%. D. 56,25%. Câu 163: Ở một loài côn trùng gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và di truyền trội lặn hoàn toàn, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt; alen D quy định lông ngắn, alen d quy định lông dài. Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do. Tỉ lệ kiểu hình a- B-D- được tạo ra từ phép lai: AaBbDd x AaBbDD là A. 18,75%. B. 6,25%. C. 37,5%. D. 56,25%. Câu 164: Ở một loài côn trùng gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và di truyền trội lặn hoàn toàn, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt; alen D quy định lông ngắn, alen d quy định lông dài. Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do. Tỉ lệ kiểu hình a- b-D- được tạo ra từ phép lai: AaBbDd x AaBbDD là A. 18,75%. B. 6,25%. C. 37,5%. D. 56,25%. Câu 165: Mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDdEe x AabbDdEE theo lí thuyết có bao nhiêu nhận định đúng về con lai F1 trong số những nhận định sau: (1) Số dòng thuần và tỉ lệ mỗi dòng thuần lần lượt là 8 và 1/16. (2) Số kiểu gen và số kiểu hình lần lượt là 36 và 8. (3) Kiểu hình trội về 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm 15/32. (4) Loại cá thể mang ít nhất 1 tính trạng trội chiếm 31/32. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 166: Mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDdEe x AabbDdEE theo lí thuyết có bao nhiêu nhận định đúng về con lai F1 trong số những nhận định sau: (1) Số dòng thuần và tỉ lệ mỗi dòng thuần lần lượt là 4 và 1/64. (2) Số kiểu gen và số kiểu hình lần lượt là 36 và 8. (3) Kiểu hình trội về 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm 15/32. (4) Loại cá thể mang ít nhất 1 tính trạng trội chiếm 31/32. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 167: Mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDdEe x AabbDdEE theo lí thuyết có bao nhiêu nhận định không đúng về con lai F1 trong số những nhận định sau: (1) Số dòng thuần và tỉ lệ mỗi dòng thuần lần lượt là 4 và 1/64. (2) Số kiểu gen và số kiểu hình lần lượt là 36 và 8. (3) Kiểu hình trội về 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm 15/32. (4) Loại cá thể mang ít nhất 1 tính trạng trội chiếm 31/32. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 10
  11. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt Câu 168: Mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDdEe x AabbDdEE theo lí thuyết có bao nhiêu nhận định đúng về con lai F1 trong số những nhận định sau: (1) Số dòng thuần và tỉ lệ mỗi dòng thuần lần lượt là 4 và 1/64. (2) Số kiểu gen và số kiểu hình lần lượt là 36 và 8. (3) Kiểu hình trội về 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm 15/32. (4) Loại cá thể mang ít nhất 1 tính trạng trội chiếm 100%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 169: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn, alen b quy định hạt nhăn. Sau phép lai, ở đời con thấy xuất hiện cây có hạt xanh, nhăn chiếm 6,25%. Phép lai được xác định là A. AaBb x aabb. B. AaBb x Aabb. C. AaBb x AaBb. D. Aabb x aaBb. Câu 170: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn, alen b quy định hạt nhăn. Sau phép lai, ở đời con thấy xuất hiện cây có hạt xanh, nhăn chiếm 25%. Phép lai được xác định là A. AaBb x aabb. B. AaBb x Aabb. C. AaBb x AaBb. D. Aabb x Aabb. Câu 171: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn, alen b quy định hạt nhăn. Sau phép lai, ở đời con thấy xuất hiện cây có hạt xanh, nhăn chiếm 25%. Phép lai được xác định là A. AaBb x aaBb. B. AaBb x Aabb. C. AaBb x AaBb. D. Aabb x aaBb. Câu 172: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn, alen b quy định hạt nhăn. Sau phép lai, ở đời con thấy xuất hiện cây có hạt xanh, nhăn chiếm 25%. Phép lai được xác định là A. AaBb x aaBb. B. aaBb x Aabb. C. AaBb x AaBb. D. aabb x aaBb. Câu 173: Cho cơ thể có kiểu gen AaBbDdee giao phối với cơ thể có kiểu gen AaBBDdEe. Số kiểu gen, kiểu hình được tạo ra là A. 36 kiểu gen và 8 kiểu hình. B. 36 kiểu gen và 10 kiểu hình. C. 18 kiểu gen và 8 kiểu hình. D. 18 kiểu gen và 10 kiểu hình. Câu 174: Cho cơ thể có kiểu gen AaBBb giao phối với cơ thể có kiểu gen AaBb. Số loại kiểu gen, kiểu hình được tạo ra là A. 12 kiểu gen và 4 kiểu hình. B. 32 kiểu gen và 6 kiểu hình. C. 18 kiểu gen và 4 kiểu hình. D. 12 kiểu gen và 6 kiểu hình. Câu 175: Cho cơ thể có kiểu gen AaBBb giao phối với cơ thể có kiểu gen AaBB. Số loại kiểu gen, kiểu hình được tạo ra là A. 12 kiểu gen và 4 kiểu hình. B. 32 kiểu gen và 6 kiểu hình. C. 18 kiểu gen và 4 kiểu hình. D. 12 kiểu gen và 6 kiểu hình. Câu 176: Cho cơ thể có kiểu gen AaBBb giao phối với cơ thể có kiểu gen Aabb. Số loại kiểu gen, kiểu hình được tạo ra là A. 12 kiểu gen và 4 kiểu hình. B. 32 kiểu gen và 6 kiểu hình. C. 18 kiểu gen và 4 kiểu hình. D. 12 kiểu gen và 6 kiểu hình. Câu 177: Cho cơ thể có kiểu gen AaBBb giao phối với cơ thể có kiểu gen aaBb. Số loại kiểu gen, kiểu hình được tạo ra là A. 12 kiểu gen và 4 kiểu hình. B. 32 kiểu gen và 6 kiểu hình. C. 18 kiểu gen và 4 kiểu hình. D. 12 kiểu gen và 6 kiểu hình. Câu 178: Ở một loài thực vật A quy định thân cao, a quy định thân thấp. Xét phép lai giữa các cá thể Aaa x Aaa. Số tổ hợp giao tử, số kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai lần lượt là A. 4; 4; 1 cao : 1 thấp. B. 16; 9; 3 cao : 1 thấp. C. 16; 8; 5 cao : 1 thấp. D. 16; 6; 9 cao : 7 thấp. Câu 179: Hai cơ thể bố, mẹ đều có kiểu gen AaBbDdEe, giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ con sinh ra có kiểu hình trội về 2 tính trạng là bao nhiêu? Biết các gen trội, lặn hoàn toàn. A. 9/256. B. 36/256. C. 54/256. D. 27/256. Câu 180: Hai cơ thể bố, mẹ đều có kiểu gen AaBbDdEe, giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ con sinh ra có kiểu hình trội về 1 tính trạng là bao nhiêu? Biết các gen trội, lặn hoàn toàn. A. 12/256. B. 36/256. C. 54/256. D. 27/256. 11
  12. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt Câu 181: Hai cơ thể bố, mẹ đều có kiểu gen AaBbDdEe, giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ con sinh ra có kiểu hình trội về 3 tính trạng là bao nhiêu? Biết các gen trội, lặn hoàn toàn. A. 108/256. B. 36/256. C. 54/256. D. 27/256. Câu 182: Hai cơ thể bố, mẹ đều có kiểu gen AaBbDdEe, giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ con sinh ra có kiểu hình trội về 4 tính trạng là bao nhiêu? Biết các gen trội, lặn hoàn toàn. A. 81/256. B. 36/256. C. 54/256. D. 27/256. Câu 183: Hai cơ thể bố, mẹ đều có kiểu gen AaBbDdEe, giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ con sinh ra có kiểu hình trội về 0 tính trạng là bao nhiêu? Biết các gen trội, lặn hoàn toàn. A. 1/256. B. 36/256. C. 54/256. D. 27/256. Câu 184: Hai cơ thể bố, mẹ đều có kiểu gen AaBbDdEe, giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ con sinh ra có kiểu hình trội ít nhất 1 tính trạng là bao nhiêu? Biết các gen trội, lặn hoàn toàn. A. 255/256. B. 36/256. C. 54/256. D. 27/256. Câu 185: Hai cơ thể bố, mẹ đều có kiểu gen AaBbDdEe, giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ con sinh ra có kiểu hình trội ít nhất 2 tính trạng là bao nhiêu? Biết các gen trội, lặn hoàn toàn. A. 243/256. B. 36/256. C. 54/256. D. 27/256. Câu 186: Hai cơ thể bố, mẹ đều có kiểu gen AaBbDdEe, giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ con sinh ra có kiểu hình trội ít nhất 3 tính trạng là bao nhiêu? Biết các gen trội, lặn hoàn toàn. A. 189/256. B. 36/256. C. 54/256. D. 27/256. Câu 187: Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình ở con lai là 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1. Kết luận chính xác là A. Phép lai 2 tính trạng trội lặn hoàn toàn kiểu gen của P là AaBb x AaBb. B. Phép lai 2 tính trạng trội lặn hoàn toàn kiểu gen của P là AaBb x aaBb. C. Phép lai 2 tính trạng trội lặn không hoàn toàn kiểu gen của P là AaBb x AaBb. D. Phép lai 2 tính trạng trội lặn không hoàn toàn kiểu gen của P là AaBb x aaBb. Câu 188: Tính trạng kích thước của cây do một gen có 2 alen quy định. Cho biết gen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thân thấp. Màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, trong đó kiểu gen BB quy định hoa đỏ, kiểu gen Bb quy định hoa hồng, kiểu gen bb quy định hoa trắng. Biết 2 cặp gen phân li độc lập và tồn tại trên NST thường. Có bao nhiêu phép lai để đời con thu được đồng tính về kích thước cây, còn màu sắc phân li theo tỉ lệ 1 : 1? Biết không xảy ra đột biến và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. A. 6. B. 4. C. 8. D. 12. Câu 189: Biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả bầu dục trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Nếu F 1 đồng tính về kích thước còn tính trạng hình dạng quả phân li theo tỉ lệ 1 : 1. Số phép lai có thể có là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 190: Ở đậu Hà Lan, cho lai giữa cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng với cây thân thấp, hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt các cây thân cao, hoa đỏ. Tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được 902 cây thân cao, hoa đỏ : 300 cây thân cao, hoa trắng : 301 cây thân thấp, hoa đỏ : 102 cây thân thấp, hoa trắng. Từ kết quả của phép lai trên rút ra bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng? (1) Phép lai P thuần chủng khác nhau hai tính trạng tương phản mà F 2 cho 4 loại kiểu hình, chứng tỏ mỗi tính trạng do một cặp gen gồm 2 alen quy định và các alen trội là trội hoàn toàn so với các alen lặn. (2) Tỉ lệ phân li các kiểu hình ở F 2 bằng tích tỉ lệ phân li của các tính trạng, chứng tỏ các cặp tính trạng di truyền độc lập không phụ thuộc vào nhau. (3) Cây thân cao, hoa đỏ do 5 kiểu gen quy định. (4) Ở F2 cây thân cao dị hợp, hoa trắng chiếm 1/8. (5) Ở F2, tỉ lệ mỗi cơ thể mang hai cặp alen ở trạng thái đồng hợp tử chiếm 1/16. A. 1. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 191: Mỗi tính trạng do một gen quy định trội lặn hoàn toàn. Cho 2 cây P thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm 18,75%. Xác định kiểu gen P: A. AaBb x AaBb. B. AABb x AaBb. C. AaBb x Aabb. D. AABb x Aabb. Câu 192: Mỗi tính trạng do một gen quy định trội lặn hoàn toàn. Cho 2 cây P thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm 18,75%. Xác định ở F tỉ lệ loại kiểu hình thân thấp, hoa trắng là: 12
  13. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt A. 0,0625. B. 0,2875. C. 0,5625. D. 0,1875. Câu 193: Mỗi tính trạng do một gen quy định trội lặn hoàn toàn. Cho 2 cây P thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm 18,75%. Xác định ở F tỉ lệ loại kiểu hình thân thấp, hoa đỏ là: A. 0,0625. B. 0,5875. C. 0,5625. D. 0,1875. Câu 194: Mỗi tính trạng do một gen quy định trội lặn hoàn toàn. Cho 2 cây P thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm 18,75%. Xác định ở F tỉ lệ loại kiểu hình thân cao, hoa đỏ là: A. 0,0625. B. 0,4875. C. 0,5625. D. 0,1875. Câu 195: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn, alen b quy định hạt nhăn. Sau phép lai thấy xuất hiện cây có hạt xanh, nhăn chiếm 1/16. Phép lai được xác định là A. AaBb x aabb. B. AaBb x Aabb. C. AaBb x AaBb. D. AaBb x aaBb. Câu 196: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định quả tròn, b quy định quả dài. Cho hai cây cà chua thân cao, quả tròn giao phấn với nhau thu được 480 cây, trong đó 30 cây thấp quả dài. Sơ đồ của phép lai là A. AaBb x aabb. B. AaBb x AaBb. C. Aabb x aaBb. D. aaBb x Aabb. Câu 197: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Kiểu gen của P như thế nào để thế hệ F gồm 75% cây cao tròn : 25 % cây cao dài? A. AaBb x aabb. B. AABb x AaBb. C. AaBb x AaBb. D. aaBb x AaBb. Câu 198: Phép lai P: AaBb x aaBb cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở thế hệ lai là A. 1AABb : 1AAbb : 2AaBb : 2Aabb : 1aaBb : 1aabb. B. 1AaBB : 1aaBB : 2AaBb : 2aaBb : 1Aabb : 1aabb. C. 1AaBb : 1aaBb : 1Aabb : 1aabb : 2AAbb : 2aaBB. D. 1AaBb : 2aaBb : 2Aabb : 1aabb : 1AAbb : 1aaBB. Câu 199: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, bầu dục với quả vàng, tròn với nhau F 1 thu được đều cho quả đỏ, tròn. Cho F1 lai phân tích thu được 101 cây quả đỏ, tròn : 99 cây đỏ, bầu dục : 98 cây vàng tròn : 103 cây vàng bầu dục. Kiểu gen của P phải là A. AABB x aabb. B. Aabb x aaBb. C. AaBB x AABb. D. AAbb x aaBB. Câu 200: Ở một loài thực vật, alen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Hai cặp alen tồn tại trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Phép lai nào cho tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây thân cao, quả vàng : 3 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả vàng? A. AaBb x aaBb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x Aabb. D. AaBb x aabb. Câu 201: Cho giao phấn cây cao, hoa đỏ với cây thấp, hoa trắng thu được F 1 đồng loạt cây cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được gồm: 3 cây cao, hoa đỏ : 6 cây cao, hoa hồng : 3 cây cao, hoa trắng : 1 cây thấp, hoa đỏ : 2 cây thấp, hoa hồng : 1 cây thấp, hoa trắng. Từ kết quả trên có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? (1) Tính trạng chiều cao cây di truyền trội lặn hoàn toàn. (2) Tính trạng màu sắc hoa di truyền trội lặn hoàn toàn. (3) Tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1 : 2 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1. (4) Hai tính trạng di truyền phân li độc lập với nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 202: Ở đậu Hà Lan, cho lai giữa cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng với cây thân thấp, hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 đồng loạt các cây thân cao, hoa đỏ. Tiếp tục cho các cây F 1 tự thụ phấn, F2 thu được 902 cây thân cao, hoa đỏ : 300 cây thân cao, hoa trắng : 301 cây thân thấp, hoa đỏ : 102 cây thân thấp, hoa trắng. Từ kết quả phép lai trên có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? (1) Phép lai P thuần chủng khác nhau hai tính trạng tương phản mà F 2 cho 4 loại kiểu hình chứng tỏ mỗi tính trạng do một cặp gen gồm 2 alen quy định và các alen trội là trội hoàn toàn so với các alen lặn. 13
  14. Giáo viên: Lê Đức Tài Trường TiH – THCS – THPT Nam Việt (2) Tỉ lệ phân li các kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ phân li của các tính trạng chứng tỏ các cặp tính trạng di truyền độc lập không phụ thuộc vào nhau. (3) Cây thân cao, hoa đỏ do 5 kiểu gen quy định. (4) Ở F2 cây thân cao di hợp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/8. (5) Ở F2 tỉ lệ mỗi cơ thể mang hai cặp alen ở trạng thái đồng hợp tử chiếm 1/16. A. 1. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 203: Ở lúa, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn; alen D quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định hạt dài. Các gen phân li độc lập. Cho lúa dị hợp tử cả 3 cặp gen lai với cây lúa thân cao đồng hợp tử, dị hợp tử tính trạng chín sớm, quả tròn. Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Số loại kiểu gen ở F1 là 12. (2) Tỉ lệ kiểu hình lặn cả 3 tính trạng ở F1 là 1/2. (3) Tỉ lệ kiểu hình trội cả 3 tính trạng ở F1 là 9/12. (4) Tỉ lệ kiểu hình của 2 gen trội và 1 gen lặn ở F1 là 3/8. (5) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội ở F1 là 1/32. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 204: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ F1 lai với nhau. Xác suất xuất hiện cây thân thấp, hoa trắng đời F2 là A. 1/9. B. 4/9. C. 1/81. D. 1/16. Câu 205: Cho giao phối giữa 2 cá thể có kiểu hình thân cao, hoa đỏ với nhau thu được F 1 có 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm 6,25%. Có bao nhiêu nhận định đúng được rút ra từ hiện tượng trên? (1) Cây thân thấp, hoa trắng là kiểu hình lặn. (2) Cây thân cao, hoa trắng chiếm 3/16. (3) Cây thân thấp, hoa đỏ dị hợp chiếm 1/8. (4) Cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm 1/16. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 14