Đề cương ôn thi môn Sinh 12 - Chương III: Quần xã

pdf 7 trang hoaithuong97 6900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Sinh 12 - Chương III: Quần xã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_mon_sinh_12_chuong_iii_quan_xa.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Sinh 12 - Chương III: Quần xã

  1. Chương III. Quần xã Hướng dẫn trả lời Câu 1 Trong hình bên, kí hiệu A, B, C, D là các loài khác nhau trong một hệ sinh thái. Hãy cho biết: a. Mỗi kí hiệu tương ứng mỗi loài nào sau đây: loài thứ yếu, loài ưu thế, loài ngẫu nhiên hay loài chủ chốt? b. Đặc điểm sinh thái và mức độ tác động của mỗi loài A, B,C,D tới các loài khác và tới sự biến đổi của hệ sinh thái. Trả lời a. A là loài chủ chốt; B là loài ưu thế; C là loài thứ yếu; d là loài ngẩu nhiên b. Loài chủ chốt là loài động vật ăn thịt. Trong đó có sinh khối thấp, nhưng hoạt động mạnh, làm biến đổi mạnh hệ sinh thái thông qua khống chế chuỗi thức ăn Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn và hoạt động mạnh, làm biến đổi hệ sinh thái, tác động mạnh mẽ làm thay đổi các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái. Loài ưu thế thường là thực vật có kích thước lớn Loài thứ yếu là những loài luôn cạnh tranh với loài ưu thế và thay thế loài ưu thế ở những giai đoạn tiếp theo của diễn thế sinh thái. Loài thứ yếu có đặc điểm gần giống loài ưu thế , thường là thực vật có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn và hoạt động mạnh làm thay đổi nhân tố vô sinh của quần thể Loài ngẫu nhiên là loài có sinh khối thấp, tác động yếu và không thường xuyên tới các nhân tố sinh thái của hệ sinh thái Câu 2. Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng hóa), hãy xác định nguyên nhân diễn thế sinh thái, từ đó thiết kế thí nghiệm kiểm chứng và đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm ở đầm nước trên có hiệu quả nhất. Hướng dẫn giải - Nguyên nhân tạo nên diễn thế sinh thái ở đầm nước là do số lượng vi khuẩn lam và tảo tăng nhanh trở lên dư thừa vì động vật phù du không sử dụng hết vi khuẩn lam và tảo làm thức ăn. Do đó, xác các sinh vật bậc 1 chết gây thối rữa và giảm lượng ôxi hòa tan nên môi trường nước trở nên ô nhiễm. - Để xử lí ô nhiễm hiệu quả cần nghiên cứu xem tác động diễn thế có thể xảy ra theo chiều từ dưới lên (bậc 1 bậc 2 bậc 3) hay theo chiều từ trên xuống (bậc 3 bậc 2 bậc 1) ). Để xác định được chiều của diễn thế diễn ra cần phải thiết kế thí nghiệm: tạo ra hai khu vực cách li trong đầm có diện tích và điều kiện tương đương nhau: Khu A thực nghiệm (thay đổi điều kiện sống); Khu B đối chứng (giữ nguyên điều kiện tự nhiên). - Kiểm tra tác động từ dưới lên: Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1. Phương án này không khả thi vì làm ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái của đầm nuôi cá trên. - Kiểm tra từ trên xuống có thể thực hiện bằng một trong hai phương án: + Phương án 1: Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ (giảm bậc 3) để động vật phù du có điều kiện phát triển ăn tảo (bậc 1) khi tạo được trạng thái cân bằng giữa các bậc dinh dưỡng thì nước sẽ bớt ô nhiễm, nếu nước giảm ô nhiễm thì kết quả thí nghiệm là tốt nhất. + Phương án 2: Thả thêm một số cá dữ (bậc 4) vào hồ để ăn cá nhỏ (bậc 3) khi số lượng cá nhỏ giảm sẽ tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển sẽ có kết quả tương tự nếu nước giảm ô nhiễm thì kết quả thí nghiệm cũng chấp nhận được. Tuy nhiên, vì đây là đầm cá nuôi nên ưu tiên phương án 1 hơn. Câu 3 a) Loài được cho là có tiềm năng sinh học cao trong quần xã có những đặc điểm chủ yếu nào? Khi xem xét mối quan hệ tương hỗ giữa các loài trong quần xã cần phải dựa trên những cơ sở nào? b. Hai quần thể động vật khác loài cùng bậc dinh dưỡng sống trong một khu vực có các điều kiện sống giống nhau, nếu cả hai quần thể này đều bị con người khai thác quá mức như nhau thì quần thể nào có khả năng phục hồi nhanh hơn? Giải thích. Hướng dẫn giải a) * Loài có tiềm năng sinh học cao trong quần xã có những đặc điểm sau: - Khai thác nguồn sống hiệu quả, kích thước cơ thể nhỏ nên sử dụng hết ít nguồn sống nhưng hiệu suất sử dụng nguồn sống cao. - Sinh sản nhanh do tuổi thành thục sớm, để nhiều lứa/năm và nhiều con/lứa. 1
  2. * Khi xem xét mối quan hệ tương hỗ giữa các loài trong quần xã, dựa trên cơ sở sau: - Phải xét tổ hợp tương tác của các tập hợp quần thể hay loài ở cùng một nơi trong tự nhiên. - Phải xét mối quan hệ tương hỗ được hình thành trong quá trình hình thành loài, trong đó cả hai loài đều hình thành những đặc điểm tương thích nhất định với nhau và là kết quả của chọn lọc tự nhiên giúp chúng cùng tồn tại và tiến hóa. b) - Quần thể bị khai thác quá mức nhưng vẫn có khả năng phục hồi số lượng cá thể nhanh hơn là quần thể có tiềm năng sinh học lớn hơn. Tiềm năng sinh học của quần thể thể hiện qua các đặc điểm sinh học cơ bản sau : + Có chu kì sống (vòng đời) ngắn, thời gian thành thục sinh dục ngắn (sinh sản sớm). + Mức sinh sản lớn (số lượng con sinh ra lớn), mức tử vong cao do con cái không được bố mẹ bảo vệ hoặc chăm sóc. + Có kích thước cơ thể nhỏ . - Quần thể bị khai thác quá mức và khó có khả năng phục hồi số lượng cá thể là quần thể có tiềm năng sinh học thấp Tiềm năng sinh học thấp thể hiện qua các đặc điểm sinh học sau: + Có chu kì sống dài, tuổi thành thục và sinh sản muộn. + Mức sinh sản thấp và mức tử vong thấp do con cái được bố mẹ chăm sóc và bảo vệ. + Có kích thước cơ thể lớn hơn. Câu 4 Hãy nêu các đặc điểm sinh thái về vị trí trong chuỗi thức ăn, sinh khối và vai trò tác động trong quần xã của các nhóm sinh vật sau: sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật và sinh vật phân giải. Lấy ví dụ minh họa cho từng nhóm sinh vật đó. Hướng dẫn giải Đặc điểm sinh thái của các sinh vật trong quần xã: - Sinh vật sản xuất: là đầu vào của chu trình vật chất, nằm ở bậc 1 của chuỗi thức ăn và tháp sinh thái , thường có sinh khối lớn hơn các sinh vật ở các bậc khác, có vai trò quyết định sự ổn định của quần xã. Ví dụ: tất cà các thực vật, tảo, có khả năng quang hợp của quần xã - Động vật ăn thực vật: nằm ở bậc 2 của chuỗi thức ăn (là sinh vật tiêu thụ bậc 1) , sinh khối tổng số thường lớn hơn sinh khối của động vật ăn thịt, có tác dụng làm thay đổi quần xã một cách từ từ. Tuy nhiên , môi trường sẽ bị suy thoái nghiêm trọng khi chăn thả động vật quà mức làm suy giảm thảm thực vật Ví dụ: trâu , bò cừu - Sinh vật phân giải gắn liền với tất cà các mắt xích trong chuỗi thức ăn , sinh khối thường không lớn , trực tiếp phân giải xác sinh vật từ chất hữu cơ thành chất vô cơ Ví dụ: giun đất , vi khuẩn Câu 5. Hãy cho biết thế nào là độ đa dạng của quần xã? Vì sao quần xã có độ đa dạng cao lại có tính ổn định cao hơn quần xã có độ đa dạng thấp và sự cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự ổn định của quần xã? Trả lời - Đa dạng của một quần xã là mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. - Quần xã có tính ổn định cao hơn là do: + Trong quần xã đa dạng, một loài quan hệ với nhiều loài và do vậy số lượng cá thể của chúng phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ trong mối quan hệ khống chế sinh học và cạnh tranh khác loài. + Quần xã có đa dạng cao có nguồn thức ăn phong phú và nhiều loài rộng thực có khả năng khai thác nguồn sống tốt hơn. + Trong quần xã đa dạng, một loài bị chết (hoặc di chuyển đi sống ở nơi khác) sẽ dễ dàng có những loài có quan hệ họ hàng gần gũi hoặc sử dụng nguồn thức ăn thay thế chức năng sinh thái của loài đó trong quần xã. - Sự cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự ổn định trong quần xã là: 2
  3. + Cạnh tranh dẫn đến phân li ổ sinh thái, nhờ đó sinh vật khai thác nguồn sống từ môi trường tốt hơn, đồng thời nhiều loài sinh vật có thể cùng sống chung trên một vùng - đa dạng sinh học cao hơn. + Quần xã có đa dạng sinh học cao sẽ có tính ổn định hơn (do sự phụ thuộc giữa các loài chặt chẽ hơn, nguồn thức ăn dồi dào và khả năng thay thế của những loài bị mất trong quần xã tốt hơn). Câu 6. Trong một thí nghiệm sinh thái trên thực địa, một học sinh tiến hành loại bỏ một loài động vật ra khỏi khu vực thí nghiệm gồm nhiều loài thực vật trong một quần xã. Sau một số năm quay lại đánh giá số lượng các loài thực vật trong khu vực thí nghiệm, học sinh này nhận thấy số lượng loài thực vật đã giảm đi nhiều so với trước khi tiến hành thí nghiệm. a) Mục đích thí nghiệm của học sinh này là gì? Kết quả thu được có đáp ứng được mục tiêu đề ra hay không? Giải thích. b) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự suy giảm số lượng loài trong thí nghiệm trên và nếu thấy cần thiết hãy mô tả thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình. Trả lời a) - Mục đích thí nghiệm của học sinh nêu trong bài là tìm hiểu vai trò sinh thái của loài động vật đó tác động tới các quần thể thực vật ra sao, liệu loài đó có phải là loài ưu thế hay loài chủ chốt (loài có ảnh hưởng sinh thái mạnh tới các loài khác của quần xã) hay không. - Kết quả thí nghiệm thu được không đáp ứng được mục tiêu đề ra vì học sinh đó không thiết kế lô đối chứng để so sánh mà lại so với số lượng loài trước khi tiến hành thí nghiệm. - Điều này sẽ không chính xác vì có thể trong thời gian tiến hành thí nghiệm nhiều yếu tố khác của môi trường không thuận lợi cũng làm giảm bớt số lượng loài thực vật trong khu thí nghiệm. b) - Kết quả trên cho thấy số lượng loài thực vật suy giảm có thể do tác động của việc loại bỏ loài động vật ra khỏi khu thí nghiệm khiến cho một trong số các loài thực vật trở nên có ưu thế cạnh tranh hơn với các loài khác. - Sự cạnh tranh này là cạnh tranh loại trừ dẫn đến loại trừ một số loài kém khả năng cạnh tranh hơn khỏi khu vực thí nghiệm. Tuy nhiên, việc biến mất của một số loài trong khu thí nghiệm cũng có thể do các yếu tố khác của môi trường trở nên bất lợi cho một số lời thực vật. - Để biết được nguyên nhân chính xác, cần phải thiết lập lô thí nghiệm có diện tích, số lượng loài thực vật với mật độ và các điều kiện khác của môi trường là y hệt như ở lô đối chứng, ngoại trừ lô đối chứng thì vẫn để loài động vật đó còn lô thí nghiệm thì rào lại để cách li khu vực thí nghiệm với loài động vật ta đang quan tâm. - Nếu kết quả thí nghiệm vẫn như kết quả của bạn học sinh đã làm thì loài động vật đó là loài chủ chốt có vai trò quan trọng khống chế loài thực vật ưu thế. Khi loài động vật khống chế loài thực vật có ưu thế bị loại bỏ khỏi khu thí nghiệm thì loài ưu thế phát triển mạnh có khả năng cạnh tranh tốt dẫn đến loại trừ một số loài khác (cạnh tranh loại trừ). Câu 7. a. Tại sao có những loài mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp, ngược lại có những loài độ thường gặp cao nhưng mật độ lại thấp? b. Có nhận xét gì về số lượng cá thể của mỗi loài ở vùng có độ đa dạng loài cao và vùng có độ đa dạng loài thấp? Nêu ví dụ và giải thích. a) - Loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp do: + Điều kiện sống phân bố không đều. + Loài có tập quán sống tập trung theo nhóm. - Loài có mật độ thấp nhưng độ thường gặp cao do: + Điều kiện sống phân bố đồng đều. + Loài có tập quán sống riêng l . b) Nhận xét và giải thích: - vùng có độ đa dạng loài cao thì số lượng cá thể trong mỗi loài ít. Ví dụ: Động, thực vật ở rừng nhiệt đới rất phong phú và đa dạng, nhưng số lượng cá thể mỗi loài ít do môi trường có nhiều loại thức ăn phù hợp cho nhiều loài, mỗi loài thích nghi với một vùng nhất định trong môi trường không gian hep có nhiều loài và khả năng cạnh tranh cũng nhiều số lượng cá thể trong mỗi loài ít. - vùng có độ đa dạng loài thấp thì số lượng cá thể trong mỗi loài nhiều. 3
  4. Ví dụ: hệ thực vật rừng ôn đới, động vật ở bắc cực số lượng cá thể trong mỗi loài là rất cao do môi trường ít loại thức ăn, diện tích phân bố mỗi loại thức ăn lại rất lớn ít loài hơn , nhưng số lượng cá thể trong mỗi loài lại nhiều. Câu 8. a. Phân biệt mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi với mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ. Cho một ví dụ về ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi trong phòng trừ côn trùng gây hại bằng biện pháp sinh học Đặc điểm vật ăn thịt – con mồi kí sinh – vật chủ Kích thước cơ thể Vật ăn thịt thường lớn hơn con mồi Vật kí sinh thường nhỏ hơn vật chủ Mức quan hệ Vật ăn thịt giết chết con mồi Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ Số lượng cá thể Số lượng vật ăn thịt thường ít hơn số số lượng vật kí sinh thường nhiều hơn số lượng con mồi lượng vật chủ Ví dụ: ong mắt đỏ diệt sâu hại b. Vì sao rùa tai đỏ cũng như ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây nên những tác hại to lớn trong nông nghiệp? Giải thích. - Rùa tai đỏ cũng như ốc bươu vàng là những loài có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng (ăn được nhiều loài khác) hơn các loài bản địa nên chúng trở thành những loài ưu thế . Vì vậy chúng cạnh tranh thành công hơn và có thể loại trừ nhiều loài bản địa có ổ sinh thái trùng với chúng hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của các loài bản địa - Khi rùa tai đỏ và ốc bươu vàng mới xâm nhập vào Việt Nam chúng không hoặc có rất ít thiên địch (loài ăn chúng) cũng như không hoặc ít gặp phải sự cạnh tranh của các loài khác. Đồng thời số lượng của chúng còn ít , nguồn sống của môi trường rất dồi dào nên chúng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Câu 9. a. Giải thích tại sao quá trình diễn thế sinh thái trong tự nhiên lại thường diễn ra theo một trình tự xác định và có thể dẫn đến hình thành một quần xã tương đối ổn định Diễn thế sinh thái trong tự nhiên diễn ra theo một trình tự nhất định là vì sinh vật đến trước sẽ làm biến đổi môi trường và chỉ loài nào có điều kiện sống phù hợp với môi trường đó thì khi di cư đến mới tồn tại và phát triển được . Cứ như vậy các loài đến sau lại làm biến đổi môi trường hoặc môi trường bị thay đổi thuận lợi cho một số loài khác đến sống . Môi trường cũng có thể bị biến đổi làm hạn chế hoặc tiêu diệt loài đến trước. Quá trình đó được tiếp diễn cho đến khi môi trường được biến đổi đa dạng giúp cho những loài có mối quan hệ qua lại gắn bó mật thiết với nhau (những loài không thích hợp đã bị loại bỏ dần trước đó) có thể cùng tồn tại và phát triển, dẫn đến tạo nên một quần xã ổn định, phát triển lâu dài gọi là quần xã đĩnh cực. b. Một số dân tộc miền núi thường đốt rẫy để lấy đất trồng cây lương thực, nhưng chỉ canh tác được vài năm rồi lại phải chuyển đi nơi khác . Hãy cho biết bà con nông dân phải làm gì để có thể trồng các cây lương thực lâu dài mà không phải chuyển đi nơi khác? giải thích. - Diễn thế phục hồi sau khi nương rẫy đốt phá là kiểu diễn thế thứ sinh vì trước đó trên nương rẫy đã có cây rừng tồn tại . Tuy nhiên do chỉ trồng một số loại cây nhất định nên sau khi các cây này hấp thụ cạn kiệt chất dinh dưỡng, đất bị xói mòn thì môi trường không còn phù hợp với chúng nên năng suất các cây lương thực giảm mạnh. - Để có thể canh tác lâu dài thì cần bón thêm các loại phân nhầm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất, trồng các cây luân canh, xen canh giúp các loài cây trồng có thể khai thác và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất một cách hợp lí, đảm bảo cung cấp nguồn nước. Câu 10. a. Trong mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, nếu số lượng cá thể của quần thể loài ăn thịt và quần thể con mồi đều bị săn bắt với mức độ như nhau , thì số lượng cá thể của quần thể nào được phục hồi nhanh hơn? Vì sao? - Quần thể con mồi phục hồi số lượng cá thể nhanh hơn - Vì: Mỗi con vật ăn thịt thường sử dụng nhiều con mồi làm thức ăn > tiêu diệt 1 con vật ăn thịt sẽ có nhiều con mồi sống sót. Con mồi thường có kích thước bé hơn , tốc độ sinh sản nhanh hơn vật ăn thịt nên quần thể con mồi thường có tiềm năng sinh học lớn hơn quần thể sinh vật ăn thịt b. Hãy nêu nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong quần xã. Cho ví dụ về nơi mà các sinh vật thường có ổ sinh thái hẹp. - Cạnh tranh là nguyên nhân chủ yếu hình thành ổ sinh thái ở sinh vật - Việc hình thành ổ sinh thái hẹp giúp sinh vật giảm cạnh tranh và nhờ đó nhiều cá thể có thể sống chung với nhau trong một quần xã. Câu 11. Giả sử có hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng khu vực và có nhu cầu sống giống nhau, hãy nêu xu hướng biến động số lượng cá thể của hai quần thể sau một thời gian xảy ra cạnh tranh. 4
  5. - Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn thì là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể . Loài kia sẽ giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong. - Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể - Hai quần thể cũng có thể cùng tồn tại nếu chúng có khả năng phân ly một phần ổ sinh thái của mình về thức ăn , nơi ở - Nếu hai quần thể có tiềm năng sinh học như nhau, nhưng trong thời điểm mới xâm nhập đến khu vực sống thì loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ có xu hướng phát triển lấn át loài kia. Câu 12. Hình sau đây mô tả các đảo đại dương được xuất hiện gần như cùng một thời điểm, kí hiệu A,B,C,D,E. hãy cho biết đảo nào có độ đa dạng thành phần loài cao nhất và đảo nào có độ đa dạng thành phần loài thấp nhất, nếu thời gian tiến hóa của các loài sinh vật ở trên đảo là như nhau? Giải thích. - Số lượng loài trên đảo phụ thuộc vào (1) số lượng loài được hình thành trên đảo. (2) số lượng loài bị tuyệt chủng và (3) số lượng loài di cư tới đảo. - Số lượng loài ở đảo A, là lớn nhất vì đảo này gần lục địa nhất và lớn nhất nên có nhiền cơ nhội đón nhận được những cá thể của các loài khác di cư tới. Ngoài ra, do kích thước của đảo lớn nhất nên có nguồn sống phong phú nhất, hình thành nhiều ổ sinh thái , vì vậy sẽ có ít loài bị tuyệt chủng nhất cũng như có nhiều loài được hình thành hơn các đảo nhỏ - Đảo có độ đa dạng thành phần loài ít nhất là đảo C, vì đảo nhỏ và xa nhất nên có ít cơ hội nhận được các loài khác di cư tới ; số lượng loài bị tuyệt chủng cũng cao hơn và số lượng loài mới được hình thành ít hơn do nguồn sống không phong phú, ổ sinh thái không đa dạng. Câu 13. Hãy điền các giai đoạn của 2 kiểu diễn thế sinh thái, nguyên nhân gây ra diễn thế vào bảng sau: Kiểu Các giai đoạn của diễn thế Nguyên nhân của diễn thế diễn thế Giai đoạn khởi đầu Giai đoạn giữa Giai đoạn cuối Diễn thế Khởi đầu từ môi Các quần xã sinh vật Hình thành quần - tác động mạnh mẽ của nguyên trường trống trơn biến đổi tuần tự, thay thế xã tương đối ổn ngoại cảnh lên quần xã sinh lẫn nhau và ngày càng định - cạnh tranh gay gắt giữa phát triển đa dạng các loài trong quần xã Diễn thế Khởi đầu ở môi Một quần xã mới phục Có thể hình - tác động mạnh mẽ của thứ sinh trường đã có một hồi thay thế quần xã bị thành quần xã ngoại cảnh lên quần xã quần xã sinh vật hủy diệt, các quần xã tương đối ổn - cạnh tranh gay gắt giữa phát triển nhưng bị biến đổi tuần tự , thay thế định, tuy nhiên các loài trong quần xã hủy diệt do tự nhiên lẫn nhau rất nhiều quần xã - Hoạt động khai thác tài hay khai thác quá bị suy thoái nguyên của con người mức của con người Câu 14. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và các cây nhỏ mọc gần nhau, vào một ngày có gió lớn một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xãy ra trong khoảng trống đó. - Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng đến sống trong khoảng trống. - Giai đoạn tiếp theo: + Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ + Cây gỗ nhỏ ưa sáng đến sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi + Cây bụi nhỏ và cây cỏ ưa sáng dần bị chết do thiếu ánh sáng , thay thế chúng là cây bụi nhỏ và cây cỏ ưa bóng + Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần chiến thắng chiếm phần lớn khoảng trống. - Giai đoạn cuối: nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống, gồm có tầng cây gỗ lớn ưa sáng phía trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở lưng chừng, các cây bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ở phía dưới. Câu 15 Giải thích tại sao độ đa dạng loài ở vùng nhiệt đới lại lớn hơn ở vùng ôn đới và vùng cực? Độ đa dạng cao ở các loài ở các vùng nhiệt đới là kết quả của lịch sử tiến hóa lâu dài , của nguồn năng lượng mặt trời dồi dào và lượng nước lớn. Qua quá trình tiến hóa, sự đa dạng loài có thể tăng lên ở những quần xã có nhiều sự kiện hình thành loài xãy ra. Quần xã nhiệt đới nhìn chung già hơn quần xã ôn đới và quần xã vùng cực. Thực tế mùa sinh trưởng ở vùng nhiệt đới dài hơn gấp 5 lần so với đồng rêu đới lạnh thuộc vùng có vĩ độ cao. Qua đó, khoảng thời gian sinh học thúc đẩy việc hình thành loài mới ở vùng nhiệt đới cũng nhanh hơn vùng cực tới 5 lần. Nhiều quần 5
  6. xã vùng cực và vùng ôn đới đã phải “khởi đầu lại” nhiều lần do thời kì băng hà đã lập đi lặp lại làm hủy diệt các quần xã. Khí hậu là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thay đổi đa dạng sinh học ở các vĩ độ khác nhau. Hai nhân tố khí hậu then chốt là năng lượng mặt trời và lượng nước sẵn có, cả hai yếu rố đó đều cao ở vùng nhiệt đới. Mức độ bốc hơi nước và thoát hơi nước cũng liên quan đến độ đa dạng của các loài động vật và thực vật Câu 16. Hãy mô tả kích thước đảo và khoảng cách giữa đảo với đất liền có ảnh hưởng đến độ đa dạng loài trên đào như thế nào? - Tỉ lệ các loài mới nhập cư và tỉ lệ loài bị tuyệt chủng trên đảo chịu ảnh hưởng bởi số loài đã có sẵn trên đảo. Khi số lượng loài trên đảo tăng lên thì tỉ lệ nhập cư các loài mới đến đảo giảm và đảo càng có nhiều loài thì mức độ ruyệt chủng càng cao do cạnh tranh giành nguồn sống càng mạnh mẽ - Đảo nhỏ có tỷ lệ nhập cư thấp và tỉ lệ tuyệt chủng cao hơn đảo lớn - Hai đảo có kích thước như nhau, đảo nào gần đất liền hơn sẽ có tỉ lệ nhập cư cao và tỉ lệ tuyệt chủng thấp hơn Như vậy, số lượng loài trên đảo nhìn chung được xác định bởi sự chênh lệch giữa tốc độ nhập cư và tốc độ tuyệt chủng, số lượng loài lớn nhất sẽ là đảo lớn, gần đất liền và sẽ thấp nhất ở những đảo nhỏ và xa đất liền Câu 17. a. Tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến cấu trúc quần xã như thế nào? - Tác nhân gây bệnh như: các vi sinh vật gây bệnh, virut, viroid, prions có thể làm thay đổi cấu trúc quần xã một cách nhanh chóng và rộng rãi. ví dụ: bệnh tàn lụi ở cây hạt dẽ do nấm gây bệnh (thay đổi loài ưu thế . diễn thế sinh thái ), bệnh bọ dừa . b.Sinh thái học quần xã góp phần ngăn chặn bệnh lây truyền từ động vật như thế nào? - Xác định các mối tương tác giữa các loài vector (loài trung gian truyền bệnh) với tác nhân gây bệnh có thể hạn chế khả năng truyền bệnh (hiểu biết về chu trình sống của tác nhân gây bệnh) Ví dụ: tiêu diệt muỗi hạn chế bệnh sốt rét - Vận dụng các kiến thức về tương tác giữa các loài trong quần xã để theo dõi sự phát tán của tác nhân gây bệnh Ví dụ bệnh cúm gia cẩm (H5H1 lây truyền do chim di cư Câu 18. Sự nhiễu loạn (bão tố, hỏa hoạn, ngập lụt, hạn hán, ) ảnh hưởng đến độ đa dạng loài như thế nào? - Sự nhiễu loạn ở mức độ cao thường dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài trong quần xã dẫn đến hình thành quần xã ưu thế bởi một vài loài sống sót > giảm độ đa dạng loài - Sự nhiễu loạn ở mức độ thấp cho phép loài ưu thế cạnh tranh tốt hơn dẫn tới loại trừ một số loài khác ra khỏi quần thể > giảm độ đa dạng loài - Sự nhiễu loạn ở mức độ trung bình có thể tạo điều kiện để một số lượng lớn các loài cùng chung sống trong quần thể bởi vì sự nhiễu loạn ở mức độ này sẽ ngăn cản sự cạnh tranh của loài ưu thế làm nó không đủ mạnh để loại bỏ các loài ra khỏi quần thể > độ đa dạng loài tăng cao Câu 19. Nêu mối quan hệ giữa diễn thế sinh thái nguyên sinh với ổ sinh thái và với chu kì sống của sinh vật Trả lời - Với ổ sinh thái; + Giai đoạn đầu : Cấu trúc các loài thường phân tán, số lượng các loài thường ít nên ổ sinh thái tương đối rộng. + Giai đoạn giữa: Cấu trúc các loài trở nên đa dạng, ổ sinh thái có xu hướng thu hẹp dần + Giai đoạn cuối: cấu trúc quần xã trở nên ổn định, ổ sinh thái hẹp, chuyên hóa, ít trùng lập - Với chu kì sống của sinh vật + Giai đoạn đầu : chu kì sống ngắn, đơn giản. Cây và con một năm hoặc vài năm (ngắn ngày) + Giai đoạn cuối: Chu kì sống kéo dài, phức tạp hơn Câu 20 Vật ăn thịt - con mồi a. Vì cá chó lớn thường bắt các con trưởng thành trong độ tuổi sinh sản nên cơ hội để một con cá màu nào đó sẽ sống sót và sinh sản một vài lần là thấp. Các cá màu thành công nhất về mặt sinh sản trong mối quan hệ với cá chó ăn thịt là những cá thể thành thục sinh dục ở độ tuổi nhỏ hơn và kích thước nhỏ hơn, cho phép chúng sinh sản ít nhất là một lứa trước khi lớn đến kích thước sẽ làm mồi cho cá chó. Trong mối quan hệ với cá ăn ấu trùng, thì các con cá màu càng sống lâu thì càng đ được nhiều lứa hơn các con tr tuổi. 6
  7. b. Thí nghiệm tráo đổi vật ăn thịt: Đưa các con cá sóc ở các hồ có k thù là các chó lớn vào các hồ mới có cá ăn ấu trùng mà chưa có cá sóc (hoặc ngược lại). Sau một thời gian, so sánh độ tuổi sinh sản và kích thước cơ thể khi thành thục sinh dục của quần thể cá sóc này với quần thể cá sóc không bị chuyển đi. c. B. Cá chó lớn ăn con trưởng thành. d. Tuổi sinh sản giảm đi, kích thước trung bình của cơ thể khi thành thục sinh dục nhỏ hơn. Câu 21. Nghiên cứu tại một rừng nhiệt đới cho thấy: Vào năm 1990 có một vùng mà các cây cao to bị chặt phá tạo nên một khoảng trống rất lớn ở giữa rừng. Sau đó diễn ra quá trình phục hồi theo 3 giai đoạn chủ yếu của diễn thế. Ánh sáng của môi trường là nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng đến diễn thế trong khoảng trống . trong quá trình diễn thế có 4 thực vật ( được kí hiệu A, B, C, D) lần lượt xuất hiện với các đặc điểm sinh thái từng loài như sau: - Loài A là cây thân gỗ , kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẩm, có mô giậu kém phát triển - Loài B là cây thân gỗ , kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày , cứng, màu nhạt, có mô giậu phát triển - Loài C là loài cỏ . Phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển - Loài D là loài cây thân cỏ (thân thảo). Phiến lá to, mỏng, màu sẩm , mô giậu khong phát triển. Em hãy; a. xếp thứ tự lần lượt các loài cây đến sống trong phạm vi của khoảng trống.Vì sao có thể xếp theo thứ tự đó? b. Từng giai đoạn của quá trình diễn thế có những loài cây nào sống? c. Đến giai đoạn cuối cùng, các loài cây trên có thể xếp thành những tầng cao thấp như thế nào? Trả lời a. thứ tự: C, B, A ,D Vì: - Loài C là loài tiên phong vì ưa sáng và là loài cỏ. - Loài b là loài cây ưa sáng và thân gỗ , dến sống cùng loài C. - loài A là loài ưa bóng và thân gỗ , đến sống dười tán cây ưa sáng - loài D là loài cây ưa bóng và thân cỏ thường sống dưới tán rừng , nơi có ánh sáng yếu , do vậy đến định cư muộn nhất b. Các loài mọc ở các giai đoạn: Giai đoạn I : Loài C và B Giai đoạn II: loài B và loài A Giai đoạn III: Loài B,A và D c. Sự phân tầng của quần xã đĩnh cực: Loài B chiếm vị trí cao nhất, rồi đến loài A, cuối cùng thấp nhất lá loài D. 7