Đề cương ôn thi cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần: Sinh học

docx 8 trang binhdn2 23/12/2022 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_cuoi_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sa.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần: Sinh học

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CUỐI KÌ I MÔN KHTN 6 NĂM HỌC 21-22 PHÂN MÔN SINH HỌC Câu 1. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống: A. Con gà, con bò, cây nhãn C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn D. Chiếc bút, con vịt, con chó Câu 2. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là: A. 32B. 4C. 8D. 16 Câu 3. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy? A. Do tế bào tăng kích thước B. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể. C. Do tăng số lượng tế bàoD. Do tế bào phân chia. Câu 4. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là: A. Có màng tế bào B. Có nhân C. Có tế bào chất D. Có nhân hoàn chỉnh Câu 5. Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ: A. Có nhân B. Có thành tế bào C. Có màng tế bào D. Có ti thể Câu 6. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành: A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2). B. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x. C. Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát. D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất. Trình tự sắp xếp đúng là: A. A → B → C → D B. A → C → B → D C. A → D→ C →B D. B → C → D → A Câu 7. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao: A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể Câu 8: Cho các sinh vật sau: (1) Tảo lục (2) Tảo vòng (3) Vi khuẩn lam (4) Cây thông (5) Con bướm Các sinh vật đơn bào là? A. (1), (2) B. (5), (3) C. (1), (4) D. (2), (4) Câu 9: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là A. Hệ cơ quan B. Cơ quan C. Mô D. Tế bào Câu 10: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là: A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 11: Hệ tuần hoàn ở người được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây? A. Tim và máu B. Tim và hệ mạch C. Hệ mạch và máu D. Tim, máu và hệ mạch Câu 12: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào B. Cơ thể C. Cơ quan D. Mô Câu 13: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào? A. Mô và hệ cơ quan B. Tế bào và cơ quan C. Tế bào và mô D. Cơ quan và hệ cơ quan Câu 14: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
  2. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 15: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn (4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4) Câu 16: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật? (1) Đặc điểm tế bào (2) Mức độ tổ chức cơ thể (3) Môi trường sống (4) Kiểu dinh dưỡng (5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn A. (1), (2), (3), (5) B. (2), (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (3), (4), (5) Câu 17: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 18: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 19: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào? A. Động vật, Thực vật, Nấm B. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật C. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus D. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus Câu 20: Cây lớn lên nhờ: A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào. C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu. D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu. Câu 21: Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào? A. Quả bóng to lên khi được bơm hơi B. Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả C. Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không D. Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông Câu 22: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật B. Khiến cho sinh vật già đi C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể Câu 23: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Xe ô tô. B. Cây cầu. C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà. Câu 24: Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ những đặc điểm bên ngoài nào? A. Hình dạng và màu sắc. B. Thành phần và cấu tạo. C. Kích thước và chức năng. D. Hình dạng và kích thước. Câu 25: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào trứng cá B. Tế bào vảy hành C. Tế bào thịt quả cà chua D. Tế bào vi khuẩn Câu 26: Khoá lưỡng phân là gì? Hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau: ốc sên, nhện, giun đất, cá mập, chim, dơi, rắn, ong, rùa, sư tử. Câu 27: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
  3. Câu 28: Tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản nào? Nêu chức năng của từng thành phần đó. PHÂN MÔN HOÁ HỌC Câu 1. Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.B. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành. C. Tự ý làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 2. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần làm gì? A. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành.B. Nhờ bạn xử lí sự cố. C. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên.D. Tiếp tục làm thí nghiệm. Câu 3. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại? Câu 4: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinhB. Gốm C. Kim loại D. Cao su Câu 5: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là KHÔNG đúng? A. Tránh làm ô nhiễm môi trường B. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn C. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công. D. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế. Câu 6: Nguồn năng lượng có thể thay thế nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch là A. năng lượng mặt trời, năng lượng gió.B. dầu mỏ, thủy điện. C. năng lượng sinh học, khí thiên nhiên.D. củi, dầu mỏ. Câu 7: Tính chất chung của nhiên liệu là A. dễ cháy, có tỏa nhiều nhiệt.B. dễ tan trong nước. C. dễ cháy, nhiệt hạ thấp.D. nặng hơn nước. Câu 8: Dung dịch là A. hỗn hợp không đồng nhất.B. hỗn hợp không đồng nhất của chất rắn và chất lỏng. C. chất tinh khiết.D. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Câu 9: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Nước muối.B. Nước chè.C. Nước máy.D. Nước phù sa. Câu 10: Chất tinh khiết là A. nước đường.B. nước muối.C. nước chanh.D. nước cất. Câu 11. Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống (vật hữu sinh), vật không sống (vật vô sinh) là gì? Câu 12: Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; của chất, không có; tự nhiên/thiên nhiên; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a/ Mọi vật thể đều do (1) tạo nên. Vật thể có sẵn trong (2) được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (3) b/ Vật sống là vật có các dấu hiệu của (4) mà vật không sống (5) c/ Chất có các tính chất (6) . như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo. d/ Muốn xác định tính chất (7) . ta phải sử dụng các phép đo. Câu 13: Lựa chọn vai trò phù hợp với nhóm chất dinh dưỡng bằng cách điền chữ a, b, c, d, e vào phần trả lời Nhóm chất Vai trò Trả lời 1. Chất béo a/ Chúng có vai trò như nhiên liệu của cơ thể. Sự tiêu hoá chuyển 1 . hoá chúng thành một loại đường đơn giản gọi là glucose, được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
  4. 2. b/ Nhờ dự trữ chúng dưới da mà các chú gấu có thể chống rét 2 Carbohydrate trong mùa đông lạnh giá. 3. Chất xơ c/ Chúng có trong nhiều bộ phận của cơ thể động vật và con người 3 như tóc, cơ, máu, da, 4. Protein d/ Con người chỉ cần một lượng nhỏ nhóm chất này nhưng có tác 4 dụng lớn đến quá trình trao đổi chất. 5. Vitamin e/ Chúng không cung cấp dinh dưỡng nhưng cần cho quá trình tiêu 5 hoá. Câu 14: Nêu tầm quan trọng của oxygen Câu 15: Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng vật liệu nào? Giải thích. Câu 16: Hãy nêu một số ví dụ về việc sử dụng vật dụng cũ để làm thành vật dụng mới Câu 17: Hãy cho biết đâu là nguyên liệu tự nhiên, đâu là nguyên liệu nhân tạo trong các quá trình sau: 1. Nước biển được dùng để sản xuất muối ăn. 2. Đá vôi được dùng để sản xuất xi măng. 3. Thân mía được dùng để sản xuất đường ăn. 4. Đường ăn được sử dụng để sản xuất bánh, kẹo. 5. Đất sét được sử dụng để sản xuất gạch, ngói. 6. Quặng bôxit được dùng để sản xuất nhôm. 7. Thân cây gỗ được dùng để sản xuất giấy. 8. Dầu oliu được dùng để sản xuất mĩ phẩm. 9. Muối Kali nitrat được dùng để sản xuất phân bón hóa học. 10. Cát được dùng để sản xuất thủy tinh. Câu 18: Điền từ in nghiêng dưới đây vào chỗ trống cho phù hợp Chất dinh dưỡng, chuyển hoá, thức ăn, năng lượng, carbon dioxide Mọi cơ thể sống đều cần chất (1) . Thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời, nước và (2) . để cung cấp cho chúng năng lượng. Động vật phải lấy (3) . thông qua thức ăn. Hầu hết (4) . của chúng là thực vật hoặc động vật khác. Sau khi ăn thức ăn được tiêu hoá, xảy ra các quá trình (5) để biến thức ăn thành các chất cơ thể cần. PHÂN MÔN VẬT LÝ TÓM TẮT LÝ THUYẾT. Bài 5: Đo chiều dài I. Đơn vị độ dài - Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m. - Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp: milimét (mm), xentimét (cm), đềximét (dm), kilômét (km) 1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm 1 m = 0,001 km II. Dụng cụ đo chiều dài - Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp - Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước, để chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo: + GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước. + ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. III. Cách đo chiều dài - Đo chiều dài của vật, ta làm theo các bước sau: + Bước 1. Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo phù hợp + Bước 2. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật. + Bước 3. Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
  5. + Bước 4. Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. + Bước 5. Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước. IV. Vận dụng cách đo chiều dài của vào đo thể tích - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L) 1 m3 = 1000 L 1 mL = 1 cm3 - Đo thể tích của vật bỏ lọt bình chia độ ta làm như sau: + Bước 1: Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó (gọi là V1). + Bước 2: Thả vật vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước khi đó (gọi là V2). + Bước 3: Thể tích của vật (gọi là V) = thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ. Ta có: V = V2 – V1 Bài 6: Đo khối lượng I. Đơn vị khối lượng - Khối lượng là số đo lượng chất của vật. - Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg. + Một số đơn vị đo khối lượng khác: 1 miligam (mg) = 0,001 g; 1 gam (g) = 0,001 kg; 1 héctôgam (1 lạng) = 100 g 1 tạ = 100 kg; 1 tấn (1 t) = 1000 kg II. Dụng cụ đo khối lượng - Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân đòn, cân Roberval, III. Cách đo khối lượng 1. Dùng cân đồng hồ Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0. Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân. Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân. Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo. 2. Dùng cân điện tử - Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp. - Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng - Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân. - Đọc và ghi kết quả khi cân ổn định Bài 7: Đo thời gian I. Đơn vị thời gian - Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s. - Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ
  6. 1 giờ = 60 phút = 3600 giây 1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây II. Dụng cụ đo thời gian - Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian. - Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian: Các thao tác cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây: a) Nhấn nút Start (Bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian. b) Nhân nút Stop (Dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện. c) Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giờ về vạch số 0 trước khi tiến hành đo. Bài 8: Đo nhiệt độ I. Đo nhiệt độ - Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ. - Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao. Ví dụ: Mặt Trời rất nóng, nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 5505 0C - Thang nhiệt độ Xen – xi – út: Ông Xen – xi – út đã đề nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan (0 0C) và nhiệt độ của nước đang sôi (100 0C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 0C. Những nhiệt độ thấp hơn 0 0C gọi là nhiệt độ âm. - Ngoài ra còn có thang nhiệt độ Farenhai, Kenvin: + Thang nhiệt độ Farenhai, đơn vị là oF, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 1,8oF trong thang nhiệt độ Farenhai. 0F = (0C x 1,8) + 32 + Thang nhiệt độ Kenvin, đơn vị là oK, quy ước là nhiệt độ 0oC tương ứng với 273oK và 100oC tương ứng với 373oK. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 274oK trong thang nhiệt độ Kenvin. K = 0C + 273 II. Dụng cụ đo nhiệt độ 2. Các loại nhiệt kế - Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế. - Tùy theo mục đích sử dụng và giới hạn nhiệt độ muốn đo, người ta chế tạo nhiều loại nhiệt kế khác nhau III. Sử dụng nhiệt kế y tế 1. Nhiệt kế y tế thủy ngân Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế. Bước 2: Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống. Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Bước 4: Chờ khoảng 2-3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ. 2. Nhiệt kế y tế điện tử
  7. Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế. Bước 2: Bấm nút khởi động. Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi. Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ. Bước 5: Tắt nút khởi động. A. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất của thước là gì? Tại sao trước khi đo, ta cần lưu ý đến GHĐ và ĐCNN của thước? Câu 2: Trong tay em có một chiếc cốc như hình bên và một thước dây, một thước kẹp, một compa và một thước thẳng. Em sẽ dùng thước nào để đo: a) Chu vi ngoài của miệng cốc b) Độ sâu của cốc c) Đường kính trong của phần thân cốc d) Độ dày của cốc Câu 3: Để xác định thể tích của một hòn đá nhỏ, bạn Nam sử dụng bình chia độ có GHĐ 2000 ml. Bạn đổ nước vào bình đến vạch 1000 ml rồi thả hòn đá lọt và ngập trong nước thì thấy mức nước trong bình lên tới vạch 1200 ml. Thể tích của hòn đá là bao nhiêu? Câu 4: Trên nhãn hộp sữa Ông Thọ có ghi 380g. Con số đó cho biết điều gì? Sau khi dùng hết sữa, em rửa sạch hộp, lau khô rồi đổ gạo đầy đến miệng hộp. Lượng gạo đó có bằng 380g không? Làm thế nào để biết chính xác lượng gạo trong hộp trên nếu em có thêm một chiếc cân đồng hồ? Câu 5: Có 6 viên bi bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có 1 viên bi bằng chì, còn 5 viên bi bằng sắt. Làm thế nào để chỉ cần dùng cân Rô-béc-van cân và nhiều nhất hai lần cân là có thể tìm ra viên bi bằng chì. Biết rằng 1 viên bi bằng chì nặng hơn 1 viên bi bằng sắt Câu 6: Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là gì? Điền số thích hợp vào chỗ trống: 1h = phút = giây 2,5h = phút = giây 1 ngày = giờ = phút 40 giây = phút Câu 7: Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng loại đồng hồ nào? Tại sao? Câu 8: Xác định độ chia nhỏ nhất, giá trị hiển thị trên đồng hồ các loại đồng hồ sau: Câu 9: Để đo nhiệt độ ta sử dụng dụng cụ gì? Hãy kể tên và nêu công dụng của một số nhiệt kế mà em biết Câu 10: a/ Nhiệt kế ở hình bên sử dụng những thang đo nhiệt độ nào? b/ Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế trong hình vẽ
  8. c/ Dùng nhiệt kế vẽ ở hình bên có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi được không? Tại sao? d/ Giá trị nhiệt độ đang hiển thị ở trên hình là bao nhiêu?