Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

doc 5 trang binhdn2 23/12/2022 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_n.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: KHTN - Lớp 6 Thời gian: 90 phút Mã đề Ra đề Thẩm định Họ và tên: (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Lớp: Điểm Lời phê của giáo viên (Học sinh làm trực tiếp vào đề, không được sử dụng tài liệu) I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (0,25 điểm) Thể nào dưới đây không thuộc ba thể của chất? A. Thể dẻo. B.Thể lỏng. C. Thể rắn. D. Thể khí. Câu 2 (0,25 điểm) Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhóm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn, Câu 3 (0,25 điểm) Phương tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khí? A. Máy bay. B. Ô tô. C. Tàu hoả. D. Xe đạp. Câu 4 (0,25 điêm) Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ 1/3 thể tích trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 5 (0,25 điêm) Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. đềximét (dm). B. mét (m). C. Cenntimét (cm). D. milimét (mm). Câu 6 (0,25 điêm) Giới hạn đo của thước là chiều dài A. lớn nhất ghi trên thước. B. nhỏ nhất ghi trên thước. C. giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 7 (0,25 điêm) Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng. Câu 8 ( 0,25 điêm) Khi dùng gỗ để sản xuất bàn ghế thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu II. Tự luân: (8,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) a. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn đó? b. Bình nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng”. Nói như thế có đúng không? Vì sao?
  2. Câu 2: (1,0 điểm) Một xe chở gạo khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn, sau khi lấy gạo khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 1500kg. Hỏi khối lượng của gạo là bao nhiêu kg? Câu 3: (1,0 điểm) Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau: a. Cơ thể người chứa 63%- 68% về khối lượng là nước. b. Than chì là vật liệu chính làm nên ruột bút chì. c. Thuỷ tinh là vật liệu làm ra lọ hoa. d. Dây dẫn điện được làm bằng đồng. Câu 4: (2,0 điểm) a. Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng (ở điều kiện thường) mà em biết. b. Cho biết tính chất vật lý và tính chất hoá học của đường ở điều kiện thường và khi đun nóng? Câu 5: (1,0 điểm) Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thế dần các nguồn nhiên liệu hóa thạch? Câu 6: (1,5 điểm) Hãy nêu các biện pháp em đã làm, đang làm hoặc sẽ làm để bảo vệ môi trường không khí?
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: KHTN – Lớp 6 Thời gian: 90 phút I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án A C B A B D C B Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II: Tự luận: (8,0 điểm) Câu Đán án Điểm Câu 1: a. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học em dùng loại đồng hồ bấm giây. Vì thời gian di chuyển từ cổng trường 0,5 vào lớp học ngắn. b. Bình nói không đúng. Vì nhiệt kế y tế thường chỉ đo được nhiệt 1,0 độ tối đa 42°C, nếu nhúng vào nước sôi 100°C nhiệt kể sẽ bị hỏng không sử dụng được nữa. Câu 2: Đổi 4,3 tấn = 4300 kg 0,5 Tổng khối lượng của cả xe và gạo là 4300 kg, khối lượng của xe là 1500 kg Vậy khối lượng của gạo là: 4300 – 1500 = 2800 kg 0,5 Đáp số: 2800 kg Câu 3: a.Vật thể: cơ thể người; chất: nước . 0,25 b. Vật thể: bút chì; chất: than chì 0,25 c. Vật thể: lọ hoa; chất: thuỷ tinh 0,25 d. Vật thể: dây dấn điện; chất : đồng. 0,25 Câu 4: a. - 4 chất ở thể rắn như: Muối ăn, đường, sắt, nhôm. 0,5 - 4 chất ở thể lỏng như: cồn, nước, dầu ăn, xăng. 0,5 b. - Tính chất vật lý: Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, màu 0,5 trắng( không màu), vị ngọt, dễ tan trong nước. - Tính chất hoá học: Khi đun nóng đường chuyển thành chất rắn 0,5 màu đen. Câu 5: - Vì các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và khi sử dụng nguồn nhiên liệu này gây ô nhiễm môi trường. Các nhiên 1,0 liệu tái tạo thân thiện với môi trường, giúp giảm ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, tiết kiệm kinh tế, có tính bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng. Câu 6: Những việc học sinh làm để bảo vệ môi trường: + Dọn dẹp vệ sinh lớp học, nhà cửa. 0,25 + Không xả rác bừa bãi. 0,25 + Tuyên truyền vận động người thân trong gia đình không đốt rơm rạ trên cánh đồng, không đốt rác thải nhựa, nilon 0,25 + Vận động người thân chuyển từ đun nấu bếp than, củi sang dùng gas. 0,25 + Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh 0,5