Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa học 8

docx 5 trang mainguyen 9440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa học 8

  1. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN TÂN THÀNH TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN: HÓA HỌC 8 Năm học 2017-2018 I. LÝ THUYẾT Câu 1. Trình bày tính chất hóa học của oxi. Viết phương trình hóa học minh họa. + Tác dụng với phi kim tO Với lưu huỳnh: S + O2  SO2 tO Với photpho: 4P + 5 O2  2P2O5 tO + Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2  Fe3O4 to + Tác dụng với hợp chất: CH4+ 2O2  CO2 + 2H2O Kết luận: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. Câu 2. Trình bày tính chất hóa học của hiđro. Viết phương trình hóa học minh họa. t0 + Tác dụng với Oxi: 2H2 + O2  2H2O Hỗn hợp khí H2 với khí O2 là hỗn hợp nổ, hỗn hợp nổ mạnh khi trộn đúng tỉ lệ về thể tích 2: 1 t0 + Tác dụng với đồng (II) oxit: CuO + H2  Cu + H2O Kết luận: Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt. Câu 3. Trình bày tính chất hóa học của nước. Viết phương trình hóa học minh họa. + Tác dụng với kim loại: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 + Tác dụng với một số một số oxit bazơ: CaO + H2O  Ca(OH)2 + Tác dụng với một số oxit axit: P2O5 + 3H2O  2H3PO4 Kết luận: Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như K, Na, Ca, ) tạo thành dd bazơ và hiđro; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra ddbazơ như KOH, NaOH, Ca(OH) 2, ; tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra dd axit. Câu 4. Nêu phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO 4 và KClO3. Thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước.
  2. to PTHH: 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 to 2KClO3  2KCl + 3O2 Câu 5. Nêu phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? Trong phòng thí nghiệm khí hiđro được điều chế bằng cách cho kim loại như Al, Zn, Fe tác dụng với 1 số dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng. Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. PTHH: Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 Câu 6. Phân biệt các loại phản ứng: phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế. Với mỗi loại phản ứng, cho ví dụ minh họa. a) Phản ứng hóa hợp: là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. o VD: Zn + S t ZnS; CaO + CO2  CaCO3 b) Phản ứng phân hủy: là phản ứng hóa học trong đó có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. to VD: 2KClO3  2KCl + 3O2 c) Phản ứng thế: là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. VD: Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 Câu 7. Viết công thức tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol dung dịch. Giải thích ý nghĩa các đại lượng có trong công thức. a) Nồng độ phần trăm : Nồng độ phần trăm ( kí hiệu là C% ) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch . - Công thức tính nồng độ % dung dịch: - Trong đó : C% là nồng độ phần trăm (%) mct C% .100% m ct : là khối lượng chất tan (g) mdd m dd : là khối lượng dung dịch (g) b) Nồng độ mol : - Nồng độ mol ( kí hiệu là CM ) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch. - Công thức tính nồng độ mol dung dịch: - Trong đó : CM là nồng độ mol (mol/l hay M) n CM (mol/lhay M) n : là số mol chất tan (mol) Vdd V : là thể tích dung dịch, [lít (l)]
  3. II. BÀI TẬP DẠNG 1: Hoàn thành các PTHH Bài 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? (1). Fe + ? - - - - -> ? + H2 (2). KClO3 - - - - -> ? + ? (3). C + O2 - - - - -> ? (4). Na + H2O - - - - -> ? + ? (5). Zn + ?- - - - -> ZnCl2 + ? (6). Mg + H2SO4 - - - - -> ? + H2 (7). K + H2O - - - - -> ? + ? (8). Na2O + H2O - - - - -> ? (9). S + O2 - - - - -> ? (10). KMnO4 - - - - -> ? + ? + ? Bài 2. Cho các thí nghiệm sau đây: (1) Đun nóng kali pemangannat. (2) Cho Natri tác dụng với nước (3) Cho kim loại kẽm phản ứng với axit clohidric. (4) Đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi (5) Cho kim loại sắt phản ứng với axit sunfuric. (7) Cho kali tác dụng với nước (6) Đốt cháy cacbon trong khí oxi. (8) Đun nóng kali clorat. a) Viết các phương trình hóa học cho các thí nghiệm trên. b) Trong các phản ứng hóa học ở trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng hóa hợp, phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân hủy, phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế? DẠNG 2 : NHẬN BIẾT CHẤT Bài 3: a) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 dung dịch mất nhãn sau: H3PO4, KOH và Na2SO4. b) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, K2SO4 và KOH. c) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaCl và NaOH. d) Có 4 lọ hoá chất không màu bị mất nhãn chứa: nước, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Nêu cách làm để nhận ra mỗi lọ. DẠNG 3 : VIẾT CTHH VÀ GỌI TÊN CÁC HỢP CHẤT Bài 4: Cho các chất có tên gọi sau: 1. Kali hiđroxit 2. bari hiđrocacbonat 3. lưu huỳnh đioxit 4. Natri oxit 5. canxi hiđrocacbonat 6. sắt(III) sunfat 7. Axit clo hidric 8. Axit sunfuric 9. cacbonđioxit
  4. 10.Nhôm sunfat 11. kali oxit 12. Natri hiđroxit a) Hãy viết công thức hóa học của các chất ở trên. b) Những chất nào ở trên thuộc loại oxit, axit, bazơ, muối? DẠNG 4 : THỰC HIỆN DÃY CHUYỂN HÓA Bài 5: Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau: (1) (2) a/ Na  Na2O  NaOH (1) (2) (3) b/ P  P2O5  H3PO4  H2 (1) (2) (3) (4) c/ KMnO4  O2  CuO  H2O  KOH (1) (2) (3) d/ CaCO3  CaO  Ca(OH)2  CaCO3 DẠNG 5 : TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC Bài 6: Người ta dùng một mẩu natri có khối lượng 2,6 gam cho vào 200 ml nước thu được dung dịch A và khí hidro. a. Tính thể tích khí H2 thu được (đktc)? b. Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch A sau phản ứng? Bài 7: Người ta dùng một mẩu kali có khối lượng 3,9 gam cho vào 200 ml nước thu được dung dịch A và khí hidro. a) Tính thể tích khí H2 thu được (đktc)? b) Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch A sau phản ứng? Bài 8. Cho Na vào nước dư thì thu được 300ml dung dịch NaOH 0,2M và khí H2. Tính thể tích khí H2 (đktc) thoát ra và khối lượng Na đã dùng ? Bài 9: Cho 3,25g kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric tạo ra kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro. a) Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành. b) Tính thể tích dung dịch axit clohiđric 0,5M đã dùng. Bài 11: Cho một hỗn hợp chứa 4,6 g natri và 3,9 g kali tác dụng vừa đủ với nước. a) Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc ) ? b) Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch biết khối lượng nước đã dùng là 91,5 g? Bài 12: Cho 10,8 g nhôm tác dụng với dung dịch axit clohiđric 10,95% (vừa đủ). Tính: a) Thể tích khí thoát ra (đktc)? b*) Nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc? DẠNG 6 : XÁC ĐỊNH CHẤT. Bài 13: Cho 3,36 lít(đktc) phản ứng hoàn toàn với kim loại hóa trị III thu được 10,2 gam oxit. Xác định tên kim loại đó? Bài 14: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Xác định tên kim loại R?