Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 - Hóa học 8 - Đề số 02

docx 2 trang mainguyen 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 - Hóa học 8 - Đề số 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_chuong_1_hoa_hoc_8_de_so_02.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 - Hóa học 8 - Đề số 02

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 ĐỀ SỐ 2 I. Phần trắc nghiệm:(3 điểm) Hãy khoanh tròn và đáp án em cho là đúng: Câu 1. Trong các vật thể sau, vật thể nào là vật nhân tạo? A. Sao mộc B. Đất đá C. Sông, suối D. Ao, hồ Câu 2. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây: A. Nơtron B. Prôton C. Electron D. Hạt nhân Câu 3. Nguyên tố hoá học nào có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất: A. Nhôm B. Sắt C. Oxi. D. Silic Câu 4. Phân tử khối của CO2 là: đvC (biết nguyên tử khối O = 16; C = 12) A. 42 B. 43 C. 44 D. 45 Câu 5. Công thức hoá học của đơn chất phi kim như: hiđrô, oxi, clo được viết như thề nào? A. A B. A2C. AxByD. AxByCz Câu 6. Chọn công thức hoá học đúng, biết Ca có hoá trị II, nhóm PO4 có hoá trị III: A. Ca3(PO4)2B. Ca2(PO4)2C. Ca(PO4)2D. CaPO4 II. Phần tự luận:(7 điểm) Câu 1: (2,5 đ) Nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nào, viết tên và kí hiệu. Câu 2: (1,5 đ) Kí hiệu hoá học của một nguyên tố được viết như thế nào? Áp dụng: Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố sau: a. Natri; b. Kali; c. Chì; d . Clo Câu 3: (3đ) a. Tính hoá trị của Fe (sắt) trong các hợp chất sau: FeO; FeCl3 ( biết Cl có hoá tri I ). b. Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất có phân tử gồm Al (III) và SO4(II) (Biết nguyên tử khối: Al = 27; S = 32; O = 16)
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án D B C C B A II. Phần tự luận:(7 điểm) Câu 1.- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. (0,5 điểm) Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. (0,5 điểm) - Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt: Electron, kí hiệu e. (0,5 điểm) Proton, kí hiệu p. (0,5 điểm) Nơtron, kí hiệu n. (0,5 điểm) Câu 2. Kí hiệu hoá học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa, chữ thứ hai được viết ở dạng in thường. (0,5 điểm) a, Na (0,25 điểm) b, K (0,25 điểm) c, Pb (0,25 điểm) d, Cl (0,25 điểm) Câu 3.a, *Gọi a là hoá trị của Fe. Ta có công thức chung là: FeaOII (0,25 đ) Áp dụng quy tắc hoá trị ta có: 1.a = 1.II => a = 2 (0,5 đ ) Vậy hoá trị của Fe trong hợp chất FeO là II. (0,25 đ a I * Gọi a là hoá trị của Fe. Ta có công thức chung là: Fe Cl 3 (0,25 đ) Áp dụng quy tắc hoá trị ta có: 1.a = 3.I => a = 3 (0,5 đ) Vậy hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3 là III. (0,25 đ) III II b, Công thức của hợp chất là: Al x(SO4) y (0,25 đ) Áp dụng quy tắc hoá trị ta có: x.III = y.II Ta có tỉ số: x II y III => x = 2; y = 3. (0,25 đ) Vậy công thức của hợp chất là: Al2(SO4)3 (0,25 đ) Phân tử khối của Al2(SO4)3 là: 2.27 + 3(32 + 4.16) = 54 + 3.96 = 342 đvC (0,25 đ)