Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Lịch sử Lớp 5 - Năm học 2019-2020

doc 5 trang Hùng Thuận 25/05/2022 5530
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Lịch sử Lớp 5 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_5_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Lịch sử Lớp 5 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ HKI - NĂM HỌC 2019-2020 Bài 1: “Bình Tây Đại Nguyên Soái “ Trương Định”. 1. Trước những băn khoăn đó nghĩa quân và dân chúng làm gì? - Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định là “Bình Tây Đại nguyên soái”. Điều đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc. 2. Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? - Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giăc. Bài 2: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước: 3. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? Hiện nay nơi ấy thuộc địa phương nào của nước ta? - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5 – 6 – 1911, ở bến cảng Nhà Rồng nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. 4. Tại sao Bác ra đi tìm đường cứu nước? - Với lòng yêu nước thương dân. Bài 3: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 5. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: - Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân ta đi theo con đường đúng đắn. Bài 4: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập: 6 Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? - Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Bài 5: Vượt qua tình thế hiểm nghèo: 7. Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”? - Chống giặc đói: Lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”, để dành cho dân nghèo và đẩy mạnh sản xuất. - Chống giặc dốt: Mở lớp bình dân học vụ ở khắp nơi để xóa nạn mù chữ, xây thêm trường học, trẻ em nghèo được cắp sách đến trường. Bài 6: Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp: 8. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì? - Nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực để mau chóng kết thúc chiến tranh. 9. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947. - 1 -
  2. - Sau nhiều ngày đêm chiến đấu, ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Bài 7: Chiến thắng Biên giới thu- đông: 10. Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 nhằm mục đích gì? - Giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. 11. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông 1950. - Ta đập tan âm mưu khoá chặt biên giới Việt- Trung của thực dân Pháp, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. Từ đây ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. Bài 8: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới: 12. Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì? - Để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân. - 2 -
  3. 5. Trình bày kết quả của Hội nghị thành lập Đảng: - Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cho cách mạng Việt nam. 14. Hãy nêu hai sự kiện có tác dụng củng cố hậu phương của ta sau chiến dịch. -Tháng 2-1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp. -Tháng 5-1952 Đai hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc khai mạc. 9. Kể lại tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. - Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh - 3 -
  4. nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. 17. Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao? - Kinh tế thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến. - Văn hoá giáo dục thi đua học tập, nghiên cứu khoa học để phục vụ kháng chiến. Bài 3: Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước. 8. Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. - Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đe doạ, đòi chính phủ ta giải tán lực lượngtự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu chúng ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công. 9. Hãy nêu những sự kiện tương ứng với mốc thời gian. - Ngày 18/12/1946: Pháp gửi tối hậu thư đe doạ, đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng nếu chúng ta không chấp nhận thì chúng nổ súng tấn công. - Ngày 19/12/1946: Trung ương Đảng họp quyết định toàn quốc kháng chiến. - Ngày 20/12/1946: Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh. 10.Lời kêu gọi kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định điều gì? - Thể hiện lòng quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ độc lập tự do cho đất nước và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh - 4 -