Câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 9 trang binhdn2 23/12/2022 1890
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Câu 1: Vật nào sau đây gọi là vật không sống? A. Con ong B. Vi khuẩn C. Than củi D. Cây cam Câu 2. Ví dụ nào sau đây liên quan đến ngành Hóa học? A.Ấp trứng gà bằng máy chuyên dụng. B.Quan sát hướng chuyển động của viên đạn. C.Theo dõi quá trình lớn lên của cây cà chua. D.Khi cho baking soda vào giấm ăn, ta thấy hiện tượng sủi bọt khí. Câu 3.Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ra trung tâm ỵtế cấp cứu. B. Rữa nước muối sinh lí C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào. D. Cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức. Câu 4 Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thí nghiệm A.Đeo gang tay khi lấy hóa chất. B. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm. C.Đùa giỡn trong phòng thí nghiệm D.Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 5.Kí hiệu nào cảnh báo dễ cháy
  2. A. B. C. D. Câu 6. Vật thể nhân tạo là A.Cây dừa B. Ngôi sao. C. Cái bàn. D.Con bò. Câu 7. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào? A. Từ rắn sang lỏng B. Từ hơi sang lỏng C. Từ lỏng sang hơi D. Từ lỏng sang rắn Câu 8. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hòa tan đường vào nước B. Cô cạn nước muối thành muối C. Hoà tan rượu vào nước. D. Đốt cồn 70 độ thấy cồn cháy sáng Câu 9. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều B. Cửa sổ bằng sắt để lâu bị gỉ sét C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt Câu 10. Chọn phát biểu đúng: A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí. B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí. C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí. D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.
  3. Câu 11. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxỵgen. . B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 12. Trong quá trình quang hợp cây xanh đã thải ra khí gì: A. Khí N2. B. Khí O2. C. Khí CO2. D. Khí H2. Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí? A. Cháy rừng B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông C. Hoạt động của núi lửa D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh Câu 14. Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ: A. Cốc bị thủng. B. Trong không khí có khí oxi. C. Trong không khí có hơi nước. D. Trong không khí có khí nitơ. Câu 15. Nguồn năng lượng nào sau đây gâỵ ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất? A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D.Thuỷ điện. Câu 16 . Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxigen trong không khí? A. Phá rừng để làm đồn điền, trang trạị B.Thải các chất khí thải ra môi trường không qua xử lí. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. Câu 17. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta gọi gỗ là A. Vật liệu B. nguyên liệu C. nhiên liệu D. Phế liệu Câu 18: Nhiên liệu lỏng gồm các chất? A.Nến , cồn , xăng B.Dầu, than đá, củi
  4. C.Biogas, cồn, củi D.Cồn, xăng, dầu Câu 19: Thực phẩm giàu chất đạm là A.lúa, ngô, khoai, đậu B.Thịt, cá, gạo C.Thịt gà, cá , sữa D.Mía, ngô, cá Câu 20 . tại sao con người sử dụng kim loại nhôm làm dây điện cao thế A. vì nhôm dẫn điện tốt hơn đồng B. vì nhôm nhẹ hơn đồng. C. vì nhôm nhẹ và rẻ hơn đồng. D. vì nhôm nặng hơn đồng Câu 21 :Vì sao không nên đun bếp than trong phòng kín? A.Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng B.Vì than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín C.Vì than không cháy được trong phòng kín D.Vì giá thành than rất cao Câu 22. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa mạch. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa. Câu 23 Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Rau xanh. C. Thịt. D. Gạo và rau xanh. Câu 24. Những thực phẩm được dùng để chế biến nước mắm là: A. Cá biển, muối B. Đậu nành
  5. C. Thực vật D. Thịt. Câu 25 Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị gì? A. Không biến đổi màu sắc. B. Mùi vị không thay đổi. C. Giá trị dinh dưỡng vẫn đảm bảo. D. Có mủi hôi thiu Câu 26: Hiện tượng ngộ độc thực phẩm tập thể ngày càng nhiều, Trong đó, có không ít vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. A.Thực phẩm quá hạn sử dụng; B.Thực phẩm nhiễm khuẩn; C.Thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại; D. Cả A, B,C Câu 27: Thế nào là nhiên liệu? A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống. C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người Câu 28: Một bạn học sinh đang nghiên cứu tính chất của một mẫu chất. Mẫu chất đó có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Theo em, mẫu chất đó đang ở thể nào? A. Rắn B. Khí C. Lỏng D. Vô định hình
  6. Câu 29.Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 30. Cho các phát biểu sau 1.Vitamin tốt cho mắt là vitamin A 2.Vitamin tốt cho sự phát triển của xương là vitamin E 3.Các vitamin dễ bi phân hủy khi đun sôi 4.Trong gạo có nhiều tinh bột 5.Đá vôi dễ bị trầy sước khi vạch bởi đinh sắt Số câu đúng là A.1,2,3,4,5 B. 1,3,4,5 C. 2,3,4,5 D.1.3.4.5 Câu 31. Kính lúp đơn giản A. gồm một tấm kính loại (dày ở giữa, mỏng ở mép viền). B. gồm một tấm kính lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền). C. gồm một tấm kính một mặt phẳng, một mặt lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền). D. gồm một tấm kính hai mặt phẳng đều nhau. Câu 32. Công việc nào dưới đây không phù hợp với việc sử dụng kính lúp? A.Người già đọc sách. B.Sửa chữa đồng hồ. C. Khâu vá. D.Quan sát một vật ở rất xa.
  7. Câu 33. Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới A. 20 lần. B. 200 lần. C. 500 lần. D. 1 000 lần. Câu 34. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm A.thị kinh, vật kính. B.chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. C.ốc to (núm chỉnh thô), Ốc nhỏ (núm chính tỉnh). D.đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng. Câu 35. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi? A.Tế bào biểu bì vảy hành. B.Con kiến. C.Con ong. D.Tép bưởi. Câu 36/Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta A.Centimet (cm) B.Đềximet (dm) C.Milimet (mm) D.Mét (m) Câu 37. Để đo số đo cơ thể của khách hàng người thợ may thường dùng thước ? A.Thước mét B.Thước cuộn
  8. C.Thước dây D.Thước cặp Câu 38. Độ chia nhỏ nhất của thước là A.Độ dài lớn nhất ghi trên thước B.Là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. C.Là độ dài tính từ 0 đến 1cm D.Là số nhỏ nhất ghi trên thước Câu 39. Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là A.Miligam B.Kilogam C.Gam D.Cả 3 đơn vị trên Câu 40. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là: A. tuần. B.ngày. C. giây. D.giờ. HẾT ĐÁP ÁN 1C 2D 3D 4C 5D 6C 7C 8D 9B 10A 11A 12B 13D 14C 15C 16D 17A 18D 19C 20C 21B 22C 23C 24A 25D 26D 27D 28D 29A 30D
  9. 31A 32D 33A 34A 35A 36D 37C 38B 39B 40C