Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 5 trang Hùng Thuận 25/05/2022 4510
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_toan_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2021_2022_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP THEO NGÀY TRONG TUẦN 19 Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2022 Toán Bài 1 : Đặt tính và tính 12,45 x 3,6 311,78 – 11,47 42,69 + 2,45 15,75 : 3,3 Bài 2: Một hình tam giác có đáy 2,8 dm và chiều cao 24 cm. Tính diện tích hình tam giác đó? Bài 3: Hình vẽ bên có mấy hình thang vuông? Kể tên các hình thang vuông đó Hình thang vuông : AMND, MBPN, MBCN Bài 4: Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 105,4 m2 , chiều dài là 12,4 m. Một mảnh đất hình vuông có chu vi bằng chu vi mảnh đất hình chữ nhật đó. Tính diện tích mảnh đất hình vuông ? Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là: 105,4 : 12,4 = 8,5 m Chu vi mảnh đất hình chữ nhật: ( 12,4 + 8,5) x 2 = 41,8 m Một cạnh của hình vuông : 41,8 : 4 = 10,45 m Diện tích của hình vuông là: 10,45 x 10,45 =109,2025 m2 Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2022 Toán Câu 1. Tính diện tích hình thang có: a). Đáy lớn 8m; đáy bé 75dm; chiều cao 32dm. b). Đáy lớn 1,9m; đáy bé 1,3m; chiều cao 0,9m. c). Đáy lớn 2/3m; đáy bé 1/2m; chiều cao 3/5m. Câu 2. Tính chiều cao hình thang có: a). Diện tích 30cm²; đáy lớn 8cm và đáy bé 0,4dm. b). Diện tích 6,4 dm²; đáy lớn 1,8dm; đáy bé 1,4dm. c). Diện tích 3/4m²; đáy lớn 1/4m và đáy bé 1/8m.
  2. Câu 3 : Một mảnh đất hình thang có đáy lớn là 35,6m, đáy lớn hơn đáy bé 9,7m, chiều cao bằng 2/3 tổng độ dài hai đáy. Tính diện tích mảnh đất đó. Bài giải Đáy bé của hình thang: 35,6 – 9,7=25,9 m Chiều cao của hình thang: ( 35,6 + 25,9 ) x 2/3= 41 m Diện tích của hình thang: ( 35,6 + 25,9 ) x 41 : 2= 1260,75 m2 Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2022 Toán Câu 1. Tính tổng hai đáy hình thang có : a). Diện tích 3,6 dam²; chiều cao 1,2dam. b). Diện tích 3/4m²; chiều cao 2/3m. c). Diện tích 2400cm²; chiều cao 3,8dm. Tổng hai đáy cuả hình thang là : Lấy diện tích nhân 2 rồi chia chiều cao. Câu 2. Một thửa ruộng hình thang vuông có cạnh bên vuông góc với 2 đáy dài 30,5m; đáy lớn 120,4m; đáy bé 79,6m. a. Tính diện tích thửa ruộng bằng dam² b. Trung bình 100dam2 thu được 65,2kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng thu được bao nhiêu kg thóc? Bài giải Diện tích thửa ruộng là : ( 120,4 + 79,6 ) x 30,5 : 2= 3050 m2= 30, 5 dam2 Trên cả thửa ruộng thu được số kg thóc là: 65,2 x ( 30,5 : 100) = 19,886 kg Câu 3. Trên một miếng đất hình thang có đáy lớn 8m, đáy bé 6m và chiều cao 11m, người ta đã thu được 184,8kg rau. Tính xem trên mỗi mét vuông thu hoạch được bao nhiêu kg rau? Bài giải Diện tích mảnh đất là : (8 + 6 )x 11: 2= 77 m2 Trên mỗi mét vuông thu hoạch được số kg rau: 184,8 : 77 =2,4 kg Câu 4. Tính trung bình cộng hai đáy hình thang có diện tích 195dm² và chiều cao 1,3m. Bài giải 1,3 m = 13 dm Trung bình cộng hai đáy hình thang là: 195 : 13 = 15 (dm) Câu 5. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 140m; đáy bé kém đáy lớn 36m và chiều cao bằng ¼ tổng hai đáy. a). Tính diện tích thửa ruộng hình thang.
  3. b). Cứ 200m² thu được 124kg thóc.Tính xem trên cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kilogam thóc? Bài giải Đáy bé hình thang là : 140 – 36 = 104 m Chiều cao của hình thàng: (140 + 104) : 4 = 61 m Diện tích thửa ruộng là: (140 + 104) x 61 : 2 = 7442 m2 Trên cả thửa ruộng thu hoạch được số kilogam thóc là: 7442 : 200 x 124 =4614, 04 kg Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2022 Toán Bài 1: Tính diện tích hình thang biết a) Độ dài hai đáy lần lượt là 6,7m và 5,4m; chiều cao là 4,8m. b) Độ dài hai đáy lần lượt là 7dm và 5dm; chiều cao là 35cm. Bài 2: Hình bình hành ABCD có AB = 4,5dm, AH = 3,2dm, DH = 1,5dm (xem hình vẽ bên). Tính diện tích hình thang ABCH. Bài giải Cạnh HC dài là: DC- DH= 4,5 – 1,5 = 3 dm Diện tích hình thang ABCH: ( 4,5 + 3) x 3,2 : 2= 12 dm2 Bài 3: Một mảnh đất hình thang có đáy lớn là 25,6m, đáy lớn hơn đáy bé 9,4m, chiều cao bằng 3/4 tổng độ dài hai đáy. Tính diện tích mảnh đất đó. Bài giải Đáy bé của hình thang: 25,6 – 9,4 =16, 2 m Chiều cao của mảnh đất: ( 25, 6 + 16,2) : 4 x 3= 31,35 m Diện tích mảnh đất: ( 25, 6 + 16,2) x 31,35 : 2=655,215 m2
  4. Bài 4:Một mảnh đất hình thang có đáy bé 30m, đáy lớn bằng 5/3 đáy bé, chiều cao bằng độ dài đáy bé. Người ta sử dụng 32% diện tích mảnh đất để xây nhà và làm đường đi, 27% diện tích mảnh đất để đào ao, phần đất còn lại để trồng cây. Tính diện tích phần đất trồng cây. Bài giải Đáy lớn hình thang là : 30 x 5/3 = 50 m Diện tích của mảnh đất là : ( 30 + 50 ) x 30 : 2= 1200 m2 Phần trăm diện tích để trồng cây: 100% - 32%- 27%= 41 % Diện tích trồng cây là: 1200 x 41: 100 = 492 m2 Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2022 BÀI TẬP CUỐI TUẦN Bài 1: Tính diện tích hình thang có: a) Độ dài hai đáy lần lượt là 3/4 dm và 0,6dm; chiều cao là 0,4dm. b) Độ dài hai đáy lần lượt là 7/4 m và 4/3 m; chiều cao là 12/5 m. Bài 2: Hình thang ABCD có đáy lớn DC = 16cm, đáy bé AB = 9cm. Biết DM =7cm, diện tích hình tam giác BMC bằng 37,8 cm2 (xem hình vẽ bên). Tính diện tích hình thang ABCD. Cạnh MC dài là : 16- 7 = 9 cm Chiều cao của tam giác BMC là : 2 x 37,8 : 9 = 8,4 cm Vì chiều cao của tam giác cũng đồng thời là chiều cao hình thang nên diện tích của hình thang ABCD là : ( 16 + 9) x 8,4 : 2 =105 ( cm2) Bài 3: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 100m đáy bé bằng 4/5 đáy lớn , đáy bé hơn chiều cao 3m . Trung bình cứ 100 m2 thu được 80,5kg thóc . Tính số thóc thu được trên thửa ruộng đó ?
  5. Bài 4: Tính chu vi hình tròn biết a/ d= 2,5 cm , d = 1,3 cm C = 2,5 x 3,14 = 7,85 cm, C= 1,3 x 3,14= 4,082 cm b/ r = 3,1 cm , r = 5,9 mm C = 3,1 x 2 x 3,14 = 19,468 cm C = 5,9 x 2 x 3,14 = 37, 052 mm Bài 5. a) Ghi dấu X trước số thứ tự đầu các câu ghép (1) Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận (2) Vì tôi ngại không nhận chiếc kính nên cô đã kể cho tôi nghe một câu chuyện (3) Nhìn thấy tôi cầm sách không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt (4) Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. (5) Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt chiếc kinh. b) Gạch dưới các vế câu trong từng câu ghép ở phần a (chú ý gạch chéo giữa CN và VN của mỗi vế câu ghép) Bài 6. Điền dấu phẩy, quan hệ từ “còn” hoặc cặp quan hệ từ “tuy nhưng ” vào chỗ trống để tạo thành một câu ghép: a) Hòa học tốt môn Tiếng Việt Vân lại học giỏi môn Toán b) Mái tóc của Linh luôn buộc gọn gàng sau gáy cái đuôi tóc cứ quất qua quất lại theo mỗi bước chân đi trông rất vui mắt c) .cô giáo nói rằng chiếc kính này đã được một người đàn bà khác trả tiền từ lúc tôi chưa ra đời tôi hiểu rằng cô đã cho tôi thật nhiều. Bài 7: Đặt 2 câu ghép có sử dụng các quan hệ từ, cặp quan hệ đã học. Xác định CN, VN của 2 câu vừa đăt.