Trắc nghiệm môn Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Đại cương về hóa hữu cơ - Đề 2
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm môn Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Đại cương về hóa hữu cơ - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- trac_nghiem_mon_hoa_hoc_11_chan_troi_sang_tao_chuong_3_dai_c.docx
Nội dung text: Trắc nghiệm môn Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Đại cương về hóa hữu cơ - Đề 2
- THPT TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3 Đề mẫu 2 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ Môn: Hóa học 11 Phần 1. Trắc nghiệm (16 câu- 8,0 điểm) Câu 1. Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ? A. CH4 B. CH3Cl C. CH3COONaD. CO 2 Câu 2. Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? A. CH4, C2H6, CO.B. C 6H6, CH4, C2H5OH. C. CH4, C2H2, CO2.D. C 2H2, C2H6O, BaCO3. Câu 3. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố O trong C2H4O2 là A. 51,23%B. 52,6%C. 53,33% D. 54,45% Câu 4. Để xác định nhóm chức cho phân tử hợp chất hữu cơ, người ta dùng phương pháp A. phổ khối lượng MS.B. phổ hồng ngoại IR.C. phổ gamma. D. phổ cực tím. Câu 5. Dùng phương pháp nào sau đây để tách và tinh chế chất rắn? A. Phương pháp chưng cất.B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh.D. Sắc kí cột Câu 6. Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp đây là cách tiến hành của phương pháp? A. Phương pháp chưng cất.B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh.D. Sắc kí cột. Câu 7. Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì? A. Khi để lâu, mật ong bị oxi hóa trong không khí tạo kết tủa. B. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh tinh bột. C. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường glucose và fructose. D. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường sucrose. Câu 8. Công thức phân tử (CTPT) không thể cho ta biết: A. Số lượng các nguyên tố trong hợp chất.B. Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất C. Hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất.D. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Câu 9. Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là: A. C2H3OB. C 20H30OC. C 4H6O D. C4H6O2 Câu 10. Cho phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A như hình vẽ: Giá trị m/z của mảnh ion phân tử là A. 43.B. 58.C. 71. D. 142 Câu 11. Công thức tổng quát cho ta biết A. Số lượng các nguyên tố trong hợp chất. B. Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất. C. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. D. Thành phần nguyên tố trong hợp chất.
- Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hợp chất A thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của A là A. CH2.B. CH 2O2. C. CH2O.D. C 3H5O. Câu 13. Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của nó như hình dưới Công thức phân tử của methadone là A. C17H27NO.B. C 17H22NO.C. C 21H29NO.D. C 21H27NO Câu 14. Cho các chất sau: CH3–O–CH3 (1), C2H5OH (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CH(OH)CH3 (4), CH3CH(OH)CH2CH3 (5), CH3OH (6). Những cặp chất là đồng phân của nhau A. (1) và (2); (3) và (4)B. (1) và (3); (2) và (5) C. (1) và (4); (3) và (5)D. (1) và (5); (2) và (4) Câu 15. Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất A. không no.B. mạch hở.C. thơm. D. no hoặc không no. Câu 16. Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí gần bằng 4,690. Công thức phân tử (CTPT) của limonen là: A. C12H16 B. C10H16 C. C6H8 D. C5H8 Phần 2. Tự luận (1 câu- 2,0 điểm) Câu 17. (2,0 điểm) β-Carotene (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzyme trong ruột non, β-carotene chuyển thành vitamine A nên nó còn được gọi là tiền vitamine A. Oxi hoá hoàn toàn 0,67 gam β-carotene rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết quả thấy bình (1) tăng 0,63 gam, bình (2) có 5,00 gam kết tủa. Phổ MS của β-carotene được cho như sau: a, Xác định công thức thực nghiệm của β-carotene? b, Xác định công thức phân tử của β-carotene?