Tài liệu tự học môn Sinh học 12

docx 34 trang hoaithuong97 7450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tự học môn Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_tu_hoc_mon_sinh_hoc_12.docx

Nội dung text: Tài liệu tự học môn Sinh học 12

  1. TÀI LIỆU TỰ HỌC MÔN SINH HỌC Xin kính chào quý thầy cô, phụ huynh và thân chào các em học sinh lớp 12 chuẩn bị thi TN THPT năm 2021! Do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn ra rất phức tạp nên gần như đa số các em học sinh phải ở nhà tự ôn tập là chính. Việc tìm kiếm tài liệu để tự học một cách dễ dàng, tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả cao cũng không hề đơn giản. Với mục đích muốn hỗ trợ tài liệu đã được biên soạn cẩn thận và sát với yêu cầu đề thi của BGD hiện hành và đáp ứng được các tiêu chí đã đề cập ở trên. Dưới đây, tôi chia sẻ 2 tư liệu mẫu: 1 đề thi mẫu và 1 phần nhỏ của chuyên đề. Các bạn tham khảo, nếu thấy hợp lí thì cứ liên hệ trực tiếp với tôi theo SĐT: 0942659792.  Giá tài liệu: 1. Bộ đề thi thử: 300 đề = 300.000 đồng 2. Trọn bộ chuyên đề gồm 6 chuyên đề: 300.000 đồng Nếu mua trọn bộ thì chỉ tốn 500.000 đồng Thân chào các bạn! GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 1
  2. ĐẠI HỌC VINH KÌ THI KSCL KẾT HỢP THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT CHUYÊN LỚP 12 - ĐỢT 1 NĂM 2021 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau, con lại luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở A. NST thường. B. ngoài nhân. C. NST giới tính X. D. NST giới tính Y. Câu 2: Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc NST: Đột biến trên thuộc dạng A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn. Câu 3: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thuần chủng? A. aaBB. B. AaBB. C. AaBb. D. aaBb. Câu 4: Loại nuclêôtit nào sau đây chỉ có ở ARN mà không có ở ADN? A. Adenin B. Timin. C. Uraxin. D. Guanin. Câu 5: Phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn được gọi là A. lai xa. B. lai phân tích. C. tự thụ phấn. D. lai thuận nghịch. Ab Câu 6: Quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen đã tạo ra các loại giao tử AB = ab = 20%. Tần số aB hoán vị gen giữa 2 gen này là A. 50%. B. 20%. C. 30%. D. 40%. Câu 7: Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? A. Châu chấu. B. Ếch đồng. C. Giun đất. D. Cá chép. Câu 8: Dịch mã là quá trình tổng hợp A. ADN. B. tARN. C. prôtêin. D. mARN. Câu 9: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là A. biến dị tổ hợp. B. thường biến. C. đột biến. D. mức phản ứng. Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, tổng hợp prôtêin ức chế là chức năng của A. vùng vận hành. B. các gen cấu trúc. C. gen điều hòa. D. vùng khởi động. Câu 11: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? A. Sợi siêu xoắn. B. Sợi chất nhiễm sắc. C. Sợi cơ bản. D. Cromatit. Câu 12: Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3 thành N2? A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn phản nitrat hóa. C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn cố định nitơ. Câu 13: Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen A, a; B, b phân li độc lập quy định, kiểu gen có đồng thời cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Sự tác động qua lại giữa các gen trên được gọi là A. tương tác giữa các alen của 1 gen. B. tương tác cộng gộp. C. tác động đa hiệu của gen. D. tương tác bổ sung. Câu 14: Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại guanin trên mạch khuôn liên kết với nuclêôtit loại nào của môi trường nội bào? A. Xitozin. B. Timin. C. Guanin. D. Uraxin. Câu 15: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 20, số nhóm gen liên kết của loài này là A. 20. B. 5 C. 30. D. 10. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 2
  3. Câu 16: Alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đột biến về cả 2 gen trên? A. AAbb. B. AaBB. C. aaBb. D. Aabb. Câu 17: Động vật nào sau đây có túi tiêu hoá? A. Thủy tức. B. Mèo rừng. C. Trâu. D. Gà. Câu 18: Một loài có bộ NST 2n = 24. Thể tam bội của loài này có số lượng NST là A. 36. B. 25. C. 12. D. 72. Câu 19: Phép lai P: cây quả dẹt cây quả dẹt, thu được F1 có tỉ lệ: 9 cây quả dẹt: 6 cây quả tròn: 1 cây quả dài. Biết rằng tính trạng do 2 cặp gen quy định. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen quy định kiểu hình cây quả tròn ở F1 là A. 2. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 20: Một tế bào thể một ở ruồi giấm khi đang ở kì sau của nguyên phân có số lượng NST là A. 9. B. 7. C. 18. D. 14. Câu 21: Một loài động vật, xét 2 cặp gen A, a; B, b nằm trên 1 cặp NST thường. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về 2 cặp gen đang xét của loài này là A. 3. B. 10 C. 4. D. 9. Câu 22: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3: 3: 1: 1? A. AAbb AaBb. B. AaBb AaBb. C. AaBb Aabb. D. aaBb aaBb. Câu 23: Loại biến dị nào sau đây không phải là biến dị di truyền? A. Thường biến. B. Đột biến gen. C. Đột biến số lượng NST. D. Đột biến cấu trúc NST. Câu 24: Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2? A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH) 2 C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4. Câu 25: Khi nói về đặc điểm di truyền của gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính ở chim. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Gen trên Y chỉ truyền cho giới đực. B. Tính trạng biểu hiện đều ở cả giới đực và giới cái. C. Gen luôn tồn tại thành cặp alen ở cả giới đực và giới cái. D. Gen trên X có hiện tượng di truyền chéo. Câu 26: Loại đột biến nào sau đây có thể làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST? A. Đột biến đảo đoạn. B. Đột biến đa bội. C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến điểm. Câu 27: Lơxin là axit amin được mã hoá bởi các bộ ba: 5’XUU3’; 5'XUX3’; 5'XUA3’. Những phân tử tARN mang bộ ba đối mã nào sau đây có thể tham gia vận chuyển axit amin Lơxin tới ribôxôm để thực hiện quá trình dịch mã? A. 5’AAG3'; 5’GAG3'; 5’UAG3'. B. 3’AAG5'; 3’GAG5'; 5’UAG3'. C. 3’XUU5'; 3’XUX5'; 3’XUA5'. D. 5’UAA3’; 5’UAU3'; 5’UAG3’. Câu 28: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen theo mô hình operon Lac ở E.coli, đột biến vùng nào làm prôtêin ức chế có thể không liên kết được với vùng 0? A. Vùng mã hoá của gen Z. B. Vùng mã hóa của gen A. C. Vùng mã hoá của gen R. D. Vùng P của operon. Câu 29: Alen B của sinh vật nhân sơ dài 408 nm, có tỉ lệ giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác bằng 2 . Alen B bị đột biến điểm thành alen b. Alen b có G – A = 242. Đột biến làm cho alen B thành alen b 3 thuộc dạng A. thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G - X. B. thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A –T. C. thêm 1 cặp G – X. D. thêm 1 cặp A – T. Ab Câu 30: Một loài động vật, xét cơ thể đực có kiểu gen X D X d giảm phân bình thường. Khoảng cách ab e E D giữa gen A và gen b là 20cM, giữa gen D và gen e là 36cM. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử AbX E phát sinh từ cơ thể này là A. 16%. B. 8%. C. 6,4%. D. 25%. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 3
  4. Câu 31: Phép lai P: hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau, thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 108 cây hoa đỏ và 84 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, số phép lai thuận giữa các cây hoa trắng F2, thu được F3 có kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ 25% là bao nhiêu? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. F1 tự thụ 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung. Quy ước: A-B-: hoa đỏ; A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng. F2 có 16 tổ hợp F1 dị hợp 2 cặp gen: AaBb AaBb Hoa trắng F1: 1AAbb, 2Aabb, laaBB, 2aaBb, aabb. Lai các cây hoa trắng với nhau, để đời con có kiểu hình hoa đỏ chiếm 25% ta có phép lại: Aabb aaBb → A-B- = 0,25. Câu 32: Trong điều kiện môi trường chỉ chứa 14N của phòng thí nghiệm, người ta nuôi các tế bào vi khuẩn E. coli được đánh dấu ADN vùng nhân bằng 15N ở cả 2 mạch đơn. Sau một số thế hệ, người ta phân tích ADN vùng nhân của vi khuẩn, thu được 8 mạch pôlinuclêôtit chứa 15N và 56 mạch pôlinuclêôtit chỉ chứa 14N. Cho biết mỗi vi khuẩn có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số tế bào vi khuẩn chỉ chứa 14N ở phân tử ADN vùng nhân trong thí nghiệm trên là bao nhiêu? A. 8.B. 28. C. 24. D. 56. Gọi a là số tế bào ban đầu, ta có: a tế bào vi khuẩn E. coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 nhân đôi một số lần trong môi trường chỉ chứa N14. có 8 mạch pôlinuclêôtit chứa 15N a = 4 (mỗi phân tử có 2 mạch polinucleotit). Hay cũng có 8 phân tử ADN chứa mạch 15N và 14N. Tổng số mạch là 8 + 56 = 64 có 64:2 = 32 phân tử ADN Số phân tử ADN chỉ chứa 14N = 32 – 8 = 24. Câu 33: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, d nằm trên 3 cặp NST; đột biến làm xuất hiện các dạng thể ba; cho biết không phát sinh đột biến khác. Theo lí thuyết, các thể ba về các gen trên trong quần thể có số loại kiểu gen tối đa là A. 27. B. 135. C. 108. D. 36. Xét 1 gen có 2 alen: số kiểu gen bình thường: 3 (AA, Aa, aa), kiểu gen thể ba (AAA, AAA, Aaa, aaa), tương tự với các cặp gen khác. 1 1 2 Số kiểu gen tối đa của các thể ba là C3 4 3 108. AB Câu 34: Một loài thực vật: cây G có kiểu gen , giao phấn với cây H dị hợp về 2 cặp gen đang xét, thu ab được F1. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, mỗi gen quy định 1 tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu giao tử của cây G có tỉ lệ 2: 2: 3: 3 thì khoảng cách giữa các gen trên là 20cM. B. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì F1 luôn có tỉ lệ kiểu hình 1: 2: 1. C. Cây H tự thụ phấn có thể thu được 9 loại kiểu gen ở đời con. D. Nếu F1 có 2 loại kiểu hình thì cây H có kiểu gen giống cây G. AB Ab Cây H có thể có kiểu gen: hoặc ab aB 2 2 4 A sai, nếu giao tử của cây G có tỉ lệ 2:2:3:3 tần số HVG 40% khoảng cách tương đối 10 10 10 là 40cM. AB AB AB AB ab B sai, nếu các gen liên kết hoàn toàn: H 1 : 2 :1 KH :3:1 ab ab AB ab ab C sai, nếu cây H tự thụ sẽ thu được 3 KG (liên kết hoàn toàn) hoặc 7KG (HVG ở 1 bên) hoặc 10 (HVG ở 2 bên). AB AB AB AB ab D đúng, nếu các gen liên kết hoàn toàn: H 1 : 2 :1 KH : 3:1; có 2 loại kiểu ab ab AB ab ab hình. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 4
  5. Câu 35: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Tiến hành lại giữa cây thân cao, hoa đỏ (cây M) với các cây khác thu được kết quả sau: – Phép lai 1: Cây M cây P, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 25%. – Phép lai 2: Cây M cây Q, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 50%. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Phép lai 2 thu được đời con có 3 loại kiểu gen. B. Kiểu gen của cây P, cây Q lần lượt là aabb, AAbb. C. Cây P giao phấn với cây Q, thu được đời con có 4 loại kiểu hình. D. Cây M tự thụ phấn, thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3: 3: 1: 1. PL 1: F1 có 4 loại kiểu hình Cây M dị hợp 2 cặp gen; cây thấp trắng (aabb) = 25% cây Q: aabb. Phép lai 1: AaBb aabb 1AaBb:1Aabb:laaBb:laabb PL 2: AaBb (M) P: 50% Cao trắng (A-bb) P: AAbb Phép lại 2: AaBb AAbb 1AABb:1AAbb:1AaBb:1Aabb Xét các phát biểu: A sai, đời con của phép lai 2 có 4 loại kiểu gen. B đúng. C sai, AAbb aabb Aabb (1 loại kiểu hình). D sai, AaBb AaBb → 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1 aabb. Câu 36: Ở một loài động vật, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Quần thể của loài này có tối đa 5 loại kiểu gen về tính trạng màu mắt. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Phép lai giữa 2 cá thể mắt đỏ thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen. B. Trong quần thể, kiểu hình mắt trắng gặp ở giới XX nhiều hơn ở giới XY. C. Nếu có phép lai thu được F1: 1♀ mắt trắng: 1♂ mắt đỏ thì NST giới tính của con cái là XX. D. Gen quy định màu mắt nằm trên NST thường. Gen quy định màu mắt có 2 alen và tạo được 5 KG Gen nằm trên vùng không tương đồng của X. Mắt đỏ: X A X A; X A X a ; X AY Mắt trắng: X aY; X a X a . Xét các phương án: A đúng, X A X a X AY 1X A X A :1X A X a :1X AY :1X aY B sai, kiểu hình mắt trắng ở giới XY nhiều hơn giới XX (giả sử tần số alen a là q; q<1; ở giới XX: X a X a q2 q X aY ở giới XY) 1 a A A C sai, nếu con cái là XX F 1: 1X X : 1X Y P phải mang alen a; con cái mang cả X . P: XAXa x XaY nhưng cặp P này còn sinh ra X AXa (con cái mắt đỏ) Sai, P phải có kiểu gen: ♀X AY ♂Xa Xa → ♂1XAXa: ♀1XaY. Câu 37: Một loài động vật, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên NST thường có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 6 cá thể P (kí hiệu a, b, c, d, e, f) thuộc loại này giao phối với nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: TT Phép lai P Tỉ lệ kiểu hình F1 (%) Mắt đỏ Mắt trắng Mắt vàng Mắt nâu 1 ♂ mắt đỏ (a) ♀ mắt đỏ (b) 75 0 0 25 2 ♂ mắt vàng (c) ♀ mắt trắng 0 0 100 0 (d) 3 ♂ mắt nâu (e) ♀ mắt vàng 0 25 25 50 (f) Biết rằng không xảy ra đột biến và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình mắt nâu. (2). Nếu chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình F 1 của các phép lại trên thì chỉ có thể xác định kiểu gen của 4 trong 6 cá thể P. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 5
  6. (3). Cho (d) giao phối với (e), thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình. (4). Nếu ở mắt đỏ ♀ mắt nâu, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1: 2: 1 thì có tối đa 4 sơ đồ lai thỏa mãn. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Phép lai 1: ♂ mắt đỏ (a) ♀ mắt đỏ (b) 3 mắt đỏ :1 mắt nâu đỏ >> nâu Phép lai 2: ♂ mắt vàng (c) ♀ mắt trắng (d) 100% mắt vàng vàng >> trắng Phép lai 3: ♂ mắt nâu (e) ♀ mắt vàng (f) 1 trắng:1 vàng: 2 nâu nâu >> vàng >> trắng. Thứ tự trội lặn: đỏ – nâu > vàng > trắng Quy ước: A1: lông đỏ > A2: lông nâu > A3: lông vàng > A4: lông trắng. PL1: A1 A2 a A1 A2 b 1A1 A1 : 2A1 A2 :1A2 A2 PL2: A3 A3 c A4 A4 d A3 A4. PL3: A2 A4 e A3 A4 f 1A2 A3 :1A2 A4 :1A3 A4 :1A4 A4. Xét các phát biểu: (1) đúng, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình mắt nâu: A2A2/3/4. (2) sai, có thể xác định được kiểu gen của 6 cá thể P. (3) đúng, d e : A4 A4 d A2 A4 e 1A2 A4 :1A4 A4 KH: 1:1. (4) đúng, ♂ mắt đỏ ♀ mắt nâu, để tạo 3 loại kiểu hình 2 cá thể P phải dị hợp không mang alen A 2, vì mang alen A2 sẽ không tạo được 3 kiểu hình. A1 A3/4 A2 A3/4 Có 4 phép lai thỏa mãn. BD Câu 38: Xét 3 tế bào sinh tinh của 1 cơ thể có kiểu gen Aa tham gia giảm phân, chỉ 1 trong 3 tế bào bd bị đột biến, cặp NST chứa cặp gen A, a không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Biết rằng chỉ tế bào bị đột biến là có xảy ra hoán vị giữa gen B và gen b. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử có thể là A. 1 AaBD: 1 Aabd: 1 Bd: 1 6D: 4 aBD: 4 Abd. B. 1 bD: 1 bd: 1 AaBd: 1 AaBD: 4 ABD: 4 abd. C. 1 BD: 1 Bd: 1 Aabd: 1 AabD: 4 aBD: 4 abd. D. 1 AaBD: 1 AabD: 1 Bd: 1 bd: 4 ABD: 4 abd. BD Xét 3 tế bào sinh tinh của 1 cơ thể có kiểu gen Aa tham gia giảm phân: bd 1 tế bào bị đột biến: cặp Aa không phân li trong GP I, có trao đổi chéo B/b. + Cặp Aa Aa; O 2 tế bào còn lại giảm phân theo 2 trường hợp TH1: Sự phân li của các NST là như nhau tạo 4ABD: 4abd hoặc 4Abd:4aBD. TH2: Sự phân li của các NST là khác nhau tạo 2ABD:2abd:2Abd:2aBD. Vậy tỉ lệ các loại giao tử có thể là: 1 AaBD: 1 AabD: 1 Bd: 1 bd :4 ABD: 4 abd. A, B, C đều là HVG giữa D/d. Câu 39: Trong mô hình cấu trúc của operon Lạc ở vị khuẩn E.coli, Gen R và operon đều thuộc 1 phân tử ADN. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 6
  7. (1). Nếu gen R nhân đôi 5 lần thì gen A cũng nhân đôi 5 lần. (2). Nếu gen Y tạo ra 3 phân tử mARN thì gen A tạo ra 6 phân tử mARN. (3). Nếu vùng P của operon hỏng thì gen R cũng ngừng quá trình phiên mã. (4). Nếu vùng Y bị đột biến điểm thì gen Z và gen A cũng đều bị đột biến điểm. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 40: Ở ruồi giấm, gen quy định về màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên NST thường; alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: lai giữa 2 cá thể đều có kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng trên, thu được F 1 có số ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 10,375%; các con đực F1 đều có mắt trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1). Số loại kiểu gen ở F1 là 14. (2). Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống mẹ chiếm 10%. (3). Trong số cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1, tỉ lệ cá thể mang 3 alen trội chiếm 100/183. (4). Số con có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F1 chiếm 183/800. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Đời F1: + Con đực toàn mắt trắng Con cái P: XdXd + Có ruồi mắt đỏ – Con đực P: XDY. → X d X d X DY 1X D X d :1X dY ab ab Đề cho: có số ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm1 ♀0, 375% X D X d 10,375% 0,2075 ab ab ab 0,2075: 0,5ab 0,415 (vì con đực không có HVG) là giao tử liên kết con cái P: AB X d X d ; f 17% ab AB aB Ab con đực có thể có kiểu gen: X DY hoặc X DY; giả sử con đực có kiểu gen: X DY ab ab ab Xét các phát biểu: (1) Đúng, số kiểu gen tối đa là 7 2 = 14 (HVG ở 1 bên cho 7 kiểu gen) (2) sai, số cá thể có kiểu gen giống mẹ chiếm 0% (vì không tạo được X d X d ) D (3) đúng, tỉ lệ thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1: A-B-D- = (0,25 + aabb) 0,5X - = 0,22875 Tỉ lệ cá thể mang 3 alen trội là: AB Ab D d D d X X 0,415AB 0,5ab 0,085aB 0,5Ab 0,5X X 0,125 ab aB 0,125 100 Trong số cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1, tỉ lệ cá thể mang 3 alen trội chiếm: . 0,22875 183 (4) Đúng. Số con có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F 1 chiếm: A B X dY 0,25 aabb 0,5X dY 0,22875 183 / 200 HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 7
  8. MỤC TIÊU Luyện tập với đề thi thử có cấu trúc tương tự đề thi tốt nghiệp: - Cấu trúc: 36 câu lớp 12, 4 câu lớp 11 - Ôn tập lí thuyết chương: Cơ chế di truyền và biến dị, tính quy luật của hiện tượng di truyền, di truyền quần thể, tiến hóa, sinh thái học. - Ôn tập lí thuyết Sinh 11: Chuyển hóa vật chất và năng lượng. - Luyện tập 1 số dạng toán cơ bản và nâng cao thuộc các chuyên đề trên. - Rèn luyện tư duy giải bài và tốc độ làm bài thi 40 câu trong 50 phút. Câu 1: Một trong những đặc điểm của ưu thế lai là: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời A. F4. B. F 2. C. F 3. D. F1. Câu 2: Ở thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp? A. Lục lạp. B. Ribôxôm. C. Ti thể. D. Bộ máy Gongi. Câu 3: Một quần thể thực vật, xét một gen có 2 alen A và a. Nếu tần số alen a là 0,7 thì tần số alen A của quần thể này là A. 0,2. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,5. Câu 4: Theo lý thuyết, cơ thể nào sau đây tạo ra 4 loại giao tử? A. AaBB. B. AaBb. C. AAbb. D. aaBb. Câu 5: Tế bào rễ của một loài thực vật có 2n = 14, tế bào này bị đột biến thể ba có số lượng nhiễm sắc thể là A. 12. B. 16. C. 15. D. 13. Câu 6: Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Di– nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 7: Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nằm ở đâu trong tế bào? A. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. B. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. C. Nằm trên nhiễm sắc thể thường. D. Nằm trong tế bào chất (ngoài nhân). Câu 8: Hiện tượng các cây thông nối liền rễ là biểu hiện của mối quan hệ nào trong quần thể? A. Kí sinh. B. Hỗ trợ cùng loài. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 9: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau. D. Mất đoạn nhiễm sắc thể. Câu 10: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là cơ thể dị hợp 2 cặp gen? A. AABb. B. AAbb. C. AaBb. D. aaBb. Câu 11: Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố tiến hóa nào làm cho những gen có lợi vẫn có thể bị đào thải khỏi quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 12: Trong các loại đơn phân cấu trúc nên phân tử ADN không có loại nào sau đây? A. Uraxin. B. Ađênin. C. Timin. D. Guanin. Câu 13: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do A. hai cặp nhân tố di truyền khác loại quy định. B. một cặp nhân tố di truyền quy định. C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định. D. một nhân tố di truyền quy định. Câu 14: Trong hoạt động của operôn Lạc ở vi khuẩn E. coli, điểm giống nhau khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ là. A. Protein ức chế vẫn được tổng hợp. B. Protein ức chế không được tổng hợp. C. Protein ức chế bám vào vùng vận hành. D. Protein ức chế không bám vào vùng vận hành. Câu 15: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Sâu ăn lúa. B. Lúa. C. Nhiệt độ. D. Chim sâu. Câu 16: Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là sai? GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 8
  9. A. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung. B. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người. C. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất. D. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người. Câu 17: Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang? A. Cá, ếch nhái, bò sát. B. Giun tròn, giáp xác, thủy tức. C. Cá chép, tôm, cua. D. Giun đất, giun dẹp, chân khớp. Câu 18: Một loài có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 20. Theo lý thuyết số nhóm gen liên kết của loài này là A. 21. B. 10. C. 20. D. 11. Câu 19: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Kí sinh. D. Hợp tác. Câu 20: Trong chọn giống, người ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để tạo ra cây con có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen? A. Nhân bản vô tính. B. Dung hợp tế bào trần của hai loài. C. Nuôi cấy hạt phấn kết hợp với lưỡng bội hóa. D. Cấy truyền phôi. Câu 21: Thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu bằng con đường A. qua mô giậu. B. qua lớp cutin. C. Qua lông hút. D. qua khí khổng. Câu 22: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể sinh vật? A. kích thước của quần thể. B. mật độ. C. tỉ lệ giới tính. D. Thành phần loài. Câu 23: Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý, cách li địa lý có vai trò A. ngăn cản giao phối giữa các quần thể. B. tăng cường giao phối giữa các quần thể. C. tạo ra các kiểu hình mới. D. tạo ra các kiểu gen mới. Câu 24: Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính? A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. B. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thuỷ triều, C. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. D. Tăng cường sử dụng các nhiên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải. Câu 25: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật nhai lại? A. Mèo. B. Trâu. C. Lợn. D. Gà. Câu 26: Ở 1 loài thực vật, cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với b quy định chín muộn. Cho 1 cây thân cao, chín sớm (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 3,24% số cây thân thấp, chín muộn. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở F1, loại cá thể có 2 alen trội chiếm tỉ lệ 47,44%. II. Ở F1, loại cá thể có 3 alen trội chiếm tỉ lệ 11,7% III. Ở F1, tổng số cá thể đồng hợp hai cặp gen chiếm 26,96%. IV. Ở F1, tổng số cá thể dị hợp một cặp gen chiếm 46,08%. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 27: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất? A. AaBb AaBb. B. AABb AaBb. C. AaBb AaBB. D. AABB aabb. Câu 28: Ở lúa Mì Triticum aestivum, xét phép lai ♂AaBbdd ♀AabbDd. Trong quá trình giảm phân ở cơ thể đực diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có một số tế bào mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lại trên có thể tạo ra tối đa bao nhiều loại hợp tử lệch bội? A. 16. B. 24. C. 28. D. 36. Câu 29: Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội? A. Thể tứ bội. B. Thể tam bội. C. Thể một. D. Thể ba. Câu 30: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, mèo rừng, báo. B. Chim sâu, thỏ, mèo rừng. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 9
  10. C. cào cào, thỏ, nai. D. cào cào, chim sâu, báo. Câu 31: Quần thể nào sau đây có tần số alen a thấp nhất? A. 0,4AA : 0,6aa. B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,laa. C. 0,1AA : 0,8Aa : 0,1aa. D. 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa. Câu 32: Ở một loài cây, 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định hình dạng quả. Kiểu gen có cả A và B cho quả dẹt, kiểu gen chỉ có A hoặc B cho quả tròn, kiểu gen aabb cho quả dài. Lai 2 cây quả tròn thuần chủng (P), tạo ra F1 toàn cây quả dẹt. F1 tự thụ phấn, tạo ra F2. Cho các cây quả dẹt F2 giao phấn, tạo ra F3. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) F1 dị hợp 2 cặp gen. (2) Các cây quả dẹt F2 có 4 kiểu gen. (3) Ở F3 có 2 loại kiểu hình. (4) Ở F3, cây quả dài chiếm tỉ lệ 1/81. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 33: Khi nói về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn có thể được bắt đầu bằng thực vật bậc cao. B. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có một loài sinh vật. D. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Câu 34: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây sai? A. Diễn ra trong một thời gian dài, trên phạm vi rộng lớn. B. Diễn ra ở cấp độ quần thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới. C. Có thể nghiên cứu bằng các thực nghiệm khoa học. D. Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian tương đối ngắn. Câu 35: Ở một loài thực vật, lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Lai phân tích cây F1, thu được Fa có tỷ lệ: 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn, thu được F2. Trong tổng số cây hoa trắng thu được ở F2, số cây đồng hợp tử chiếm tỷ lệ A. 3/16. B. 3/7. C. 1/16. D. 3/4. Câu 36: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. IV. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. A. 2. B. 1. C. 3.D. 4. Câu 37: Ở một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,7; b là 0,6. Biết các gen phân li độc lập, mỗi gen chỉ có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Quần thể này (1) có 4 loại kiểu hình. (2) có 8 loại kiểu gen. (3) có tỉ lệ kiểu gen AaBb lớn nhất. (4) có tỉ lệ kiểu gen aaBB nhỏ nhất. Số dự đoán đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 38: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt AB Ab nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Thực hiện phép lai X D X d X DY , thu ab ab được F1. Ở F1, ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 10%. Theo lí thuyết, có bao nhiều dự đoán sau đây đúng? I. Tỷ lệ ruồi đực mang một trong 3 tính trạng trội ở F1 chiếm 14,53%. II. Tỷ lệ ruồi cái dị hợp về 2 trong 3 cặp gen ở F1 chiếm 17,6%. III. Tỷ lệ ruồi đực có kiểu gen mang 2 alen trội ở F1 chiếm 15%. IV. Tỷ lệ ruồi cái mang 3 alen trội ở F1 chiếm 14,6%. A. 3. B. 2. C. 4.D. 1. Câu 39: Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh ở người. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 10
  11. Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 6 không mang alen bệnh 1, người số 8 có bố bị bệnh 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hai bệnh này có thể di truyền phân li độc lập hoặc liên kết với nhau. II. Có 8 người chưa xác định được chính xác kiểu gen. III. Cặp 13-14 sinh con trai không mang alen bệnh với xác suất 49/240. IV. Cặp 13-14 sinh con gái chỉ mang alen bệnh 1 với xác suất 7/240. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 40: Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F 1 gồm 100% hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ :7 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen phân ly độc lập quy định. II. Cây F1 dị hợp tử hai cặp gen. III. Các cây F2 có tối đa 9 loại kiểu gen. IV. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây đồng hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 1/9. V. Trong tổng số cây hoa đỏ F2, có 4/9 số cây khi tự thụ phấn sẽ cho đời con có 2 loại kiểu hình. A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1-D 2-A 3-C 4-B 5-C 6-B 7-D 8-B 9-A 10-C 11-C 12-A 13-B 14-A 15-C 16-B 17-C 18-B 19-C 20-C 21-D 22-D 23-A 24-D 25-B 26-A 27-A 28-A 29-B 30-C 31-B 32-C 33-B 34-A 35-B 36-A 37-D 38-D 39-B 40-B HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (NB): Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 và giảm ở các thế hệ sau. Chọn D. Câu 2 (NB): Ở thực vật, lục lạp thực hiện chức năng quang hợp. Chọn A. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 11
  12. Câu 3 (NB): Phương pháp: Tổng tần số các alen của một gen trong quần thể bằng 1. Cách giải: Tần số alen A + tần số alen a = 1. Tần số alen a = 0,7 tần số alen A = 0,3. Chọn C. Câu 4 (NB): Cơ thể dị hợp 2 cặp gen sẽ tạo ra 4 loại giao tử. Chọn B. Câu 5 (NB): Thể ba có dạng 2n + 1 = 15. Chọn C. Câu 6 (NB): Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa. Chọn B. Câu 7 (NB): Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất. Chọn D. Câu 8 (NB): Hiện tượng các cây thông nối liền rễ là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể. Chọn B. Câu 9 (NB): Đột biến đảo đoạn NST sẽ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST. Chọn A. Câu 10 (NB): Cơ thể dị hợp 2 cặp gen là: AaBb. Chọn C. Câu 11 (NB): Các yếu tố ngẫu nhiên có thể đào thải bất kì alen nào ra khỏi quần thể. Chọn C. Câu 12 (NB): ADN được cấu tạo từ 4 đơn phân: A, T, G, X. Không chứa U. Chọn A. Câu 13 (NB): Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. Chọn B. Câu 14 (NB): Trong hoạt động của operôn Lac ở vi khuẩn E. coli, khi môi trường có hoặc không có lactose thì gen điều hòa vẫn tổng hợp protein ức chế. Protein ức chế bám vào vùng vận hành khi môi trường không có lactose. Chọn A. Câu 15 (NB): Phương pháp: Nhân tố sinh thái vô sinh là các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường. Cách giải: Nhiệt độ là nhân tố vô sinh, các nhân tố còn lại là nhân tố hữu sinh. Chọn C. Câu 16 (NB): Phát biểu sai về quá trình phát sinh loài người là B, vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người. Chọn B. Câu 17 (NB): Cá chép, tôm, cua là những loài hô hấp bằng mang. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 12
  13. Chọn C. Câu 18 (NB): Phương pháp: Số nhóm gen liên kết bằng số NST có trong bộ đơn bội của loài. Cách giải: 2n = 20 → n = 10 có 10 nhóm gen liên kết. Chọn B. Câu 19 (NB): Mối quan hệ đối kháng gồm: cạnh tranh, vật ăn thịt con mồi, kí sinh. Chọn C. Câu 20 (NB): Để tạo cây con có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen người ta thực hiện nuôi cấy hạt phấn kết hợp với lưỡng bội hóa. Chọn C. Câu 21 (NB): Thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu bằng con đường khí khổng. Chọn D. Câu 22 (NB): Thành phần loài không phải đặc trưng của quần thể, đây là đặc trưng của quần xã. Chọn D. Câu 23 (NB): Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý, cách li địa lý có vai trò ngăn cản giao phối giữa các quần thể. Chọn A. Câu 24 (NB): Tăng cường sử dụng các nhiên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải sẽ làm tăng nồng độ CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Chọn D. Câu 25 (NB): Trâu, bò, cừu, dê là các động vật nhai lại. Chọn B. Câu 26 (VD): Phương pháp: Bước 1: Tính tần số HVG + Tính ab/ab + ab = ? + Tính f khi biết ab Bước 2: Tính tỉ lệ các giao tử Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2. Bước 3: Xét các phát biểu Cách giải: ab Thân thấp chín muộn: 0,0324 ab 0,18 f 36% ab Ab Ab P: ; f 36%; AB ab 0,18; Ab aB 0,32 aB aB AB Ab Ab aB I đúng, kiểu gen có 2 alen trội: 2 0,182 4 0,322 0,4744 ab aB Ab aB AB AB II sai, kiểu gen có 3 alen trội: 2 2 0,18AB 0,32 Ab,aB 0,2304 aB Ab III đúng, tỷ lệ đồng hợp 2 cặp gen: 2 0,182 2 0,322 26,98% IV đúng, tổng số cá thể dị hợp 1 cặp gen chiếm: 8 0,18 AB,ab 0,32 Ab,aB 46,08% (8 = 2 x 4; nhân 2 vì ở 2 bên đều có các loại giao tử này, 4 là số kiểu gen dị hợp 1 cặp gen) Chọn A. Câu 27 (TH): GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 13
  14. Phép lai giữa các cơ thể dị hợp về càng nhiều cặp gen thì đời con càng có số kiểu gen lớn. Phép lai AaBb AaBb sẽ tạo nhiều kiểu gen nhất (9 kiểu). Chọn A. Câu 28 (TH): Ở cơ thể cái có một số tế bào không phân li trong GP1 nên ta có kiểu giao tử bất thường là: (Aa, O). Các tế bào giảm phân bình thường cho A, a Xét: ♂Aa ♀Aa G: (A,a) (Aa, O, A, a). Do đề chỉ hỏi số thể lệch bội tối đa nên ta chỉ quan tâm đến số lượng hợp tử lệch bội (AAa, Aaa, A, a) 6 KG Vậy 4 2 2 16 Chọn A. Câu 29 (TH): Giao tử lưỡng bội (2n) × giao tử đơn bội (n) thể tam bội: 3n. Chọn B. Câu 30 (TH): Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm các loài ăn sinh vật sản xuất: cào cào, thỏ, nai. Chọn C. Câu 31 (TH): Phương pháp: Bước 1: Tính tần số alen của các quần thể. Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa y Tần số alen p x q 1 p A 2 a A Bước 2: So sánh tần số alen của các quần thể. Cách giải: QT A: A = 0,4; a = 0,6 0,6 QT B: p 0,3 0,6 q 1 p 0,4 A 2 a A 0,8 QT C: p 0,1 0,5 q 1 p 0,5 A 2 a A 0,5 QT D: p 0,2 0,45 q 1 p 0,55 A 2 a A Quần thể B là quần thể có tần số alen thấp nhất. Chọn B. Câu 32 (VD): Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung Lai 2 cây quả tròn thuần chủng tạo ra toàn quả dẹt F1 là AaBb (1) đúng F1 tự thụ phấn, F2 phân li theo tỷ lệ 9:6:1 Quả dẹt F2 gồm: (1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB) (2) đúng Quả dẹt F2 giao phấn F2: (1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB) (1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB) G: 4AB: 2Ab: 2aB: 1ab 4AB: 2Ab: 2aB: lab F3 có 3 loại kiểu hình: dẹt A-B-, tròn A_bb, aaB- và dài aabb (3) sai Tỷ lệ quả dài aabb ở F3: 1/9ab 1/9ab = 1/81 (4) đúng Chọn C. Câu 33 (TH): Phát biểu sai về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái là: B, chuỗi thức ăn trên cạn có thể bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng hoặc sinh vật ăn mùn bã hữu cơ. Chọn B. Câu 34 (TH): Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. Tiến hoá nhỏ có các đặc điểm: Diễn ra trên quy mô quần thể GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 14
  15. Diễn biến không ngừng dưới tác động của nhân tố tiến hoá Biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể Kết quả: hình thành loài mới Phát biểu sai về tiến hóa nhỏ là: A. Chọn A. Câu 35 (TH): Cây F1 dị hợp về các cặp gen Fa phân ly 3 trắng:1 đỏ tương tác bổ sung Quy ước gen: A-B-: Hoa đỏ A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng P: AABB aabb →F1: AaBb Cho F1 tự thụ phấn: AaBb AaBb (1AA:2Aa:laa)(1BB:2Bb:1bb) 2 3 7 Tỷ lệ cây hoa trắng là: 1 4 16 Tỷ lệ cây hoa trắng thuần chủng là 3/16 Vậy trong tổng số cây hoa trắng thu được ở F2 số cây đồng hợp tử chiếm tỷ lệ 3/7 Chọn B. Câu 36 (TH): Các phát biểu đúng về đột biến gen là: II, IV I sai, chỉ đột biến hình thành mã kết thúc sớm thì mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. III sai, đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotit Chọn A. Câu 37 (VD): Phương pháp: Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 Cách giải: A = 0,7; a = 0,3; B = 0,4; b = 0,6. - Quần thể đang cân bằng di truyền: (0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa)(0,16BB: 0,48Bb: 0,36bb) = 1. (1) đúng, số loại kiểu hình = 2 x 2 = 4. (2) sai, số loại kiểu gen = 3 x 3 = 9 kiểu gen. (3) sai, tần số kiểu gen lớn nhất là AABb = 0,49 x 0,48 = 0,2352. (4) đúng, tần số kiểu gen nhỏ nhất là aaBB = 0,09 x 0,16 = 0,0144. Chọn D. Câu 38 (VDC): Phương pháp: Bước 1: Tính tần số HVG + Tính ab/ab + ab = ? + Tính f khi biết ab Bước 2: Tính tỉ lệ các kiểu hình còn lại Sử dụng công thức + P dị hợp 1 cặp gen: Aa, Bb x Aa, bb: A-B- = 0,25 + aabb: A-bb = 0,5 – aabb, aaB - = 0,25 – aabb Bước 3: Xét các phát biểu Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2 Cách giải: Tỷ lệ ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ: con cái cho ab = 0,4 (là giao tử liên kết) f = 20% AB Ab P : X D X d X dY; f 20% ab ab (0,4AB : 0,4ab : 0, laB : 0,1AB)(0,5Ab :0,5ab) 1X D X d :1X d X d :1X DY :1X dY A-B- = 0,4 + 0,5 Ab 0,1aB = 0,45; aabb = 0,2; Aabb = 0,1 + 0,4ab 0,5 = 0,3; aaBb = 0,05 Xét các phát biểu I sai. Ruồi đực có kiểu hình trội 1 tính trạng A bbX dY aaB X dY aabbX DY là : 0,3 0,25 0,05 0,25 0,2 0,25 0,1375 13,75% II sai. Ruồi cái dị hợp 2 cặp gen (Ab/aB + ab/AB) XdXd + (Ab/ab + Ab/AB+ ab/Ab + ab/aB ) X D X d GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 15
  16. 0,5 0,1 0,4 0,25 0,5 0,4 0,4 0,1 0,1 0,25 0,1875 18,75% III đúng. Ruồi ♂ mang 2 alen trội: (ab/AB + Ab/aB + Ab/Ab )XdY + (ab/Ab + ab/aB+ Ab/ab) XDY chiếm tỉ lệ: 0,5 x (0,4 + 0,1 +0,1) 0,25 + 0,5 (0,1 + 0,1 + 0,4) 0,25 = 0,15 = 15% IV sai. Ruồi ♀ mang 3 alen trội: (ab/AB + Ab/aB + Ab/Ab )XDXd + (Ab/AB) XdXd chiếm tỉ lệ: 0,5 (0,4 + 0,1 + 0,1) 0,25 + 0,5 0,4 0,25 = 0,125 = 12,5% Chọn D. Câu 39 (VDC): Phương pháp: Bước 1: Xác định quy luật di truyền chi phối, quy ước gen. + Xét người 6 không mang gen gây bệnh 1 mà sinh con bị bệnh 1 người con nhận alen gây bệnh của mẹ + Bố mẹ 9 -10 bình thường sinh con gái 17 bị bệnh 2 Bước 2: Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ. Bước 3: Xét các phát biểu. Cách giải: + Xét người 6 không mang gen gây bệnh 1 mà sinh con bị bệnh 1 người con nhận alen gây bệnh của mẹ gen gây bệnh là gen lặn trên NST X. A- không gây bệnh 1, a- gây bệnh 1 + Bố mẹ 9 -10 bình thường sinh con gái 16 bị bệnh 2 gen gây bệnh là gen lặn trên NST thường. B- không gây bệnh 2, b- gây bệnh 2 1 XAYBb 2 XAXa Bb 3 XAX B 4 Xa YB 5 XAXa bb 6 XAYBb 7 XAX B 8 XAYBb 9 XAXa Bb 10 XAYBb 11 XAX bb 12 Xa Bb 13 XAX B 14 XAYB 15 XAYB 16 XAX bb Người 5 sinh con trai 12 bị bệnh 1 (XaY) Người 5: XAXa người 2: XAXa. Những người bình thường có con, bố mẹ bị bệnh 2 thì có kiểu gen Bb. Những người con trai bị bệnh 1 người mẹ phải mang alen X a. I đúng, các gen phân li độc lập. II đúng. còn 8 người chưa xác định được kiểu gen. Xét cặp vợ chồng 13 – 14: Người 13: + Người 7: có bố mẹ: 1 X AYBb 2 X A X a Bb 7 : 1X A X A :1X A X a 1BB : 2Bb  3X A :1X a 2B :1b + Người 8: XAYBb người 13: 3X A X A :1X A X a 2BB :3Bb  giao tử: (7XA:1Xa)(7B:3b) Người 14: có bố mẹ (9) X A X a Bb 10 X AYBb Người 14: X AY 1BB : 2Bb  giao tử (1XA : 1Y)(2B : 1b) Xét bệnh 1: 3X A X A :1X A X a X AY  7X A :1X a 1X A :1Y 7 /16X A X A :1/16X A X a "7 /16X AY :1/16X aY. 14 13 3 Xét bệnh 2: 2BB :3Bb 1BB : 2Bb  7B :3b 2B :1b BB : Bb : bb 30 30 30 7 1 7 2 49 III đúng, cặp 13-14 sinh con trai không mang alen bệnh với xác suất: X A Y B B 8 2 10 3 240 1 1 14 7 IV đúng. Cặp 13-14 sinh con gái chỉ mang alen bệnh 1: X A X a X aY BB X a X A BB 8 2 30 240 Chọn B. Câu 40 (VD): Phương pháp: Bước 1: Biện luận quy luật di truyền, tìm kiểu gen của F1 GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 16
  17. Bước 2: Cho F1 x F1 Bước 3: Xét các phát biểu. Cách giải: P thuần chủng F1 dị hợp về các cặp gen F2 phân ly 9 đỏ:7 trắng tính trạng do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung Quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng F1 tự thụ phấn: AaBb AaBb (1AA:2Aa:laa)(1BB:2Bb:1bb) Xét các phát biểu I đúng II đúng III đúng IV đúng: 1/16AABB : 9/16 (A-B-) = 1/9 V sai, tỷ lệ cây hoa đỏ ở F2 là 9/16; chỉ có cây AABB (1/16) tự thụ phấn cho 1 loại kiểu hình 9 /16 1/16 8 Tỷ lệ số cây tự thụ phấn cho 2 loại kiểu hình là: 9 /16 9 Chọn B. HẾT Chuyên đề: SINH HỌC PHÂN TỬ  I. CẤU TRÚC ADN Câu 1. Một đoạn ADN có chiều dài là 4080 A0 và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của gen đó sẽ là A. A = T = 320, G = X = 200.B. A = 320, T = 200, G = 200, X = 480. C. A = 320, T = 160, G = 200, X = 520.D. A = 320, T = 200, G = 200, X = 320. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 17
  18. Câu 2. Trong một phân tử ADN, Tổng số nuclêotit loại G và loại X là 30 000 nuclêotit. Biết phần trăm nuclêotit loại G trừ đi một loại nuclêotit khác bằng 10%. Chiều dài của ADN là A. 85 µm.B. 8,5 µm.C. 85 A 0. D. 8,5 A0. Câu 3. Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là A. 112.B. 448.C. 224.D. 336. Câu 4. Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch một của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là A. 1120.B. 1080.C. 990.D. 1020. T X Câu 5. Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có 1,5 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một A G chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là: A. A + G = 30%; T + X = 20%.B. A + G = 40%; T + X = 60%. C. A + G = 20%; T + X = 30%.D. A + G = 60%; T + X = 40%. Câu 6. Trong cấu trúc của một nucleotit, axitphotphoric liên kết với đường ở vị trí cacbon số (a) và bazơnitric liên kết với đường ở vị trí cacbon số (b), a và b lần lượt là A. 5’ và 1’B. 1’ và 5’C. 3’ và 5’D. 5’ và 3’ Câu 7. Sô liên kết giữa đường với axit trên một mạch của gen bằng 1679, hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác của gen bằng 20%. Số liên kết Hidro của gen nói trên bằng : A. 2268B. 1932C. 2184D. 2016 Câu 8. Một gen có chiều dài trên mỗi mạch bằng 0,2346 micrômet thì số liên kết phôtphođieste giữa các đơn phân trên mỗi mạch của gen bằng bao nhiêu ? A. 688B. 689C. 1378D. 1879 Câu 9. Một mạch của phân tử ADN có khối lượng bằng 36.10 7 đơn vị cacbon, thì số vòng xoắn của phân tử ADN nói trên bằng : A. 480000.B. 360000.C. 240000.D. 120000. Câu 10. Trên mạch thứ nhất của gen có 15% A, 25% T và tổng số G với X trên mạch thứ hai của gen bằng 840 nuclêôtit. Chiều dài của gen nói trên (được tính bằng namômet) bằng : A. 489,6.B. 4896.C. 476.D. 4760. Câu 11. Một mạch của gen có số lượng từng loại nuclêôtit A. T, G, X theo thứ tự lần lượt chiếm tỷ lệ 1 : 1,5 : 2,25 : 2,75 so với tổng số nuclêôtit của mạch. Gen đó có chiều dài 0,2346 micrômet. Số liên kết hiđrô của gen bằng : A. 1840B. 1725C. 1794D. 1380 Câu 12. Một ADN có chiều dài 510 nm và trên mạch một của ADN có A1 + T1 = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của ADN trên là A. A = T = 300; G = X = 1200.B. A = T = 1200; G = X = 300. C. A = T = 900; G = X = 600.D. A = T = 600; G = X = 900. Câu 13. Một ADN có hiệu giữa nuclêôtit Ađênin một loại nuclêôtit khác bằng 12,5% so với tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm mỗi loại nuclêôtit của ADN là: GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 18
  19. A. A = T = 32,5%; G = X = 17,5%.B. A = T = 31,25%; G = X = 18,75%. C. A = T = 12,5%; G = X = 37,5%.D. A = T = 37,5%; G = X = 12,5%. Câu 14. Trong mạch thứ nhất của ADN có tổng giữa hai loại nuclêôtit loại A và T bằng 40% số nuclêôtit của mạch. ADN có 264 nuclêôtit loại T. ADN nói trên có chiều dài là: A. 0,2244 mm.B. 2244 A 0.C. 4488 A 0. D. 1122 µm. Câu 15. Mạch thứ nhất của ADN dài 0,2448 µm ở mạch đơn thứ hai có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, T, G, X lần lượt là: 1, 7, 4, 8. Số lượng từng loại nuclêôtit A, T, G, X trên mạch thứ hai lần lượt là: A. 288, 144, 252, 36.B. 36, 252, 288, 144. C. 36, 252, 144, 288.D. 252, 36, 288, 144. Câu 16. Trên một mạch của gen có chứa 150 A và 120 T. Gen nói trên có chứa 20% số nuclêôtit loại X. Số liên kết hiđrô của gen nói trên bằng : A. 990.B. 1020.C. 1080.D. 1120. Câu 17. Trên một mạch của ADN có 10% timin và 30% ađênin. Tỷ lệ phần trăm số nucleotit mỗi loại của ADN trên là A. A = T = 40%; G = X = 60% ;B. A = T = 30%; G = X = 20%; C. A = T = 10%; G = X = 40% ;D. A = T = 20%; G = X = 30%; Câu 18. Trên mạch khuôn của một đoạn ADN có số nuclêôtit loại A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Số nucleotit mỗi loại của ADN trên là A. A = T = 150, G = X = 140B. A = T = 200, G = X = 90 C. A = T = 90, G = X = 200D. A = T = 180, G = X = 110 Câu 19. Nhiệt độ làm tách hai mạch đơn của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là 0 0 0 nhiệt độ nóng chảy của các ADN có chiều dài bằng nhau: ADN 1 = 37 C, ADN2 = 70 C, ADN3 = 53 C, 0 0 ADN4 = 87 C, ADN5 = 46 C. Trình tự sắp xếp các ADN nào dưới đây là đúng nhất khi nói đến liên quan đến tỉ lệ (A + T)/ tổng nuclêôtit của ADN nói trên theo thứ tự tăng dần? A. ADN4 → ADN2 → ADN3 → ADN5 → ADN1. B. ADN1 → ADN5 → ADN3 → ADN2 → ADN4. C. ADN1 → ADN2 → ADN3 → ADN4 → ADN5. D. ADN5 → ADN4 → ADN3 → ADN2 → ADN1. Câu 20. Khi phân tích một axit nuclêic người ta thu được thành phần của nó gồm: 20% A, 30% G, 30%U, 20% X. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Axit nuclêic này là ARN có cấu trúc mạch kép. B. Axit nuclêic này là ARN có cấu trúc mạch đơn. C. Axit nuclêic này là ADN có cấu trúc mạch kép. D. Axit nuclêic này là ADN có cấu trúc mạch đơn. Câu 21. Cơ sinh vật nhân thực, xét hai phân tử ADN I và II, phân tử ADN I có tổng số nuclêôtit loại A và 2 X bằng 3 tổng số nuclêôtit loại T và G của phân tử ADN II, phân tử ADN II có số nuclêôtit nhiều hơn ADN I là 900 nuclêôtit. Tổng số nuclêôtit của ADN I và ADN II là A. 1800.B. 2700.C. 4500.D. 3600. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 19
  20. Theo giả thiết, ta có: 2 N I 2 N II AI + XI (TII GII ) N I 1800 3 2 3 2 N II 2700 NI 900 NII NI 900 NII NI + NII = 4500 Câu 22. Ở sinh vật nhân thực, xét gen 1 và gen 2 có chiều dài bằng nhau. Biết gen 1 có A – G = 100; gen 2 có G – A = 100; tổng số liên kết hiđrô của hai gen là 7500 liên kết. Số lượng nuclêôtit loại A của gen 1 là A. 700. B. 800.C. 1500.D. 1200. - Theo giả thiết, tổng số liên kết hiđrô của hai gen là 7500 liên kết H = Hg1 + Hg2 = 2Ag1 + 3Gg1 + 2Ag2 + 3Gg2 = 7500 2 (Ag1 + Ag2) + 3 (Gg1 + Gg2) = 7500 (I) - Mặt khác: Ag1 – Gg1 = 100 (1) Gg2 – Ag2 = 100 (2) (1) – (2): (Ag1 + Ag2) – (Gg1 + Gg2) = 0 (II) Đặt x = Ag1 + Ag2; y = Gg1 + Gg2 Từ (I) & (II) x = Ag1 + Ag2 = 1500 (3) y = Gg1 + Gg2 = 1500 (4) (3) + (4) Ag1 + Gg1 + Ag2 + Gg2 = 3000 - Ta lại có: Lg1 = Lg2 (giả thiết) Ng1 = Ng2 Ag1 + Gg1 = Ag2 + Gg2 - Do đó: Ag1 + Gg1 = Ag2 + Gg2 = 1500 (6) - Từ (1) & (6) Ag1 = 800 Câu 23. Một tế bào nhân thực lưỡng bội chứa cặp gen Dd thực hiện quá trình nguyên phân, biết trong lần nguyên phân lần đầu tiên này xảy ra hiện tượng nhiễm sắc kép mang gen D không phân li ở kì sau, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Hai tế bào con được hình thành tiếp tục quá trình nguyên phân 1 lần tiếp theo và lần nguyên phân này cả hai tế bào con đều không xảy ra đột biến; tế bào thứ nhất cần môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit từng loại là A = T = 600, G = X = 900; tế bào thứ hai cần môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit từng loại là A = T = 2400, G = X = 2100. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Số nuclêôtit từng loại của gen D là A = T = 900, G = X = 600. (2) Kết thúc quá trình nguyên phân, các tế bào con được tạo ra mang bộ nhiễm sắc thể bình thường chiếm 50%. (3) Số nuclêôtit từng loại của gen d là A = T = 600, G = X = 900. (4) Kết quả của hai lần nguyên phân đã tạo được hai tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. * Quá trình nguyên phân diễn ra như sau: GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 20
  21. - Lần nguyên phân thứ nhất + Dd nhân đôi ở kì trung gian → D+D d+d + Kết thúc lần nguyên phân đầu tiên tạo ra 2 tế bào con: DDd và d - Lần nguyên phân thứ hai + Tế bào DDd nguyên phấn tạo 2 tế bào con giống nhau: DDd + Tế bào d nguyên phân tạo 2 tế bào con giống nhau: d * Nhận xét: - Môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit từng loại là A = T = 600, G = X = 900; đây chính là số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho tế bào chứa gen d Số lượng từng loại nuclêôtit của gen d: Ad = Td = 600, Gd = Xd = 900 - Môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit từng loại là A = T = 2400, G = X = 2100; đây là số lượng từng loại nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho gen DDd nhân đôi Số nuclêôtit từng loại của gen D là: AD = TD = (2400 – 600) : 2 = 900, GD = XD = (2100 – 900) : 2 = 600 * Kiểm chứng các phát biểu (1) Số nuclêôtit từng loại của gen D là A = T = 900, G = X = 600. (1) đúng (2) Kết thúc quá trình nguyên phân, các tế bào con được tạo ra mang bộ nhiễm sắc thể bình thường chiếm 50%. Tất cả 4 tế bào con tạo ra đều mang bộ nhiễm sắc thể bất thường (2) sai (3) Số nuclêôtit từng loại của gen d là A = T = 600, G = X = 900. (3) đúng (4) Kết quả của hai lần nguyên phân đã tạo được hai tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1. Hai tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 là DDd (4) đúng Câu 24. Một gen có 4050 liên kết hiđrô, tổng phần trăm giữa G với một loại nuclêôtit khác là 70%. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có A + G = 40% số nuclêôtit của mạch và X – T là 20% số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit loại A trên một mạch của gen là: A. 150.B. 450C. 600D. 750 Tổng phần trăm giữa G với một loại nuclêôtit khác là 70% → %G + %X = 70% (vì %G = %X → %G – %X = 0) Mà %A + %G = 50% → %G = %X = 35%; %A = %T = 15% → G = X = 0,35N; A = T = 0,15N → H = 2A + 3G = 0,3N + 1,05N = 4050 → N = 3000 (nu) → A = T = 450 (nu); G = X = 1050 (nu) Ta có: A1 + G1 = 40%N/2 = 600 (1); X1 – T1 = 20%N/2 = 300 (2) GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 21
  22. Từ (1), (2) → G + A1 – T1 = 900 → T1 – A1 = 150 (3) Mà A1 + T1 = 450 (4) Từ (3), (4) → A1 = T2 = 150 (nu) Câu 25. Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau: (1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T. (2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết. (3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368. (4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit. Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng? A. 2B. 3C. 4D. 1 1689 A T 281 282 2A 3G 1669 A T 281 3 B:  b 2A 2G 1300 G X 369 2211 G X 369 368 3 Câu 26. Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit là 5’– GXATGAAXTTTGATXX –3’. Tỉ lệ A T trên đoạn mạch thứ hai của gen là G X A. 9/7.B. 7/9C. 4/3D. 3/4 Trên mạch thứ nhất của gen có: A1 + T1 = 9; G1 + X1 = 7. Trên mạch thứ hai của gen có: A2 + T2 = 9; G2 + X2 = 7. Câu 27. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại adênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là: A. A = 450;T = 150;G = 150;X = 750. B. A = 750;T = 150; G = 150;X = 150. C. A = 450; T =150; G = 750;X =150. D. A = 150;T = 45; G = 750;X = 150. H = 2A + 3G = 3900; G = X = 900:=> A = T = 600 N = 2A + 2G = 3000 30 N Mạch 1: A 30% 450nu;G 10% 150nu 1 100 2 1 tương tự có G2 X1 750 Câu 28. Một đoạn ADN dài 272 nm, trên mạch đơn thứ hai của đoạn ADN có A2 = 2T2 = 3G2 = 4X2. ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nucleôtit loại A là: A. 1728 B. 1152C. 2160D. 3456. 2L Số nucleotit của gen là: N 1600 3,4 Ta có N/2 = A2 + T2 +G2 +X2 = 800 ↔ 4X2 + 2X2 +4/3X2 +X2 =800 →X2 =25/3X2=800 →X2 = 96 GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 22
  23. A=A2 + T2 = 6X2 =576 2 ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nucleôtit loại A là: A mt = A×(2 – 1)=1728 Câu 29. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nucleotit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại ađênin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch, số nucleotit mỗi loại ở mạch 2 của gen này là A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150. C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150 D. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150. H=3900 ; G= 900 A = 600 N = 2A+2G = 3000 Một mạch sẽ có 1500 nucleotit Trên mạch 1: A1 = 30% x 1500 = 450= T2 T1 = 150 = A2 G1 = 10% x 1500 = 150= X2 X1 = 750 = G2 Câu 30. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nucleotit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại ađênin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch, số nucleotit mỗi loại ở mạch 2 của gen này là A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150. C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150 D. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150. Phương pháp: Áp dụng các công thức: A=T=A1+T1=A2 +T2 G=X=G1+X1= G2 + X2 CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G N N 2n 1 Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: mt Cách giải: H=3900 ; G= 900 A = 600 N = 2A+2G = 3000 Một mạch sẽ có 1500 nucleotit Trên mạch 1: A1 = 30% x 1500 = 450= T2 T1 = 150 = A2 G1 = 10% x 1500 = 150= X2 X1 = 750 = G2 A T 5 Câu 31. Một phân tử ADN mạch kép có tỷ lệ , khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 3 lần, tỷ lệ G X 3 các loại nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là A. A = T= 18,75%; G = X = 31,25% B. A + T = 31,25%; G + X = 18,75% C. A + T= 18,75%, G + X = 31,25%D. A = T = 31,25%; G = X = 18,75%. A T 5 A Ta có: A T 31,25%;G X 18,75% G X 3 T Khi gen nhân đôi 3 lần thì tỷ lệ các loại nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là: A = T = 31,25%; G = X = 18,75%. Câu 32. Một gen có chiều dài 408nm và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 23
  24. G 9 G T 23 I. Tỷ lệ 1 II. Tỷ lệ 1 1 A1 14 A1 X1 57 A T 3 T G III. Tỷ lệ 1 1 IV. Tỷ lệ 1 G1 X1 2 A X A. 2 B. 3C. 1D. 4 2L Tổng số nucleotit của gen là: N 2400 3,4 %A=20%N → A = T=480; G=X=720 Trên mạch 1: T1 = 200 →A1 = 480 – 200 = 280 G1=15%N/2 = 180 → X1 = 720-180=540 Mạch 2 : A2 = T1 = 200 ; G2 = X1 = 540 ; T2=A1 = 280 ; X2 = G1= 180 Xét các phát biểu : G 180 9 I. đúng, Tỷ lệ 1 A1 280 14 G T 180 200 19 II. sai, Tỷ lệ 1 1 A1 X1 280 540 41 A T 480 2 III.Sai, Tỷ lệ 1 1 G1 X1 720 3 T G IV.đúng Tỷ lệ 1 A X Câu 33. Một gen ở người có tổng số nuclêôtit loại G với 1 loại nuclêôtit khác là bằng 60% tổng số nuclêôtit 1 1 của gen và có 2769 liên kết hiđrô. Trên mạch 3’ → 5’ của gen có A= T= G. Theo lí thuyết, số nuclêôtit 5 3 mỗi loại trên mạch 5’ → 3’của gen là A. A = 355; T = 71; X = 426; G = 213. B. A = 355; T = 71; X = 213; G = 426 C. A = T = 213; G = X = 426D. T = 355; A = 71; X = 426; G = 213 Ta có %A+%G=50% →nucleotit loại khác kia là X, hay %X+%G=60% →%X=%G=30%. Ta có H=2A+3G= N + G= 130%N → N =2130 →A=T=20% ×2130 = 426 ; G=X=639 T1 6 Ở mạch 3’ → 5’ (gọi là mạch 1) có A1+T1 = A = T T 426 T 355 A A T 71 5 1 5 1 1 2 1 2 →G1 = 71×3=213 =X2 ; G1 = 639 – 213 =426 Câu 34. Axit nucleic có thể có dạng mạch kép (tx) hoặc dạng mạch đơn (xx). Bảng dưới đây cho thấy thành phần các bazo (nucleotit) của 4 mẫu nucleotit khác nhau GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 24
  25. Mẫu Tỉ lệ % các loại bazo A T G X U 1 40 40 10 10 0 2 10 40 40 10 0 3 40 0 40 10 10 4 40 0 20 10 30 A. (1) ADN mạch kép; (2) ARN mạch kép; (3) ADN mạch đơn; (4) ADN mạch đơn B. (1) ADN mạch kép; (2) ARN mạch đơn; (3) ADN mạch kép; (4) ARN mạch đơn C. (1) ADN mạch đơn; (2) ADN mạch kép; (3) ARN mạch đơn; (4) ARN mạch kép D. (1) ADN mạch kép; (2) ADN mạch đơn; (3) ARN mạch đơn; (4) ARN mạch đơn. Mẫu (1) và (2) không có U ADN A và B sai. Mẫu (3) và (4) không có T, có U ARN + Mẫu (1): A=T, G=X ADN mạch kép + Mẫu (2): AT, GX ADN mạch đơn + Mẫu (3) và (4) là ARN mạch đơn Câu 35. Phân tích thành phần nuclêôtit của 3 chủng virut thu được: Chủng A: A = G = 20%; T = X = 30%; Chủng B: A = T = G = X = 25%; Chủng C: A = U = G = X = 25%. Kết luận nào sau đây đúng? A. Vật chất di truyền của cả 3 chủng virut A, B, C đều là ADN. B. Vật chất di truyền của chủng virut A và chủng virut C là ARN, chủng virut B là ADN. C. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN hai mạch,chủng virut C là ADN một mạch D. Vật chất di truyền của chủng virut A là ADN một mạch, chủng virut B là ADN hai mạch, chủng virut C là ARN A=T; G=X → ADN dạng kép; A≠T; G≠X →ADN dạng đơn; có U → ARN Kết luận đúng là: D Câu 36. Trong mạch 2 của gen có số nucleotit loại T bằng số nucleotit loại A; số nucleotit loại X gấp 2 lần số nucleotit loại T; số nucleotit loại G gấp 3 lần số nucleotit loại A. Có bao nhiêu nhận định sai trong các nhận định sau? I. Số liên kết hiđrô của gen không thể là 4254. II. Nếu tổng liên kết hiđrô là 5700 thi khi gen nhân đôi 3 lần, số nuclêotit loại A mà môi trường cung cấp là 2100. III. Tỉ lệ số liên kết hiđrô và số nucleotit của gen luôn là 24/19. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 25
  26. IV. Gen nhân đôi k lần liên tiếp thì số nucleotit loại G do môi trường cung cấp gấp 2,5 số nuclêotit loại A do môi trường cung cấp. A. 3 B. 2C. 4D. 1 Mạch 2 có A2 = T2 ; G2 = 3A2 ; X2 = 2T2 Ta có A=T=A2 + T2 = 2T2 G=X=G2 + X2 = 3A2 + 2T2 = 5T2 →A/G= 2/5 I sai, nếu H = 2A + 3G = 4T2 + 15T2 = 4254 → T2 =223,9 → Loại, vì T2 phải là số nguyên. II sai, nếu H = 2A + 3G = 4T2 + 15T2 =5700 → T2 =300 → A=T=600 3 Khi gen nhân đôi 3 lần môi trường cung cấp : Amt = A× (2 -1) = 4200 III sai. H = 2A + 3G = 4T2 + 15T2 = 19T2 N=2A +2G = 4T2 + 10T2 = 14T2 → Tỷ lệ H/N = 19/14 IV đúng, vì G/A = 2,5 II. CƠ CHẾ NHÂN ĐÔI Câu 37. Một gen dài 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hiđrô, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nulêôtit tự do mỗi loại cần môi trường cung cấp là : A. A = T = 4200, G = X = 6300B. A = T = 5600, G = X = 1600 C. A = T = 2100, G = X = 600D. A = T = 4200, G = X = 1200 Câu 38. Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là: A. 30B. 32C. 16D. 31 Câu 39. Gen có chiều dài là 5100Å và có tỉ lệ A = 20%. Khi gen nhân đôi hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp số lượng từng loại nucleotít là: A. A = T= 600, G = X = 900.B. A = T= 1200, G = X = 1800. C. A = T= 1800, G = X = 2700.D. A = T= 2400, G = X = 3600. Câu 40. Một phân tử ADN nhân đôi x lần số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là: A. 2x B. 2x – 1C. 2.2 x D. 2.2x - 2 Câu 41. Gen 1 và gen 2 nhân đôi số lần bằng nhau đã lấy của môi trường 29400 nuclêôtit. Gen 1 dài 0,408 micrômet. Gen 2 có 90 vòng xoắn. Số lần nhân đôi của mỗi gen là A. 3 lần.B. 5 lần.C. 2 lần.D. 4 lần. Câu 42. Một phân tử ADN của nấm men tiến hành nhân đôi, người ta thấy có tổng số 10 9 đoạn okazaki trong 35 đơn vị nhân đôi. Tổng số đoạn mồi được tổng hợp là A. 1011 + 70.B. 10 9 + 35.C. 10 9 + 70.D. 10 8 + 70. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 26
  27. Câu 43. Khi gen thực hiện 4 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là : A. 16B. 15C. 14D. 8 Câu 44. Ở sinh vật nhân thực, trong quá trình nhân đôi ADN ở một đơn vị tái bản cần 112 đoạn mồi. Số phân đoạn Okazaki được hình thành ở một đơn vị tái bản đó là A. 56B. 55C. 112D. 110 Câu 45. Có 10 phân tử ADN nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 140 mạch pôlinuclêotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là : A. 6B. 5C. 4D. 3 Câu 46. Quan sát 1 phân tử ADN ở sinh vật nhân thực khi tái bản có 6 đơn vị tái bản, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên 85 đoạn mồi. Số đoạn Okazaki được tổng hợp trong quá trình tái bản ADN đó là: A. 73B. 87C. 85D. 75 => số OK = tổng đoạn mồi trừ đi số đoạn mồi cho mạch TH liên tục = 85 – 6x2 = 73 Câu 47. Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN chiếm 6,25% số mạch đơn có trong tổng số các phân tử ADN con được tái bản từ ADN ban đầu. Trong quá trình tái bản môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 104160 nuclêôtit. Phân tử ADN này có chiều dài là : A. 5712A0 B. 11804,8A0 C. 11067A0 D. 25296A0 - Số mạch đơn sau tái bản = 2/0,0625 = 32 => số ADN con = 32/2 = 16 - Phân tử ADN nhân đôi 4 lần => số Nu của 1 phân tử AND = 104160 : (24 - 1) = 6944 => chiều dài ADN = (6944/2) x 3,4 = 11804,8 A0 Câu 48. Phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N 15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 10 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con có chứa N14? A. 1023B. 2046C. 1024D. 1022 Câu 49. Một gen có chiều dài 0,51 μm. T chiếm 20%. Gen nhân đôi 2 lần liên tiếp, số nucleotit loại A môi trường cung cấp là: A. 1440B. 1800C. 1920D. 960 Câu 50. Phân tử ADN ở vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN không còn chứa N15? A. Có 14 phân tử ANDB. Có 2 phân tử ADN C. Có 8 phân tử ANDD. Có 16 phân tử ADN Câu 51. Quá trình nhân đôi của ADN ở tế bào nhân thực khác với quá trình nhân đôi của ADN ở tế bào nhân sơ như thế nào? A. Năng lượng tiêu tốn ít hơn. B. Diễn ra nhanh hơn. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 27
  28. C. Có ít loại enzim tham gia. D. Diễn ra nhiều điểm trong mỗi ADN và có nhiều loại enzim tham gia Câu 52. Giả sử thí nghiệm Meselson- Stahl (dùng N 15 đánh dấu phóng xạ để chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn) tiếp tục đến thế hệ thứ 4 thì tỷ lệ các phân tử ADN có chứa N15 là: A. 1/8.B. 1/32C. 1/16.D. 1/4. Câu 53. Một gen ở sinh vật nhân sơ có tích số phần trăm giữa A và G bằng 6%. Biết số nucleotit loại A lớn hơn loại G, Gen này nhân đôi 3 lần đã đòi hỏi môi trường cung cấp tổng số nu là 21000 nu, Số nu mỗi loại của gen trên là: A. A = T = 600; G = X = 900B. A = T = 900; G = X =600. C. A = T = 450; G = X = 1050D. A = T = 1050; G = X = 450. Câu 54. Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp. Sau quá trình nhân đôi rạo ra một số phân tử ADN mới gồm có 6 mạch được cấu tạo từ nguyên liệu hoàn toàn mới và 2 mạch được cấu tạo cũ. Số lần nhân đôi của phân tử ADN trên là. A. 4B. 2C. 1D. 3 Câu 55. Đoạn Okazaki là A. đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo mạch khuôn của ADN. B. một phân tử ARN thông tin được phiên mã từ mạch gốc của gen. C. từng đoạn poli nucleotit được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn. D. các đoạn của mạch mới được tổng hợp trên cả hai mạch khuôn. Câu 56. Một phân tử ADN có chiều dài 510 nm, khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp A. 3000 nuclêôtit.B. 15000 nuclêôtit.C. 2000 nuclêôtit.D. 2500 nuclêôtit. Câu 57. Một gen có chiều dài 5100A0 tự nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nuclêôtit môi trường cung cấp là A. 3000.B. 9000.C. 21000.D. 10500. Câu 58. Có một phân tử ADN có khối lượng bằng 75.107 đơn vị cacbon và tỉ lệ A/G = 3/2 tự nhân đôi 3 lần. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là: A. G = X = 3,5.106, A = T = 5,25.106.B. G = X = 3,25.10 6, A = T = 5,5.106. C. G = X = 3,25.106, A = T = 5,5.105.D. G = X = 3,5.10 5, A = T = 5,25.105. Câu 59. Trên một mạch của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại: A=60; G=120; X=80; T=30. Phân tử ADN nhân đôi 2 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp từng loại nuclêôtit cho quá trình nhân đôi là là: A. A = T = 90; G = X = 200.B. A = G = 180; T = X = 110. C. A = T = 180; G = X = 110.D. A = T = 270; G = X = 600. Câu 60. Trên phân tử ADN ở sinh vật nhân thực, tại một thời điểm nhân đôi, có 6 đơn vị tái bản giống nhau. Một chạc chữ Y của mỗi đơn vị tái bản, người ta thấy có 5 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN ở thời điểm đó là A. 72B. 30C. 48D. 60 Mỗi đơn vị tái bản sẽ có: 5× 2 +2 = 12 đoạn mồi. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 28
  29. → ADN có 6 đơn vị tái bản → có 6× 12 = 72 đoạn mồi. Câu 61. Một gen dài 0,306 µm, có 2160 liên kết hiđrô. Khi gen này nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo nên các gen con. Số lượng nuclêotit từng loại mà môi trường nội bào đã cung cấp để tạo nên các gen con đó là A. A = T = 1260; G = X= 1320.B. A = T = 2160; G = X= 1440. C. A = T = 1620; G = X= 1080.D. A = T = 1080; G = X= 720. Câu 62. Một gen có tổng số nuclêôtit nằm trong đoạn [2100 - 2400] tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp đã được môi trường nội bào cung cấp 15120 nuclêôtit tự do trong đó có 2268 xitôzin. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là: A. A = T = 648; G = X = 432.B. A = T = 756; G = X = 324. C. A = T = 324; G = X = 756.D. A = T = 432; G = X = 648. Gọi N là tổng số nucleotide, k là số lần nhân đôi → N(2k -1) = 15120. Xét các trường hợp của k, chỉ thỏa mãn khi k = 3 → N = 2160. Môi trường cung cấp 2268X → Số nucleotide loại X = 2268 : (23 -1) = 324 → A = 756. Câu 63. Một phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ chứa N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 7 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14? A. 125.B. 126.C. 128.D. 132. Sau 7 lần nhân đôi, số phân tử ADN đc tạo ra là: 2 7 = 128 trong đó có 2 phân tử ADN có chứa N 15 Vậy số phân tử ADN chỉ chứa N14 là 126 Câu 64. Xét một gen khi nhân đôi hai lần đã sử dụng 1140 nucleotit loại guanin của môi trường. Số nucleotit loại X của gen nói trên bằng: A. 1140.B. 380.C. 579.D. 1900. Câu 65. Phân tử ADN có 3000 nuclêôtit có G = 600. Khi gen nhân đôi liên tiếp 2 lần, cần môi trường nội bào cung cấp số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại là A. T = A = 2700; G = X = 1800.B. A = T = 1800; G = X = 2700. C. A = T = 1200; G = X = 1800.D. A = T = 1200; G = X = 1800. Câu 66. Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N 15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là A. 2B. 3C. 1D. 4 Câu 67. Enzim tháo xoắn làm đứt 4050 liên kết hiđrô của một gen để tổng hợp nên hai gen con, đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3000 nuclêôtit tự do. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mẹ: A. A = T = 450 Nu; G = X = 1050 Nu.B. A = T = 600 Nu; G = X = 900 Nu. C. A = T = 1050 Nu; G = X = 450 Nu.D. A = T = 900 Nu; G = X = 600 Nu. Câu 68. Trên 1 mạch đơn của gen có có số nu loại A = 60, G =120, X= 80, T=30. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là: A. A = T = 90, G = X = 200.B. A = T= 630, G = X = 1400. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 29
  30. C. A= T = 180, G = X = 400.D. A =T = 270, G = X = 600. Câu 69. Một gen có 600A và 900G tự nhân đôi một lần, số liên kết hiđrô được hình thành là A. 3900.B. 7800.C. 1500.D. 3600 Câu 70. Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết hiđrô. Trong đó số liên kết hiđrô giữa các cặp G-X nhiều hơn số liên kết trong các cặp A- T là 1000. Chiều dài của gen là A. 2550 A0 .B. 3000 A 0.C. 5100 A 0 D. 2250 A0 Câu 71. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14? A. 30.B. 8.C. 16.D. 32. Câu 72. Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 , Đưa tế bào này vào môi trường chỉ có N14, qua quá trình phân bào đã tạo ra 16 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là A. 2.B. 3.C. 1.D. 4. Câu 73. Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch pôlynucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Mỗi ADN ban đầu đã nhân đôi A. 5 lần.B. 3 lần.C. 4 lần.D. 6 lần. Câu 74. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là A. 6.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 75. Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N 15 phóng xạ.Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 3 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN chỉ chưa hoàn toàn N14 A. 6B. 8C. 4D. 2 Câu 76. Mạch đơn của gen có 10% xitôzin và bằng 1/2 số nuclêôtit loại guanin của mạch đó. Gen này có 420 timin. Khi gen nhân đôi, số liên kết hóa trị giữa các nucleotit được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9584. Lần nhân đôi cuối cùng là lần thứ: A. 1B. 2C. 3D. 4 - %X = (10 + 20) : 2 = 15% A = 35% => N = 1200 x-1 - HTht ở lần thứ x = HTx2 = 9584 (1200 – 2). 2x-1 = 9584 =>2x-1 = 8 => x – 1 = 3 => x = 3. 5 Câu 77. Trong một đoạn phân tử ADN có khối lượng phân tử là 7,2.10 đ.v.C, ở mạch 1 có A 1 + T1 = 60%,. Nếu đoạn ADN nói trên tự nhân đôi 5 lần thì số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp là : A. Amt = Tmt = 22320, Xmt = Gmt = 14880.B. A mt = Tmt = 14880, Xmt = Gmt = 22320. C. Amt = Tmt = 18600, Xmt = Gmt = 27900. D. Amt = Tmt = 21700, Xmt = Gmt = 24800. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 30
  31. Câu 78. Một gen có số liên kết hiđrô là 3450, có hiệu số giữa A với một loại Nu không bổ sung là 20%. Gen nói trên tự nhân đôi liên tiếp 5 đợt thì số lượng từng loại Nu môi trường đã cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên của gen là : A. Amt = Tmt = 13950, Xmt = Gmt = 32550.B. A mt = Tmt = 35520, Xmt = Gmt = 13500. C. Amt = Tmt = 32550, Xmt = Gmt = 13950. D. Amt = Tmt = 13500, Xmt = Gmt = 35520. Câu 79. Một gen có 20% ađênin và trên mạch gốc có 35% xitôzin. Gen tiến hành phiên mã 4 lần và đã sử dụng mội trường tổng số 4800 ribônuclêôtit tự do. Mỗi phân tử mARN được tạo ra có chứa 320 uraxin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho phiên mã là: A. rA = 640, rU = 1280, rG = 1680, rX = 1200.B. rA = 480, rU = 1280, rG = 1260, rX = 900. C. rA = 480, rU = 1260, rG = 960, rX = 900.D. rA = 640, rU = 1680, rG = 1280, rX = 1200. Câu 80. Một gen có hiệu số giữa guanin với ađênin bằng 15% số nuclêotit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 10% timin và 30% xitôzin. Kết luận sau đây đúng về gen nói trên là: A. A2 = 10%, T2 = 25%, G2= 30%, X2 = 35%. B. A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1= 2,5%, X1 = 30%. C. A1 = 10%, T1 = 25%, G1= 30%, X1 = 35%. D. A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2= 30%, X2 = 2,5%. G -A = 15% → A =17,5%; G = 32,5% T1 = 10% → A1 =10% → A2 =T2 = (17,5 × 2 )- 10 =25% X1 =30% → G2 =30% → X2 =G1 = (32,5 × 2 ) -30 = 35% Câu 81. Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là A. 53B. 56C. 58D. 59 ADN nhân đôi tạo ra 3 đơn vị tái bản Đơn vị tái bản 1: số đoạn ARN mồi 15 +2 =17. Đơn vị tái bản 2: số đoạn ARN mồi 18+2 =20. Đơn vị tái bản 3: số đoạn ARN mồi 20+2 =22. Tổng số đoạn ARN mồi cần cung cấp thực hiện quá trình tái bản: 17 + 20 + 22 =59. Câu 82. Ở ruồi giấm có 2n = 8. Có 5 tế bào tiến hành nguyên phân với số lần bằng nhau tạo ra các tế bào con. Trong các tế bào con người ta thấy có 1200 mạch polynucleotit mới được cấu thành từ các nu tự do trong môi trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi tế bào là A. 3B. 4C. 5D. 6 Ruồi giấm có 2n = 8. có 5 tế bào nguyên phân với số lần bằng nhau 2n = 8 → 1 tế bào sẽ có 8 phân tử ADN → 5 tế bào có 5 × 8 = 40 phân tử. Gọi k là số lần nhân đôi của tế bào con → 1200 mạch polynucleotide mới. Ta có (2k × 2 – 2) × 40 = 1200 → 2k × 2 = 32 → 2k = 16 → k = 4. Vậy số lần nhân đôi của mỗi tế bào trên là 4. GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 31
  32. Câu 83. Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 2 đơn vị tái bản . Đơn vị tái bản 1 có số đoạn Okazaki chưa xác định, đơn vị tái bản thứ 2 có 16 đoạn okazaki. Biết hai đơn vị trên nhân đôi đã cần tổng hợp lên 40 đoạn mồi. Số đoạn okazaki được hình thành ở đơn vị 1 là A. 20.B. 18.C. 16.D. 22. Gọi số đoạn okazaki được hình thành ở đơn vị 1 là x Vì Số ARN mồi = số đoạn okazaki + 2 nên ta có: x + 2 + 16 + 2 = 40 → số đoạn okazaki được hình thành ở đơn vị 1 là: 20 Câu 84. Ba phân tử ADN đều thực hiện nhân đôi 4 lần, số phân tử ADN con được tạo ra với nguyên liệu hoàn toàn mới là: A. 90B. 42C. 84D. 62 Câu 85. Một phân tử ADN chứa toàn N15 có đánh dấu phóng xạ được tái bản 4 lần trong môi trường chứa N14. Số phân tử ADN còn chứa N15 chiếm tỉ lệ : A. 25%B. 6,25%C. 50%D. 12,5% Câu 86. Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là : A. 50B. 51C. 102D. 52 Câu 87. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau tạo ra các phân tử ADN con, trong các phân tử ADN con đó có 112 mạch polinucleotit được xây dựng hoàn toàn từ các nguyên liệu của môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là: A. 5 B. 4C. 6D. 3 Gọi n là số lần nhân đôi của các ADN. Ta có 8×(2×2n -1) = 112 → n = 3 Câu 88. Giả sử có một số tế bào vi khuẩn E.coli, mỗi tế bào chỉ chứa một phân tử ADN ở vùng nhân được đánh dấu bằng N 14 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N15, tất cả các tế bào trên đều phân đôi 2 lần đã tạo ra các tế bào con. Sau đó người cho tất cả các tế bào con này chuyển sang môi trường chỉ chứa N14 để cho mỗi tế bào phân đôi thêm 3 lần nữa. Kết thúc toàn bộ quá trình phân đôi trên người ta thu được 78 phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N 14. Hãy cho biết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai? (1) Tổng số tế bào ban đầu tham gia nuôi cấy là 4 tế bào. (2) Kết thúc quá trình nuôi cấy có tổng số 156 mạch đơn của phân tử ADN ở vùng nhân chứa N14. (3) Số phân tử ADN không chứa N15 ở vùng nhân được tạo ra từ toàn bộ quá trình nuôi cấy trên là 18. (4) Số phân tử ADN chỉ có một mạch chứa N14 được tạo ra sau 5 lần phân đôi là 9. A. 1. B. 2. C. 3.D. 4. Tóm tắt: GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 32
  33. * Phân tích Gọi x là tổng số phân tử ADN vùng nhân ban đầu tham gia quá trình nhân đôi. Ta có: Kết thúc lần nhân đôi thứ nhất ta sẽ có được tổng số mạch đơn N15 thu được là 2x + 2 x 2x = 6x Kết thúc lần nhân đôi thứ 2 ta sẽ có được số phân tử ADN ở vùng nhân có chứa 1 mạch N15 và 1 mạch N14 ở vùng nhân là 6x Kết thúc lần nhân đôi thứ hai, số phân tử ADN vùng nhân có chứa 2 mạch N14 là: x 2223 – 6x = 78 x = 3. * Kiểm chứng các phát biểu: (1) Tổng số tế bào ban đầu tham gia nuôi cấy là 4 tế bào. → Sai vì số phân tử ÀN vùng nhân tham gia ban đầu là 3 nên số tế bào ban đầu tham gia nuôi cấy là 3. Chọn (1) (2) Kết thúc quá trình nuôi cấy có tổng số 156 mạch đơn của phân tử ADN ở vùng nhân chứa N14. Ta có: - Phân tử ADN có chứa 1 mạch N15 và 1 mạch N14 là: 6x = 6 x 3 = 18 Số mạch đơn chứa N14 là 18 - Phân tử ADN có 2 mạch đơn N14 là 78 Số mạch đơn chứa N14 là 78 x 2 = 156 Vậy tổng số mạch chứa N14 là 18 + 156 = 174 Chọn (2) (3) Số phân tử ADN không chứa N15 ở vùng nhân được tạo ra từ toàn bộ quá trình nuôi cấy trên là 18. Ta có: số phân tử ADN không chứa N15 = số phân tử ADN chỉ chứa N14 = 78 Chọn (3) (4) Số phân tử ADN chỉ có một mạch chứa N14 được tạo ra sau 5 lần phân đôi là 9. Ta có: Số phân tử ADN chỉ có một mạch chứa N14 = 18 Chọn (4) Vậy tất cả các phát biểu đều sai Câu 89. Hình biễu diễn đúng quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.coli là GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 33
  34. Hình I Hình II Hình III Hình IV A. hình I.B. hình II.C. hình III. D. hình IV. Câu 90. Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N 14 ( lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N 15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N 14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15: A. 2. B. 4. C. 8. D. 12. Giải: Tác giả xin bổ sung giả thiết: “Tế bào ban đầu chỉ chứa N14” Nhận xét: Trong 1 tế bào vi khuẩn E.coli có một phân tử ADN kép vòng ở vùng nhân, cứ mỗi lần tế bào phân chia (sinh sản) thì phân tử ADN này thực hiện quá trình nhân đôi 1 lần. Do đó để đơn giản ta xem tế bào nhân đôi là phân tử ADN nhân đôi. 푛ℎâ푛 đô푖 1 푙ầ푛 푡 표푛 ô푖 푡 ườ푛 14 - 1 phân tử ADN chứa N14 2 phân tử ADN con (chỉ chứa N14) 푛ℎâ푛 đô푖 2 푙ầ푛 푡 표푛 ô푖 푡 ườ푛 15 - 2 phân tử ADN con (chỉ chứa N14) 2 x 22 = 8 phân tử ADN con (trong đó: có 4 phân tử ADN có chứa cả N14 và N15; có 4 phân tử ADN chỉ chứa N15) - 8 phân tử ADN (trong đó: có 4 phân tử ADN có chứa cả N 14 và N15; có 4 phân tử ADN chỉ chứa N 15) nhân đôi đôi 1 lần trong môi trường N14 푛ℎâ푛 đô푖 푡 표푛 ô푖 푡 ườ푛 14 + 4 phân tử ADN có chứa cả N14 và N15 4 phân tử ADN chỉ chứa N14 và 4 phân tử ADN có chứa cả N15 và N14 푛ℎâ푛 đô푖 푡 표푛 ô푖 푡 ườ푛 14 + 4 phân tử ADN chỉ chứa N15 8 phân tử ADN có chứa cả N15 và N14 Vậy số phân tử ADN có chứa cả N14 và N15 là: 4 + 8 = 12 [Đáp án D]  GV: Nguyễn Thành Phạm – 0942659792 Trang 34