Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mỹ Đức (Có đáp án)

doc 5 trang dichphong 4380
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mỹ Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_thi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mỹ Đức (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN SINH 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Người ra đề: Đào Thị Tư Hậu Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề TN TL TN TL 1. Ứng Biết được cơ sở khoa dụng học, nguyên nhân của DThọc hiện tượngthoái hóa giống, ưu thế lai Số câu: 3 3 Số điểm: 0,75 0,75 Tỷ lệ%: 7,5% 7,5% 2. Sinh vật Nhận biết được giới Xác định được các Chỉ ra được 1 số và môi hạn sinh thái dạng tháp tuổi, nhóm đặc điểm khác trường tuổi, sự khác nhau giữa nhau giữa cây ưa các tháp tuổi. bóng và cây ưa sáng. Số câu: 1 1 1 3 Số điểm: 0,25 2 2 4,25 Tỷ lệ%: 2,5% 20% 20% 42,5% 3. Hệ sinh Biết được mối quan hệ Hiểu được giới hạn Giải thích được thái giữa các SV, nhận biết sinh thái, mật độ quần hiện tượng quần được SV sản xuất, tiêu thể, tháp tuổi, đặc điểm thể SV điều chỉnh thụ, phân giải, chuỗi và quần thể người. mật độ cá thể ở lưới thức ăn. mức độ cân bằng. Số câu: 1 1 4 1 7 Số điểm: 0,25 2 1 1 4,25 Tỷ lệ%: 2,5% 20% 10% 10% 42,5% 4. Con Nhận biết tài nguyên người, dân không tái sinh, hiện số và môi tượng ô nhiễm MT, trường biện pháp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn Số câu: 3 3 Số điểm: 0,75 0,75 Tỷ lệ%: 7,5% 7,5% T. số câu: 9 5 1 1 17 T. số điểm: 4 3 2 1 10 Tỷ lệ%: 40% 30% 20% 10% 100% 1
  2. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN SINH 9 TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN SINH 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Người ra đề: Đào Thị Tư Hậu I. Phần trắc nghiệm(3 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất. 1. Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống vì A. các gen dị hợp dần đi vào trạng thái đồng hợp. B. tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại. C. các cặp gen đồng hợp trội tăng, các cặp gen dị hợp giảm. D. các gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ. 2. Trong chăn nuôi người ta thường đem lợn Ỉ Móng Cái lai với lợn Đại Bạch để tạo ra thế hệ con tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao. Phép lai trên được gọi là A. tạo ưu thế lai ở vật nuôi C. lai khác thứ B. lai khác dòng D. lai kinh tế 3. Cơ sở khoa học (di truyền) của hiện tượng ưu thế lai là gì? A. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1. B. Là phép lai giữa 2 dòng thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có. C. Là phép lai các kiểu gen dị hợp với nhau. D. Là phép lai tập trung được nhiều gen trội có lợi dùng để làm giống. 4. Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật? A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Mât độ quần thể. D. Đặc trưng kinh tế xã hội. 5. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. 6. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có có lợi và cũng không có hại gì, mối quan hệ đó được gọi là A. ký sinh B. ức chế cảm nhiễm C. hội sinh D. cộng sinh 7. Mật độ của quần thể tăng cao khi A. nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào. B. điều kiện sống thay đổi. C. địa bàn sinh sống của quần thể thay đổi. D. nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào và điều kiện sống thay đổi. 8. Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con / ha. - Nhóm tuổi sinh sản: 29 con / ha. - Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con / ha. Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này dang ở dạng tháp A. già. B. phát triển. C. ổn định. D. giảm sút. 9. Lưới thức ăn là 2
  3. A. tập hợp các chuỗi thức ăn trong quần xã. B. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. C. các chuỗi thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau. D. mối quan hệ dinh dưỡng của các loài sinh vật. 10. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, A. các tính chất vật lí, hoá học của nước bị thay đổi. B. các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi. C. các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi. D. các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. 11. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất C. Tài nguyên khoáng sản D. Tài nguyên sinh vật 12. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn là A. xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng B. tạo bể lắng và lọc nước thải. C. trồng nhiều cây xanh. D. sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn. II. Phần tự luận(7 điểm): Câu 1. (2,0 điểm) Biểu đồ sau đây biểu diễn các dạng tháp tuổi của quần thể sinh vật: a a b b c c A B a. Hãy điền tên cho 2 dạng tháp tuổi và các nhóm tuổi trong mỗi tháp. b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 dạng tháp tuổi trên. Câu 2.( 2,0 điểm) Trong một chuyến đi thực tế tại vườn quốc gia Cát Bà, một nhóm học sinh đã phát hiện các cây ưa sáng có nhiều đặc điểm vê chiều rộng tán lá, số cành cây, kích thước và màu sắc phiến lá khác so với cây ưa bóng. Theo em, sự khác biệt đó là gì? Câu 3.(3,0 điểm) Quan sát lưới thức ăn sau: Châu chấu Ếch Rắn Cỏ Sâu Gà Vi sinh vật Dê Hổ Thỏ Cáo Đại bàng a. Hãy chỉ ra sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải của lưới thức ăn trên? b. Viết 5 chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên và chỉ ra mắt xích chung giữa chúng? c. Giải thích hiện tượng quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của mình ở mức độ cân bằng phù hợp với điều kiện của môi trường. 3
  4. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN SINH 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Người ra đề: Đào Thị Tư Hậu A. Phần trắc nghiệm(3 điểm): Bài 1: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp B D A D C C A B B D C A án B. Phần tự luận(7 điểm): Câu Đáp án Điểm Câu 1 a. – Dạng tháp A: Dạng phát triển. 1 (2 điểm) - Dạng tháp B: Dạng giảm sút. - Các nhóm tuổi: a: nhóm tuổi sau sinh sản. b: nhóm tuổi sinh sản. c: nhóm tuổi trước sinh sản. b. Dạng tháp A Dạng tháp B 1 - Đáy tháp rộng, tỉ lệ sinh cao, số - Đáy tháp hẹp, tỉ lệ sinh thấp, số lượng cá thể của quần thể tăng lượng cá thể của quần thể giảm. mạnh. - Nhóm tuổi trước sinh sản nhiều - Nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn hơn nhóm tuổi sinh sản. nhóm tuổi sinh sản. Câu 2 - So sánh: (2,0 điểm) Đặc điểm Cây ưa sáng Cây ưa bóng 2 Chiều rộng tán lá Tán lá rộng Tán lá trung bình hoặc nhỏ Số cành cây Số cành nhiều Số cành ít Kích thước phiến lá Phiến lá nhỏ hẹp Phiến lá lớn hơn. Màu sắc phiến lá Lá có màu xanh nhạt Lá có màu thẫm. Câu 2 a. (3,0điểm) - Sinh vật sản xuất: Cỏ. 0,25 - Sinh vật tiêu thụ: 0,25 + Động vật ăn thực vật: Châu chấu, Sâu, Dê, Thỏ. 0,25 + Động vật ăn thịt: Ếch, Gà, Hổ , Cáo, Rắn, Đại bàng. 0,25 - Sinh vật phân giải: Sinh vật phân huỷ. b. 1,0 - HS xác định được 5 chuỗi thức ăn đúng: Ví dụ: 1. Thực vật -> Châu chấu-> Rắn -> Vi sinh vật. 2. Thực vật -> Sâu -> Gà -> Rắn -> Vi sinh vật. 3. Thực vật -> Dê -> Cáo -> Đại bàng -> Vi sinh vật. 4. Thực vật ->Thỏ -> Cáo -> Rắn -> Vi sinh vật. 5. Thực vật -> Sâu -> Ếch -> Rắn -> Vi sinh vật. - HS chỉ ra được mắt xích chung: Thực vật, Cáo, Rắn, Vi sinh vật. c. + Khi mật độ cá thể quá cao => Điều kiện sống suy giảm -> xảy ra hiện 0,5 4
  5. tượng di cư, giảm khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong cao => Giảm số lượng cá thể. + Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định => khả năng sinh sản, khả 0,5 năng sống sót tăng, tỉ lệ tử vong giảm -> tăng số lượng cá thể. 5