Luyện đề môn Ngữ văn Lớp 12

docx 4 trang Hùng Thuận 8140
Bạn đang xem tài liệu "Luyện đề môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxluyen_de_mon_ngu_van_lop_12.docx

Nội dung text: Luyện đề môn Ngữ văn Lớp 12

  1. ĐỀ LUYỆN SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng Nhìn về quê mẹ xa xăm lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , Nguyễn Duy) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ gì? Câu 2. Đọc những dòng thơ sau giúp anh chị liên tưởng đến câu tục ngữ gì? Nhìn về quê mẹ xa xăm lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu thơ: bà ru mẹ mẹ ru con Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với người mẹ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày biểu hiện của tình mẫu tử trong mỗi người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích sau: “ Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình
  2. ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò [ ]. Mặt sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm.” (Trích tùy bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK NV 12 tập 1, tr 188,189) Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Thể thơ lục bát. Câu 2: Câu tục ngữ ấy là: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.” Câu 3: - Điệp ngữ: “ru”, “mẹ”. - Tác dụng: + Làm cho câu thơ trở nên có nhịp điệu, gợi cảm xúc. + Khẳng định vai trò của người mẹ hi sinh tất cả vì con ngay từ những khúc hát ru con từ lúc nằm nôi. Câu 4: HS tham khảo một số ý: - Tình yêu mẹ tha thiết, dạt dào. - Lòng biết ơn với những công lao mà mẹ đã mang đến cho con. - Nỗi nhớ mẹ ngày xưa. II. LÀM VĂN Câu 1. 1. Giải thích Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của mẹ dành cho con cũng như con dành cho mẹ. 2. Bàn luận biểu hiện của tình mẫu tử. - Mẹ đối với con: mẹ sinh con; nuôi con khôn lớn; yêu con bao la, vô bờ bến; là chỗ dựa tinh thần, luôn khích lệ động viên con; - Con đối với mẹ: biết ơn, báo đáp công ơn của mẹ; là nguồn động viên lớn nhất cho mẹ; ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, rèn luyện để không phụ lòng mẹ; 3. Bài học
  3. - Tình mẫu tử vô cùng quan trọng đối với mỗi người. - Cố gắng hết sức để một tương lai gần cho mẹ được tự hào. Câu 2. 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề nghị luận. (Xem SGK) 2. Thân bài: Triển khai các ý lần lượt: a. Khái quát chung: Vài nét về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ), nội dung chính đoạn trích. b. Nội dung: Tái hiện cuộc chiến đấu căng thẳng ở trùng vi thạch trận thứ nhất. * Dòng Sông Đà hung bạo, dữ dội: - Khái quát vài nét về nguồn gốc Sông Đà. - Nước thác reo hò làm thanh viện => Tự tin => Cuộc chiến mà tổng lực Sông Đà dành cho người lái đò. - Không ngón đòn nào không dùng đến: + Hò la vang dậy + Ùa vào, bẻ gãy cán chèo + Liều mạng vào sát nách + đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. - Liệt kê: Cả một sơ đồ tổng hợp về chiến thuật, khiến đối thủ của Sồn Đà tối tăm mặt mũi, không kịp trở tay => Tư thế đánh dập đầu đối thủ, không cho nghỉ sức, ngóc đầu => Hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn. => Đánh về cả thể xác đối thủ + hoảng loạn cho đối thủ. * Hình ảnh người lái đò tài hoa, trí dũng: - Khái quát chung về ông lái đò: ngoại hình, tính cách. - Người lái đò lặng lẽ tiến vào trận địa đá > Bình tĩnh, dũng cảm đối diện với sự hung hãn của dòng nước. - Mặt méo bệch, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái: biến dạng, biến sắc nhưng quyết tâm không bỏ cuộc. => Người lái đò hiểu mình, hiểu người. => Nhẫn nại để vượt qua sự hung ác, tàn bạo của Sông Đà. => Con người đã chiến thắng thiên nhiên.
  4. c. Đánh giá về cái tôi trữ tình của tác giả: đối với các bài tùy bút, bút kí nên đánh giá phần này, tương tự như tiểu kết, có thể gộp vào phần d. - Tài hoa, uyên bác - Tự hào, gắn bó với Tây Bắc. => Viết nên cảnh chân thực như vậy. d. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật: - Nội dung: Hình tượng dòng sông Đà hung bạo, dữ dằn nhưng ông lái đò vẫn bình tĩnh, nhẫn nại và chiến thắng một cách ngoạn mục. - Nghệ thuật: tương phản, nhân hóa, ngôn ngữ độc đáo, giàu giá trị, e. Vế nâng cao: Nhận xét về phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: => Gói gọn trong chữ “ngông”. - Tài hoa uyên bác: dựng cảnh, dựng người, sử dụng kiến thức đa ngành, - Quan sát thiên nhiên ở phương diện văn hóa thẩm mĩ và con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. - Quan niệm về cái đẹp: độc đáo, khác lạ, tác động mạnh vào giác quan. - Ông vua của thể loại tùy bút. - Ngoài ra còn là bậc thầy sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận.