Giao lưu olympic Tiểu học cấp trường môn Toán và Tiếng Việt - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 9 trang Hùng Thuận 27/05/2022 2873
Bạn đang xem tài liệu "Giao lưu olympic Tiểu học cấp trường môn Toán và Tiếng Việt - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_luu_olympic_tieu_hoc_cap_truong_mon_toan_va_tieng_viet.doc

Nội dung text: Giao lưu olympic Tiểu học cấp trường môn Toán và Tiếng Việt - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. UBND THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG GIAO LƯU OLYMPIC TIỂU HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018-2019 Ngày thi: /01/2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao, nhận đề) Số phách Các giám khảo ĐIỂM CỦA TOÀN BÀI (Do Chủ tịch Hội đồng (Chữ ký và họ tên) chám thi ghi) Bằng số Bằng chữ - Người thứ 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Người thứ 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . I. MÔN TOÁN (40 điểm) A. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 3 Câu 1(2,5 điểm): Tổng của 2 số là số nhỏ nhất có 3 chữ số, tỉ số của 2 số đó là . Hai 7 số đó là: A. 3 và 7 B. 3 và 97 C. 30 và 70 D. 33 và 77 1 1 Câu 2(2,5 điểm): Hai số có hiệu là 15,44. Biết số bé bằng số lớn. Số lớn là: 3 5 A. 7,72 B. 38,6 C. 23,16 D. 386 Câu 3(2,5 điểm): Khi dịch dấu phẩy của một số thập phân sang bên phải một chữ số thì được số mới mà tổng của số mới và số ban đầu là 41,14. Số ban đầu là: A. 0,374 B. 3,74 C. 374 D. 3740 Câu 4(2,5 điểm): Khi nhân một số với 9,05 một học sinh đã sơ ý quên viết chữ số 0 của số 9,05 nên tích đã tăng thêm 5,76 đơn vị so với tích đúng. Vậy, tích đúng là: A. 52,128 B. 85,975 C. 115,84 D. 144,97 Câu 5(2,5 điểm): Một chai đựng đầy nước thì nặng 1340 gam. Nếu đựng một nửa nước thì nặng 720 gam. Hỏi khi chai rỗng thì nặng bao nhiêu gam? A. 10g B. 50g C. 100g D. 1000g Câu 6(2,5 điểm): Tìm một số biết rằng nếu tăng số đó gấp đôi, sau đó cộng với 16 rồi bớt đi 4 và cuối cùng chia cho 3 ta được kết quả là 12. Số phải tìm là: A. 12 B. 24 C. 36 D. 40
  2. PHẦN TỰ LUẬN: 25 ĐIỂM Câu 1(12,5 điểm): Tìm số có hai chữ số biết rằng nếu ta viết thêm chữ số 9 vào bên trái số đó ta được một số mới gấp 13 lần số cần tìm. Câu 2(12,5 điểm): Người ta rào xung quanh 1 khu đất hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5 chiều dài hết 312 chiếc cọc. Khoảng cách giữa hai cái cọc liền nhau là 1,5m, ở 8 bốn góc của khu đất đều có cọc và người ta để một lối ra vào rộng 1,5m. Hãy tính diện tích khu đất đó.
  3. II. MÔN TIẾNG VIỆT (45 điểm) A. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1(2,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: “Hôm nay, chúng em đi thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5.” có tác dụng: A. Ngăn cách giữa các cụm từ cùng làm vị ngữ. B. Ngăn cách bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu. C. Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. D. Ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ. Câu 2(2,5 điểm): Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chót.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây? A. Chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ B. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ C. Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ D. Trạng ngữ, vị ngữ, chủ ngữ Câu 3(2,5 điểm): Trong câu: “Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu.” có mấy động từ? A. 1 động từ B.2 động từ C. 3 động từ D. 4 động từ Câu 4(2,5 điểm): Trong câu “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ mềm mại rơi mà như nhảy nhót”. Trong các câu đã cho trên có mấy từ ghép, mấy từ láy? A. 3 từ ghép, 3 từ láy B. 4 từ ghép, 3 từ láy C. 2 từ ghép, 4 từ láy D. 3 từ ghép, 4 từ láy Câu 5(2,5 điểm): Câu ghép “Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.” các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? A. Không dùng từ nối. B. Nối với nhau bằng quan hệ từ. C. Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng. D. Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Câu 6(2,5 điểm): Trạng ngữ trong câu: “Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.” thuộc loại trạng ngữ nào sau đây? A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ phương tiện C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Câu 7(2,5 điểm): Câu: “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.” gồm có mấy vế câu? A. 1 vế câu B. 2 vế câu C. 3 vế câu D. 4 vế câu
  4. Câu 8(2,5 điểm): Dấu hai chấm trong câu: “Áo dài phụ nữ có hai loại: Áo dài tứ thân và áo dài năm thân.” có tác dụng gì? A. Báo hiệu một sự liệt kê. B. Để dẫn lời nói của nhân vật. C. Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau. D. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. B. Tự luận: Câu 1: Cảm thụ văn học. (5 điểm) Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập ( 1945), Bác Hồ đã viết : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập như thế nào? Câu 2: Tập làm văn (20 điểm). Mỗi năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những vẻ đẹp riêng. Hãy tả một cảnh đẹp nơi em ở vào một mùa mà em yêu thích.
  5. III. MÔN TIẾNG ANH( 5 điểm) Câu 1(2,5 điểm): Chọn đáp án thích hợp để hoàn thành câu. She is from Moscow, so she is A. Chinese B. Russian C. American D. Autralian Câu 2(2,5 điểm): Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu. Can you drink ? – Yes, I can. A. orange juice B. rice C. Chicken D. food IV. MÔN KHOA HỌC, LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ, GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG (10 điểm) Câu 1(2,5 điểm): Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào? A. 10 đến 15 tuổi B. 13 đến 17 tuổi C. 10 đến 18 tuổi D. 20 đến 22 tuổi Câu 2(2,5 điểm): Nền giáo dục đại học Việt Nam xem như được bắt đầu từ thời điểm nào và với sự kiện gì ? A. Dưới thời Lê Thánh Tông với sự ra đời bộ Luật Hồng Đức. B. Vào năm 1070, với việc nhà Lý dựng Văn Miếu mở Quốc Tử Giám. C. Thời Tây Sơn, sau khi lập lại nền thống nhất đất nước. D. Vào năm 1075, khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn nhân tài. Câu 3(2,5 điểm): Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là: A. Nhiệt độ thấp có nhiều gió và mưa. B. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. C. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa. D. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa. Câu 4(2,5 điểm): Nếu phải chuyển trường vì lý do gia đình, em viết đơn xin chuyển trường cần gửi cho ai ? A. Thầy ( cô) hiệu trưởng của trường mới. B. Thầy ( cô) hiệu trưởng của trường cũ. C. Thầy ( cô) hiệu trưởng của trường mới và trường cũ. D. Thầy ( cô) chủ nhiệm của trường mới và trường cũ.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU OLYMPIC TIỂU HỌC CẤP THÀNH PHỐ I. Môn Toán (40 điểm) A. Phần trắc nghiệm: Mỗi ý đúng được 2,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C B B C C A B. Phần tự luận: Câu 1 ( 12.5 điểm): * Cách 1: Gọi số cần tìm là ab . Khi viết thêm chữ số 9 vào bên trái ta được số (3 điểm) 9ab . Theo bài ra ta có: (2 điểm) 9ab = ab x 13 900 + ab = ab x 13 (2 điểm) 900 = ab x 13 – ab (1,5 điểm) 900 = ab x ( 13 – 1 ) (1 điểm) ab = 900 : 12 (1 điểm) ab = 75 (1 điểm) Vậy số cần tìm là 75 (1 điểm) * Cách 2: Khi viết thêm chữ số 9 vào bên trái số đó ta được một số mới nên số (4 điểm) mới hơn số cần tìm 900 đơn vị. Coi số cần tìm là 1 phần thì số mới là 13 phần như thế. (3 điểm) 900 đơn vị gồm: 13 - 1 = 12 (phần) (3 điểm) Số cần tìm là: 900 : 12 = 75 (1,5 điểm) Đáp số: 75 (1 điểm)
  7. Câu 2: (12,5 điểm) Chu vi của khu đất hình chữ nhật là: 1,5 312 = 468 (m) (3 điểm) Nửa chu vi khu đất hình chữ nhật là: 468 : 2 = 234 (m) (2 điểm) Ta có sơ đồ: Chiều dài: (2 điểm) 234m Chiều rộng: Chiều rộng của khu đất hình chữ nhật là: 234 : (8 +5) 5 = 90 (m) (2 điểm) Chiều dài của khu đất hình chữ nhật là: 234 - 90 = 144 (m) (1,5 điểm) Diện tích của khu đất hình chữ nhật là: 144 90 = 12960 (m2) (1 điểm) Đáp số: 12960 m2 (1 điểm) Chú ý: Phần tự luận - Làm đúng phần nào chấm điểm phần đó. Nếu phần trước sai thì các phần sau dù đúng vẫn không cho điểm. - Học sinh có cách giải đúng khác thì vẫn cho điểm tối đa và vận dụng cách cho điểm của các bài tập trên. II. MÔN TIẾNG VIỆT: 45 ĐIỂM A. Trắc nghiệm( 20 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C D C D C B C D B. Tự luận: 25 điểm 1. Cảm thụ văn học (5 điểm) Gợi ý Lời dạy của Bác Hồ đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập, rèn luyện và Phải phấn đấu kiên trì vượt qua mọi trở ngại khắc phục mọi khó khăn, Phải học toàn diện, không phải chỉ biết học chữ mà không biết học làm người để trở thành người “trò giỏi, con ngoan”. Có như vậy, khi lớn lên, ta mới có thể góp phần tích cực để xây dựng đất nước càng giầu mạnh, làm cho non sông Việt Nam được sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. 2. Tập làm văn (20 điểm) a. Mở bài : Giới thiệu bao quát được cảnh đẹp ở nơi ở có đặc trưng một mùa cụ thể trong 4 mùa của năm. b. Thân bài:-Tả được đặc điểm nổi bật của những cảnh đẹp đó theo đặc trưng của mùa: VD: Mùa xuân : Cây cối đâm chồi nảy lộc, khí hậu ấm áp dễ chịu Mùa hè: cây cối xanh tươi, nhiều hoa quả, những cơn mưa rào Mùa thu: mát mẻ, khí hậu dễ chịu
  8. Mùa đông: lá cây rụng nhiều, khí hậu giá lạnh có các loại rau mùa đông, đêm ngủ đắp chăn ấm -Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với cảnh đẹp đó. C. Kết bài : Nêu cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về cảnh đẹp đó. Yêu cầu:Học sinh viết được bài văn từ 20 đến 25 dòng đáp ứng với yêu cầu đề bài: Thể loại: tả cảnh; Nội dung miêu tả: cảnh đẹp của quê hương mình vào một mùa cụ thể ( cảnh thiên nhiên , cảnh nhân tạo, cuộc sống xung quanh ) - Dùng từ đúng,câu văn viết logic, sáng tạo, không sai ngữ pháp, trình bày đúng bố cục bài văn,câu văn giàu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (20 điểm). -Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm khác nhau. III. Môn Tiếng Anh( 5 điểm) Câu 1 Câu 2 B A IV. Các môn Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Giáo dục kĩ năng sống( 10 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A D B C