Giáo án VNEN Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12

doc 43 trang Hùng Thuận 26/05/2022 3321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án VNEN Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vnen_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_12.doc

Nội dung text: Giáo án VNEN Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12

  1. GIÁO ÁN VNEN LỚP 5 TUẦN 12 Giáo án VNEN lớp 5 Trọn bộ 35 tuần Tiết 1 Tiếng Việt Bài 12 A Hương sắc rừng xanh (tiết 1) I Mục tiêu - Đọc hiểu bài Mùa thảo quả. Mục tiêu riêng: + Hướng dẫn các em Đức, Anh, Thùy đọc đúng khá lưu loát một đoạn của bài. - HS đọc –hiểu tốt nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. - Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên. II Đồ dùng dạy học - HS: Bút chì để điền ô chữ - Tài liệu Tiếng Việt 5 Tập 1B III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi HS đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ, trả lời câu hỏi. - HS- GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 Hoạt động nhóm - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. - HS các nhóm tham gia trò chơi. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Báo cáo kết quả. - Kết luận nhóm thắng cuộc. Đáp án: 1 MƯA 2 SÔNG 3 BIỂN 4 CÁT 5 RUỘNG 6 NƯỚC 7 ĐƯỜNG 8 NÚI 9 RỪNG Ô chữ bí mật MÔI TRƯỜNG Hoạt động 2 Hoạt động chung cả lớp - Gọi HS đọc mẫu. - Cả lớp nghe.
  2. - Giới thiệu tranh minh họa. - Quan sát tranh minh họa. - Chia đoạn. - Bài gồm 5 đoạn. Hoạt động 3 Em làm cặp đôi. - Cho các cặp thay nhau đọc từ ngữ và - Các cặp từ ngữ và lời giải nghĩa rồi lời giải nghĩa. báo cáo. - Gọi vài cặp đọc to. Hoạt động 4 Cùng luyện đọc Hoạt động nhóm - Theo dõi các nhóm đọc, kiểm tra, Luyện đọc chữ số, câu, đoạn, bài. giúp Hs đọc chưa tốt đọc đúng. - HS luyện đọc trong nhóm. - GV nhận xét và sửa chữa. - Một số em đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. Hoạt động 5 Hoạt động cặp đôi - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi. - HS tìm hiểu bài đọc. - Gọi các nhóm báo cáo. - Trình bày trước lớp. - GV nhận xét, kết luận. - HS thảo luận và nêu kết quả. Đáp án đúng: 1) Gió tây lướt thước bay qua rừng, quyến hương thảo quả rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. 2) Gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, .Người đi rừng về hương thơm đậm ấp ử trong từng nếp áo, nếp khăn. Từ thơm , hương 3) Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian 4) Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây 5) Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng . Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy - HS nêu - Gọi Hs nêu nội dung bài. Nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi của rừng thảo quả. *GV mở rộng, giáo dục HS. Thảo quả
  3. là một trong những loại cây quý hiếm của VN. Thảo quả có mùi thơm đặc biệt. Thứ cây hương liệu dùng làm thuốc, chế dầu thơm, chế nước hoa, làm men rượu, làm gia vị. - Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên. *Củng cố Qua tiết học này, em biết được điều - HS trả lời cá nhân. gì? - Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. *Dặn dò - Dặn Hs đọc bài. Nói cho người thân nghe cần trồng cây - HS nghe. gia vị, cây thuốc ở vườn nhà. - GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm Tiết 2 Toán Bài 36 Em ôn lại những gì đã học I Mục tiêu Em viết được số đo độ dài , khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. Mục tiêu riêng: Hs học chậm (Đức, Việt Anh, Lành) làm bài 2, 3, 4. HS học tốt làm đúng tất cả các bài tập. II Đồ dùng dạy học - GV Bảng đơn vị đo khối lượng, diện tích. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Em đã học những đơn vị đo nào? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành: BT1 Hoạt động nhóm - Tổ chức cho Hs chơi trò chơi. - Các nhóm tham gia trò chơi.
  4. - Quan sát các nhóm chơi. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. BT2, 3, 4, 5 Hoạt động cá nhân - Cho HS tự làm vào vở lần lượt các - Em làm bài. bài .GV đến giúp các em làm toán Đáp án: chưa tốt. Bài 2 12, 5 dm = 125 cm - Gv thu một số vở nhận xét. 31, 06 m = 3106 cm 0, 348 m =34, 8 cm 0, 782 dm = 7, 82 cm Bài 3 7, 35 yến =73, 5 kg 42, 39 tạ = 4239 kg 5, 0123 tấn = 5012, 3 kg 0, 061 tạ = 6, 1 kg Bài 4 7, 2 dm2 = 720 cm2 14, 31dm2 = 1431 cm2 0, 045 dm2 = 4, 5 cm2 30, 0345dm2 = 3003, 45 cm2 Bài 5 a) 15m 8cm =15, 08 m 12 tấn 6kg = 12, 006 kg 56 dm2 21 cm2 = 56, 21 cm2 13, 5m2 = 13m2 50 dm2 b) 29, 83m = 29 m 83cm 13, 5 m2 = 13 m2 50 dm2 - Em nghe. Hs học tốt làm hoạt động ứng dụng. 0, 55 km = 550 m Chiều rộng mảnh vườn là: 550 : (2+3) x 2 = 222 (m) Chiều dài mảnh vườn là: 550 – 222 = 328(m) Diện tích mảnh vườn là: 328 x 222 = 72816 (m2) 72816 m2 = 7, 2816 ha Đáp số: 72816 m2 7, 2816 ha *Củng cố - Qua tiết học này, em đã ôn những - HS trả lời cá nhân. dạng bài nào?
  5. *Dặn dò - Gv nhận xét tiết học. - HS nghe. - Hướng dẫn Hoạt động ứng dụng. - Dặn Hs xem trước bài 37 Rút kinh nghiệm . Tiết 4 Giáo dục lối sống Bài 5 An toàn khi gặp người lạ (tiết 2) I Mục tiêu - Giáo dục học sinh kĩ năng sống:phân tích, phán đoán, ứng phó, ứng xử, kĩ năng nhờ sự giúp đỡ. Mục tiêu riêng : - Cho HS năng khiếu đóng vai xử lí tình huống. II. Chuẩn bị GV: Tài liệu hướng dẫn, Phiếu câu hỏi cho các cặp thảo luận. III.Các hoạt động dạy học 1.Khởi động Chơi trò chơi “ Chanh chua, cua cắp: 3 Bài mới - Giới thiệu bài. - Cho Hs đọc tên bài. - Cho Hs đọc mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành: Hoạt động 1 Hoạt động nhóm - Cho mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống . 1.Đóng vai (Chọn HS có năng khiếu) - GV cùng lớp nhận xét, góp ý. + Tình huống 1: Hòa có nguy cơ bị - Khen nhóm đóng vai tốt nhất. lừa lấy tài sản , tiền bạc trong nhà và có nguy cơ bị xâm hại. + Tình huống 2: Thanh có nguy cơ bị xâm hại tình dục , bắt cóc. + Tình huống 3: Mỉ và các bạn có nguy cơ bị người đàn bà lâ mặt lừa bán làm gái mại dâm. +Tình huống 4: Đông có nguy cơ bị lừa để vận chuyển hàng lậu, đồ ăn cắp hoặc ma túy cho chúng. Hoạt động cả lớp Hoạt động 2 2. Liên hệ thực tế. - Nghe các em chia sẻ. Em chia sẻ tình huống, câu chuyện - Qua đó giáo viên giáo dục các em. trong thực tế mà các em đã biết về trẻ GV kết luận: em bị lừa gạt, xâm hại, buôn bán, bắt Có nhiều nguy cơ khi trẻ em tiếp xúc với cóc.
  6. người lạ .Vì vậy ta cần áp dụng quy tắc an toàn để phòng tránh giảm thiểu các nguy cơ . *Củng cố Hỏi: - HS trả lời cá nhân. - Qua tiết học này, em biết được những gì? - Gv củng cố kiến thức, liên hệ, giáo dục học sinh kĩ năng sống. - Hướng dẫn Hoạt động ứng dụng. - GV kết luận chung. - Cho HS xử lí tình huống 1, 2 để đánh giá nhận thức của HS. - HS nghe. *Dặn dò - Dặn dò HS có kĩ năng xử lí tình huống để giữ an toàn khi gặp người lạ. Rút kinh nghiệm: BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng Việt (Tiết 1) I Mục tiêu - HS đọc hiểu bài Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ. - Nhận biết đại từ xưng hô và quan hệ từ trong câu. * Giáo dục HS bảo vệ môi trường. Mục tiêu riêng: Gv giúp HS chậm hiểu về từ, câu, văn ( Lành, Đạt, Việt Anh, Hân, Đức) xác định đúng các câu e, g, h. II Đồ dùng dạy học GV:Tranh minh họa Hs : Sách thực hành III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/Giới thiệu bài Nêu nội dung tiết thực hành - Hs nghe. 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập Em làm việc chung cả lớp Bài 1 Cho HS đọc bài, quan sát tranh. Đọc bài văn, quan sát tranh. Bài 2 Cho HS đọc thầm lại bài và làm Em làm bài cá nhân bài.Gạch chân dưới các từ chỉ màu đỏ Bài 2 Làm cá nhân, làm xong mang bài của sự vật, hoa bằng bút chì. lên nộp 5- 10 em. - GV thu vở nhận xét, chữa bài. -Chữa bài: a) ý 3
  7. b) ý 2 c) ý 1 d) ý 2 e) ý 1 g) ý 2 h) ý 1 i) ý 2 * GV liên hệ giáo dục Hs tình yêu cây, hoa, cảnh vật thiên nhiên. 3/ Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. - HS nghe. -Dặn HS học tập cách miêu tả cảnh. Rút kinh nghiệm Tiết 3 Lịch sử Bài 5 Vượt qua tình thế hiểm nghèo, quyết tâm chống Pháp trở lại xâm lược (Tiết 1) I Mục tiêu Sau bài học, em cần: - Nêu được tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám;nhân dân ta đã vượt qua tình thế ấy như thế nào. - Hiểu được ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc với quyết tâm “ Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” - Nhận rõ tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội. *Giáo dục học sinh ý thức không chịu làm nô lệ và giáo dục bảo vệ vùng biển trời của tổ quốc. Mục tiêu riêng: HĐ3 cho cặp học nhớ tốt báo cáo (Vy, Nhường, Nguyên, Chi, Vinh, Thư ) II Đồ dùng dạy học GV: Phiếu học tập III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - Cho HS hát. 2-Trải nghiệm Hỏi: - Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày, tháng, năm nào? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu.
  8. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 Tìm hiểu về tình Hoạt động cặp đôi thế hiểm nghèo sau Cách mạng - Các cặp đọc, hỏi cô, thảo luận tháng Tám c) Phải đối phó với: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại - Quan sát các cặp làm việc, xâm giải đáp thắc mắc của Hs. - Gv chốt lại. Hoạt động 2 Tìm hiểu biện Hoạt động nhóm pháp vượt qua tình thế hiểm - Các nhóm đọc, thảo luận, làm vào phiếu. nghèo. - Báo cáo. - Quan sát các nhóm làm việc, Biện pháp : gọi các nhóm báo cáo. -Giặc đói - quyên góp gạo cho người nghèo, GV kết luận: tăng gia sản xuất, Trong thời gian ngắn nhân dân -Giặc dốt- mở lớp bình dân học vụ, người biết ta đã làm được những việc phi chữ dạy cho người không biết chữ, thường là nhờ tinh thần đoàn -Giặc ngoại xâm- ta khéo léo dùng biện pháp hòa kết trên dưới một lòng và cho hoãn thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.Nhân dân ta một lòng tin tưởng vào chính phủ, vào Bác Hồ để làm Cách mạng. Hoạt động 3 Tìm hiểu nguyên Hoạt động cặp đôi nhân bùng nổ cuộc kháng chiến Đọc hội thoại, hỏi cô, trả lời câu hỏi. toàn quốc Ý1. - Cho các cặp thảo luận rồi báo - Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam cáo. Bộ - Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng - Ngày 18-12-1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ, đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng, Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công Hà Nội . Bắt đầu từ ngày 20-12-1946 Quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở TP Hà Nội *Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Ý 2 Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đánh giặc bảo vệ Tổ Quốc. Ý 3 Ngày 19-12-1946, lãnh đạo Đảng và Chính phủ họp, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Hoạt động 4
  9. Tìm hiểu những ngày đầu của Hoạt động nhóm cuộc kháng chiến toàn quốc - Đọc, quan sát ảnh tư liệu, thảo luận trả lời câu chống thực dân Pháp hỏi. + Cảnh phố Mai Hắc Đế Hà Nội, nhân dân dùng Bom ba càng là loại bom rất giường tủ, bàn ghế dựng chiến luỹ trên phố để nguy hiểm không chỉ cho đối ngăn cản quân pháp vào cuối năm 1946 phương mà còn cho người sử + Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân quân dụng bom. Để tiêu diệt địch, địch gần 2 tháng trời đã bảo vệ được cho hàng chiến sĩ ta phải ôm bom ba càng vạn đồng bào và chính phủ rời thành phố về căn lao thẳng vào quân địch và cũng cứ kháng chiến. bị hi sinh luôn. Nhưng vì đất +Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn nước, vì thủ đô, các chiến sĩ ta ra quyết liệt. nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến không tiếc thân mình sẵn sàng lâu dài với niềm tin :"Kháng chiến nhất định ôm bom ba càng lao vào quân thắng lợi" địch. Hỏi: Em biết gì về cuộc kháng - Em nghe. chiến của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến? Hoạt động 5 - Nhắc nhở Hs đọc và ghi. Em đọc và ghi vào vở. *Củng cố Qua tiết học này, em biết được gì? *Giáo dục học sinh ý thức - HS trả lời cá nhân. không chịu làm nô lệ và giáo dục bảo vệ vùng biển trời của tổ quốc. - HS nghe. *Dặn dò - Gv chốt lại các ý chính. GV giáo dục ý thức cho HS. - Dặn HS chuẩn bị xem trước phần thực hành. Rút kinh nghiệm Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2016 Tiết 1 Toán Bài 37 Nhân một số thập phân với một số thập phân (tiết 1) I Mục tiêu HS biết:
  10. Nhân một số thập phân với một số thập phân. Mục tiêu riêng: GV quan tâm giúp đỡ các em Việt Anh, Đức, Lành, Hân, Bảo bài tập thực hành. II Đồ dùng dạy học HS: Thước III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động cơ bản: Hoạt động1 Hoạt động nhóm - Quan sát các nhóm thực hiện. Các nhóm thực hiện. - Gọi Hs báo cáo kết quả bài d. d) 25, 8 x 1, 4 1032 258 36, 12 Hoạt động 2 Hoạt động chung cả lớp - Gv cùng lớp thực hiện. c) 16, 25 x 6, 7 11 375 97 50 108, 875 Hoạt động 3 Hoạt động cặp đôi - Cô quan sát các cặp thực hiện. - Đọc và trao đổi với bạn. Hoạt động thực hành Làm bài và đổi tập với bạn để kiểm tra - Cho các cặp làm vào vở.GV đến giúp kết quả. Hs chậm hiểu, kĩ năng tính chưa tốt. a) 25, 8 b) 16, 25 - Gv thu một số vở nhận xét. x 1, 5 x 6, 7 1290 11375 258 9750 38, 70 108, 875 c) 0, 24 d) 7, 826
  11. x 4, 7 x 4, 5 168 39130 96 31304 1, 128 35, 2170 *Củng cố Qua tiết học này, em biết được điều - HS trả lời cá nhân. gì? *Dặn dò - HS nghe. - Gv nhận xét tiết học. - Dặn Hs xem trước phần thực hành các bài tập còn lại. Rút kinh nghiệm Tiết 3 Tiếng Việt Bài 12 A Hương sắc rừng xanh (tiết 2) I Mục tiêu Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường. Giáo dục học sinh lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. * Rèn kĩ năng sống: - Giáo dục hs biết bảo vệ môi trường xung quanh ( nhà ở , thôn xóm, trường học , công cộng, ) bằng hành động thiết thực: Không vứt rác bừa bãi, vận động mọi người cùng tham gia. Mục tiêu riêng: HS học tốt ( Thảo Vy, Chi, Nhường, Thư)giải thích các từ ở HĐ1 II Đồ dùng dạy học - GV: Phiếu học tập. Tranh về bảo vệ môi trường. - HS: VBT.Từ điển Luyện từ và câu lớp 4-5. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Em biết gì về môi trường? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành: Hoạt động nhóm HĐ1 Đáp án - Cho các nhóm làm rồi báo cáo. a)
  12. - Gv kết luận.Cho Hs hiểu tốt giải Tranh 1 khu bảo tồn thiên nhiên thích hoặc Gv nêu: Tranh 2 khu dân cư + Khu dân cư: khu vực làm việc của Tranh 3 khu sản xuất nhà máy, xí nghiệp Tranh 4 khu sản xuất + Khu sản xuất : khu vực làm việc Tranh 5 di tích lịch sử của nhà máy, xí nghiệp. Tranh 6 danh lam thắng cảnh + Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực b) a – 2; b – 1 ; c - 3 trong đó các loài vật, con vật và cảnh + Sinh vật: tên gọi chung các vật sống quan thiên nhiên được bảo vệ giữ gìn bao gồm động vật, thực vật và sinh , lâu dài. có sinh đẻ, lớn lên và chết. + Sinh thái : hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật , có thể quan sát được + Hình thái: hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được 2 bảo đảm, bảo hiểm, bảo quản, bảo tàng, bảo toàn, bảo tồn, bảo trợ, bảo vệ, đảm bảo Đặt câu VD: Mẹ em mua bảo hiểm. Trong bảo tàng có rất nhiều hiện vật quý giá. 3/Em làm bài cá nhân Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp. Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp. * Rèn KNS: Không vứt rác bừa bãi, vệ sinh đường - GV: Chúng ta cần làm gì để bảo nhà ở, môi trường xung quanh, trồng vệ môi trường xung quanh ta? cây, trồng hoa, vận dộng mọi người - Cho Hs xem tranh việc làm bảo vệ cùng tham gia giữ vệ sinh môi trường. Giáo dục học sinh lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. *Củng cố Qua tiết học này, em biết được những - HS trả lời cá nhân. gì? *Dặn dò - HS nghe.
  13. - Dặn Hs bảo vệ môi trường. - Gv nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm Tiết 4 Tiếng Việt Bài 12 A Hương sắc rừng xanh (tiết 3) I Mục tiêu Nghe-viết đúng đoạn văn;viết đúng các từ những chứa tiếng có âm đầu s/x. • Rèn kĩ năng: Viết đúng, sạch đẹp, tính thật thà, cẩn thận. Mục tiêu riêng: GV giúp đỡ em Khang, Đạt, Hỷ, Đức, Bảo II Đồ dùng dạy học - HS: VBT.Bảng con. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - Kiểm tra dụng cụ. 2-Trải nghiệm - Gọi HS lên bảng tìm từ có chứa tiếng trăn/trăng; lượn/lượng 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B-Hoạt động thực hành: HĐ4 Hoạt động cả lớp - Gv đọc đoạn văn. a) Nghe cô đọc viết vào vở: Mùa thảo Hỏi: quả (từ sự sống đáy rừng) - Em hãy nêu nội dung đoạn văn? + Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt - Yêu cầu HS tìm từ khó + HS nêu từ khó - Yêu cầu HS đọc và viết từ khó + HS viết từ khó: sự sống, lặng lẽ, mưa rây bụi, đáy rừng rực lên, chứa lửa, hắt lên , đỏ chon chót. -GV nhắc nhở HS cách trình bày, viết sạch đẹp, đúng chính tả, độ cao con chữ, mẫu chữ quy định. - GV đọc cho HS viết. - HS viết chính tả b) Trao đổi bài với bạn để giúp nhau chữa lỗi. - Thu vở nhận xét khoảng 5-8 vở. - Vài HS nộp vở. HĐ 5 - HS làm theo yêu cầu.
  14. - Tổ chức HS làm bài 5a - Báo cáo kết quả. - Cho HS báo cáo. - GV cung cấp cho HS thêm một số Gợi ý đáp án: từ. sổ - xổ sơ xơ su - xu sớ - xứ sổ sách- xổ số; vắt sơ sài- xơ múi; su su- đồng xu; bát sứ- xớ sở; đồ sứ- sổ- xổ lồng; sổ sơ lược- xơ su hào- xu nịnh; tứ xứ; sứ giả- biệt mũi- xổ chăn; cửa mít; sơ qua- xơ cao su- xu thời; xứ; cây sứ- xứ đạo; sổ- chạy xổ ra; sổ xác; sơ sơ- xơ su sê- xu xoa sứ quán- xứ uỷ; sách- xổ tóc gan; sơ sinh- xơ cua HĐ 6 - Dòng 1 tên con vật. - Gv chọn phần a - Dòng 2 tên cây cối Nếu thay thay âm đầu s bằng x các tiếng có nghĩa là: xóc, xói.xẻ, xáo, xít, xam, xán, xả, xi, xung, xen, xâm, xắn, xấu *Củng cố - Qua tiết học này, em biết được - HS trả lời cá nhân. những gì? *Dặn dò - Dặn Hs nhớ các từ có chữ s/x ở đầu. - Hướng dẫn ứng dụng. - Em nghe. - Gv nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng Việt (Tiết 2) I Mục tiêu - HS biết chọn đúng từ thích hợp để điền vào bài tập. - Viết một bài văn miêu tả theo 1 trong 2 đề bài đã cho. Mục tiêu riêng: Hướng dẫn giúp đỡ các em Hân, Đạt, Bảo, Việt Anh, Đức. II Đồ dùng dạy học Vở thực hành III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS thực hành Bài 1 (Cho HS làm nhanh để dành thời HS làm bài gian cho bài tập 2). - Chữa bài. - Cho HS làm bài cá nhân. - Thứ tự các từ cần điền: lô xô, lúp xúp,
  15. - GV chữa bài chung cho cả lớp. đầy, xanh thắm, rộng, vàng óng. Bài 2 Yêu cầu HS đọc đề, gv gợi ý. - Cho HS tự làm bài. HS làm bài. * Hướng dẫn giúp đỡ các em Hân, Đạt, Bảo, Việt Anh, Đức. HS nào làm xong gv nhận xét tại lớp vài bài. - Em nghe. - Thu các bài còn lại nhận xét sau. * Giáo dục Hs. 3/Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. Dặn HS chưa hoàn thành về làm cho - HS nghe và thực hiện. xong. Rút kinh nghiệm Tiết 2 Thực hành Toán ( Tiết 1) I Mục tiêu - Củng cố kĩ năng thực hành trừ hai số thập phân. - Thực hiện đúng bài tìm x. - Giải được bài toán có lời văn. - Biết tính bằng cách thuận tiện nhất . Mục tiêu riêng: Bài 5 dành cho HS giải toán tốt. II Đồ dùng dạy học Thước III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 Cho Hs tự làm vào vở, 1 em lên Bài 1 HS làm cá nhân rồi chữa bài. làm trên bảng. Kết quả: -GVnhận xét, chữa bài. a) 28, 17 b) 28, 864 c) 9, 7 d) 441, 2 Bài 2 Thực hiện như bài 1, lưu ý HS Bài 2 cách đặt tính ở ý b. a) x + 17, 6 = 64, 5 x = 64, 5 - 17, 6 x = 46, 9 b) 236 – x = 197, 3 x = 236 – 197, 3 x = 38, 7 Bài 3 HS đọc đề, suy nghĩ tìm cách Bài 3 giải. Bài giải
  16. -Gọi 1 Hs lên bảng giải.Lớp làm vào Cả hai lần đã bán là: vở. 15, 35 + 9, 8= 25, 15 (tấn) Trong kho còn lại là: 38, 5- 25, 15 = 13, 35 (tấn) Đáp số: 13, 35 tấn Bài 4 GV chọn 1 bài a và 1 bài b cho HS làm tại lớp. Bài 4 a) 350 b) 32, 15 Bài 5 lưu ý Hs về đơn vị đo. Bài 5 Bài giải 0, 16 tạ = 16 kg Luống rau th71 hai thu hoạch được là: 78, 5 – 16 = 62, 5 (kg) Cả hai luống rau thu hoạch được là: 78, 5 + 62, 5 = 141 kg Đáp số : 141kg 3/Củng có, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - HS nghe. - Dặn HS về làm bài tập còn lại. Rút kinh nghiệm Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2016 Tiết 1 Toán Bài Bài 37 Nhân một số thập phân với một số thập phân (tiết 2) I Mục tiêu HS biết: - Nhân một số thập phân với một số thập phân - Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán. - Nhân nhẩm một số thập phân với 0, 1;0, 01;0, 001; Mục tiêu riêng: Các em Đức, Việt Anh, Lành, Hân làm các bài tập BT2, 3, 5.HS học tốt làm đúng tất cả các bài. II Đồ dùng dạy học HS: Thước III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - Kiêm tra dụng cụ 2-Trải nghiệm - Cho HS nhắc lại cách Nhân một số thập phân với một số thập phân. - Nhận xét. 3- Bài mới
  17. - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B.Hoạt động thực hành BT2 Hoạt động cặp đôi - Quan sát các cặp thực hiện. - HS làm bài rồi báo cáo. - Gọi Hs báo cáo kết quả. a) Cho các cặp làm vào vở.GV đến a b ax b ax a giúp HS chậm. 2, 36 4, 2 2, 36 x 4, 2 4, 2x 2, 36= = 9, 912 9, 912 3, 05 2, 7 3, 05 x 2, 7 2, 7 x 3, 05 = = 8, 235 8, 235 b) + Phép nhân các số thập phân cũng có tính chất giao hoán + Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi. a b = b a c) 4, 34 3, 6 = 15, 624 3, 6 4, 34 = 15, 624 BT3 9, 04 x 16 = 144, 64 - Quan sát các nhóm hoạt động. 16 x 9, 04 = 144, 64 Bài 3 Đáp án a) 142, 57 x 0, 1 142, 57 0, 1 14, 257 531, 75 0, 01 531, 75 0, 01 5, 3175 b) Đọc BT4, BT5, BT6 c) Tính nhẩm. - GV thu vở nhận xét một số bài. BT4 - Cho HS chữa theo kết quả đúng. Em làm cá nhân 1000 ha = 10km² 125 ha = 1, 25 km2
  18. 57, 4ha = 0, 574 km2 3, 2ha = 0, 032km2 BT5 Bài giải Chu vi vườn cây là : (15, 62 + 8, 4) 2 = 48, 04 (m) Diện tích vườn cây là : 15, 62 8, 4 = 131, 208 (m²) - GV gợi ý HS bài 6. Đáp số : Chu vi 48, 04 m. Diện tích 131, 208 m² BT6 Bài giải 1 000 000cm = 10 km Quãng đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết dài là : *Củng cố 19, 8 10 = 198 (km) Qua tiết học này, em biết được Đáp số : 198km những gì? ( HS có thể giải cách khác) - HS trả lời cá nhân. *Dặn dò - Dặn Hs nhớ : - HS nhắc lại nhân nhẩm một số thập phân + Nhân một số thập phân với một với 0, 1; 0, 01; 0, 001, số thập phân + Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán. - HS nghe. + Nhân nhẩm một số thập phân với 0, 1;0, 01;0, 001; - Gv nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm . Tiết 3 Tiếng Việt Bài 12 B Nối những mùa hoa (tiết 1) I Mục tiêu - Đọc - hiểu bài Hành trình của bầy ong. Mục tiêu riêng: + Hướng dẫn các em Việt Anh, Bảo, Thùy đọc đúng một đoạn của bài. - HS học tốt: đọc diễn cảm bài, trả lời đúng các câu hỏi. - Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên. II Đồ dùng dạy học GV: Bảng nhóm kẻ sẵn ô chữ III Các hoạt động dạy học
  19. 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi Hs đọc bài Mùa thảo quả, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động nhóm Hoạt động 1 - Thảo luận rồi trình bày. - Quan sát các nhóm thảo luận. - Gọi đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 2 - GV gọi HS đọc mẫu. Hoạt động chung cả lớp - Giới thiệu tranh minh họa. - Cả lớp nghe. Hỏi - Quan sát tranh minh họa. + Bài thơ có mấy khổ thơ? - Bài gồm 3 khổ. Hoạt động 3 Em làm cặp đôi. - Cho các cặp thay nhau đọc từ ngữ và - Các cặp từ ngữ và lời giải nghĩa rồi lời giải nghĩa. báo cáo. - Gọi vài cặp đọc to. GV giúp Hs hiểu thêm từ: + hành trình: chuyến đi xa, dài ngày, nhiều gian nan vất vả + thăm thẳm: nơi rừng rất sâu Hoạt động 4 Cùng luyện đọc Hoạt động nhóm -Theo dõi các nhóm đọc, kiểm tra, giúp Luyện đọc chữ số, câu, khổ thơ , bài Hs đọc đúng. thơ. -GV nhận xét và sửa chữa. - HS luyện đọc trong nhóm. - Một số em đọc trước lớp. Hoạt động 5 - Lớp nhận xét. - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi. Hoạt động nhóm - Nghe các nhóm báo cáo. - Thảo luận, báo cáo. - GV nhận xét, kết luận. Đáp án: 1/ Đẫm nắng trời, nẻo đường xa, bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa, thời gian vô tận 2/ Bầy ong bay đến tìm mật ở rừng sâu biển xa, quần đảo. 3/ Những nơi ong bay đến đều có vẻ đẹp đặc biệt của các loài hoa:
  20. - Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. - Nơi biển xa: Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa - Nơi quần đảo: loài hoa nở như là không tên. 4/ Câu thơ muốn nói đến bầy ong rất chăm chỉ, giỏi giang, đến nơi nào cũng tìm ra được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc đời. 5/ Với công việc hút nhụy hoa làm mật, ong đã lưu giữ được các mùa hoa, cho dù hoa tàn nhưng mật ong vẫn còn lưu giữ được vị ngọt của các loài hoa. - Em hãy nêu nội dung chính của bài Ca ngợi những phẩm chất đáng quý thơ? của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. * GV: Em thấy mình cần học tập ở bầy - Chăm chỉ, chuyên cần, làm việc có ong ở điều gì? Vì sao phải như vậy ? ích cho đời. Hoạt động 6 Hoạt động cá nhân - Cho HS đọc, nhận xét, khen các em - Em học thuộc lòng hai khổ thơ cuối thuộc tại lớp. bài. *Củng cố Qua tiết học này, em biết được những - HS trả lời cá nhân. gì? *Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Em nghe cô nhận xét, dặn dò. - Dặn Hs học thuộc lòng bài. Rút kinh nghiệm Tiết 1 Tiếng Việt Bài 12 B Nối những mùa hoa (tiết 2) I Mục tiêu Biết được cấu tạo của bài văn tả người. - Biết cách quan sát và viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật và gây ấn tượng. * Rèn hs kĩ năng quan sát, chọn lọc chi tiết khi tả người (Ngoại hình, hoạt động, đặc điểm nổi bật của nhân vật, ) Mục tiêu riêng Giúp đỡ các em: Bảo, Đạt, Việt Hân, Việt Anh phần lập dàn ý. II Đồ dùng dạy học
  21. - GV: Dàn ý mẫu - HS:VBT, Bảng ghi các từ tả đặc điểm của người. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm Hỏi: - Khi gặp một người em thường ấn tượng gì về người đó? (hình dáng đẹp hay cách ăn nói dễ thương hay tính tình họ ) 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động chung cả lớp Hoạt động 7 Đáp án: - Gọi HS đọc rồi trả lời. 2/ - Gv kết luận. Phần 1 nối với c Phần 2 nối với a Phần 3 nối với b 3/ Giới thiệu bằng cách đưa ra câu hỏi khen về thân hình khoẻ đẹp của Hạng A Cháng 4/ Hình dáng của Hạng A Cháng: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như chắc gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng, khi đeo cày trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. 5/A Cháng là người thân hình khoẻ đẹp, sức lực tràn trề, lao động chăm chỉ, cần cù, say mê , giỏi; tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc. 6/ Ý b Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng. 7/ - Bài văn tả người gồm 3 phần: + Mở bài: giới thiệu người định tả + Thân bài: Tả hình dáng, tính tình, hoạt động của người đó + Kết bài: nêu cảm nghĩ về người định
  22. tả - 3 HS đọc ghi nhớ B. Hoạt động thực hành - Gợi ý. Em làm bài cá nhân. - Quan sát Hs làm bài.Giúp đỡ các em: Lập dàn ý cho bài văn tả một người Bảo, Đạt, Việt Hân, Việt Anh. thân trong gia đình. - Nhận xét dàn bài của HS. * Củng cố - Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người. - HS trả lời cá nhân. *Dặn dò: - Các em học thuộc ghi nhớ và hoàn - HS nghe. thành dàn ý chi tiết bài văn tả người. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm . BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Toán Tiết 2 I Mục tiêu - Học sinh củng cố phép tính nhân số thập phân.So sánh hai biểu thức.Tính giá trị biểu thức.Giải bài toán có lời văn. Mục tiêu riêng: - Cả lớp làm bài tập 1, 2, 3, 4. Khuyến khích HS hiểu tốt làm thêm bài tập 5 Đố vui. II Đồ dùng dạy học Thước III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/Giới thiệu bài 2/Hướng dẫn HS làm bài tập Em làm cá nhân Bài 1 Bài 1 -Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào HS làm bài vở. Kết quả -GV nhận xét, chữa bài. a)701, 16 b) 5875, 2 c) 657, 51 Bài 2 Bài 2 - Cho HS làm rồi chữa bài. Thứ tự đúng điền dấu đúng là: - GV nhận xét, chữa bài. = Bài 3 Bài 3 - Gọi 2 HS lên bảng tính, lớp làm vào Tính
  23. vở.GV giúp đỡ Hs tính chậm, chậm a) 807, 3 - 214, 8+ 82 = 592, 5+82 = 674, hiểu. 5 - GV nhận xét, chữa bài. b) 46, 1+53, 88- 89, 85 = 99, 98 - 89, 85 = 10, 33 Bài 4 Bài 4 -Cho Hs làm , Gv nhận xét, chữa bài. Bài giải Ô tô chuyển được tất cả là: 3, 45 x 5 = 17, 25 (tấn) Đáp số: 17, 25 tấn 3/Củng cố, dặn dò HS hiểu tốt làm thêm bài 5 - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về hoàn thành các bài tập - HS nghe. (nếu ở lớp làm chưa xong). Rút kinh nghiệm Tiết 3 Môn: Kỹ thuật Bài: Cắt, khâu, thêu tự chọn (tiết 1) I. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích. Rèn hs kĩ năng: Cắt, khâu, thêu đúng mẫu, thẳng , đẹp, trình bày có sáng tạo. * Giáo dục HS an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy học - HS: Dụng cụ để làm sản phẩm. III. Các hoạt động dạy- học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm -Từ đầu năm học đến nay, em đã học được những gì? - GV nhận xét. 3 Giới thiệu bài - Giới thiệu bài. - Cho Hs đọc tên bài. - Nêu mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Ôn tập những nội dung Hoạt động chung cả lớp. đã học trong chương 1
  24. - Trong chương 1 các em đã được học những nội dung gì? - HS trả lời. - Nhắc lại cách đính khuy, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong - HS nêu. phần nấu ăn. - GV nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu. Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm để Hoạt động nhóm chọn sản phẩm thực hành. HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm. GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản - Đại diện các nhóm trình bày kết quả phẩm tự chọn: thảo luận. - Củng cố kiến thức, kỹ năng về khâu, thêu. - Mỗi hs sẽ hoàn thành 1 sản phẩm khâu, thêu. - Tổ chức cho hs thảo luận để chọn sản phẩm của nhóm và tự phân công nhiệm vụ chuẩn bị của các nhóm. - GV ghi tên sản phẩm tự chọn của các nhóm và kết luận hoạt động 2. * Củng cố - Tiết học này, các em đã học nội dung - HS trả lời cá nhân. gì? *Dặn dò: - Dặn dò hs chuẩn bị thật kỹ theo sự phân công của nhóm để làm và làm tốt - Em nghe cô nhận xét, dặn dò. được sản phẩm của nhóm mình trong các tiết học sau. - GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2016 Tiết 1 Tiếng Việt Bài 12 B Nối những mùa hoa (tiết 3) I Mục tiêu Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường. Mục tiêu riêng: Khuyến khích HS (Nhường, Vy, Thư) tìm kể chuyện ngoài sách.(HS có năng khiếu kể chuyện trước lớp). Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. II Đồ dùng dạy học - GV: Tranh về Bảo vệ môi trường. HS:Truyện III Các hoạt động dạy học
  25. 1-Khởi động - HS chơi trò chơi. 2-Trải nghiệm - GV gọi học sinh kể , nói ý nghĩa câu chuyện Người đi săn và con nai. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động thực hành: Hoạt động 2 Hoạt động nhóm - Đến từng nhóm nghe HS kể. Kể trong nhóm. Hoạt động 3 Hoạt động chung cả lớp - Gọi đại diện nhóm thi kể - Đại diện các nhóm thi kể (HS có - Gv cùng lớp nhận xét, bình chọn. năng khiếu kể chuyện trước lớp). - Khen HS kể hay. - Lớp nhận xét, bình chọn. * Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. * Củng cố Qua tiết học này, em biết được những gì? - HS trả lời cá nhân. *Dặn dò: - HS nghe. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS tìm thêm các câu chuyện. Rút kinh nghiệm Tiết 2 Tiếng Việt Bài 12 C Vẻ đẹp bà tôi (tiết 1) I Mục tiêu - Biết quan sát và chọn lọc chi tiết để tả người. Mục tiêu riêng: Giúp đỡ em Lành, Đạt, Đức, Anh HĐ3. II Đồ dùng dạy học HS: VBT III Các hoạt động dạy học -Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm GV hỏi: - Cấu tạo của bài văn tả người. - GV nhận xét.
  26. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành: Hoạt động 1 Hoạt động nhóm - Cho Hs các nhóm đọc rồi đoán. Bác Hồ Hoạt động 2 Hoạt động cá nhân - Gọi Hs đọc. Đọc hai đoạn văn tả người bà. Hoạt động 3 Hoạt động cá nhân - Quan sát các Hs ghi vào vở.giúp - HS làm bài vào VBT rồi trình bày. đỡ Hs chậm. Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình - Gọi vài Hs đọc. của người bà: + Mái tóc đen và dày kì lạ, phủ kín 2 vai , xoã xuống ngực , xuống đầu gối , mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn + Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả , ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. + Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ. Hoạt động 4 Hoạt động nhóm - Cho các nhóm thảo luận rồi báo cáo. - Tác giả quan sát người bà rất kĩ, - Cô kết luận. chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả. Nêu: Hoạt động 5 - Quan sát các nhóm hoạt động. - Em viết rồi đố các bạn trong nhóm. - Nghe các em báo cáo. *Củng cố Qua tiết học này, em biết được - HS trả lời cá nhân. những gì? *Dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn Hs khi tả người cần chọn lọc - Em nghe cô nhận xét, dặn dò. các đặc điểm tiêu biểu. Rút kinh nghiệm
  27. Tiết 3 Toán Bài 38 Em ôn lại những gì đã học. I Mục tiêu Mục tiêu riêng: HS cả lớp làm bài tập 1-2-3. * Cho HS học chậm (Đức, Bảo, Lành) chọn 2 trong 4 bài 1 phần c làm. II Đồ dùng dạy học - HS:Thước III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Cho HS nêu cách nhân một số thập phân cho một số thập phân. - HS- GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành: Hoạt động cặp đôi BT1 - Làm bài rồi báo cáo. a) Đáp án: a b c (a b) c a (b c) 2, 5 3, 1 0, 6 (2, 5 3, 1) 0, 6 = 2, 5 (3, 1 0, 6) = 7, 75 x 0, 6 = 4, 65 2, 5 x 1, 86 = 4, 65 1, 6 4 2, 5 (1, 6 4) 2, 5 = 1, 6 (4 2, 5) = 6, 4 x 2, 5 = 16 1, 6 x 10 = 16 4, 8 2, 5 1, 3 (4, 8 2, 5) 1, 3 = 4, 8 (2, 5 1, 3) = 12 x 1, 3 =15, 6 4, 8 x 3, 25 =15, 6 *Cho HS làm bài chậm chọn 2 trong b) Nhận xét 4 bài phần c làm. Khi nhân một tích hai số với số thứ ba có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại. (a b) c = a (b c) c) 9, 65 0, 4 0, 25 = 9, 65 (0, 4 0, 25) = 9, 65 1 = 9, 65 0, 25 40 9, 84 = (0, 25 40) 9, 84 = 10 9, 84 = 98, 4
  28. 7, 38 1, 25 80 = 7, 38 (1, 25 80) = 7, 38 100 = 738 0, 4 x 0, 5 x 64, 2 = 0, 2 x 64, 2 = 12, 84 - Quan sát các em làm bài.Gv giúp đỡ - Em làm cá nhân HS chậm. Bài 2 Tính - Thu một số vở nhận xét. a) (28, 7 + 34, 5 ) 2, 4 = 63, 2 2, 4 = 151, 68 b) 28, 7 + 34, 5 2, 4 = 28, 7 + 82, 8 = 111, 5 Bài 3 Bài giải Người đó đi được quãng đường là : 12, 5 2, 5 = 31, 25 (km) Đáp số : 31, 25 km *Khi nhân một tích hai số với số thứ ba có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại. ( a b) c = a (b c) *Củng cố - Qua tiết học này, em đã ôn những - HS trả lời cá nhân. dạng bài nào? * Dặn dò - Hướng dẫn hoạt động ứng dụng. - Em nghe. - Dặn HS áp dụng nhận xét vừa nêu để tính nhanh. Rút kinh nghiệm . BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng Việt Luyện viết chính tả Nghe - viết Bài : Chuyện một khu vườn nhỏ I.Mục tiêu: - Rèn luyện cho HS kĩ năng viết đúng chính tả. - Học sinh nghe viết đúng bài : “Chuyện một khu vườn nhỏ” đoạn : “Cây quỳnh lá dày không phải là vườn” - Viết đúng các từ khó, trình bày sạch đẹp. * Giúp đỡ HS viết chưa tốt (Anh, Hân, Như, Bảo, Hỷ, Tây ) Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng.
  29. II.Chuẩn bị: - HS vở viết chính tả III.Hoạt động dạy- học: Hoạt động của cô Hoạt động trò 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn học sinh nghe - viết. - Giáo viên đọc đoạn viết - HS lắng nghe. - Cho HS đọc thầm trong tài liệu cách - HS đọc thầm, quan sát cách trình bày. trình bày (Trang 4). Hỏi: - Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu - HS trả lời. có nét gì nổi bật? - Giáo viên hỏi học sinh các từ khó. - Cho HS đọc, lưu ý từng từ về âm, vần. - HS nghe. - Giáo viên nhắc nhở HS một số lưu ý trước khi viết như cách trình bày, các từ - HS viết chính tả. cần viết cho đúng - Soát lại bài. - Đọc cho học sinh viết bài. - HS đổi vở soát lỗi - Đọc bài cho HS soát lỗi. - Nộp vở cho cô. - Giáo viên thu một số vở của em Việt Anh, Đức, Việt Hân, Như, Khang, Bảo, Tây để nhận xét, chữa bài cho HS - Giáo viên nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu. - Tiết học này, các em ôn luyện gì? Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng. - Thu vở các em còn lại nhận xét, chữa - HS lắng nghe và thực hiện. lỗi sau. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà xem lại bài. Rút kinh nghiệm . Tiết 2 Thực hành Toán Luyện tập về nhân với số thập phân I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân. - Giải toán có liên quan đến nhân một số thập phân với một số. Mục tiêu riêng:
  30. + HScả lớp làm bài 1, bài 2.(GV quan tâm giúp đỡ HS làm tính nhân chưa tốt như: Việt Anh, Bảo, Đức, Hân, Lành, ) + HS học tốt làm cả 3 bài tập. Các em (Nguyên, Vy, Đoan, Chi, Thư, Bo, ) biết tính nhanh đúng. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu ghi tựa bài lên bảng. - HS ghi tựa bài vào vở. 2.Hướng dẫn HS thực hành Hoạt động 1 - HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân - GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số với một số tự nhiên, nhân 1 số thập thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 phân với một số thập phân. số thập phân với một số thập phân. Hoạt động 2 - GV ghi bài lên bảng, cho HS làm vào vở. - HS làm các bài tập. - Cô đến giúp đỡ HS chậm. - HS lên lần lượt chữa từng bài - GV nhận xét, chữa bài trên bảng lớp. Đáp án : Bài tập1: Đặt tính rồi tính: a) 342, 04 a) 5, 03 x 68 b) 101, 232 b) 6, 372 x 16 c) 96, 726. c) 65, 8 x 1, 47 Bài tập 2 Bài giải Một cửa hàng ngày đầu bán được 225, 5 Ngày thứ hai của hàng bán được là : lít dầu, ngày thứ hai bán gấp đôi số dầu 225, 5 x 2 = 451 (l) của ngày đầu.Hỏi cả hai ngày cửa hàng Cả hai ngày cửa hàng bán được là: bán được bao nhiêu lít dầu? 225, 5 + 451 = 676, 5 (l) Đáp số: 676, 5 lít Bài tập 3 Tính nhanh Đáp án (Dành cho HS học tốt) a) 6, 04 x 4 x 25 a) 6, 04 x 4 x 25 6, 04 x (4 x 25) = 6, 04 x 100 b) 250 x 5 x 0, 2 = 604 b) 250 x (5 x 0, 2) c) 0, 04 x 0, 1 x 25 = 250 x 1 = 250 c) 0, 04 x 0, 1 x 25 = ( 0, 04 x 25) x 1 = 1 x 1 = 1
  31. 3.Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. - HS nghe. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. Rút kinh nghiệm Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2016 Tiết 1 Tiếng Việt Bài 12 C Vẻ đẹp bà tôi (tiết 2) I Mục tiêu Nhận biết và sử dụng được quan hệ từ trong câu. - Rèn hs kĩ năng sử dụng quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong viết đoạn văn, bài văn tả người, tả cảnh, có biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa các câu. Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Mục tiêu riêng: Các em Việt Anh, Đạt, Bảo, Lành chọn 1 trong 3 từ ở BT9 đặt câu. II Đồ dùng dạy học HS: VBT III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - HS nêu các quan hệ từ mà em đã học. - HS- GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành: Hoạt động 6 Hoạt động cặp đôi - Quan sát các cặp thảo luận. Quan hệ từ: của, bằng, như - Nghe các em báo cáo kết quả. A Cháng đeo cày. Cái cày của người - GV kết luận. H mông to nặng , bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận Hoạt động 7 Hoạt động nhóm
  32. - Các nhóm làm rồi báo cáo. Đáp án - Gv kết luận. a) Từ nhưng:biểu thị quan hệ tương Giáo dục học sinh bảo vệ môi phản. trường. b) Từ mà:biểu thị quan hệ tương phản. c) Cặp từ nếu .thì : biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả. Hoạt động 8 Hoạt động cặp đôi - Gv quan sát các em làm. Đáp án - Thu vở một vài cặp nhận xét. a) và - Gọi Hs báo cáo trước lớp. b) và, ở, của Giáo dục học sinh bảo vệ môi c) thì trường. d) và, nhưng Hoạt động 9 Em làm cá nhân. - Cho HS học tốt đặt câu mẫu. Đặt câu - Cho HS tự đặt vào VBT. Ví dụ: - Cho 3 HS lên bảng đặt. Em khuyên mãi mà bạn không nghe. - Cô quan sát, giúp đỡ học sinh học Trời mưa thì em mặc áo mưa đi học. chậm. Cái cặp của em làm bằng vải. - Nhận xét câu học sinh đặt. - Gọi nhiều em đứng tại chỗ đọc câu em đặt. GV nêu một số câu cho HS nghe. *Củng cố - Qua tiết học này, em biết được những - HS trả lời cá nhân. gì? *Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn Hs sử dụng quan hệ từ, cặp - Em nghe cô nhận xét, dặn dò. quan hệ từ trong viết đoạn văn, bài văn tả người, tả cảnh, có biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa các câu Rút kinh nghiệm . Tiết 2 Toán Bài 39 Em ôn lại những gì đã học (tiết 1) I Mục tiêu Mục tiêu riêng: + Hs hoc đạt CKTKN và các em học chậm ( Đức, Lành, Hân, Bảo) làm bài 1 (a, b, c), bài 2, bài 3a. + HS học tốt làm tất cả các ý của bài 1, 2, 3.
  33. II Đồ dùng dạy học - HS: Thước III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi HS nhắc lại em đã học những gì ? - GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành: Bài 1 Em làm bài cá nhân - Gv giao bài bài tập theo đối - Làm bài rồi báo cáo kết quả. tượng HS. - Nhận xét. - Đến từng em quan sát giúp đỡ Bài 1 Hs chậm. a) Đáp án: - Gv nhận xét một số vở. - Cho lớp báo cáo, chữa bài. 48, 16 357, 86 80, 475 x 3, 4 + 29, 05 - 26, 827 19 264 386, 91 53, 648 144 48 163, 744 b) 375, 84 – 95, 96 + 36, 78 = 279, 88 + 36, 78 = 316, 66 Bài 2 - Cho các em nhẩm rồi nêu. 7, 5 + 7, 3 x 7, 4 = 54, 02 + 7, 5 = 61, - Gv cùng lớp nhận xét, kết52 luận. Bài 2 Tính nhẩm a) 265, 307 100 = 26530, 7 265, 307 0, 01 = 2, 65307 0, 68 x10 = 6, 8 0, 68 x 0, 1 = 0, 068 Bài 3 b) 5, 4 × x = 5, 4 - Quan sát Hs làm bài. x = 1
  34. - Giúp đỡ Hs phần c. 9, 8 × x = 6, 2 × 9, 8 - Nghe các cặp báo cáo. x = 6, 2 - Gv nhận xét. Em làm cặp đôi. Báo cáo kết quả a) a b c ( a + b) x c a x c + b x c 2, 4 3, 8 1, 2 (2, 4 +3, 8) x 1, 2 2, 4 x 1, 2+3, 8 x 1, 2 = 6, 2 x1, 2 = 7, 44 = 6, 88+4, 56=7, 44 6, 5 2, 7 0, 8 (6, 5 +2, 7) x 0, 8 6, 5 x 0, 8 +2, 7 x 0, 8 = 9, 2 x 0, 8 = 7, 36 = 5, 2+ 2, 16 = 7, 36 b) Khi nhân một tổng với một số , ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả lại. (a + b) c = a c + b c. c) 9, 3 6, 7 + 9, 3 3, 3 = 9, 3 (6, 7 + 3, 3) = 9, 3 10 = 93 7, 8 0, 35 + 0, 35 2, 2 = (7, 8 + 2, 2) 0, 35 = 10 0, 35 = 3, 5 * Củng cố - Qua tiết học này, em đã ôn - HS trả lời cá nhân. những dạng bài nào? *Dặn dò - Gv nhận xét tiết học. - HS nghe. - Dặn Hs xem trước các bài 4, 5, 6, 7 tiết sau thực hành tiếp. Rút kinh nghiệm Tiết 4 Địa lí Bài 6 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (tiết 1) I Mục tiêu Mục tiêu riêng: HS học tốt:
  35. - Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?( Do đảm bảo nguồn thức ăn). - Giải thích vì sao cây trồng nước ta là cây xứ nóng?(Vì khí hậu nóng ẩm). - Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Biết nuồn lợi hải sản mà biển mang lại cho con người, khai thác nguồn lợi đó để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển. - Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cần gắn với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển-Rừng ngập mặn. - Biết các biện pháp bảo vệ đất, rừng, biển. II Đồ dùng dạy học GV:Bản đồ, tranh III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi Hs trả lời bài 5 Dân cư nước ta. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1 Hoạt động cặp đôi - Cho Hs trao đổi theo cặp, trình bày Liên hệ thực tế trước lớp. Đáp án: HĐ2 + Trồng trọt và chăn nuôi - Cho Hs liên hệ địa phương kể, gv + Trồng trọt chiếm tới ¾ giá trị sản chốt mở rộng, giáo dục Hs. xuất nông nghiệp. + Trồng lúa, ngô, khoai, cây khóm, mía, dừa, đu đủ, xoài, chuối, dưa leo, dưa hấu, rau, cà chua, Nuôi heo, gà , vịt, trâu, bò, cá, tôm, ba ba, ếch, HĐ3 Hoạt động nhóm - Quan sát các nhóm thảo luận, cho các Đáp án nhóm báo cáo. b) -GV kết luận: - Lúa, cây ăn quả, cà phê, chè, cao su, Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng - Lợn (heo), gà, trâu, bò, trọt nước ta phát triển mạnh hơn chăn Vùng núi và cao nguyên nuôi, chăn nuôi đang được chú ý phát - Cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng triển. đồng bằng. Lợn, gà, vịt, được nuôi Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nhiều ở các vùng đồng bằng.
  36. gió mùa nên nước ta trồng được nhiều - Cà phê, chè, và một số cây ăn quả loại cây, tập trung chủ yếu là các cây như vải, lạc, được trồng ở đồi núi. xứ nóng. Lúa gạo là loại cây được Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi, trồng nhiều nhất ở nước ta, cây ăn Liên hệ địa phương. quả và cây công nghiệp cũng đang được chú ý phát triển. + Cây lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ. + Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Câu chè trồng nhiều ở miền núi phía Bắc. Cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên. + Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc. Hỏi HS học tốt: - Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày + Thức ăn chăn nuôi đảm bảo, nhu cầu càng tăng? của người dân về thịt, trứng, sữa, ngày càng cao; công tác phòng dịch đươc chú ý ngành chăn nuôi sẽ phát triển bền vững. HĐ 4 - GV quan sát các nhóm làm việc. a) Lâm nghiệp có hai hoạt động chính - Gv giúp đỡ nhóm yếu. là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và - Cô nghe báo cáo. các lâm sản khác. b) - Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển. c) Năm 1980: 10, 6 triệu ha. Năm 1995: 9, 3 triệu ha. Năm 2012: 13, 5 triệu ha. + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1, 3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức. + Từ năm 1995 đến năm 2012, diện tích rừng nước ta tăng thêm được 4, 2 triệu ha. Trong 17 năm này diện tích
  37. rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân và nhân dân thực hiện tốt. HS học tốt nêu: Các hoạt động bảo vệ rừng: Ươm cây giống, trồng rùng, chăm sóc HĐ 5 cây rừng, phòng cháy rừng, ngăn chặn - Gv yêu cầu lớp đọc biểu đồi rồi trả các hoạt động phá hoại rừng, lời câu hỏi. Hoạt động chung cả lớp - Thủy sản khai thác và thủy sản nuôi trồng. - Năm 1990 khai thác thủy sản nhiều hơn nuôi trông. - Năm 2011 Thủy sản nuôi trồng nhiều HĐ 6 hơn thủy sản khai thác. - Cho các cặp thảo luận rồi báo cáo. - GV kết luận. Hoạt động cặp đôi - Đọc thông tin hoàn thành sơ đồ. + Các loại cá nước ngọt : cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè, Cá nước lợ và nước mặn: cá song, cá tai tượng, cá trình, Các loại tôm: tôm sú, tôm hùm, trai, ốc, + Vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người HĐ 7 dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu - GV nhắc nhở HS thực hiện đầy đủ. thủy sản ngày càng tang cao. *Củng cố + Ở địa phương em người dân nuôi tôm Hỏi: sú, cá chình, cá sấu, cua, - Ở địa phương em trồng những loại Hoạt động cá nhân cây nào? Nuôi những con vật gì? Em đọc và ghi vào vở. Nêu những lợi ít có được từ trồng trọt, chăn nuôi. - Địa phương em có rừng không? - Em nghe và trả lời. - Em biết gì về ngành thủy sản ở địa phương mình? - GV mở rộng kiến thức cho HS. - Biết các biện pháp bảo vệ đất, rừng ,
  38. biển. *Dặn dò - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ điểm tháng 11 Biết ơn thầy giáo, cô giáo Vệ sinh trường lớp I. Mục tiêu giáo dục: - HS tham gia làm vệ sinh trường lớp. - Có ý thức giữ để trường, lớp luôn xanh, sạch đẹp. - Tích cực tham gia vệ sinh trường, lớp, chăm sóc cây xanh. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Vệ sinh lớp học, sân trường. 2. Hình thức: Tổ chức theo quy mô lớp. III. Chuẩn bị hoạt động : 1. Phương tiện: dụng cụ lao động làm vệ sinh trường, lớp. 2. Tổ chức: - Trong lớp, ngoài sân trường. IV. Tiến hành hoạt động: Nội dung Người điều khiển: Chủ tịch hội đồng tự quản (Thư) - Nêu lí do.Mục tiêu tiết học Phân công lao động: Phó chủ tịch Hội đồng tự quản (Bo) - Các công việc cần làm: quét lớp, lau bảng, tưới kiểng, sắp xếp lại sách, vở, đồ dùng dạy học cho ngăn nắp, kê lại bàn ghế, Nhặt rác, quét rác trước hành lang, trước thư viện, trước nhà đa năng, đổ rác . - Bo phân công các nhóm lao động làm vệ sinh trường lớp. - Học sinh tham gia lao động làm vệ sinh trường lớp. - GV quan sát, nhắc nhở các em thực hiện an toàn vệ sinh lao động. - Cho HS rửa tay sau khi làm xong. V. Kết thúc hoạt động - Tập trung vào lớp. - Bo nhận xét ý thức, kết quả các nhóm làm. - GVCN tinh thần tham gia của các cá nhân, nhóm và tập thể lớp. - Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc vệ sinh trường lớp.Luôn giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Rút kinh nghiệm
  39. Sinh hoạt lớp I Mục tiêu - Giúp HS biết những ưu điểm, hạn chế của bản thân cũng như các bạn trong tuần. - Biết phát huy những ưu điểm, khắc phục những sai phạm cho tuần sau. - Biết được kế hoạch tuần tới. - Giáo dục HS thực hiện tốt nội quy trường, lớp. II Chuẩn bị - GV: Nội dung sinh hoạt - HS: Những ghi chép theo dõi các bạn của ban cán sự lớp. III Các bước tiến hành 1/Các trưởng nhóm nhận xét, đánh giá tuần 12 2/ Phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét, đánh giá. 3/ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét đánh giá. 4/Giáo viên nhận xét hoạt động tuần 12 - Nhận xét chung. - Tuyên dương tổ, cá nhân học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường, có thành tích trong học tập, lao động, rèn luyện. - Phê bình những học sinh vi phạm nội quy, cho các em nói rõ lí do phạm lỗi, yêu cầu các em hứa hẹn , sửa chữa. Giáo viên đề ra kế hoạch cho tuần 13: - Gv giáo dục Hs truyền thống tôn sư trọng đạo. - HSThực hiện tốt quy định của nhà trường. - Tham gia lao động thường xuyên, định kì. - Tiếp tục vận động HS tham gia BHYT. - Nhắc những HS chưa đóng tiền vệ sinh, học phí buổi chiều về nhắc gia đình cho tiền đóng. - HS thực hiện rèn chữ viết ở nhà tuần 13 - Một số công việc khác (nếu có). === Kí duyệt của tổ trưởng TUẦN 12 Khoa học Bài 13 Sắt, đồng, nhôm (tiết 1) I Mục tiêu - Nêu được một số tính chất của sắt, đồng, nhôm.
  40. - Kể được tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng được làm từ sắt, đồng hoặc nhôm. - Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng sắt, đồng, nhôm có trong gia đình. II Đồ dùng dạy học - Gv: Mẫu vật. - Hs: Đồ vật được làm bằng sắt, đồng nhôm. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Em biết được những loại kim loại nào? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản: Hoạt động1 Hoạt động cặp đôi - Cho Hs trình bày trước lớp. HS kể Hoạt động 2 Hoạt động nhóm - Cho Hs đọc cá nhân rồi trả lời. Sắt: - Gv cho Hs liên hệ thực tế. - Dẻo dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, Giới thiệu làng nghề truyền thống rèn dập. ở ấp Thống Nhất thị trấn Ngan Dừa - Có màu trắng xám, có ánh kim. huyện Hồng Dân. Đồng - Có màu nâu đỏ, có ánh kim. - Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kỳ hình dạng nào. - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Nhôm - Có màu trắng bạc. - Nhẹ hơn sắt và đồng. - Có thể kéo thành sợi, dát mỏng. - Không bị gỉ nhưng có thể bị một số axit ăn mòn. - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Hoạt động 3 Hoạt động chung cả lớp - Gv tổ chức cho học sinh làm rồi báo Tiếp nối nhau trả lời: cáo. - HS chỉ hình và nêu đồ vật trong hình làm từ gì? Kết luận: Đồng là kim loại được sử Sử dụng sắt, đồng nhôm. dụng rộng rãi bởi tính chất mềm dẻo, - Sắt và các hợp kim của sắt còn dùng để
  41. dễ dán mỏng, dẫn nhiệt và điện tốt. sản xuất các đồ dùng: cày, cuốc, dây phơi Đồng được sử dụng làm các đồ điện, quần áo, cầu thang. hàng rào sắt, song dậy điện, một số bộ phận của ô tô, tàu cửa sổ, đầu máy xe lửa, xe ô tô, cầu, xe biển, Các hợp kim của đồng được đạp, xe máy, làm nhà, dùng để làm các đồ dùng trong gia - Trống đồng, dây quấn động cơ, thau đình như nồi, mâm, các nhạc cụ đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao như kèn, cồng, chiêng, hoặc chế động, tạo vũ khí, đúc tượng, Các đồ dùng Nhôm được sử dụng rộng rãi, dùng để bằng đồng để ngoài không khí thường chế tạo các vật dụng làm bếp như: bị xỉn màu nên thỉnh thoảng người ta xoong, nồi, chảo, vỏ nhiều loại đồ lại dùng thuốc đánh đồng để đánh hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận bóng, lau chùi làm cho đồ dùng bằng của các phương tiện giao thông như tàu đồng sáng bóng trở lại. hoả, xe ô tô, máy bay, tàu thuỷ, Hoạt động 4 Hình 5: Dây đồng - Cho Hs kể. Hình 6: Lư đồng, đôi hạc, lư hương, - Gv nêu thêm một số đồ dùng mà Hs bình cổ , tượng, được làm từ hợp kim chưa biết. của đồng. Chúng thường có ở đình, chùa, miếu, bảo tàng, Cửu đỉnh ở Huế được làm từ hợp kim của đồng. Hình 7 Trống đồng. - Kèn được làm từ hợp kim của đồng. Kèn thường có ở viện bảo tàng, các ban nhạc, giàn nhạc giao hưởng. - Chuông đồng được làm từ hợp kim của đồng, chúng thường có ở đình chùa, miếu - Mâm đồng được làm từ hợp kim của đồng. Mâm đồng thường có ở các gia đình địa chủ thời xưa, viện bảo tàng, những gia đình giàu có -Dây quấn động cơ, thau đồng Nhôm Hình 8 Cửa nhôm Hình 9, ấm, xoong Các đồ khác được làm từ nhôm như: nồi, chảo, vỏ nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hoả, xe ô tô, máy bay, tàu thuỷ, * Củng cố Qua tiết học này, em biết được những - HS trả lời cá nhân. gì? * Dặn dò - Dặn Hs tìm hiểu thêm sắt, đồng, - HS nghe.
  42. nhôm. - Xem các hoạt động còn lại. - Gv nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm Khoa học Bài 13 Sắt, đồng, nhôm (tiết 2) I Mục tiêu - Nêu được một số tính chất của sắt, đồng, nhôm. - Kể được tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng được làm từ sắt, đồng hoặc nhôm. - Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng sắt, đồng, nhôm có trong gia đình. II Đồ dùng dạy học - Gv: Vật thật. - Hs: Đồ vật được làm bằng sắt, đồng nhôm. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Kể tên các đồ dùng làm từ sắt, đồng, nhôm. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản: Hoạt động 5 Hoạt động cá nhân - Cho Hs nêu cách bảo quản. HS nêu - GV chốt lại. Cách bảo quản Tiếp nối nhau trả lời. Ví dụ: Một số đồ dùng bằng sắt, thép như dao, kéo, cày, cuôc dễ bị gỉ nên khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất nơi khô ráo. + Ở nhà em có mấy cái lư đồng. Em thấy ba em dùng giẻ ẩm để lau chùi, + Nhà ông nội em có một cái mâm đồng. Ông em thường lau chùi sạch bóng. + Chùa có mấy tượng phật và chiếc chuông bằng đồng. Thỉnh thoảng nhà
  43. chùa lại lau chùi, dùng thuốc đánh đồng để cho đồ vật sáng lại. + Những đồ dùng bằng nhôm dùng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo, khi bưng bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng mềm và dễ bị cong, vênh, méo. + Lưu ý: không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi vì nhôm dễ bị các axit ăn mòn. Không nên dùng tay để bưng, bê, cầm khi dụng cụ đang nấu thức ăn. Hoạt động 6 Vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị hỏng. - GV nghe Hs trả lời, kết luận. - Em đọc và trả lời. * Củng cố Qua tiết học này, em biết được những gì? - HS trả lời cá nhân. * Dặn dò - Dặn Hs tìm hiểu thêm sắt, đồng, nhôm. - HS nghe. - Xem các hoạt động còn lại. - Gv nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm Tham khảo giáo án lớp 5: com/giao-an-dien-tu-lop-5