Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

docx 25 trang Hùng Thuận 26/05/2022 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2021_2022_ban.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

  1. TUẦN 9 Ngày soạn: 6/11/2021 Ngày dạy ( Từ 8/11 đến 14/11/2021) Thứ 2 TIN HỌC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIN HỌC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIẾNG ANH: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIẾNG ANH: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) Thứ 3 TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn . (HSKG đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài) - Nghe - viết đúng bài chính tả , tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút , không mắc quá 5 lỗi - GDHS tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, biết được giải trị của hoà bình và tình cảm của con người với thiên nhiên - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình; PTNL thẩm mĩ, biết trình bày bài CT cân đối, đẹp mắt. *Tích hợp BVMT: Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa, giáo án Powerpoint, máy tính. ClassPoin - SGK. Điện thoai thông minh, máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động ( ClassPoint) - HS bốc thăm chọn bài - HS đọc bài tập đọc hoặc bài học thuộc lòng theo chỉ định. 2. Hoạt động thực hành: HĐ 1: Nghe viết chínhh tả: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. - HS nghe GV đọc bài CT: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. - Y/C HS thảo luận nội dung, tìm các từ khó và luyện viết các từ khó. + ND: Ích lợi của rừng, lên án việc phá rừng, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. + Các từ khó: cầm trịch, canh cánh, nỗi niềm, chân chính, giận, cơ man * Kết hợp tích hợp GDBVMT:
  2. - HS nghe đọc, viết bài chính tả. - Hs lắng nghe GV đọc và dò bài. 3. Hoạt động vận dụng: - Về nhà cùng bạn thi viết đẹp một đoạn của bài. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn . - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà hs thích nhất trong các bài văn miêu tả mà hs đó học ( BT2). - Giáo dục H yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật xung quanh. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa, giáo án Powerpoint, máy tính. - SGK. Điện thoai thông minh, máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động ( ClassPoint) - HS bốc thăm chọn bài - HS đọc bài tập đọc hoặc bài học thuộc lòng theo chỉ định và trả lời câu hỏi. 2. Hoạt động thực hành: Ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học: ( Quang cảnh làng mạc ngày mùa; Một chuyên gia máy xúc; Kì diệu rừng xanh; Đất Cà Mau) - Chọn bài TĐ và làm. - Chia sẻ cùng bạn kết quả, giải thích vì sao em thích chi tiết ấy. - Ban học tập huy động kq, báo cáo 3. Hoạt động vận dụng: - Về nhà cùng bạn thi tìm các chi tiết miêu tả hay trong các bài TĐ đã học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
  3. - Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế. - Rèn kĩ năng ĐT và tính trừ 2 số TP, phân tích bài toán có lời văn và giải đúng. Vận dụng làm tốt các BT1a,b; 2a,b; 3 - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com - SGK, điện thoại thông minh, máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: (Padlet.com) - Điền kết quả phép tính sau 32,65+ 0,231 3,245+12,25 - Nhận xét 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (Sử dụng giáo án Powerpoint) - Nêu ví dụ 1 SGK. - HS nêu phép tính giải bài toán để có phép trừ hai số thập phân. - Nhận xét, chốt cách làm như SGK. - HS nhận xét sự giống và khác nhau của phép trừ 2 STN và trừ 2 STP qua VD1 trên. => Chốt: Đặt tính và trừ giống nhau, chỉ khác ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy. - Hs nghe GV nêu ví dụ 2 (Tương tự VD1). Yêu cầu HS trình bày, GV chốt lại (như SGK). * Lưu ý: Cách đặt và thực hiện trừ 2 số TP 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1ab: Tính: - YC HĐ cá nhân, làm vở BTT in - Chia sẻ kết quả. - HĐTQ điều hành huy động kết quả, nhận xét và cho các bạn chia sẻ cách làm. + Chốt: Cách tính và đặt dấu phẩy ở hiệu. Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Cá nhân đọc và làm BT. - Chia sẻ kết quả - Chốt: Quy tắc trừ 2 số TP. Bài 3: Giải toán: - YC HĐ nhóm bàn, cá nhân phân tích và giải vở ô li - Gọi HS làm và giải thích cách làm. - Chốt: Cách giải dạng toán 1 số trừ 2 số và quy tắc trừ 2 số TP. 4. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ cùng người thân cách trừ hai số TP và áp dụng thực hiện tính đúng IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): .
  4. . . KĨ THUẬT: NHÀ SÁNG CHẾ (TIẾT 2) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Thứ 4 TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1). Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. - HS dùng từ hợp với tình huống giao tiếp và viết văn. - GD HS ý thức sử dụng từ ngữ đúng với mục đích giao tiếp. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa, giáo án Powerpoint, máy tính. ClassPoin - SGK. Điện thoai thông minh, máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Lớp hát và vận động theo nhạc - HS Nghe GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu: VN - Tổ quốc em Cánh chim hòa bình Con người với TN Danh từ M.đất nước M.hòa bình M.bầu trời Động từ - Tính từ M.tươi đẹp M.hợp tác M.chinh phục Thành ngữ, tục M.Yêu nước M.Bốn biển một nhà M.Nắng tốt dưa, ngữ thương nòi mưa tốt lúa. - Hs thực hành trên Patlet.com: hoàn thiện bảng các từ loại và thành ngữ, tục ngữ về ba chủ điểm đã học. - Nhận xét và chốt lại: + Các từ ngữ thuộc danh từ, động từ, tính từ và các thành ngữ, tục ngữ thuộc 3 chủ điểm đã học. + Khái niệm danh từ, động từ, tính từ. Lưu ý: Một từ đồng thời có thể diễn tả nội dung theo chủ điểm này hay chủ điểm kia hoặc 1 từ có thể thuộc một số từ loại khác nhau. VD: từ hòa bình có thể là DT(Em yêu hòa bình), cũng có thể là tính từ (Em mong thế giới này mãi mãi hòa bình). Bài 2 .Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ trong bảng: - Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài tập và làm vào VBT in. - Hs trình bày bài của mình.
  5. - Nhận xét và chốt lại: Các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa với từ đã cho; khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; mở rộng vốn từ về các chủ điểm đã học. 3. Hoạt động vận dụng: - Hỏi đáp cùng bố mẹ, bạn bè về các cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Biết: - Trừ hai số thập phân; Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân; Cách trừ một số cho một tổng. - HS biết vận dụng các kiến thức đã học làm các bài tập: bài 1, 2(a,c); 4 (a). - Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính - SGK, điện thoại thông minh hoặc máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Đọc và làm BT - Chia sẻ kết quả. -YC HS Nhận xét bài bạn, GV chốt lại KQ đúng * Chốt : Quy tắc trừ 2 số TP. Bài 2a,c: - Cá nhân tự làm BT - 4 HS làm bảng lớp - GV quan sát, tiếp sức 1 số HS còn chậm. - HS chia sẻ trước lớp về cách tìm các TP chưa biết của phép cộng và phép trừ. Nhận xét và bổ sung. * Chốt: Cách tìm TP chưa biết của phép cộng và phép trừ. Bài 4a: - Thảo luận cách làm: Cách trừ một số cho một tổng. - Hs làm bài và chia sẻ Nghe GV nhận xét: Kết luận: a – b - c = a – ( b + c ) - Chốt: Tính chất 1 số trừ 2 số (g/hoán số trừ không đổi dấu, kết hợp số trừ đổi dấu).
  6. 3. Hoạt động vận dụng: - Thi đua cùng bạn thực hiện tính thuận tiện nhất(BT2). IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . KHOA HỌC: THUỶ TINH. CAO SU. CHẤT DẺO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nhận biết một số tính chất của thủy tinh, cao su, chất dẻo. - Nêu được công dụng, cách bảo quản của một số đồ dùng làm bằng thủy tinh, cao su, chất dẻo * Lồng ghép GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về công dụng của vật liệu. - Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính. - SGK, điện thoại thông minh hoặc máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu về thuỷ tinh a) Tìm hiểu chung về thủy tinh Yêu cầu HS quan sát vật thật, hình trong SGK trang 60, trả lời câu hỏi: +Kể tên một số đồ vật được làm bằng thủy tinh. + Khi va chạm mạnh vào vật rắn, đồ bằng thủy tinh sẽ thế nào? * GV chốt: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng, b) Tìm hiểu tính chất và công dụng của thủy tinh - Hs tìm hiểu thông tin SGK trang 61 và trả lời các câu hỏi: + Thủy tinh có những tính chất gì? + Loại thủy tinh chất lượng cao được dùng để làm gì? + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh.
  7. - GV chốt: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền , khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cao su a) GV thực hiện, lớp quan sát, nhận xét: + Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà - HS thực hành theo yêu cầu: +Kéo căng một sợ dây cao su rồi buông tay ra - GV chốt: Cao su có tính đàn hồi. b) – HS đọc thông tin trong SGK trang 36, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Người ta có thể chế tạo ra cao su bằng những cách nào? + Cao su có những tính chất gì và thường được sử dụng để làm gì? + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su. - GV nhận xét, thống nhất các đáp án Hoạt động 3: Tìm hiểu về chất dẻo a) Tìm hiểu hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo. - HS quan sát một số đồ dùng bằng nhựa có trong nhà, kết hợp quan sát các hình trang 64 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. - GV nhận xét, thống nhất các kết quả b) Tìm hiểu chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. - HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 65 SGK và trả lời các câu hỏi. + Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ gì? + Nêu tính chất chung của chất dẻo + Ngày này, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao? - GV nhận xét, thống nhất các kết quả 3. Hoạt động vận dụng: (Sử dụng Padlet.com)
  8. - HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. Trong cùng một khoảng thời gian, bạn nào viết được tên nhiều đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng. - Học ghi nhớ. - Chuẩn bị: Tơ sợi. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . ĐỊA LÍ: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết sơ lươc về sự phân bố dân cư VN: + VN là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất. + Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. + Khoảng ¾ dân số VN sống ở nông thôn. - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com - SGK, điện thoại thông minh hoặc máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: ( Sử dụng Patlet.com) - Nêu đặc điểm về số dân và sự tăng dân số ở nước ta? - Tác hại của dân số tăng nhanh? 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Các dân tộc - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? - Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm bao nhiêu phần trong tổng số dân? Các dân tộc còn lại chiếm bao nhiêu phần? - Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu? - Kể tên 1 số dân tộc mà em biết? - Truyền thuyết con rồng cháu tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì? + Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của học sinh. Hoạt động 2: Mật độ dân số - Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì? Để biết MĐDS, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của một vùng hay quốc gia đó - Nêu nhận xét về MĐDS nước ta so với thế giới và 1 số nước Châu Á? Kết luận : Nước ta có MĐDS cao.
  9. Hoạt động 3: Phân bố dân cư. - YC học sinh: Chỉ lược đồ và nêu: + Các vùng có mật độ dân số trên 1000 . + Những vùng có mật độ dân số từ 501 đến 1000 + Các vùng có mật độ dân số từ 100 đến 500 người. +Vùng có mật độ dân số dưới 100 người. - Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động. Ở miền khác đất rộng người thưa, thiếu sức lao động. - Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao? Những nước công nghiệp phát triển khác nước ta, chủ yếu dân sống ở thành phố. 3. Hoạt động vận dụng: Giáo dục: Kế hoạch hóa gia đình. - Chuẩn bị: “Nông nghiệp”. Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Thứ 5 THỂ DỤC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn . - Rèn kĩ năng đọc. - GD HS biết trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, biết được giá trị của hòa bình và tình cảm của con người với thiên nhiên. - HS biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - - HS Nghe GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động thực hành: HĐ 1: Ôn các bài tập đọc học thuộc lòng:
  10. - Cá nhân lựa chọn đọc một trong các bài TĐ từ tuần 1-9 và trả lời câu hỏi. Lớp nghe, nhận xét. HĐ 2: Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch “Lòng dân” của tác giả Nguyễn Văn Xe. Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn kịch. - HS đọc bài “Lòng dân” và nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch. - Nhận xét và chốt: Tính cách của các nhân vật (dì Năm, An, chú cán bộ, tên lính và tên cai) - Nhận xét và đánh giá, tuyên dương HS thực hiện xuất sắc 3. Hoạt động vận dụng: - Về nhà cùng bạn thi phân vai diễn vở kịch Lòng dân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . ÂM NHẠC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TOÁN: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên; Biết giải bài toán có nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân một số TP với 1 số tự nhiên, giải toán. Vận dụng làm tốt các BT1; 3 - Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó. - Rèn luyện năng lực tính toán, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính - SGK, điện thoại thông minh hoặc máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Hs Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Tìm hiểu ví dụ và rút ra cách nhân 1 STP với 1 STN: - HS nghe GV nêu VD1 và vẽ tam giác ABC (như SGK). 1,2m 1,2m - YC HS nêu phép tính giải BT để có phép nhân STP với số tự nhiên - GV nêu phép tính: nhân số thập phân với số tự nhiên. - Y/c HS tìm cách thực hiện phép nhân STP với số tự nhiên.
  11. - HS trình bày. Nhận xét, chốt cách làm như SGK. - Y/c HS nhận xét sự giống và khác nhau của hai phép nhân: 12 x 3 và 1,2 x 3 - Chốt : ĐT và nhân giống nhau, chỉ khác ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy ở tích. - Y/c HS nêu cách nhân STP với số tự nhiên từ cách làm ở ví dụ 1 - Nêu ví dụ 2 và ghi phép tính như SGK. - YC HS tự đặt tính và tính, sau đó trình bày - N xét, chốt lại cách làm. - Y/c HS nêu cách nhân STP với số tự nhiên - gọi 1 số HS trình bày, GV chốt lại (như trong SGK). 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Đặt tính rồi tính - Đọc và làm BT - Gv huy động kq, nêu cách thực hiện. *Chốt: : Quy tắc nhân số TP với số tự nhiên Bài 3: - Thảo luận cách làm - Cá nhân làm bài, 1 H làm bảng lớp- lớp nhận xét, đối chiếu kq. * Chốt: Cách giải và quy tắc nhân số TP với số tự nhiên. 4. Hoạt động vận dụng: - Đề xuất cùng người thân thực hiện một số phép nhân hai số TP IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Thứ 6 TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - HS tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu (BT1), BT2(Chọn 3 trong 5 mục a, , b, c, d, e) - Đặt được câu để phân biệt được từ nhiều nghĩa ( BT4). HSKG thực hiện được toàn bộ Bt2. - Thông qua một số nội dung bài tập giáo dục các em biết kính trọng người lớn ; Giáo dục HS ý thức dựng từ, đặt câu chính xác. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ. *Điều chỉnh: không làm BT3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Quizzi.com. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động:
  12. - Hs Nghe GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động thực hành: 1.Thay các từ in đậm trong đoạn văn bằng các từ đồng nghĩa: - Đọc đoạn văn và làm bài - Chia sẻ kết quả. ? Theo em, những từ in đậm trong đoạn văn được dùng như vậy đã chính xác chưa? Vì sao? chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp. ? Vì sao bạn thay từ bảo bằng từ mời mà không chọn từ khác để thay thế? Thứ tự các từ: bưng, mời, xoa, làm. + Thay đúng các từ đồng nghĩa: bê - bưng, bảo - mời, vò - xoa, thực hành - làm. 2 . Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống: ( Sử dụng Quizizz.com) Giáo viên chuyển thành trò chơi Học sinh tham gia chơi, nhận xét Gv nhấn mạnh cho Hs: ? Những từ như thế nào được gọi là từ trái nghĩa? - Củng cố: Khái niệm từ trái nghĩa. Điền đúng từ trái nghĩa với từ đã cho tạo thành cặp từ trái nghĩa (đói - no; sống - chết; thắng - bại; đậu - bay; xấu - đẹp) 4. Đặt câu với mỗi nghĩa của từ đánh: - HS đọc thầm yêu cầu của bài tập và làm vào VBT in. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp. ? Từ đánh này là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao bạn biết? 3. Hoạt động vận dụng: - Hỏi đáp cùng bố mẹ, bạn bè về một số từ đồng âm, từ nhiều nghĩa IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TẬP ĐỌC: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông). - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) - GD HS biết yêu quý thiên nhiên. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động:
  13. - Hs nghe gv giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì? - HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: HĐ 1: Luyện đọc đúng: Việc 1: 1HS giỏi đọc bài Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: Việc 3: HS nêu cách chia đoạn. (3 đoạn) Việc 4: Hs đọc bài nối tiếp trước lớp. Lần 1: Phát hiện từ khó, luyện. Việc 5: HS Nghe GV đọc mẫu. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung: Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời Việc 2: Chia sẻ ý kiến trước lớp Việc 3: Hs khác nhận xét. + Câu 1: Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công. + Câu 2: Cây quỳnh lá dày, giữ được nước; cây hoa ti gôn thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to. + Câu 3: Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. + Câu 4: Nơi tốt đẹp , thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn. + ND bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. - Biết liên hệ thêm: biết tạo cho mình một khu vườn thì môi trường xung quanh ta sẽ trong lành, tươi đẹp hơn. 3. Hoạt động thực hành: Luyện đọc diễn cảm: Việc 1: Hs nêu giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng Việc 2: HS tham gia thi đọc Việc 3: Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc tốt. Việc 4: 1 H đọc tốt đọc toàn bài. - H nhắc lại nội dung bài. 4. Hoạt động vận dụng: - Chăm sóc cho khu vườn nhà mình thêm đẹp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000, I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
  14. - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,. - Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân; Vận dụng kiến thức làm được bài 1, 2 - HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học. - PT năng lực tính toán, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính - SGK, điện thoại thông minh hoặc máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Hs Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Ví dụ 1: 27,864 x 10 =? - Thực hiện phép tính. - Nhận xét về thừa số 27,867 và tích 278,67. 27,867 Vậy : 27,867 x 10 = 278,67 x 10 278,670 ➢ Lớp cùng trao đổi để rút ra nhận xét: Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 25,867 sang bên phải một chữ số ta cũng được 278,67 b) Ví dụ 2: 53,286 x 100 - HS tự tìm kết quả phép nhân sau đó rút ra nhận xét * Chốt: Các số giống nhau chỉ khác vị trí dấu phẩy ở tích được chuyển sang phải một (hai) chữ số. - Rút ra quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ( Nhấn mạnh thao tác: Chuyển dấu phẩy sang bên phải). 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Nhân nhẩm: ( Sử dụng Quizizz) - HS lựa chọn các đáp án đúng - Chữa bài, nhận xét và cho các bạn chia sẻ cách làm. - Chốt: Quy tắc nhân số TP với 10; 100; 1000. Bài 2: Viết các số đo độ dài dưới dạng số đo có đơn vị là xăng -ti- mét: - Cá nhân đọc và làm BT. - YC HS trao đổi cách làm, cá nhân làm vở ô li. - Hs trình bày kết quả,, nhận xét và cho các bạn chia sẻ cách làm. * Chốt: Cách chuyển số đo độ dài dưới dạng số thập phân bằng cách nhân nhẩm với 10; 100; 1000. 4. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ với người thân về cách nhân nhẩm STP với 10; 100; 1000. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): .
  15. . . MĨ THUẬT: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) Thứ 7 CHÍNH TẢ: LUYỆN TẬP ÂM VẦN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Làm được BT 2b (trang: ) - Làm được BT2a, BT3b(trang: ) - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Rèn luyện NL thẩm mĩ, tự học, hợp tác nhóm. THBVMT, BĐ: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT nói chung, môi trường biển,đảo nói riêng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh), VBTTV in III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - HS Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 2. Hoạt động thực hành: Bài 2a: Tìm những từ ngữ chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. - Hs làm vào VBT in - HS trình bày. + Phân biệt được tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n Bài 3b: Thi tìm nhanh các từ láy vần có âm cuối ng. - Hs làm vào VBT in - HS trình bày. - Nhận xét và đánh giá kết quả. Tìm đúng các từ láy vần có chứa âm cuối ng. Bài 2a: Tìm những từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong bảng sau. - Hs làm vào VBT in - HS trình bày. - Nhận xét và đánh giá kết quả. Bài 3b: Tìm các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng. - Hs làm vào VBT in - HS trình bày. - Nhận xét và đánh giá kết quả. Tìm đúng các từ láy theo những khuôn vần: an - at; ang - ac; ôn - ôt; ông - ôc; un - ut; ung - uc. 3. Hoạt động vận dụng: - Về nhà cùng bạn thi đua tìm các từ láy âm đầu n. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): .
  16. . LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : -Nắm được khái niệm đại từ xưng hô . ( ND Ghi nhớ ) -Nhận biết đựơc đại từ xưng hô trong đoạn văn ( BT 1 ) mục III chọn được đại từ xưng hô thích hợp đẻ điền vào chỗ trống ( BT 2 ) - HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh), VBTTV in III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: *Việc 1: Nhận xét - Hs làm vào VBT in - HS trình bày. - Nhận xét và đánh giá kết quả. GV: ? Đại từ xưng hô là gì? ? Khi xưng hô, chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào? + Phân biệt được các từ xưng hô dùng để chỉ người nói (chúng tôi, ta) và các từ xưng hô để chỉ người nghe (chị, các ngươi), từ chỉ người hay vật được nhắc tới (chúng). + Nêu được nhận xét về cách xưng hô của mỗi nhân vật: Cách xưng hô của cơm thể hiện sự tự trọng, lịch sự với người đối thoại; cách xưng hô của Hơ Bia thể hiện tính kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại. + Nêu được những từ em dùng để xưng hô với thầy, cô (Gọi: thầy, cô và tự xưng: em, con); với bố, mẹ (Gọi: bố, ba, mẹ, má, và tự xưng: con); với anh, chị em (Gọi: anh, chị và tự xưng: em); với bạn bè (Gọi: bạn, cậu, đằng ấy và tự xưng: tôi, tớ, mình). Từ in đậm: chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng. Người nói: - chúng tôi, ta Người nghe: - chị, các ngươi Người và vật được nhắc tới: - chúng ❖ Ghi nhớ: Nêu ghi nhớ. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tìm các đại từ xưng hô, nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn. - Hs làm vào VBT in - HS trình bày.
  17. - Nhận xét và đánh giá kết quả. + Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa. + Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ. Tìm được các đại từ xưng hô và nhận xét được thái độ, tình cảm của mỗi nhân vật khi dùng đại từ xưng hô: + Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa. + Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ. Bài 2: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống - Cá nhân tự làm bài vào VBT. - Chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Cách sử dụng đại từ xưng hô. + Câu 1: tôi + Câu 2: tôi + Câu 3: nó + Câu 4: tôi + Câu 5: nó + Câu 6: chúng ta 4. Hoạt động vận dụng: - Sử dụng đúng các đại từ xưng hô khi giao tiếp với những người xung quanh mình để thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại. Chẳng hạn, khi gặp người lớn tuổi thì chào bác (chú, cô, ) và tự xưng là cháu. Nói chuyện với ông, bà thì gọi là ông, bà và tự xưng là cháu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . THỂ DỤC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) KHOA HỌC: TƠ SỢI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nhận biết một số tính chất của tơ sợi. Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi. Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. * Lồng ghép GDKNS: Kĩ năng bình luận về cách làm và kết quả quan sát. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com. - SGK, điện thoại thông minh hoặc máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: (Sử dụng Patlet.com) - Câu hỏi: Nêu tính chất, công dụng, cách bảo quản các loại đồ dùng bằng chất dẻo - GV nhận xét. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
  18. ❖ Hoạt động 1: Kể tên một số loại tơ sợi. - HS quan sát áo quần, chăn màn của mình và kể tên một số loại vải dùng để may áo, quần, chăn, màn - HS QS tranh, trả lời các câu hỏi sau: + Quan sát tranh 1, 2, 3 SGK trang 66 và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay? + Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, sợi gai, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật? +Hình1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay. +Hình2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông. +Hình3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm. + Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai + Các sợi có nguồn gốc động vật: tơ tằm. - HS lắng nghe GV nhận xét, thống nhất các kết quả: Các sợi có nguồn gốc thực vật hoặc động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. Ngoài ra còn có loại tơ được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo ❖ Hoạt động 2: Thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo HS quan sát, nêu nhận xét: + Đốt mẫu sợi tơ tự nhiên + Đốt mẫu sợi tơ nhân tạo - Hs lắng nghe GV chốt: Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro + Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại. 3. Hoạt động thực hành: Tìm hiểu đặc điểm sản phẩm từ tơ sợi. - GV Hs đọc thông tin SGK để hoàn thành phiếu học tập : - HS thực hiện, trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các kết quả: Loại tơ sợi Đặc điểm
  19. 1. Tơ sợi tự nhiên - Sợi bông +Vải bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. - Tơ tằm +Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng. 2. Tơ sợi nhân tạo - Sợi ni lông +Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu. GV nhận xét, thống nhất các kết quả Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. 4. Hoạt động vận dụng: - Xem lại bài và học ghi nhớ. - Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra HKI”. Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Chủ nhật TOÁN: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHẬN. LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - HS biết nhân một số thập phân với một số thập phân. Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán. - Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân một số TP với 1 số TP, vận dụng T/C giao hoán vào tính nhanh KQ phép nhân. Vận dụng làm tốt các BT1a;c; 2 - Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, - Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, Vận dụng làm tốt các BT1. - GDHS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài khoa học. - Rèn luyện năng lực tính toán, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. II.Chuẩn bị: - Giáo án Powerpoint, máy tính.
  20. - SGK. Điện thoai thông minh, máy tính III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - GV giới thiệu bài học, nêu mục tiêu. 2. Hình thành kiến thức: Tìm hiểu VD rút quy tắc nhân hai STP: - Nêu ví dụ 1 ở SGK và ghi bảng ví dụ - YC HS nêu phép tính giải bài toán để có phép nhân số thập phân với số TP - GV nêu dạng toán: nhân số thập phân với số thâp phân. 6,4 x 4,8 = ? ( m2) ? - Ycầu HS trao đổi tìm cách thực hiện phép nhân STP với STP. *GV gợi ý: đổi đơn vị đo để phép tính giải bài toán trở thành phép nhân hai số tự nhiên, rồi chuyển từ số đo có đơn vị bé sang số đo theo y/c bài toán. - Nhận xét, chốt cách làm như SGK. - Chốt : Đặt tính và nhân giống nhau, chỉ khác không hoặc có dấu phẩy ở tích chung. - Yêu cầu HS nêu cách nhân số TP với số thập phân từ cách làm ở VD1 - Nêu VD2 và ghi phép tính như SGK (Tiến hành như VD1) * Lưu ý: Cách nhân số TP với số TP - HS nắm được Cách nhân số TP với số thập phân. - Vận dụng để giải bài toán và rút ra quy tắc nhân số TP với số thập phân. 3. Hoạt động thực hành Bài tập 1a, c: Đặt tính rồi tính: - Đọc và làm BT - Chia sẻ kết quả.- Chốt: Quy tắc nhân số TP với số thập phân - HS nắm quy tắc nhân số TP với số thập phân. - Vận dụng để tính đúng các phép nhân số TP với số thập phân theo yêu cầu BT1. Bài 2: Tính rồi so sánh giá trị của a x b và b x a : - Thảo luận, làm trên phiếu học tập. - Một số nhóm trình bày, nêu nhận xét a x b = b x a. * Rút ra t/c giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ hai thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 2b: Viết ngay kết quả tính: - Cá nhân viết ngay ra vở nháp kết quả tính, giải thích tại sao lại nói ngay kết quả của phép nhân dòng thứ hai. - Chốt: Cách vận dụng tính chất giao hoán trong phép nhân số TP với số thập phân. - HS nắm được tính chất giao hoán của phép nhân số TP với số thập phân. - Vận dụng để tính và so sánh đúng các phép tính ở BT2. *Việc 1: Tìm hiểu VD 1a rút q/ tắc nhân STP với 0,1; 0,01; 0,001 - Nêu ví dụ 1 và ví dụ 2: 142,57 0,1 531,75 0,01 -YC HS tự ĐT rồi tính
  21. - Gọi 2 HS làm bảng. - YC HS nhận xét các số ở thừa số thứ nhất và tích. * Chốt: Các số giống nhau chỉ khác vị trí dấu phẩy ở tích được chuyển sang trái một (hai) chữ số - Y/c HS trao đổi nêu cách nhân số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001; - Gọi 1 số HS trình bày, GV chốt lại (như trong SGK). • Rút ra nhận xét chung về cách nhân nhẩm một số TP với 0,1; 0,01 Chú ý thao tác: Chuyển dấu phẩy sang bên trái - HS nắm được cách nhân số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001; - Vận dụng để tính và rút ra quy tắc nhân số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001; b) Tính nhẩm: - Vận dụng trực tiếp quy tắc để nêu kết quả. C. HĐ ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân về cách nhân nhân số TP với số thập phân và tính chất giao hoán của phép nhân số TP với số thập phân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . ĐẠO ĐỨC: SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. - Giải thích được vì sao phải sử dụng tiền hợp lí. - Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí. -Thực hiện được sử dụng tiền hợp lí. - Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính - SGK, điện thoại thông minh hoặc máy tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Khởi động: - HS hát và vận động theo nhạc bài: Con heo đất Bài hát nói về điều gì? Bài hát này muốn nói với em điều gì? - Hs lắng nghe Giáo viên giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. - HS đọc tình huống: An và Bình đều được mẹ cho 20.000 đồng để ăn sáng mỗi ngày. An chỉ mua đồ ăn sáng hết 10.000 đồng, còn 10.000 đồng góp lại mua
  22. sách giá 100.000 đồng. Còn Bình thì nhịn ăn chỉ sau năm ngày đã mua được quyển sách đó. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi sau : - Theo em bạn nào sử dụng tiền mẹ mẹ cho là hợp lí hơn? Vì sao? - Em hiểu thế nào là sử dụng tiền hợp lí? - Yêu cầu Hs chia sẻ kết quả thảo luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết của việc sử dụng tiền hợp lí. - HS thảo luận các tình huống mà gv đưa ra, phân tích để thấy được lợi ích của việc sử dụng tiền hợp lí. + Cân đối các khoản tiền. + Tránh chi tiêu cho những việc không cần thiết. + Định hướng được chi tiêu trong tương lai. + Tiết kiệm được tiền. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách sử dụng tiền hợp lí. - HS chia sẻ một số câu chuyện về sử dụng tiền hợp lí hoặc chưa hợp lí mà em đã sưu tầm được. - HS thảo luận chung - Nhân vật trong mỗi chuyện đã sử dụng tiền như thế nào? - Vì sao em cho rằng người đó đã sử dụng tiền hợp lí hoặc chưa hợp lí? - Em học tập được gì từ những nhân vật trong câu chuyện? 3. Hoạt động thực hành: - HS quan sát một số hình ảnh video về việc sử dụng tiền hợp lí để chốt và liên hệ: Em có được bố mẹ cho tiền tiêu vặt không? Nếu có em đã sử dụng tiền đó như thế nào? 4. Hoạt động vận dụng: *GV nhận xét tiết học, dặn dò: Nếu bố mẹ cho em 300.000 đồng thì em sẽ sử dụng tiền đó như thế nào cho hợp lí? Hãy lập kế hoạch sử dụng số tiền đó. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . LỊCH SỬ: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2/ 9/ 1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập: + Ngày 2- 9 nhân dân Hà Nội tập trung tại quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
  23. hòa.Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều buổi lễ kết thúc. - Ghi nhớ: đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính - SGK, điện thoại thông minh hoặc máy tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - HS quan sát hình vẽ minh hoạ về ngày 2-9-45 và yêu cầu học sinh nêu tên sự kiện lịch sử được minh hoạ. Hoạt động 1:Làm việc cả lớp. - HS đọc SGK và dùng tranh ảnh minh hoạ - HS thi tả quang cảnh ngày 2-9-1945. - HS bình chọn bạn tả hay nhất v hấp dẫn nhất. - Hs lắng nghe GV kết luận ý chính về quang cảnh ngày 2-9-1945: + Hà Nội tưng bừng cờ hoa.( Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình) + Đồng bào không kể già, trẻ, gái, trai, mọi người đều hướng về Ba Đình chờ buổi lễ. + Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng. Hoat động 2: Diễn biến của buổi lễ Tuyên bố độc lập - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc đã diễn ra như thế nào? Câu hỏi gợi ý: + Buổi lễ bắt đầu khi nào? + Trong buổi lễ, diễn ra các sự kiện chính nào? + Buổi lễ kết thúc ra sao. - HS trình bày diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập trước lớp. - GV hỏi : Khi đang đọc bản tuyên ngôn độc lập Bác Hồ dừng lại để làm gì? Hoat động 3:Làm việc cá nhân. - HS đọc 2 đoạn trích của tuyên ngôn độc lập trong SGK. - HS phát biểu ý kiến trước lớp.
  24. - GV kết luận: Bản Tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc, đồng thời khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy 3. Hoạt động thực hành: - HS trao đổi để tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của sự kiện 2-9-1945 thông qua câu hỏi: Sự kiện 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đã chấm dứt chế độ nào ở Việt Nam? Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào? Những việc đó có tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ta? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam. - HS trình bày kết quả trước lớp. - GV kết luận : Sự kiện Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta, kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sự kiện này một lần nữa khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta. 4. Hoạt động vận dụng: - HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bảng thống kê các sự kiện lịch sử. Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . HĐNK: CHỦ ĐỀ 2: ƯỚC MƠ CỦA EM (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết lập kế hoạch thực hiện mục tiêu. - Tham gia trò chơi tích cực. - Biết làm giỏ hoa để đựng những bông hoa hành động của mình. - Biết đặt ra mục tiêu cho mình để đạt được ước mơ. - Có thái độ đúng đắn trong việc nuôi dưỡng ước mơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách sống đẹp III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Việc 1: Ban văn nghệ điều hành cho các bạn hát bài hát khởi động. Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài. Việc 3: CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp. 2. Hoạt động thực hành:
  25. HĐ 1: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu: Việc 1: Cá nhân lập kế hoach đạt mục tiêu cho tháng tới. Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn về kế hoạch của mình. Việc 3: Báo cáo kết quả với GV. HĐ 2: Trò chơi: Ô chữ mục tiêu Việc 1: Nghe GV phổ biến cách chơi, luật chơi Việc 2: Các nhóm chơi Việc 3: Tổng kết trò chơi, nhận xét, đánh giá. HĐ 3: Làm giỏ hoa tự đánh giá: Việc 1: Ban học tập kiểm tra sự chuẩn bị của các bạn. Việc 2: Dựa theo gợi ý ở sgk và HD của cô giáo, làm giỏ hoa. Việc 3: Trình bày kết quả trước lớp 3. Hoạt động vận dụng: * Đọc lời khuyên. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. - Chia sẻ ước mơ của mình với người thân, bạn bè. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Trung Hoá, ngày .tháng năm 2021 TTCM Trương Thị Bính