Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

doc 33 trang Hùng Thuận 27/05/2022 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2021_2022_ban.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

  1. TUẦN 9 Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 Giáo dục tập thể THAM GIA LỄ PHÁT ĐỘNG THÁNG HÀNH ĐỘNG "EM LÀ HỌC SINH THÂN THIỆN" Tiết 2 Tập đọc ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Biết ôn tập nội dung các bài tập đọc đã được học trong 9 tuần. Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng. - Đọc đúng, trôi chảy các bài tập đọc đã học, lập được bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1- tuần 9. - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực đọc diễn cảm. HS đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. Biết Tìm kiếm và xử lí thông tin. Hợp tác. Thể hiện sự tự tin. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu ghi bài tập đọc, bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS hát - HĐTQ thực hiện. - Nhắc lại các bài tập đọc đã học - HS nhắc lại - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nghe 2. Luyện tập – thực hành 2.1. Kiểm tra đọc. - Yêu cầu HS bốc thăm, đọc và trả lời câu - HS lần lượt lên bốc thăm và thực hiện hỏi về nội dung bài yêu cầu. - GV nhận xét - HS nghe 2.2. Thực hành, luyện tập: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập Bài 2: - Em đã được học những chủ điểm nào? - HS đọc - Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của + Việt Nam - Tổ quốc em; Cánh chim các bài thơ ấy ? hoà bình; Con người với thiên nhiên + Sắc màu em yêu của Phạm Hổ + Bài ca về trái đất của Định Hải + Ê-mi-li, con của Tố Hữu + Tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông Đà - Yêu cầu HS tự làm bài của Quang Huy - GV nhận xét kết luận lời giải đúng + Trước cổng trời của Nguyễn Đình Ánh - HS làm bài VBT, 1 HS làm bảng phụ, chia sẻ, lớp nhận xét
  2. Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung Em yêu tất cả những sắc màu gắn với Việt Nam Tổ Sắc màu em yêu Phạm Đình Ân cảnh vât, con người trên đất nước Việt quốc Nam. Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ cần Bài ca về trái đất Định Hải giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh. Cánh chim hoà bình Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc Ê-mi-li, con Tố Hữu chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô Tiếng đàn ba-la- gái Nga chơi đàn trên công trường lai-ca trên sông Quang Huy Con người thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng Đà với thiên đẹp. nhiên Nguyễn Đình Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của "Cổng Trước cổng trời Ánh trời" ở vùng núi nước ta. 3. Vận dụng, sáng tạo - Kể tên các chủ điểm mà em đã học. Nêu nội - HS nêu dung về một chủ điểm mà em thích? - Về nhà đọc các bài tập đọc trên cho mọi - HS nghe và thực hiện người cùng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 3 Toán KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I (Đề chuyên môn nhà trường ra) Tiết 4 Tiếng Anh (Đ/c Nguyễn Đức Hiểu – Soạn, giảng) Chiều thứ hai ngày ngày 01 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 Khoa học PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI (tiết 3) I. Mục tiêu - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại. - Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. - Giáo dục HS kĩ năng phòng tránh bị xâm hại. - Phát triển năng lực phòng, chống bị xâm hại. Luôn ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác. Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi,
  3. khám phá thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. II. Đồ dùng dạy - học - GV: Hình trang 38, 39 SGK. - HS: Giấy A4. III. Hoạt động dạy- học: Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS tổ chức thi kể: - HS nêu: + Những trường hợp tiếp xúc nào không + Bơi ở bể bơi công cộng gây lây nhiễm HIV/AIDS. + Ôm, hôn má + Bắt tay. + Muỗi đốt + Ngồi học cùng bàn + Uống nước chung cốc + Chúng ta có thái độ như thế nào đối -Không nên xa lánh và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS? với họ - GV nhận xét, tuyên dương - HS nghe - Giới thiệu bài - ghi bảng - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận: - Giao nhiệm vụ cho HS. - Quan sát hình 1, 2, 3 T38 SGK và trao đổi về nội dung của từng hình, trình bày kết quả. + Nêu một số tình huống có thể dẫn đến + Có thể tiếp xúc với người lạ, nhận quà nguy cơ bị xâm hại? của người không quen biết + Bạn có thể làm gì để phòng tránh + Không nhận quà của người lạ, không nguy cơ bị xâm hại? tiếp xúc lâu với người lạ - GV giảng và kết luận: - HS nghe. + Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: Đi một mình lúc tối tăm, vắng vẻ, ở trong phòng kín một mình, đi nhờ xe lạ, nhận quà có giá trị đặc biệt của người khác mà không rõ lí do. + Một số điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. - Cho HS đọc bài học SGK). - 2 HS đọc. Hoạt động 2. Đóng vai" ứng phó với nguy cơ bị xâm hại" - Chia nhóm , giao nhiệm vụ. - Thảo luận nhóm 6, trình bày cách ứng xử, nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Phải làm gì khi có người lạ tặng quà + Tìm cách tránh xa kẻ đó đứng dậy lùi ra cho mình. xa để kẻ đó không với tay được đến mình. + Phải làm gì khi có người lạ muốn tặng quà. + Phải làm gì khi có hành động gây rối, khó chịu đối với bản thân ?
  4. + Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta - HS nghe và rút kinh nghiệm. phải làm gì? - GV đưa ra một số biện pháp để HS tham khảo. 3. Luyện tập – thực hành. Hoạt động 1. Vẽ bàn tay tin cậy - Vẽ bàn tay trên giấy A4 - Yêu cầu mỗi em vẽ bàn tay mình với - Trao đổi và thảo luận với nhau về bàn các ngón xoè ra trên tờ giấy. Trên mỗi tay của mình. ngón tay viết tên một người tin cậy, nói những điều thầm kín, họ sẵn sàng chia sẻ. - Yêu cầu làm bài. - Nghe thực hiện. - Gọi một số em nói về bàn tay tin cậy. - Trình bày . - GV giảng và kết luận: Hoạt động 2: Những việc cần làm khi bị xâm hại - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi - 2 học sinh trao đổi + Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta + Đứng dậy ngay cần phải làm gì? + Bỏ đi chỗ khác + Nhìn thẳng vào mặt người đó + Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm + Chạy đến chỗ có người gì? + Theo em có thể tâm sự với ai? + Phải nói ngay với người lớn. + Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo. - Cho HS đọc bài học SGK. - 2 HS đọc 4. Vận dụng, sáng tạo. + Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta - Nhắc lại nội dung bài, liên hệ về cách phòng phải làm gì? tránh bị xâm hại. + Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm - Trình bày gì? IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 2 Kể chuyện ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2) I. Mục tiêu. - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng. Nghe – viết một đoạn bài: Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng. - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài tập đọc theo yêu cầu. Nghe- viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. - Tích cực, hứng thú học tập, cẩn thận khi viết chính tả.
  5. - Năng lực tự chủ và tự học, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. * GD BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: Lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc, học thuộc lòng. III. Hoạt động dạy - học. Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát - HĐTQ thực hiện - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nghe 2. Khám phá. 2.1. Kiểm tra đọc. - Gọi HS lên bốc thăm, đọc bài. - HS bốc thăm đọc, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét biểu dương HS đọc tốt. - Lắng nghe. 2.2. Nghe - viết chính tả: Tìm hiểu nội dung bài. - Yêu cầu HS đọc bài và phần chú giải. - 2 học sinh đọc thành tiếng, lớp nghe. - Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man là sách? - Vì sao những người chân chính lại - Vì sách được làm bằng bột nứa, bột của càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ gỗ rừng. nước, giữ rừng? - Vì rừng cầm trịch cho mực nước sồng Hồng, sông Đà. - Bài văn cho em biết điều gì? - Bài căn thể hiện hiện nỗi niềm trăn trở băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước. Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu học sinh tìm từ khó dễ lẫn - Học sinh nêu và viết viết chính tả và luyện viết. + Bột nứa + cầm trịch ngược đỏ lừ giận canh cánh, nỗi niềm - Trong bài văn có chữ nào phải viết - Chữ đầu câu và tên riêng sông Đà, sông hoa?+ Đoạn văn nói lên điều gì? Hồng 3. Luyện tập – thực hành. Thực hành viết bài chính tả - GV đọc mẫu lần 1. - Theo dõi. - GV đọc lần 2 (đọc chậm) - Viết bài theo lời đọc của GV. - GV đọc lần 3. - Soát lỗi chính tả. Thu chấm và nhận xét - GV chấm 7-10 bài. - Thu bài chấm - Nhận xét bài viết của HS. - Lắng nghe 4. Vận dụng, sáng tạo - Em sẽ làm gì để bảo vệ rừng ? - Nêu
  6. - Tìm hiểu những việc làm mà địa - Nghe và thực hiện phương và gia đình em đã làm để bảo vệ rừng. * GD BVMT: Lên án những người phá - Lắng nghe hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp HĐNK: CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 Mĩ thuật (Đ/c Lê Thị Vân – Soạn, giảng) Tiết 2 Toán CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu. - Biết cách thực hiện phép cộng hai số thập phân. - Cộng được thành thạo hai số thập phân. Cả lớp làm được bài1(a,b) , bài 2(a,b) ,bài 3 - Tích cực, hứng thú học tập. Cẩn thận khi làm bài. - Năng lực cộng số thập phân, giải thành thạo các bài toán với phép cộng các số thập phân. Tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu BT (BT 1); bảng phụ. - HS: Bảng con. III. Hoạt động dạy - học: Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát - HĐTQ thực hiện. - Đặt tính rồi tính: 3876 + 2569 - Thực hiện vào nháp, 1 HS thực hiện bảng. - GV nhận xét. - Lắng nghe. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Ghi vở 2. Khám phá. + Ví dụ 1: (SGK) - Đọc ví dụ. - Gọi HS đọc ví dụ 1 - Quan sát đường gấp khúc. - Yêu cầu HS quan sát đường gấp khúc. C 2,45m 1,84m A B
  7. - Nối tiếp nêu. + Ta thực hiện phép tính cộng: 1,84 + 2,45 = ? (m) + Bài cho biết gì? cần tìm gì? Ta có: + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta 1,84m = 184cm làm thế nào? 2,45m = 245cm 1,84 + - Hướng dẫn đổi đơn vị đo rồi cộng. 2,45 4,29 Vậy: 1,84 + 2,45 = 4,29 m - Hướng dẫn HS đặt tính cộng 2 số thập phân. + Muốn cộng 2 số thập phân ta làm như thế nào? + Ví dụ 2: - Hướng dẫn tương tự VD1. - Yêu cầu HS phát biểu quy tắc cộng - Nêu qui tắc: ( SGK - tr 50) hai số thập phân (như SGK). 3. Luyện tập – thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(50): Tính - Yêu cầu HS làm bài. - Làm phiếu BT, 2 HS lên bảng làm bài. 58,2 19,36 75,8 0,995 + + + + - Nhận xét, chữa bài. 24,3 4,08 249,19 0,868 *Củng cố cách cộng 2 số thập phân. 82,5 23,44 324,99 1,863 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(50): Đặt tính rồi tính. - Cho HS làm bài bảng con. - HS làm bảng con. 7,8 34,82 35,37 + + + - Nhận xét, chữa bài. 9,6 9,75 57,648 *Củng cố cách đặt tính và cộng 2 số 17,4 44,57 93,018 thập phân. - Gọi HS đọc bài toán. Bài 3(50): - Hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài. - Tóm tắt bài, nêu hướng giải, 1 HS làm Tóm tắt. bảng phụ, lớp làm vào vở. Nam nặng: 32,6 kg Tiến nặng hơn Nam : 4,8 kg Bài giải: Tiến nặng : .kg? Tiến cân nặng là: - Nhận xét, chữa bài. 32,6 + 4,8 = 37,4 ( kg) *Củng cố cách giải bài toán với phép Đáp số: 37,4kg cộng số thập phân. 4. Vận dụng, sáng tạo. - Cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng làm bài sau: Đặt tính rồi tính - Thực hiện 35,08 + 6,7 63,56 + 237,9 - Gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ. - 2 HS nêu. - Nhắc nhở HS về ôn lại bài. - Về nhà xem lại bài, làm bài VBT.
  8. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 3 Tiếng Anh (Đ/c Nguyễn Đức Hiểu – Soạn, giảng) Tiết 4 Luyện từ và câu ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3) I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng. Ôn tập các bài tập đọc là văn miêu tả đã học. - Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc theo yêu cầu. - Yêu thích viết văn miêu tả. - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. HS nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc, học thuộc lòng, bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học: Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát - HĐTQ thực hiện - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nghe 2. Luyện tập – thực hành. 2.1. Kiểm tra đọc. - Gọi HS lên bốc thăm, đọc bài. - HS bốc thăm đọc, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét biểu dương HS đọc tốt. - HS nghe. 2.2. Luyện tập, thực hành: - Trong các bài tập đọc đã học bài nào Bài 2: Đọc bài văn ghi lại chi tiết mình là văn miêu tả? thích nhất trong bài. + Quang cảnh làng mạc ngày mùa + Một chuyên gia máy xúc + Kì diệu rừng xanh + Đất cà Mau - HS nêu yêu cầu - HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS làm bài: - HS nghe + Chọn một bài văn mà em thích + Đọc kĩ bài văn đã chọn + Chọn chi tiết mà mình thích - Cho HS làm bài - HS ghi những chi tiết vào VBT, 1 HS làm bảng phụ, gán bảng, nhận xét - Gọi HS trình bày bài của mình đã làm - 1 số HS nêu. - Nhận xét tuyên dương những HS có Ví dụ:
  9. nhiều cố gắng; làm việc nghiêm túc và Trong bài: Quang cảnh làng mạc ngày có cách trình bày hay, gọn, rõ ràng mùa, em thích nhất chi tiết, những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề .vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc, vừa gợi cảm giác ngọt của quả xoan chín 3. Vận dụng, sáng tạo mọng. - Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. Các bài tập đọc là bài văn miêu tả tác giả đã - HS nêu. sử dụng biện pháp nào để miêu tả? - Viết lại đoạn văn cho hay hơn. - Ôn lại danh từ, động từ, tính từ, thành - Về nhà viết lại đoạn văn. ngữ, tục ngữ gắn với 3 chủ điểm đã - HS nghe, thực hiện. học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 5 Kĩ thuật SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI I. Mục tiêu - Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại. - Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết. - Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. HS biết cách sử dụng điện thoại vào các lúc khi cần thiết. II. Đồ dùng dạy học: - GV: + Mô hình điện thoại. + Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh. - HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà. III. Hoạt động dạy - học: Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - GV nêu tình huống: Ba mẹ đi làm ăn - Lắng nghe tình huống, vận dụng hiểu biết ở xa. HKI vừa qua Nam đạt kết quả tốt, bản thân để đưa ra các giải pháp cho tình em muốn khoe với ba mẹ. Theo em, huống. Nam có cách nào để kể cho ba mẹ nghe kết quả học tập của mình? - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm - Đưa ra các cách liên lạc có thể thực hiện đôi và gợi ý để HS trao đổi. được và tìm ra cách hiệu quả nhất đó là sử dụng điện thoại. + Em có biết các tính năng của điện - Lắng nghe và trả lời
  10. thoại, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả? - GV dẫn dắt vào bài : Sử dụng điện thoại. 2. Khám phá. Hoạt động 1: Tác dụng và các bộ phận - Quan sát, thảo luận nhóm 2 cơ bản của điện thoại - Đại diện các nhóm nêu tác dụng của điện - Quan sát hình ảnh và nhận xét tác thoại, các bộ phận cơ bản của điện thoại. dụng của điện thoại, các bộ phận cơ - Các nhóm nhận xét cách trình bày bản của điện thoại. - GV cho HS thảo luận nhóm 4: + NV Liệt kê tất cả những tác dụng của - Đại diện nhóm báo cáo kết quả và điện thoại mà em biết. nhận xét. - GV: Chốt lại một số tác dụng chính của điện thoại (lưu ý điện thoại cố định và di động), ngoài ra các tác dụng khác phụ trợ theo như: nghe nhạc, lướt wed, quay phim, Hoạt động 3: Một số biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại - Cho HS làm việc theo nhóm 4 với phiếu học tập. - GV chốt lại và nhận xét. + Tìm số điện thoại trong danh bạ thì - Lắng nghe và nêu ấn vào biểu tượng nào? + Muốn nhắn tin thì vào biểu tượng nào? 3. Luyện tập – thực hành
  11. Tìm hiểu số điện thoại người thân và số khẩn cấp - Yêu cầu HS ghi nhanh các số điện - HS ghi nhanh. thoại người thân mà các em nhớ được vào giấy - GV kiểm tra xem HS nào nhớ được nhiều số, HS nào ko nhớ 1 số nào. + Tại sao chúng ta cần nhớ được ít nhất - HS suy nghĩ và trả lời. 1 số điện thoại của người thân trong gia đình? - GV nhấn mạnh vai trò của số điện - HS ghi nhớ số ĐT và trường hợp sử dụng thoại người thân và cung cấp vài số chúng. điện thoại khẩn cấp: + 111: Tổng đài điện thoại bảo vệ trẻ em. + 112: Trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên VN. + 113: Cảnh sát an ninh trật tự. + 114: Chữa cháy. + 115: Cấp cứu. + Đường dây nóng ngành Y tế: 1900- 9095 + Đường dây nóng phòng chống Covid 19: 1900-3228. (Lưu ý HS về từng trường hợp cần thiết) - GV chia lớp thành các nhóm - thực hành nhóm. - Cho nhóm HS bốc thăm 1 trong 2 - Thảo luận và sắm vai theo tình huống tình huống: - các nhóm trình bày + Em thấy 1 nhà dân bị cháy. - Lớp nhận xét. + Em nhìn thấy 1 người bị thương nặng. 4. Vận dụng, sáng tạo - GV đưa ra 2 tình huống: - Lắng nghe và phát biểu ý kiến. TH1: Khi có 1 số ĐT lạ gọi đến, em - Lớp nhận xét. cần trả lời thế nào cho phù hợp? TH2: Khi nhìn thấy em của mình vừa chơi game vừa sạc pin, em sẽ làm gì? - GV chốt lại, giáo dục HS . IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Chiều thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 Tiếng Việt SÁCH BÀI TẬP CỦNG CỐ KTKN TIẾNG VIỆT (Tiết 1) (Tài liệu buổi 2)
  12. Tiết 2 Ôn Tiếng Anh (Đ/c Nguyễn Đức Hiểu – Soạn, giảng) Tiết 3 Ôn Toán SÁCH BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC KĨ NĂNG TOÁN (Tiết 1) (Tài liệu buổi 2) Thứ tư ngày 03 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 Tiếng Anh (Đ/c Nguyễn Đức Hiểu – Soạn, giảng) Tiết 2 Tập đọc ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4) I. Mục tiêu. - Ôn tập về nghĩa của từ. Lập được bảng từ ngữ ( DT, ĐT, TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học. - Vận dụng kiến thức trên để làm các bài tập. - Yêu quý, giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt. - Phát triển năng lực xác định danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. Sử dụng thành thạo từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong khi viết hay nói. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học. Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát - HĐTQ thực hiện - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn - HS chơi tên" với các câu hỏi: - Thế nào là danh từ ? Cho VD ? - Thế nào là động từ ? Cho VD ? - Thế nào là tính từ ? Cho VD ? - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Luyện tập – thực hành. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1: Lập bảng từ ngữ và các chủ điểm đã học. - Yêu cầu HS làm nhóm lập bảng từ - HS thảo luận nhóm 2, ghi kết quả vào VBT, ngữ và các chủ điểm đã học. đại diện báo cáo. - Gọi đại diện báo cáo. Cánh chim Con người với Tổ quốc em hoà bình thiên nhiên - GV nhận xét, sửa sai.
  13. Danh từ M: đất nước M: hoà bình M: bầu trời ĐT - TT M: tươi đẹp M: hợp tác M:chinh phục Thành ngữ M: yêu nước M: bốn biển M: nắng tốt Tục ngữ thương nòi một nhà dưa mưa tốt lúa - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ trong bảng. - GV phát bảng phụ, yêu cầu làm bài. - 1 HS làm bảng phụ. Lớp làm VBT. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Gọi HS trình bày. Bảo vệ Bình yên Đoàn kết - GV nhận xét, bổ sung. Từ đồng - Giữ gìn - bình an - liên kết nghĩa - Gìn giữ - thanh bình - kết đoàn Từ trái - phá hoại - bất ổn - chia rẽ nghĩa - tàn phá - náo loạn - phân tán 3. Vận dụng, sáng tạo. - Hôm nay chúng ta ôn tập những nội - HS nêu. dung gì ? - Tìm thêm những danh từ, động từ, - HS nghe và thực hiện. tính từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa về chủ đề Tổ quốc em, cánh chim hòa bình, con người và thiên nhiên. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 3 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu. - Biết cộng các số thập phân, liên quan đến tính chất giao hoán của phép cộng. - Giải được các bài toán về hình học. - Tích cực, hứng thú học tập. - Phát triển năng lực cộng số thập phân, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học. Vận dụng kiến thức thực hiện cộng các số thập phân và giải các bài toán có nội dung hình học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học. Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động. - Cho HS hát - HĐTQ thực hiện. - Nêu cách cộng 2 số thập phân? Cho ví - 2 HS nêu. dụ? - HS nghe - Nhận xét. - Ghi vở. - Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Luyện tập – thực hành Bài 1(50): Tính rồi so sánh giá trị biểu thức.
  14. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Làm vào SGK (bằng bút chì). - Yêu cầu làm bài. a 14,9 0,53 - Nhận xét, chữa bài. b 4,36 3,09 * Củng cố cộng 2 số thập phân, liên a + b 14,9 + 4,36 = 19,26 0,53 + 3,09 = 3,62 quan đến tính chất giao hoán của phép cộng. b + a 4,36 + 14,9 = 19,26 3,09 + 0,53 = 3,62 Bài 2(50): Thực hiện phép cộng rồi thử lại. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Làm bảng con. - Yêu cầu làm bài. a) 3,8 9,46 + + 9,46 Thử lại 3,8 13,26 13,26 b) 45,08 24,97 + + 24,97 Thử lại 45,08 - Nhận xét, chữa bài. 70,05 70,05 * Củng cố cộng 2 số thập phân. c) 0,07 0,09 + + 0,09 Thử lại 0,07 0,16 0,16 Bài 3(51): Bài toán - Gọi HS đọc bài toán. - HS trả lời. - HD học sinh phân tích bài toán. - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. - Yêu cầu làm bài. Chiều dài của hình chữ nhật : 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) - Thu 1 số bài nhận xét. Chu vi của hình chữ nhật là: - Nhận xét, chữa bài. ( 24,66 + 16,34 ) x 2 = 82 (m) * Củng cố cộng 2 số thập phân. Đáp số: 82 m Bài 4(51): (Dành cho HS tự đánh giá) - HS làm bài vào nháp - Gọi HS đọc bài toán. - Nêu kết quả, giải thích cách làm. - Cho HS làm vào nháp. Số mét vải cửa hàng bán trong 2 tuần là: 314,78 + 525,22 = 840 (m) Tổng số ngày trong 2 tuần lễ là: - Nhận xét, chữa bài. 7 x 2 = 14 ( ngày) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán: - Củng cố: Cách cộng 2 số thập 840 : 14 = 60 (m) phân. Đáp số: 60m - HS làm bài 3. Vận dụng, sáng tạo. - Cho HS vận dụng làm bài tập sau: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 13,5 + 26,4 = 26,4 + - HS nghe, thực hiện. 4 8,97 + = 9,7 + 48,97 - Vận dụng tính chất giao hoán để tính nhanh biểu thức sau: 13,24 + 6,58 + 86,76 + 0,55 + 3,42 - Về nhà ôn lại bài. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . .
  15. Tiết 4 Tập làm văn ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5) I. Mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng. Biết được tính cách của các nhân vật trong vở kịch: Lòng dân - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc theo yêu cầu - Tích cực, tự giác, hứng thú học tập. - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. Giáo dục ý thức tự giác đọc sách, HS đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong sách, khâm phục tấm lòng yêu nước của dì Năm và bé An II. Đồ dùng dạy học. - GV: Phiếu viết tên bài tập đọc, HTL. III. Hoạt động dạy - học Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát - HĐTQ thực hiện. - Nhắc lại tên các bài tập đọc đã học - HS nêu. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Ghi bài vào vở. 2. Luyện tập – thực hành. 2.1. Kiểm tra đọc. - Gọi HS bốc thăm bài đọc. - HS bốc thăm đọc, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét biểu dương HS đọc tốt. 2.2. Thực hành làm bài tập: - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2. - Đọc yêu cầu, đọc vở kịch. - Yêu cầu HS nêu tính cách của từng nhân - Nối tiếp nêu. vật trong vở kịch. NV Tính cách Dì Bình tĩnh, nhanh trí, khôn Năm khéo, dũng cảm, bảo vệ cán bộ. Thông minh, nhanh trí, biết An làm cho kẻ địch không nghi ngờ. Chú Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng CB dân. Lính Hống hách. - Yêu cầu HS diễn lại 1 trong 2 vở kịch Cai Xảo quyệt, vòi vĩnh. lòng dân. - Các nhóm phân vai để diễn kịch. - Trình bày trước lớp. - Lên diễn lại 1 trong 2 vở kịch. - Bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất. - Bình chọn bạn diễn hay. 3. Vận dụng, sáng tạo. - Em thích nhân vật nào nhất trong vở kịch Lòng dân ? Vì sao ? - HS nêu
  16. - Về cùng các bạn trong nhóm diễn lại vở - HS nghe và thực hiện. kịch theo các nhân vật. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 5 Thể dục (Đ/C Bùi Thị Hiếu - Soạn, giảng) Chiều thứ tư ngày 03 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 Khoa học PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu. - Nắm được Luật an toàn giao thông đường bộ. Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. - Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn. - Cam kết thực hiện đúng luật giao thông đường bộ để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. - Phát triển năng lực năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. Giáo dục kĩ năng phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Tranh, ảnh. - HS: Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số vụ tai nạn giao thông. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Hát Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: - Thảo luận nhóm Em hãy nêu 1 số điểm cần lưu ý để - Đại diện nhóm trình bày phòng tránh bị xâm hại? - Nhận xét bổ xung Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì? - Nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe - Em hãy kể tên 1 số vụ tai nạn mà em - Thi kể biết hoặc chứng kiến? - Đưa thêm tranh ảnh của 1 số vụ tai nạn - Theo dõi, lắng nghe giao thông cho học sinh quan sát và cung cấp thêm 1 số thông tin về an toàn giao thông hiện nay. - Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến - Nêu ra 1 số nguyên nhân: do thời tiết, những tai nạn giao thông đó? đường sá, phương tiện, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do con người vi phạm
  17. luật giao thông. - Chốt lại và dẫn dắt vào bài học: Tai - Lắng nghe nạn giao thông là 1 vấn đề nhức nhối của xã hội. Hằng năm, nó không chỉ cướp đi sinh mạng của bao người lao động mà nó còn gây ảnh hưởng lớn đến trẻ em. Nhưng làm thế nào để tránh được những điều đó.Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông và để phồng tránh tai nạn giao thông, chúng ta phải làm gì? Qua bài: “ Phòng tránh tai nạn giao thông”. 2. Khám phá. Quan sát và thảo luận. Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2,3,4 - HS làm theo yêu cầu. trang 40 SGK và thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau: + Hãy chỉ ra các việc làm vi phạm của người tham giao thông trong các hình? + Tại sao có những việc làm vi phạm đó? + Điều gì có thể xảy ra đối với người vi phạm và những người cùng tham gia giao thông trong trường hợp đó? Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi đại diện 1 số nhóm lên trả lời - Đại diện các nhóm lên trả lời: câu hỏi. + Tranh 1: _ Những việc làm vi phạm: hàng quán lấn chiếm vỉa hè, trẻ em vui chơi dưới lòng đường, người dựng xe máy, đi bộ dưới lòng đường. _ Những vi phạm đó xảy ra vì: ý thức về giữ gìn trật tự an toàn giao thông của mọi người chua tốt. Hàng quán lấn chiếm vỉa hè vì một số người đã vì lợi ích riêng của cá nhân, không vì lợi ích chung nên đã cố tình lấn chiếm khiến cho người đi bộ phải đi dưới lòng đường. Một số khác vì coi thường tai nạn giao thông nên đã sẵn sàng chơi thể thao, để xe máy, đi bộ dưới lòng đường. _ Những việc làm đó dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc, khó lường chẳng hạn: Gây ùn tắc giao thông, dễ xảy ra tai nạn giao thông, + Tranh 2:
  18. _ Những việc làm vi phạm: 1 bạn đi xe đạp vượt đèn đỏ. _ Do ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ kém, coi thường tai nạn nên đã vi phạm trật tự an toàn giao thông. _ Việc làm này có khả năng gây tai nạn giao thông vì đi chắn ngang làn đường đang được ưu tiên + Tranh 3: _ Các bạn nữ đi xe đạp hàng ba là vi phạm luật giao thông. _ Các bạn đi như thế để dễ nói chuyện. _ Việc làm này gây cản trở giao thông, dễ gây ra tai nạn giao thông cho chính các bạn và người đi đường. + Tranh 4: _ Việc làm vi phạm: 1 người đi xe máy chở hàng cồng kềnh, quá khổ vi phạm trật tự an toàn giao thông. _ Người này vi phạm là muốn tiện lợi nên đã cố tự chở lấy bằng xe máy. Việc làm này dễ gây ra tai nạn giao thông. _ Người đi xe máy có thể bị va quệt với người đi đường gây ngã xe, ùn tắc giao thông, gây ra tai nạn giao thông. - Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét, - Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ bổ sung. sung. - GV nhận xét và và đưa ra những hình - HS theo dõi. ảnh sai phạm dẫn đến mất an toàn giao thông. - GV kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi của người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ. Ví dụ: lấn chiếm vỉa hè, người tham gia giao thông không đi đúng phần đường quy định, đi xe hàng ba, chở hàng cồng kềnh, - Vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta sẽ thực hiện thế nào cho có hiệu quả? Chúng ta sẽ đi tìm lời giải qua phần hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp an toàn giao thông. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm 6. - GV chia nhóm và yêu cầu HS quan - Làm theo yêu cầu.
  19. sát tranh 5,6,7 trang 41 SGK để trả lời câu hỏi: + Hãy chỉ ra những biện pháp thực hiện an toàn giao thông ở trong tranh? + Vì sao lại phải thực hiện như thế? Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày: kết quả thảo luận của nhóm mình. + Tranh 5: Các bạn nhỏ đang học Luật an toàn giao thông. Các bạn tìm hiểu một số biển hướng dẫn tham gia giao thông. Vì HS tham gia giao thông nhưng do kinh nghiệm sống và hiểu biết về trật tự an toàn giao thông còn hạn chế. + Tranh 6: 1 bạn nhỏ đang đi học bằng xe đạp đúng lề đường bên phải và đội mũ bảo hiểm. Vì như thế sẽ đảm bảo an toàn cho bạn nhỏ khi đi đường. + Tranh7: Người tham gia giao thông đi đúng đường dành cho xe của mình. Vì như thế sẽ giảm được sự va chạm khi lưu thông trên đường. - GV hỏi tiếp: - HS trả lời: + Em hãy kể thêm 1 số biện pháp để + 1 số biện pháp : phòng tránh tai nạn giao thông đường - Đi đúng phần đường theo quy định. bộ? - Không đi hàng 2, hàng 3. - Không chơi đùa tụ tập dưới lòng đường. - Làm theo hướng dẫn của đèn tín hiệu hoặc cảnh sát giao thông. - Không lấn chiếm vỉa hè. - Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét, - Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ bổ sung. sung. - GV nhận xét và rút ra kết luận: Để - HS lắng nghe. phòng tránh tai nạn giao thông mọi người phải học và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ: không phóng nhanh, vượt ẩu; không lạng lách đánh võng, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không đi hàng hai, hàng ba, Cô cùng các em đã cùng nhau tìm hiểu - Trả lời. Các HS còn lại nhận xét, bổ các biện pháp phòng tránh tai nạn giao sung. thông đường bộ khi điều khiển xe. Vậy khi đi bộ chúng ta sẽ đi như thế nào để đảm bảo an toàn cho mình và cho người
  20. khác.Chúng ta cùng nhau tìm hiểu. 3. Luyện tập – thực hành. - Tổ chức trò chơi để củng cố lại kiến - Trưng bày tranh ảnh thức vừa học - Thảo luận nhóm - Phổ biến luật chơi - Đại diện nhóm trình bày - Thực hành chơi - Nhận xét, bổ xung. - Yêu cầu nhắc lại Luật ATGT đường - Lắng nghe, thực hiện bộ. 4. Vận dụng, sáng tạo. - Đưa ra câu hỏi: khi đi bộ đến trường - Lắng nghe và trả lời chúng ta sẽ đi như thế nào để đảm bảo an toàn? - GV nhận xét, kết luận và giáo dục học - Nghe và thực hiện sinh cách đi bộ an toàn khi đến trường: + Đi trên vỉa hè.(thành phố,thị trấn ) + Đi sát lề đường bên phải (nông thôn). + Không được đi hàng 2, hàng 3 và đùa giỡn. + Qua đường phải nhìn trước, nhìn sau cẩn thận. + Phải đi đúng phần đường qui định. Tiết 2 Đạo đức TÌNH BẠN (Tiết 1) I. Mục tiêu. - HS biết ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền giao lưu bạn bè. Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. Biết hợp tác với mọi người để hoàn thành công việc (Kĩ năng sống). - Thực hiện tốt việc đối xử với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Có kĩ năng hợp tác để hoàn thành công việc. - Thân ái đoàn kết với bạn bè. Giáo dục HS có ý thức cùng hợp tác. - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, thẩm mĩ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bài hát: "Lớp chúng ta đoàn kết", nhạc và lời: Mộng Lân. Tranh SGK. III. Các hoạt động dạy- học. Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết - Hát - Giới thiệu bài, ghi đầu bài - Nghe 2. Khám phá Hoạt động 1. Quan sát tranh và thảo luận nhóm. - Quan sát tranh trong SGK. - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK thảo luận câu hỏi, trình bày. + Vẽ đôi bạn đi trong rừng gặp một con gấu.
  21. + Tranh vẽ gì? + Một bạn đã bỏ bạn mình để chạy trốn + Em có suy nghĩ gì khi xem tranh? - Trả lời. + Điều gì sẽ sẩy ra nếu chúng ta không có bạn bè? + Trẻ em có quyền tự do kết bạn không? - Trả lời. Em biết điều đó từ đâu? - Nhận xét, kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. - Lắng nghe. Trẻ em cũng cần có bạn bè và cần được kết giao bạn bè. Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung truyện "Đôi bạn" - GV đọc truyện "Đôi bạn". - Nghe - Yêu cầu HS lên đóng vai theo nội dung - Thực hiện theo yêu cầu. truyện. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi về - Thảo luận câu hỏi trang 17 SGK. cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nhận xét, kết luận: bạn bè phải biết yêu - Lắng nghe. thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. 3. Luyện tập – thực hành Bài 2. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2. - Thảo luận nhóm 3. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trình a, Chúc mừng bạn. bày kết quả. b, An ủi, động viên, giúp đỡ bạn. c, Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn. d, Khuyên ngăn bạn không nên sa vào việc làm không tốt. - Giúp đỡ những nhóm yếu. đ, Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. e, Nhờ bạn bè hoặc người lớn khuyên - Nhận xét, kết luận ngăn bạn. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - 2 HS đọc trong SGK. - Yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của - Nêu tình bạn đẹp. - GV kết luận: Tôn trọng, chân thành, + Trong học tập giúp bạn cùng tiến bộ. biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến + Chia sẻ với bạn lúc bạn gặp khó khăn. bộ, chia sẻ cùng nhau + Em kể những tình bạn đẹp mà em biết? - HS kể. Tích hợp - Kĩ năng sống (Chủ đề 3: Kĩ năng hợp tác) Bài 2: Đọc truyện Bó đũa. Tìm hiểu và phân tích truyện. - Gọi HS đọc truyện. - 2 HS đọc. - Yêu cầu làm bài. - Thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Giáo viên chốt kiến thức: Hợp tác là - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. biết cùng chung sức để làm việc một - Lắng nghe.
  22. cách hiệu quả. 4. Vận dụng, sáng tạo + Lớp chúng ta có vui như vậy không? - Thi nêu. + Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không + Buồn tẻ và chán, cô đơn. có bạn bè? + Trẻ em có quyền được tự do kết bạn + Trẻ em có quyền tự do kết bạn. Em không? Em biết điều đó từ đâu? biết điều đó từ bố mẹ, sách báo, trên truyền hình. - Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, bài thơ nói về thơ, bài hát về chủ đề tình bạn chủ đề tình bạn. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 3 Ôn Toán CỦNG CỐ KIẾN THỨC KĨ NĂNG TOÁN (Tài liệu vở bài tập) Thứ năm ngày 04 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 Toán TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu - Biết cách tính tổng nhiều số thập phân liên quan đến tính chất kết hợp của phép cộng. - Thực hành tính tổng nhiều số thập phân. - Tích cực, tự giác, hứng thú học tập. - Phát triển năng lực: Tính tổng nhiều số thập phân, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động. - Cho HS hát - HĐTQ thực hiện. - Cho HS nêu lại cách thực hiện cộng - HS nêu hai số thập phân. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở. 2. Khám phá. - Nêu ví dụ. - Hướng dẫn HS đặt tính. - Theo dõi.
  23. - Nêu cách tính tổng nhiều số thập phân? 27,5 + 36,75 14,5 Qui tắc ( SGK ) 78,75 - GV nêu bài toán trong SGK. - HS nêu, đọc ghi nhớ SGK. - Hướng dẫn HS làm. - Theo dõi, tìm hướng giải. Bài giải: Chu vi của hình tam giác là: 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 ( dm) 3. Luyện tập – thực hành. Đáp số: 24,95 dm - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(51): Tính - Yêu cầu HS làm bài. - Làm bảng con. - Nhận xét, chữa bài. 5,27 6,4 20,08 0,75 * Củng cố cách tính tổng nhiều số thập + 14,35 + 18,36 + 32,91 + 0,09 phân. 9,25 52 . 7,15 0,8 28,87 76,76 60,14 1,64 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(51): Tính giá trị biểu thức - Yêu cầu làm bài. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm nháp. - Nhận xét, chữa bài. * Củng cố tính chất kết hợp của phép a b c (a + b) + c a + (b + c) cộng các số thập phân. 2,5 6,8 1,2 (2,5+6,8)+1,2 2,5+(6,8+1,2) 1,34 0,52 4 (1,34+0,52)+4 1,34+(0,52+4) - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3(52): Sử dụng tính chất giao hoán - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm. a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89 - Nhận xét, chữa bài. = 14 + 5,89 = 19,89 (áp dụng tính chất giao hoán) b) 38,6 + 2,09 + 7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91) * Củng cố tính chất giao hoán và tính = 38,6 + 10 = 48,6 chất kết hợp của phép cộng các số thập (sử dụng tính chất kết hợp) phân. 4. Vận dụng, sáng tạo. - Cho HS về vận dụng kiến thức làm - HS nghe, thực hiện. bài tập sau: Tính bằng cách thuận tiện 1,8 + 3,5 + 6,5 = - Về nhà ôn lại bài. - HS về ôn bài. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 2 Luyện từ và câu ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6) I. Mục tiêu - Biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa gắn với các chủ điểm. - Lập được bảng thống kê về các từ ngữ đã học về các chủ điểm. Đặt được câu để phân biệt từ nhiều nghĩa. - Giáo dục tính tích cực, tự giác, hứng thú học tập.
  24. - Phát triển năng lực: Xác định từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động. - Cho HS hát - HĐTQ thực hiện. - Thế nào là từ đồng nghĩa? Lấy ví dụ?. - 2 HS trả lời (VD: siêng năng, chăm chỉ. - GV nhận xét - HS nghe. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Ghi vở. 2. Luyện tập – thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(97): Thay những từ in đậm bằng những từ đồng nghĩa. - Phát bảng phụ, giao nhiệm vụ. - HS thảo luận nhóm 2 vào làm vào VBT - Nhận xét, chữa bài. 1 nhóm làm bảng phụ. - Gắn bảng, nhận xét. VD: Bê -> bưng; bảo: mời/ - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2 (97): Tìm từ trái nghĩa thích hợp. - Yêu cầu HS làm bài. - Suy nghĩ, phát biểu. - Nhận xét, chữa bài. VD: đói - No; sống - chết; thắng - bại; - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 4: Đặt câu - Phát bảng phụ, yêu cầu HS làm bài. - 1 HS làm trên bảng phụ, lớp làm vào VBT. - Gọi HS nối tiếp đọc các câu văn. - 1 số HS đọc câu của mình, gắn bảng phụ, nhận xét. a, Làm đau bằng cách dùng tay, roi, gậy, đập vào thân người. - Nhận xét, chữa bài. + Bố không bao giờ đánh em. + Đánh bạn là không tốt. b, Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh. + Lan đánh đàn rất hay. + Hà đánh trống rất cừ. c, Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp bằng cách xít. + Mẹ đánh xoong nồi sạch bóng. + Em thường đánh ấm chén giúp mẹ. 3. Vận dụng, sáng tạo - Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: - HS đặt câu: chiếu, kén. + Mặt trời chiếu sáng. + Bà tôi trải chiếu ra sân. + Con tằm đang làm kén. + Cấy phải kén mạ, nuôi cá phải kén giống. - Ôn lại từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ - HS nghe, thực hiện.
  25. đồng âm, từ nhiều nghĩa, lấy ví dụ. - Nhắc nhở HS về nhà ôn bài. - Về nhà ôn bài. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 3 Lịch sử CÁCH MẠNG MÙA THU I. Mục tiêu - Biết Tháng 8-1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Ngày 19/8 trở thành ngày cách mạng tháng 8 ở nước ta. - Ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. - Giáo dục HS lòng tự hào truyền thống đấu tranh của dân tộc. - Phát triển năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá Lịch sử, vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn II. Đồ dùng dạy-học 1. GV: Tranh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy-học: Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động. - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Kể - HS chơi đúng, kể nhanh" tên các địa phương tham gia phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh(1930-1931) - GV nhận xét, tuyên dương - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1. Làm việc cả lớp * Nguyên nhân của Cách mạng mùa thu. - Nêu yêu cầu. - HS đọc SGK, trả lời. - Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc + Cuối năm 1940, quân Nhật kéo vào nước ta, khởi nghĩa CM tháng Tám? nhân dân chịu cảnh “một cổ hai tròng” Tháng 3/1945 tin Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng và - GV nhận xét, kết luận. Bác Hồ đã ra lệnh toàn dân khởi nghĩa Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm * Diễn biến. - Yêu cầu các nhóm thảo luận câu - HS thảo luận theo nhóm 3, báo cáo kết quả. hỏi. + Hãy kể lại một số sự kiện về cuộc + Ngày 19/8/1945 cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà sao vàng Nội. Kết quả ra sao? + Chiều 19/8/1945 toàn thắng. + Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi + Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi đã làm nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? cho nhân dân ở khắp nơi trên đất nước ta vô cùng phấn khởi, còn tác động mạnh mẽ đến các địa phương khác sự quyết tâm giành
  26. + Nếu không giành được chính thắng lợi. quyền ở Hà Nội thì địa phương khác + Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội không thắng lợi sẽ ra sao? sẽ làm cho nhân dân nao núng, nhụt ý chí Chính vì thế mà chúng ta quyết tâm giành thắng lợi ở Hà Nội. Điều này có sức lan toả, tác + Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào động lớn tới cách mạng của nhân dân ta trong cả đã giành được chính quyền? nước. +Huế (23/8), Sài Gòn (25/8) và đến 28/8/1945 cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. 3. Luyện tập – thực hành - Giới thiệu ảnh Cách mạng tháng - HS tham khảo, nhận xét khí thế Cách mạng Tám. tháng Tám. + Cách mạng tháng 8 có ý nghĩa + Cách mạng tháng 8 cho thấy lòng yêu nước lịch sử như thế nào? của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân phong kiến. + Vì sao ngày 19/8 được lấy làm + Vì đây là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành ngày kỉ niệm cách mạng tháng 8 khởi nghĩa và giành thắng lợi, đi đầu và cổ vũ năm 1945? cho nhân dân cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong - 2 HS đọc. SGK 4. Vận dụng, sáng tạo - Vì sao mùa thu 1945 được gọi là - Thi nêu Mùa thu cách mạng? - Vì sao ngày 19 - 8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta? - Nêu ý nghĩa bài học. - Nhắc lại nội dung bài, liên hệ. - Sưu tầm những tranh ảnh, bài văn, - HS thực hiện thơ nói về Cách mạng tháng Tám - Học bài, chuẩn bị bài "Bác Hồ đọc Tuyên năm 1945 ở nước ta. ngôn Độc lập". IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 4 Luyện từ và câu KIỂM TRA GIỮA KÌ I (Đọc, hiểu - Luyện từ và câu- Đề chuyên môn nhà trường ra) Tiết 5 Thể dục (Đ/C Bùi Thị Hiếu - Soạn, giảng)
  27. Chiều thứ năm ngày 04 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 Tiếng Việt SÁCH BÀI TẬP CỦNG CỐ KTKN TIẾNG VIỆT (Tiết 2) (Tài liệu buổi 2) Tiết 2 Ôn Toán SÁCH BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC KĨ NĂNG TOÁN (Tiết 2) (Tài liệu buổi 2) Tiết 3 Tiếng Anh (Đ/c Nguyễn Đức Hiểu – Soạn, giảng) Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2021 Tiết 1 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. - So sánh được các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. - Có ý thức trong học tập. - Phát triển năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề tư duy toán học, lập luận toán học và sáng tạo. Tính tổng nhiều số thập phân thành thạo và biết sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. II. Đồ dùng dạy-học - GV: Phiếu BT. III. Hoạt động dạy - học Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS tổ chức chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng: Số hạng 5,75 7,34 4,5 1,27 Số hạng 7,8 0,45 3,55 5,78 Số hạng 4,25 2,66 5,5 4,22 Số hạng 1,2 0,05 6,45 8,73 Tổng + Phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò + Lắng nghe. chơi gồm 2 đội, mỗi đội 4 HS. Lần lượt từng HS trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được
  28. thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc. + Tổ chức cho học sinh tham gia chơi. + Các nhóm tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên - Lắng nghe. dương đội thắng cuộc. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên - Ghi bài bảng 2. Luyện tập – thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1(52): Tính - Yêu cầu HS làm bài. - Làm bảng con. - Nhận xét, chữa bài. a) 15,32 + 41,69 + 8,44 = 65,45 * Củng cố cách cộng nhiều số thập b) 27,05 + 9,38 + 11,23 = 47,66 phân. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(52): Tính bằng cách thuận tiện nhất - Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng, lớp làm nháp. a) 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + (6,03 + 3,97) = 4,68 + 10 = 14,68 b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = (6,9 + 3,1) + ( 8,4 + 0,2) = 10 + 8,6 =18,6 - Nhận xét bạn. (ý c, d dành cho HS tự đánh giá ) c) 3,49 + 5,7 + 1,51 - Nhận xét, chữa bài. = (3,49 + 1,51) + 5,7 *Củng cố tính chất kết hợp của cộng = 5 + 5,7 = 10,7 các số thập phân. d) 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5) = 11 + 8 = 19 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3(52): ( Cột 2 dành cho HS tự đánh giá ) - Yêu cầu HS làm bài. > - 2 HS lên bảng, lớp làm nháp. - Nhận xét bạn. 8,9 - Nhận xét, chữa bài. = 5,7 + 8,8 = 14,5 * Củng cố cách so sánh các số thập 7,56 0,08 + 0,4 Bài 4(52): - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS làm phiếu, lớp làm vào vở. Tóm tắt 28,4 m Ngày thứ nhất Ngày thứ hai 2,2m mét ? Ngày thứ ba 1,2m Bài giải: Ngày thứ 2 người đó dệt được là: 28,4 + 2,2 = 30,6 ( m) - GV thu 1 số bài, nhận xét bài làm của Ngày thứ 3 người đó dệt được là:
  29. HS. 30,6 + 1,5 = 32,1 (m) * Củng cố cách cộng 2 số thập phân. Cả 3 ngày người đó dệt được là: 28,4 + 30,6 + 32,1= 91,1(m) Đáp số: 91,1 m 3. Vận dụng, sáng tạo - Nhận xét bạn. - Nêu cách cộng tổng của nhiều số thập phân. - Nhắc lại cách cộng nhiều số thập phân. - Vận dụng kiến thức vào giải các bài toán tính nhanh, tính bằng cách thuận - Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau: tiện. Tính bằng cách thuận tiện.: 7,5 +4,13 + 3,5 27,46 + 3,32 + 12,6 - Về học bài, làm bài VBT, chuẩn bị bài sau. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 2 Âm nhạc (Đ/c Nguyễn Thị Thu - Soạn, giảng) Tiết 3 Tập làm văn KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - VIẾT (Chính tả - Tập làm văn - Đề chuyên môn nhà trường ra) Tiết 1 Địa lí CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ I. Mục tiêu - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam. Biết một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta. Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất. Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. - Dựa vào bảng số liệu và lược đồ, nêu đặc điểm của mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta. Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng,ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động. - Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. - Phát triển năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh SGK. III. Hoạt động dạy- học Hoat động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Ghép chữ
  30. vào hình" - Cách chơi: GV chuẩn bị một số tấm thẻ - Tham gia chơi tên của một số nước trong khu vực trong đó có cả Việt Nam. Sau đó chia thành 2 đội chơi, khi có hiệu lệnh các thành viên trong nhóm nhanh chóng tìm các thẻ ghi tên các nước để xếp thành hình tháp theo thứ tự dân số từ ít đến nhiều. - GV nhận xét, tuyên dương - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1. Làm việc theo cặp 1 Các dân tộc: - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK - Quan sát tranh và đọc thông tin trong và đọc thông tin. SGK, thảo luận câu hỏi, trả lời. + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? + Nước ta có 54 dân tộc anh em. + Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống + Dân tộc kinh có dân số đông nhất. Họ chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống sống chủ yếu ở đồng bằng, còn dân tộc ít chủ yếu ở đâu? người sinh sống chủ yếu trên núi cao và cao nguyên. + Em hãy kể tên một số dân tộc ít người + Dân tộc Chăm, H Mông, Dao, Sán Dìu ở nước ta? Nùng, - GV nhận xét, kết luận: - Nghe. Hoạt động 2. Làm việc cả lớp 2. Mật độ dân số. - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK - Đọc SGK và trả lời câu hỏi. và đọc thông tin. + Mật độ dân số là gì? + Tổng dân số tại một thời điểm của một vùng hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay Quốc gia - Yêu cầu HS quan sát bảng mật độ dân đó. số và yêu cầu trả lời câu hỏi mục 2 trong - Quan sát mật độ dân số và trả lời câu SGK. hỏi trong mục 2. + Mật độ dân số nước ta như thế nào? + Mật độ dân số nước ta cao, phân bố không đồng đều, dân sống chủ yếu tập trung ở đồng + Việc gia tăng dân số và mật độ dân số bằng và các thành phố, thị xã. cao có ảnh hưởng gì tới môi trường? + Việc gia tăng dân số và mật độ dân số cao sẽ ảnh hưởng tới môi trường tài nguyên thiên nhiên như: Đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ bừa bãi, khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường, 3. Luyện tập – thực hành 3. Phân bố dân cư. - GV giới thiệu tranh ảnh. - Quan sát tranh ảnh ở làng bản đồng bằng miền núi. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng - HS thảo luận theo cặp xem lược đồ và thực hiện các nhiệm vụ sau: + Chỉ trên lược đồ và nêu:
  31. - Các vùng có mật độ dân số trên 1000 + Chỉ và nêu: Nơi có mật độ dân số lớn người /km2 hơn 1000 người /km2 là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,Thành Phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác ven biển. - Những vùng nào có mật độ dân số từ + Chỉ và nêu: một số nơi ở đồng bằng 501 đến 1000người/km2? Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ. một số nơi ở đồng bằng ven biển miền Trung. - Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 + Chỉ và nêu: Vùng trung du Bắc Bộ, đến 500 người/km2? một số nơi ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng ven biển Miền Trung, cao nguyên Đắk Lắk, một số nơi ở miền Trung. - Vùng có mật độ dân số dưới 100 + Chỉ và nêu: Vùng núi có mật độ dân số người/km2? dưới 100 người/km2. + Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở + Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? và thưa thớt ở vùng nào? vùng đồng bằng và các thành phố lớn, thị xã, thưa thớt ở vùng núi cao và cao nguyên. - GV nhận xét, kết luận: Dẫn đến sự - HS nghe. chênh lệch về kinh tế giữa các vùng. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. - 2 HS đọc ghi nhớ. 4. Vận dụng, sáng tạo - Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư - Ở đồng bằng đất chật người đông, ở không đều giữa vùng đồng bằng,ven biển vùng núi đất rộng người thưa, thếu sức và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao lao động cho nê đời sống kinh tế phát động; nơi ít dân, thiếu lao động ? triển không đồng đều. - Em hãy tìm ví dụ cụ thể về hậu quả của - Nhắc lại nội dung bài, liên hệ về dân cư việc phân bố dân cư ở địa phương em ? nơi em sinh sống. - Tích hợp CV 3799 - Nêu cách để dân cư được phân bố đồng đều ở tất cả các vùng, miền. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . . Tiết 5 Sinh hoạt Tích hợp nội dung Bác Hồ và những bài học về đạo đức ,lối sống. Bài 3: KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ (Tiết 1) SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu - Nhận biết được sự nỗ lực của Bác Hồ để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Qua giờ sinh hoạt giúp HS nhận thấy những mặt ưu, nhược điểm trong tuần. - Trình bày được ý nghĩa của việc phấn đấu, rèn luyện trong học tập và cuộc sống. Có ý thức tự giác thực hiện tốt các nền nếp của trường, của lớp, tích cực rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt.
  32. - Sống có mục đích, chí hướng. Biết cách tự hoàn thiện mình, động viên, giúp đỡ mọi người xung quanh cùng tiến bộ. Có ý thức và hành động đúng đối với thầy, cô giáo, trân trọng biết ơn và làm theo lời dạy của các thầy- cô giáo. - Phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Tích cực học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của Bác hồ. II. Đồ dùng dạy học - GV: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu bài tập. - HS: Sưu tầm thông tin. III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Thi kể lại câu chuyện: Ai chẳng có lần lỡ tay - Thi kể câu chuyện - Em đã học được ở Bác Hồ đức tính gì trong bài - Thi nêu này? - Nhận xét, đưa ra giải pháp hỗ trợ. - Lắng nghe - Giới thiệu bài, ghi bảng. - Ghi bài 2. Khám phá. Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống (Bài: Không có việc gì khó ) Hoạt động 1: - GV đọc câu chuyện “Không có việc gì khó ” ( - Theo dõi trang 13) + Từ Phi Chịt đến U Đon mỗi người phải mang - Trả lời cá nhân theo những gì? + Trên đường đi, Thầu Chín và một số đồng chí đã - Trả lời cá nhân gặp những khó khăn gì/? + Thầu Chín đã nói gì khi các đồng chí yêu cầu - Trả lời cá nhân Thầu Chín nhường gánh? + Thầu Chín đã đạt được kết quả gì khi kiên trì, cố - Trả lời cá nhân gắng trên đường đi? Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 - Hoạt động nhóm 4 + Hãy nêu ý nghĩa 4 câu thơ Bác đã đọc? - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày -Các nhóm khác bổ sung Hoạt động nối tiếp -Nêu ý nghĩa 4 câu thơ Bác đã đọc? - HS trả lời 3. Luyện tập – thực hành 1. Sinh hoạt tổ: - Các tổ sinh hoạt, tổ trưởng
  33. điều khiển. - Đại diện các tổ báo các trước lớp. - Các tổ nhận xét, bổ sung. 2- GV nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần: * Ưu điểm: - Thực hiện tốt việc đi học chuyên cần, đúng giờ. - HS lắng nghe - Ổn định và duy trì tốt nền nếp học tập. - Chuẩn bị chu đáo đồ dùng, sách vở - Tích cực giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Tham gia thể dục, múa hát tập thể đầy đủ.Duy trì nền nếp hát đầu giờ . - Tích cực chăm sóc cây và hoa. * Tồn tại: - Một số ít HS còn quên đồ dùng, chưa tự giác học tập, tu dưỡng, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ còn để thầy giáo nhắc nhở 3- Phương hướng tuần sau : - GV đưa ra các nội dung yêu cầu HS thực hiện - HS lắng nghe + Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn - Các tổ bổ sung luyện tốt. + Duy trì sĩ số, nền nếp lớp. +Thực hiện ôn tập tốt kiến thức để kiểm tra giữa học kì. + HS tiếp tục thực hiện tốt Luật ATGT và ATTT 4. Vận dụng, sáng tạo - HS nêu -Nêu ý nghĩa 4 câu thơ Bác đã đọc? - Lắng nghe -Câu chuyện này có ý nghĩa gì? - Trình bày được ý nghĩa của việc phấn đấu, rèn - HS thực hiện ở nhà luyện trong học tập và cuộc sống mình. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): . .