Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

doc 21 trang Hùng Thuận 26/05/2022 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

  1. Giáo án Lớp 5 TUẦN 3 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020. Tập đọc: LÒNG DÂN (Tiết 1) I.Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ: trói, rục rịch, quẹo, sang, lính. + Đọc đúng văn bản kịch. Ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. HSHTT: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. HSKT: Đọc được từ 2 đến 3 dòng. - Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). + Hiểu các từ ngữ: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, ráng. - Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. - Phát triển năng lực ngôn ngữ: đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát; năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề . II. Đồ dùng: -Tranh ở sgk. III. Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản: 1/ Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi “ Trời ta, đất ta”. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. - Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 2/ Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Quan sát tranh. *Việc 1: Hoạt động nhóm. -Nhóm trưởng mời các bạn cùng trao đổi, chia sẻ bức tranh của bài học: Bức tranh vẽ cảnh gì? (Tranh vẽ cảnh một ngôi nhà ở Nam Bộ, cả gia đình đang ăn cơm, hai tên lính chĩa súng vào người đàn ông, một cậu bé ôm lấy mẹ). *Việc 2: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. Hoạt động 2: Luyện đọc ( HĐ nhóm) - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc nối tiếp các đoạn trong bài. - NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó (quẹo vô), đọc đúng lời nói của nhân vật. - Chia sẻ trước lớp về cách đọc. Giải nghĩa từ khó. - Phân vai đọc toàn bài trước lớp. *HSKT (em Kiệt): Đọc được 2 đến 3 dòng. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm) - Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. Nêu nội dung bài. + Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? (Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Pháp). + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? (Chú bị địch rượt bắt. Chú chạy vô nhà của dì Năm) + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? (Dì Năm vội đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ như chú là chồng của dì đẻ - 41 -
  2. Giáo án Lớp 5 bọn địch không nhận ra) + Qua hàng động đó, em thấy dì Năm là người như thế nào? (nhanh trí, dũng cảm). - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung. B. Hoạt động thực hành: Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm). - Gv hướng dẫn lại cách đọc: +Cai và lính: đọc với giọng hống hách, xấc xược. + Dì Năm và chú cán bộ: đoạn đầu đọc với giọng tự nhiên, đoạn sau giọng dì Năm nhỏ, nỉ non khéo khi giả vờ than vãn; nghẹn ngào nói lời trăng trối với con khi dọa bị bắn chết. + An: giọng rất tự nhiên. - Các nhóm tự phân vai đọc toàn bài. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. *HSKT (em Kiệt): Đọc được đúng lời nhân vật An. C. Hoạt động ứng dụng: 1. Các em viết những suy nghĩ của mình một trong các nhân vật trong truyện. - Ban học tập gọi một số bạn nêu suy nghĩ của mình . 2. Về nhà chia sẻ bài đọc và những điều em đã viết cho người thân nghe.   Toán: Tiết 11. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số, so sánh hỗn số, cộng, trừ, nhân, chia hỗn số cho HS, làm được bài tập 1(2 ý đầu ), bài 2a,d, bài 3. *HSHTT làm hết các bài tập 1,2,3 ở SGK trang 14 và bài tập nâng cao ở phiếu nếu còn thời gian. *HSKT (em Kiệt): Làm được bài 1 (2 ý đầu). 3. Thái độ: Biết hợp tác với bạn, có tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học toán. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tư duy toán học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. II. Đồ dùng: GV: - Phiếu học tập. Bảng nhóm. III. Các hoạt động: * Khởi động: - Ban học tập tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “ Đố bạn”để khởi động tiết học. - Chơi theo nhóm 2. + Hai bạn cùng bàn nêu cách chuyển hỗn số thành phân số cho nhau nghe. Lấy ví dụ minh họa. (Đổi vai thực hiện theo nhóm 2) - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu yêu cầu giờ học. A. Hoạt động thực hành: Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu các bài tập ở SGK - Làm vở nháp bài 1 (2 ý đầu), làm bảng con bài 2; vào vở bài 3. - GV tương tác với học sinh về cách chuyển hỗn số thành phân số, cách so sánh các hỗn số, cách thực hiện. - Hỗ trợ cho HSCHT cách thực hiện phép cộng trừ hai phân số khác mẫu số (Bài 3). HSKT (em Kiệt): Làm được bài 1 (2 ý đầu). - 42 -
  3. Giáo án Lớp 5 Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả.Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. Việc 4: TBHT tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi: -Cách chuyển hỗn số thành phân số? Cách so sánh hỗn số. * HSHTT nếu còn thời gian thì làm thêm BT nâng cao ở phiếu học tập. Mảnh vải thứ nhất dài 7 2 m, mảnh vải thứ hai ngắn hơn mảnh vải thứ nhất 2 1 m. 5 2 Hỏi cả hai mảnh vải dài bao nhiêu mét? Hỗ trợ: Bài 3: 1 1 3 4 9 8 17 2 4 8 11 56 33 23 a) 1 1 ; b) 2 1 ; 2 3 2 3 6 6 3 7 3 7 21 21 2 1 8 21 4 2 3 7 1 1 7 9 7 4 28 14 c) 2 5 14 ; d) 3 : 2 : . 3 4 3 4 3 4 2 4 2 4 2 9 18 9 B. Hoạt động ứng dụng: 1. Lấy ví dụ về cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và thực hiện vào vở. 2. Chia sẻ: Cách chuyển hỗn số thành phân số, so sánh hỗn số, cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia hỗn số với người thân.   Địa lí: KHÍ HẬU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - HS trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. HSKT: Biết được nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. 2. Kĩ năng: HS chỉ được ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam trên bản đồ (lược đồ). Biết sự khác nhau giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. 3. Thái độ: Có ý thức học tập, góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh. 4. Năng lực: Góp phần nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp. II. Đồ dùng: - Quả địa cầu. - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc hình 1 trong SGK. III. Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - GV (HĐTQ) tổ chức cho lớp khởi động (hát và vận động phụ họa) bài hát “Quê hương em”. - Gv giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 2. Hình thành kiến thức: HĐ 1: Tìm hiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. * Hoạt động nhóm: - Việc 1: Đọc mục 1 và quan sát hình 1 (SGK) và Quả địa cầu. Thực hiện theo các nội dung hướng dẫn sau: + Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? + Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Việc 2: Hoàn thành bảng sau: Thời gian gió mùa thổi Hướng gió chính Tháng 1 - 43 -
  4. Giáo án Lớp 5 Tháng 7 * Hoạt động toàn lớp: - Việc 1: Đại diện một số nhóm lên bảng nêu nội dung vừa thảo luận. - Việc 2: GV tương tác với HS, giúp HS hoàn thiện nội dung vừa tìm hiểu. - Việc 3: + GV gọi HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7 trên Bản đồ Khí hậu Việt Nam (hoặc hình 1). + HSHTT: Điền chữ, mũi tên để hoàn thành sơ đồ (trên bảng lớp). Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. HĐ 2: Tìm hiểu về sự khác nhau về khí hậu giữa các miền: * Hoạt động nhóm: - Việc 1: GV mời 1-2 HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Bạch Mã. Giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. - Việc 2: Dựa vào bảng số liệu và SGK, hãy tìm hiểu sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam: + Về sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7; + Về các mùa khí hậu. + Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm. * Hoạt động cả lớp: - Việc 1: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Việc 2: GV tương tác: Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay, do môi trường sống bị ô nhiễm nên một số đặc điểm khí hậu của các vùng miền có sự thay đổi khá lớn và gây bất lợi cho cuộc sống của người dân. Hoạt động 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của khí hậu: * Hoạt động cá nhân: - Việc 1: GV mời HS dựa vào hiểu biết của mình để nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Việc 2: GV tương tác: Khí hậu nước ta nhìn chung có nhiều thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhiều vùng miền, khí hậu gây ra một số khó khăn (mưa lớn gây lũ lụt, có năm ít mưa gây hạn hán; bão có sức tàn phá rất lớn, lũ ống, lũ quét ở vùng cao, ). B. Hoạt động ứng dụng 1/ Nêu ảnh hưởng của khí hậu đối với địa phương em? 2/ Về chia sẻ với người thân nội dung vừa học.   Chính tả :(nhớ- viết). THƯ GỬI CÁC HỌC SINH. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhớ - viết chính tả bài “Thư gửi các học sinh” đoạn từ “ Sau 80 giời công học tập của các em”, trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Nêu được qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng . 2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ. Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần, biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính. *HSKT: Gv đọc để hs viết và viết được bài, ít sai lỗi. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 4. Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ trong viết và diễn đạt. II. Đồ dùng: - Hs: Vở bài tập Tiếng Việt tập 1. - 44 -
  5. Giáo án Lớp 5 III. Các hoạt động: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát múa bài hát: “Ở trường cô dạy em thế”. 2/ GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học A. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Hướng dẫn nhớ - viết: * Việc 1: Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm) - Cá nhân đọc và nêu nội dung đoạn viết. - Cá nhân chọn và viết các từ khó hay viết sai. - Báo cáo kết quả trước nhóm. * Việc 2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1(HĐ cá nhân). - Đại diện 1- 2 nhóm đọc thuộc đoạn viết trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. * Việc 3: Nhớ - viết chính tả. (HĐ cá nhân). - Cử một bạn đọc thuộc bài viết bài một lượt. - Tìm từ khó viết vở nháp và đổi chéo để kiểm tra. - Nhớ viết vào vở. *HSKT (em Kiệt): Gv đọc 3 dòng để em đó viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Làm bài tập(HĐ cá nhân, nhóm). - Cá nhân làm bài tập 2,3. Đổi chéo bài theo nhóm 2 và kiểm tra kết quả. - Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài viết và kết quả bài tập trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. B. Hoạt động ứng dụng: Về nhà chia sẻ với người thân quy tắc viết dấu thanh; viết lại các từ, nét hay viết sai và luyện viết lại bài cho đẹp.   Khoa học: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE ? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai. 2. Kĩ năng: Biết cách chăm sóc mẹ khi có thai và em nhỏ. Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé. 3. Thái độ: Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. 4. Năng lực: Góp phần nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác. II. Đồ dùng: - Hình ở SGK; Phiếu học tập. III. Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức trò chơi “ Gọi đò”. - Gv nêu mục tiêu tiết học. 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai. Việc 1: Quan sát và trả lời. - Hoạt động cá nhân: Quan sát các hình 1,2,3,4 và trả lời câu hỏi trang 12- SGK. - 45 -
  6. Giáo án Lớp 5 - Hoạt động nhóm đôi: Hỏi - đáp - Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trước lớp. Việc 2: Cá nhân đọc mục “Bạn cần biết” Hoạt động 2: Nhiệm vụ của mỗi người trong gia đình có phụ nữ có thai. Việc 1: Liên hệ thực tế và trả lời. - Hoạt động cá nhân: + Quan sát hình 5,6,7 và nêu nội dung từng hình. + Trả lời câu hỏi trang 13-SGK. - Hoạt động nhóm đôi: Hỏi- đáp + Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? (Chăm sóc từ bữa ăn,giấc ngủ, động viên an ủi về tinh thần. Gia đình phải vui vẻ, hoà thuận, con cái chăm ngoan, biết giúp đỡ cha mẹ những việc vừa sức) - Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trước lớp. HSHTT: Mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người phụ nữ có thai, việc làm đó có ý nghĩa gì với phụ nữ mang thai? (Những việc làm đó ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ và thai nhi. Nếu người mẹ khỏe mạnh, vui vẻ, em bé sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh). Việc 2: Đọc mục “Bạn cần biết”. - Hoạt động cá nhân: Học sinh đọc lại điều cần biết, nêu tóm tắt ý chính. B. Hoạt động thực hành: Trò chơi: Đóng vai Việc 1: Giao nhiệm vụ: - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống và thảo luận, tìm cách giải quyết. - Các nhóm chia sẻ trước lớp. 1 nhóm lên trình diễn trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi nhóm xử lí tình huống tốt. C. Hoạt động ứng dụng: 1/ Xử lí tình huống: khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đang đi trên cùng chuyến ô tô mà không có chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ? 2/ Về chia sẻ nội dung vừa học với người thân và vận dụng vào thực tế cuộc sống. Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020. Tập đọc: LÒNG DÂN (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ: trói, lính. + Đọc đúng văn bản kịch. Ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. HSHTT: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. HSKT: Đọc được từ 2 đến 3 dòng. - Hiểu nội dung vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng, ca ngợi tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). + Hiểu các từ ngữ: tía, chỉ, nè. - Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. - Phát triển năng lực ngôn ngữ: đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát; năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề . II. Đồ dùng:-Tranh ở sgk. III. Các hoạt động: - 46 -
  7. Giáo án Lớp 5 A. Hoạt động cơ bản: 1/ Khởi động: - CTHĐTQ điều hành lớp diễn kịch đoạn 1 vở kịch “Lòng dân” - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. - Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 2/ Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Luyện đọc ( HĐ nhóm) 1. Nghe đọc bài. - Nghe 2 bạn đọc bài Lòng dân - Các bạn theo dõi, đọc thầm. - HS cả lớp dò bài đọc thầm bài. 2. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. - Lần lượt đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa. - Không nhìn vào lời giải thích, các bạn nói cho nhau nghe nghĩa của các từ. - Việc 1: Nhóm trưởng hỏi: Trong nhóm mình có bạn nào còn từ không hiểu ở trong bài không? - Nếu có, nhóm trưởng đề nghị bạn đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn ( nếu hiểu), hoặc tra từ điển (nếu không tìm thấy thì nhờ cô giáo giúp đỡ). - Nếu không có, nhóm trưởng đưa ra một từ trong phần giải nghĩa từ để các bạn đặt câu với từ đó. * Hỗ trợ: Giúp học sinh hiểu từ: mầy. 3. Cùng luyện đọc. - NT tổ chức mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. (Chú ý đọc đúng phân biệt tên của nhân vật và lời nói chú thích về thái độ, hành động của nhân vật) - Ban học tập tổ chức cho các bạn đọc đoạn nối tiếp và hai bạn đọc cả bài. - Luyện đọc toàn bài. *HSKT: đọc được 2 đến 3 dòng. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm) - Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. Nêu nội dung bài. HSHTT trả lời câu hỏi 3: Vì sao vở kịch được đặt tên là lòng dân? (Vì: Vở kịch thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng). - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung. B. Hoạt động thực hành: Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm). - Các nhóm tự phân vai đọc toàn bài - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. C. Hoạt động ứng dụng: Việc 1: Cho hs từng nhóm thảo luận và dựng lại vở kịch “Lòng dân”. Việc 2: Đại diện một số nhóm lên diễn. Việc 3: Lớp nhận xét, tuyên dương những nhóm kịch hay, hấp dẫn. - Về nhà cùng người thân tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quê em.   Toán : Tiết 12. LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs biết: - 47 -
  8. Giáo án Lớp 5 - Chuyển phân số thành phân số thập phân. - Chuyển hỗn số thành phân số. - Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. 2. Kĩ năng: Chuyển đổi thành thạo: phân số thành phân số thập phân, hỗn số thành phân số, chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. *HSKT: Làm bài 1. 3. Thái độ: Biết hợp tác với bạn, có tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học toán. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tư duy toán học, năng lực tự giải quyết vấn đề; năng lực chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, khối lượng và thời gian với các số đo dưới dạng phân số. II. Đồ dùng: GV: Phiếu học tập. Bảng nhóm. III. Các hoạt động: 1/Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”để khởi động tiết học. - TBHT phổ biến cách chơi và luật chơi cho các bạn hiểu. - TBHT nêu yêu cầu của bài toán. Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính và đọc lần lượt từng phép tính. 5 1 1 6 a) 3 - 2 b) 2 3 7 3 4 7 Cả lớp làm vào bảng con bạn nào tính nhanh, đúng viết đẹp là người chiến thắng. 2/ Giới thiệu bài, nêu mục tiêu yêu cầu giờ học. A. Hoạt động thực hành. Việc 1: Cá nhân đọc các bài tập ở SGK trang 15, làm vở nháp bài 1, làm vào vở bài 2; 3; bài 4 làm vào bảng nhóm. - GV tương tác với học sinh về cách chuyển các phân số thành phân số thập phân, cách chuyển hỗn số thành phân số, cách đổi số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. - Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 5. *HSKT (em Kiệt): làm bài 1 có sự hỗ trợ của bạn và gv. Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả.Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. Việc 4: TBHT tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi: cách chuyển hỗn số thành phân số, cách đổi số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. * HSHTT nếu còn thời gian thì làm thêm bài ở phiếu học tập. Bài tập ở PHT: 42 54 Rút gọn rồi tính: a) 63 48 28 15 7 b) 1 35 72 49 B. Hoạt động ứng dụng : 1/ Hs tự tìm ba tình huống trong cuộc sống hàng ngày sử dụng hỗn số rồi viết vào vở - TBHT cho các bạn chia sẻ. 2/ Về ôn lại kiến thức vừa học bằng cách chia sẻ với người thân. - 48 -
  9. Giáo án Lớp 5 Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020. Toán: Tiết 13. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs biết: - Cộng trừ được hai phân số. Tính được giá trị của biểu thức với phân số - Chuyển được các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với tên một đơn vị đo. - Giải được bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó. - Bài tập cần làm: Bài 1 (a,b) ; Bài 2 (a,b) ; Bài 4 ; Bài 5. *HSHTT làm hoàn thành các bài tập ở SGK và bài tập nâng cao ở phiếu nếu có thời gian. *HSKT: Làm bài 1. 2. Kỹ năng: - Thực hiện thành thạo: các phép tính, chuyển đổi số đo, giải toán dạng tìm giá trị một phân số của một số. 3. Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ, tự giác. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tư duy toán học, năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động: 1/Khởi động: HĐTQ tổ chức : Chia sẻ Rút gọn rồi tính: 42 54 28 15 7 a) b) 1 63 48 35 72 49 2/ Giới thiệu bài, nêu mục tiêu yêu cầu giờ học. A. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Yc hs đọc và làm các bài tập 1(a,b); 2 (a,b); 4; 5. ai làm xong có thể làm thêm bài còn lại (sgk - tr15; 16). Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. HSKT (em Kiệt): làm bài 1 có sự hỗ trợ của bạn và gv. *Việc 2: NT điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 3: TBHT tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi: - Cách đổi số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. - Tìm một số biết giá trị một phân số của số đó. * HSHTT nếu còn thời gian thì làm thêm BT nâng cao ở phiếu học tập. Bài tập nâng cao: Biết 5 số học sinh lớp 5B là 20 em. Biết 1 số học sinh trong lớp 5B thích học toán. 9 4 1 số học sinh thích học tiếng Anh. Hỏi lớp 5B có bao nhiêu em thích học toán, bao 3 nhiêu em thích học tiếng Anh? Bài giải Số học sinh lớp 5B có là: 20 : 5 = 36 (học sinh) 9 Số học sinh lớp 5B thích học toán là: 1 36 = 9 (học sinh) 4 - 49 -
  10. Giáo án Lớp 5 Số học sinh lớp 5B thích học tiếng Anh là: 1 36 = 12 (học sinh) 3 Đáp số: Toán: 9 học sinh; Tiếng Anh: 12 học sinh B. Hoạt động ứng dụng: 1. Đo độ dài của 3 đồ vật trong nhà với số đo có hai tên đơn vị đo viết vào nháp và chuyển thành số đo có một tên đơn vị đo để tiết sau chia sẻ với bạn.   Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH. I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ miêu tả hạt mưa, cơn mưa, tả con vật, bầu trời, từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả. 2. Kĩ năng: Lập được dàn ý miêu tả cơn mưa . *HSKT: Nêu được vài ý nói về cơn mưa. 3. Thái độ: Yêu quý cảnh vật thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực viết và trình bày . II.Đồ dùng: -HS: Những ghi chép khi quan sát một cơn mưa. III. Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - Ban học tập cho các bạn nêu một câu văn tả cảnh hay mà mình sưu tầm được. - GV giới thiệu bài học. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Làm bài 1. - Em đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 2 bạn cùng bàn làm bài vào phiếu: + Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả? + Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay? - NT gọi lần lượt từng cặp trình bày . - Thống nhất kết quả trong nhóm - Báo cáo cùng cô giáo. *Việc 2: Làm bài 2. - Em đọc nêu yêu cầu bài tập. - Em làm bài cá nhân. - Ban học tập tổ chức cho cả lớp cùng chia sẻ kết quả bài làm. *HSKT: Nêu được vài ý nói về cơn mưa. - Nhận xét, bổ sung. C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà dựa vào dàn ý đã lập viết thành bài văn và đọc cho người thân nghe.   Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN. I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); hiểu nghĩa từ “đồng bào”, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng ( BT3 a,b). - 50 -
  11. Giáo án Lớp 5 - Trả lời câu hỏi và tìm từ (BT3a,b). HSHTT: Biết dùng từ đặt câu với các từ tìm được để tích cực hóa vốn từ về chủ điểm Nhân dân (BT3c). HSKT: Làm được bài 1 (có sự hỗ trợ) 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp. 3. Thái độ: Giáo dục hs có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp; năng lực ngôn ngữ; hợp tác nhóm. II. Đồ dùng: - Phiếu học tập; Từ điển Tiếng Việt; Bảng nhóm. III. Các hoạt động: 1/Khởi động: - Ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “truyền điện”: Nêu từ đồng nghĩa với Tổ quốc. 2/ Giáo viên giới thiệu bài học, nêu mục tiêu của tiết học. A. Hoạt động thực hành: Việc 1: Làm bài 1: - Em đọc và xác định yêu cầu của bài tập: Xếp các từ đã cho thành từng nhóm thích hợp. - Em cùng bạn thảo luận và làm bài vào phiếu. - Các nhóm thống nhất kết quả, NT tổ chức cho các bạn trình bày kết quả làm việc và ghi vào bảng nhóm. HSKT: Gv (hs) hỗ trợ để em xếp được đúng các nhóm từ. - BHT tổ chức chia sẻ trước lớp . Việc 2: Làm bài 2. - Em đọc và xác định yêu cầu của bài tập. - NT tổ chức cho các bạn nêu các phẩm chất qua từng câu thành ngữ, tục ngữ. - BHT tổ chức chia sẻ trước lớp (cho các bạn liên hệ bản thân xem mình đã có những phẩm chất nào) Việc 3: Làm bài 3a,b: - Em đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Cá nhân tự trả lời các câu hỏi . - NT gọi các bạn trình bày kết quả làm việc. - Cả nhóm nhận xét, bổ sung thống nhất kết quả. * HSHTT làm thêm BT3c. B. Hoạt động ứng dụng: 1/ CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng. Tìm những từ ngữ/ tục ngữ nói về chủ điểm Nhân dân. 2/ Về nhà em tìm hiểu thêm những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ nói về chủ điểm Nhân dân và học thuộc các thành ngữ, tục ngữ đó.   Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS tìm được một số câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể. - HSKT: Nghe các bạn kể. Có thể kể lại một vài chi tiết trong câu chuyện của bạn. - 51 -
  12. Giáo án Lớp 5 2. Kĩ năng: Kể được nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, chân thực; chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 3. Thái độ: Biết quý trọng những người có những việc làm tốt đối với quê hương, đất nước. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ: kể chuyện lưu loát, hấp dẫn. II. Đồ dùng: - Tranh ảnh minh họa những việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. III. Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản. 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp hát 1 bài hát. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hình thành kiến thức: - 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý. - Đề bài yêu cầu gì? Thể loại có gì khác so với thể loại kể chuyện lần trước? Đối tượng trong câu chuyện là người thế nào? – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài. - NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK. - Gv nhắc hs: Kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Chuyện được tận mắt chứng kiến hoặc câu chuyện của chính em không phải câu chuyện có sẵn kể về người làm việc tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước . - Các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài và báo cáo cùng cô giáo. - Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể. B. Hoạt động thực hành: - GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. - Mỗi câu chuyện HS kể xong nói ý nghĩa câu chuyện của mình - Việc 1: Các em kể chuyện trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Việc 2: Các nhóm thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. - Cả lớp bình chọn câu chuyện kể hay, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, bạn đặt câu hỏi thú vị. + Rút ra được những điều mình cần học tập trong từng câu chuyện C. Hoạt động ứng dụng: - Về kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe. Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2020. Toán: Tiết 14. LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố cách nhân, chia hai phân số. Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số. - Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo. - Tính diện tích một số hình. - Bài tập cần làm: 1; 2; 3 ở SGK trang 16,17. HSHTT làm thêm bài tập 4 và bài tập nâng cao ở phiếu học tập nếu có thời gian. HSKT làm bài 1 (có sự hỗ trợ). - 52 -
  13. Giáo án Lớp 5 2. Kỹ năng: - Làm thành thạo: nhân, chia 2 phân số; tìm được thành phần chưa biết của phép tính với phân số. Viết được thành thạo các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với 1 tên đơn vị đo. Giải được bài toán tính diện tích một số hình. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học toán. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tư duy toán học. II. Đồ dùng: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động: ❖Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp hát 1 bài hát. * GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. A. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Yc hs đọc và làm các bài tập 1; 2; 3 . ai làm xong có thể làm thêm bài 4 (sgk – trang 17). Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả. - GV tương tác với học sinh về cách nhân, chia các phân số, cách chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo. *Việc 2: NT điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung chốt kết quả. Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 3: TBHT tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi: - Cách nhân, chia hỗn số. * HSKT: Hỗ trợ cách đổi hỗn số sang phân số, cách thực hiện nhân, chia phân số để em làm bài 1. * HSHTT nếu còn thời gian thì làm thêm BT4 và bài nâng cao ở phiếu học tập. 3 1 9 1 2 1 Bài tập nâng cao: Tìm X: a) X = b) X : = : 1 4 5 8 7 3 2 3 1 9 1 2 1 Đáp án: a) X = b) X : = : 1 4 5 8 7 3 2 3 9 1 4 X = X : = 4 40 7 9 9 3 4 1 X = : X = 40 4 9 7 X = 3 X = 4 10 63 B. Hoạt động ứng dụng: 1/ Đo chiều dài của quyển sách Tiếng Việt và sách Tiếng Anh lớp 5, viết số đo đó vào vở và chuyển thành số đo dưới dạng hỗn số với một tên đơn vị đo. 2/ Cùng người lớn trong nhà chia sẻ những kiến thức đã học được.   Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1), hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2). Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa (BT3). 2. Kĩ năng: - Viết được đoạn văn theo yêu cầu. - Vận dụng được các thành ngữ, tục ngữ trong bài khi nói và viết. HSKT làm bài 1. - 53 -
  14. Giáo án Lớp 5 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ diễn đạt và giao tiếp. II. Đồ dùng:- Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt (hoặc một vài trang phô tô gắn với bài học), sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học. Bảng nhóm. III. Các hoạt động: ❖ Khởi động: -TBHT tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “ Bắn tên” để khởi động tiết học. Cách chơi: Tên bắn đến bạn nào thì bạn đó nêu được một từ từ đồng nghĩa chỉ màu xanh. * Giáo viên giới thiệu bài học. Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. A. Hoạt động thực hành *Việc 1: Làm bài 1. - Em đọc yêu cầu của bài tập. - Em cùng bạn thảo luận và làm bài vào vở thực hành. - NT tổ chức cho các bạn trình bày kết quả làm việc. - NT thống nhất kết quả, báo cáo với cô giáo. HSKT: Hỗ trợ để hs điền đúng từ. HSHTT: Vì sao chỗ trống thứ nhất em điền từ đeo mà không điền từ vác, chỗ trống thứ năm điền kẹp mà không điền khiêng ? *Việc 2: Làm bài 2. - Em đọc yêu cầu của bài tập. - NT tổ chức cho các bạn làm việc trong nhóm. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Báo cáo cô giáo những việc các em đã làm được. *Việc 3: Làm bài 3. - Em đọc yêu cầu của bài tập. - Cá nhân tự làm bài tập vào vở. *HSHTT viết đoạn văn dài từ 7->10 câu và có nhiều từ đồng nghĩa. - NT gọi các bạn trình bày kết quả làm việc. - Cả nhóm nhận xét, tuyên dương những bạn viết hay. - Hoạt động cả lớp: - Gọi đại diện các nhóm đọc đoạn văn của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm có nhiều bạn viết hay. B. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà em tìm hiểu thêm những từ ngữ nói về cảnh đẹp của quê hương em, đọc lại đoạn văn cho người thân nghe.   Lịch sử: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs nêu được: - Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương. - Tường thuật sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế - Tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong tào Cần vương. 2. Kĩ năng: Trình bày trôi chảy, rõ ràng, lôi cuốn, giàu cảm xúc về cuộc phản công ở kinh thành Huế và lòng yêu nước của một số quan lại triều đình dám đứng lên chống lại giặc Pháp đi ngược lại chủ trương của triều đình. - 54 -
  15. Giáo án Lớp 5 3. Thái độ: Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. Từ đó phấn đấu học tập tốt hơn. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ: Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác một sự kiện lịch sử. II. Đồ dùng: - Hình trong SGK. - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885; Bản đồ Hành chính Việt Nam. III. Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: Trò chơi Xì điện - Kể tên một nhân vật lịch sử mà em biết. - GV giới thiệu bài học mới và ghi đề bài trên bảng. 2. Hình thành kiến thức: HĐ 1: Tìm hiểu tình hình đất nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta. * Hoạt động nhóm: - Việc 1: Đọc sách giáo khoa và thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với Pháp? (Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp). + Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp? (Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến). * HSHTT: Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn. - Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về nội dung em vừa tìm hiểu. * Hoạt động cả lớp: - Việc 1: Đại diện các nhóm trình bày về những nội dung đã thống nhất trên. - Việc 2: GV tương tác với HS: + Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp. + Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến. + Phái chủ hòa chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân đánh Pháp. HĐ 2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế. Việc 1: HS đọc SGK - HS tìm hiểu về Tôn Thất Thuyết. Việc 2: Thảo luận nhóm: ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công? ? Cuộc phản công diễn ra khi nào?Ai lãnh đạo? Vì sao cuộc phản công thất bại? - Đại diện các nhóm nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế. Việc 3: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. * Hoạt động cả lớp: - Việc 1: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Việc 2: GV tương tác với HS: - Tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp. * HSHTT: Vì sao cuộc phản công thất bại? Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa gì? - 55 -
  16. Giáo án Lớp 5 - Dự kiến câu trả lời: Do quân ta lực lượng ít, vũ khí lạc hậu Sau thất bại, Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị. Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần vương”, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp HĐ 3: Tôn Thất Thuyết, Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương. - Việc 1: Thảo luận nhóm: + GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận chia sẽ với bạn trong nhóm những thông tin, hình ảnh sưu tầm được về ông vua yêu nước và chiếu Cần Vương. + Nêu một số cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và người lãnh đạo.( Phạm Bành - Đinh Công Tráng ( khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng ( Hương Khê). - Việc 2: Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận - Việc 3: Làm việc cả lớp: Hình thành ghi nhớ. Đọc cá nhân. C. Hoạt động ứng dụng: 1/ Nêu tên các đường phố, trường học mang tên các lãnh tụ phong trào Cần Vương mà em biết ? - TBHT cho lớp chia sẻ. 2/ Về chia sẻ với người thân những điều em học, những nhân vật lịch sử tiêu biểu cho các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương.   Ôn luyện: ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 3. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố về các phép tính với phân số, biết chuyển đổi hỗn số thành phân số, giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. 2. Kĩ năng: Hs biết làm bài và làm bài thành thạo về các phép tính với phân số, cách chuyển đổi, giải toán có lời văn. 3. Thái độ: Giáo dục hs tính toán cẩn thận, chính xác. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tư duy toán học, tự giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng: - Vở tự ôn luyện. Phiếu học tập. III. Các hoạt động: ❖ Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi lại một trò chơi. *Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu. A. Họat động thực hành: Việc 1: Yc hs đọc, thực hiện theo yêu cầu và làm các bài tập từ 3; 5; 6; 8, hs nào làm xong có thể làm thêm bài ở phiếu học tập. Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. Việc 2: NT điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. Việc 3: TBHT tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi: 21 Bài dành cho HSHT (Phiếu học tập): Tìm một số sao cho lấy tử số của phân số 40 3 trừ đi số đó và giữ nguyên mẫu số thì được phân số bằng . 8 *Dự kiến bài làm của hs: Bài 3: - 56 -
  17. Giáo án Lớp 5 5 4 50 28 78 39 8 3 56 27 29 ; ; 7 10 70 70 35 9 7 63 63 1 5 9 30 39 13 3 5 19 5 57 20 37 ; 2 . 6 9 54 54 18 8 6 8 6 24 24 10 109 1 311 Bài 5: a) 9 ; b) 31 . 11 11 10 10 Bài 6: 9 9 3 3 a) 3m9dm 3m m 3 m ; b) 7m3dm 7m m 7 m ; 10 10 10 10 19 19 77 77 c) 2m19cm 2m m 2 m ; d) 6m77cm 6m m 6 m . 100 100 100 100 Bài 8: Đáp án là 30 và 42. C. Hoạt động ứng dụng: Về nhà xem lại các phép tính với phân số và chia sẻ cùng người thân các bài còn lại.   Khoa học: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. 2.Kĩ năng: Biết được về sự thay đổi từng giai đoạn của con người. 3.Thái độ: Yêu thích môn học. 4. Năng lực: Góp phần nâng cao năng lực tự học, giao tiếp. II. Đồ dùng: - Thông tin và hình trang 14, 15-SGK. - HS sưu tầm ảnh chụp của bản thân lúc nhỏ hoặc ảnh trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau III. Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức trò chơi « Trời mưa, trời mưa ». - Gv nêu mục tiêu tiết học. 2. Hình thành kiến thức: HĐ 1: Sưu tầm và giới thiệu ảnh. *Việc 1: Cá nhân giới thiệu trong nhóm:giới thiệu ảnh của mình hoặc ảnh của các trẻ em khác theo yêu cầu: Người trong ảnh mấy tuổi và đã biết làm gì. *Việc 2: Một vài hs giới thiệu trước lớp. HĐ 2: Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. *Việc 1: Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” như sgk. - Gv nêu cách chơi, luật chơi. *Việc 2: - Chơi theo nhóm viết đáp án vào giấy khổ to sau đó dán lên bảng. - Đội thắng cuộc là đội có đáp án đúng và nhanh nhất. - Công bố đội thắng cuộc. - Gv tương tác với hs: các em đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? Dưới 3 tuổi - ảnh minh hoạ 2- đặc điểm nổi bật (ý b) + Từ 3đến 6 tuổi - ảnh minh hoạ 1- đặc điểm nổi bật (ý a) + Từ 6 đến 10 tuổi - ảnh minh hoạ 3- đăc điểm nổi bật (ý c) + Tích cực hợp tác với bạn để tìm ra câu trả lời. + Biết được bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời. - 57 -
  18. Giáo án Lớp 5 HĐ 3: Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. *Việc 1: Cá nhân đọc thông tin trang 15. *Việc 2: NT điều hành nhóm trả lời câu hỏi. *Việc 3: Chia sẻ trước lớp. - HS có khả năng trong học tập: + Tuổi dậy thì cơ thể thay đổi ở điểm nào? + Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? (tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người vì đây là thời kỳ có nhiều thay đổi nhất). B. Hoạt động ứng dụng. - Về chia sẻ những điều đã học với người thân. Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020. Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để viết hoàn chỉnh, dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước viết được 1 đoạn văn có chi tiết, hình ảnh hợp lí. 2. Kĩ năng: - Biết hoàn chỉnh các đoạn văn. - Biết chuyển một phần trong dàn ý chi tiết của bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh một cách sinh động, tự nhiên.(HSNK) HSKT: Viết được 2-3 câu. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực viết và trình bày . II. Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản: ❖ Khởi động: - Ban học tập cho các một số bạn nêu một câu văn nói về cảnh đẹp quê hương mình. - GV giới thiệu bài học. A. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Làm bài 1. - Em đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 2 bạn cùng bàn làm bài vào phiếu: + Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì? + Hãy xác định ND chính của mỗi đoạn? + Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên? - NT gọi lần lượt từng cặp trình bày . - Thống nhất kết quả trong nhóm - Báo cáo cùng cô giáo. *Việc 2: Làm bài 2. - Em đọc nêu yêu cầu bài tập. - Em làm bài cá nhân: lập dàn ý tả cơn mưa. HSKT: Viết được 2-3 câu. - Ban học tập tổ chức cho cả lớp cùng chia sẻ kết quả bài làm. - 58 -
  19. Giáo án Lớp 5 - Nhận xét, bổ sung. C. Hoạt động ứng dụng: - Từ dàn ý đã lập em viết thành bài văn và đọc cho người thân nghe.   Toán: Tiết 15. ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN. I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ của hai số đó. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán thành thạo dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ của hai số đó cho HS. HS Làm được BT 1 SGK trang 18, HS có năng lực làm thêm các bài 2,3 ở SGK trang 18 và bài tập nâng cao ở phiếu học tập nếu có thời gian. 3. Thái độ: Biết hợp tác với bạn, có tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học toán. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tư duy toán học, hợp tác. II. Đồ dùng: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động: *Khởi động: - TBHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Đố bạn” để khởi động tiết học. - Chơi theo nhóm 2. + Hai bạn cùng bàn chơi. Bạn thứ nhất nêu tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số, bạn thứ hai nêu hai số phải tìm đó. Sau đó hai bạn đổi vai cho nhau. Ví dụ: Bạn nhứ nhất nêu : Tổng của hai số là 14, tỉ số của hai số đó là 2 đố bạn hai số 5 đó là số nào? Bạn thứ hai suy nghĩ và trả lời ( Hai số đó là 4 và 10) - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu yêu cầu giờ học. A. Hoạt động thực hành: ❖ HĐ1: Ôn tập về giải toán: - Việc 1: Cá nhân đọc, làm bài toán 1, 2 vào vở nháp. - Việc 2: Hai bạn chia sẻ với nhau về kết quả, cách giải - Việc 3: Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe, bổ sung và thống nhất.Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. - Việc 4: TBHT tổ chức cho các nhóm nhắc lại cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. ❖ HĐ2: Luyện tập thực hành. - Việc 1: Yc hs đọc và làm bài tập 1a,b vào vở; ai làm xong có thể làm thêm bài 2,3 (sgk - tr18). Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Việc 2: NT điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. - Việc 3: TBHT tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi: + Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. + Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Cách giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" có gì khác với giải bài toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó". * HS có năng lực nếu còn thời gian thì làm thêm BT nâng cao ở phiếu học tập. Bài tập nâng cao: Hiệu hai số là 275, khi số bé tăng thêm 23 đơn vị và giữ nguyên số lớn thì số bé bằng 2 số lớn. Tìm hai số ban đầu. 3 - 59 -
  20. Giáo án Lớp 5 Bài giải Nếu số bé tăng thêm 23 đơn vị thì hiệu giảm đi 23 đơn vị. Hiệu mới là: 275 – 23 = 252 Ta có sơ đồ: Số bé: Số lớn: 252 Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 1 (phần) Số bé là: 252 : 1 2 = 504 Số lớn là: 504 + 252 = 756 Đáp số: 504; 756. B. Hoạt động ứng dụng: - Về chia sẻ với người lớn trong gia đình cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.   Sinh hoạt tập thể: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: CHỦ ĐỀ 1. EM LÀ BÔNG HỒNG NHỎ CỦA QUÊ HƯƠNG (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh tự nhận thức khả năng của bản thân thông qua các hoạt động của tỉnh, thành phố, quê hương. 2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá kết quả của mình khi tham gia các hđ cùng với mọi người trong khu dân cư. 3. Thái độ: GD HS biết tự giác, tích cực tham gia các hoạt động ở cộng đồng để tự khám phá, nhận thức khả năng của bản thân. 4. Năng lực: Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. II. Đồ dùng: Sách sống đẹp-lớp 5. III. Hoạt động học: 1. Khởi động: Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp hát. 2. Hoạt động thực hành: Chủ đề: Em là bông hồng nhỏ của quê hương Việc 1: Xử lý tình huống. - Nơi em sống có nhiều người tham gia các hoạt động xã hội. Nêu các hành động của em khi gặp những việc làm dưới đây. -Cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK - Nêu việc làm của những người xung quanh và hành động của em. Việc 2: Trò chơi: Tập làm người lịch sự. - GV nêu luật chơi: lệnh có từ “xin mời” thì thực hiện. lệnh nào không có từ “xin mời” thì không thực hiện. - GV tổ chức chơi cả lớp Việc 3: Rèn luyện. - HS tự đánh giá hoạt động của mình -Y/c HS tự đánh giá kết quả của mình khi tham gia các hoạt động cùng mọi người nơi cư trú theo 3 mức độ: Tốt, khá, TB -Hoàn thành cá nhân vào bảng. các bạn trong nhóm kiểm tra lẫn nhau. - HS đọc lời khuyên SGK/10. 3. Hoạt động ứng dụng: Tích cực tham gia các hoạt động ở cộng đồng để tự khám phá, nhận thức khả năng của bản thân. - 60 -
  21. Giáo án Lớp 5 Nhật kí sau khi dạy   - 61 -