Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

docx 39 trang Hùng Thuận 3570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2021_2022_ban.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

  1. TUẦN 12 Ngày soạn: 20 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Hoạt động tập thể: SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHỦ ĐIỂM: TIẾP BƯỚC TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU: - HS Biết đến những khu di tích lịch sử của Tỉnh Tuyên Quang - Giáo dục học sinh biết giữ gìn bảo vệ các khu di tích lịch sử và biết ơn những người đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc. II. YÊU CẦU TỔ CHỨC: - Đối tượng tham gia: HS, GV chủ nhiệm lớp - Cách thức tổ chức: Đảm bảo tính trang nghiêm, sinh động, hấp dẫn,gần gũi với học sinh ,tạo hứng thú và đảm bảo an toàn cho học sinh. III. CHUẨN BỊ: - Nội dung hoạt động, các hình ảnh về khu di tích lịch sử. IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Phần 1: Nghi lễ (10 phút) - Lễ chào cờ - GVCN đánh giá nhiệm vụ tuần 11 và triển khai nhiệm vụ tuần 12 Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ: (25 phút) 1. Khởi động: - GV cho chơi trò chơi: Tôi cần, Tôi cần - GV giới thiệu nội dung của hoạt động 2. Khám phá *Tìm hiểu các khu di tích lịch sử của tỉnh Tuyên Quang - GV viên đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời? Bạn nào hãy cho biết tỉnh Tuyên Quang mình có những khu di tích Lịch sử vào mà em biết ? - GV Nhận xét - GV Cho HS quan sát hình ảnh của một số di tích lịch sử và lần lượt giới thiệu về khu di tích đó. + Cây Đa Tân Trào Dưới bóng cây Đa của làng Tân Lập, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội. + Lán Nà Lừa Là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lán được dựng bằng tre theo kiểu nhà sàn. Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1945, tại nơi đây, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị cán bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốc dân Đại Hội, Tổng khởi nghĩa. Hiện tại lán vẫn được bảo tồn và là điểm du lịch hấp dẫn du khách thăm quan. + Đình Hồng Thái (đình Kim Trận) Đình thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã Tân Trào, huyện Sơn
  2. Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần gỗ, mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2 chái, dáng dấp nhà sàn miền núi. Đình Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa, đình còn là nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng. Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi lễ rước Công chúa Ngọc Dung; phần hội có nhiều trò chơi hấp dẫn như hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt lịch sử. Bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người ừ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945. + Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kim Quan- trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc. Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia. 3. Vận dụng - GV viên đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời Qua phần tìm hiểu về các khu di tích lịch sử của Tỉnh Tuyên Quang bạn nào hãy cho biết để phát huy lòng yêu nước các em cần phải làm gì để giữ gìn bảo vệ các khu di tích lịch sử ? Để tỏ lòng biết ơn những người đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc đem lại cuộc sống hòa bình cho chúng ta các em cần phải làm gì?
  3. - GV nhận xét và rút kinh nghiệm qua hoạt động. === === Tiết 2: Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung: Ca ngợi ý thức bảo vệ rừng và sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ. Nêu những tấm gương HS có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. - Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. - Phát triển năng lực đọc diễn cảm, năng lực hiểu văn bản, năng lực diễn đạt, trả lời câu hỏi, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho lớp hát - Hát - Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài - 2 HS đọc bài. "Hành trình của bầy ong" - GV biểu dương HS trả lời tốt. - Giới thiệu bài: Bằng tranh. - Quan sát, nêu nội dung tranh. 2. Khám phá. 2.1. Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài. - 1 HS đọc. - Nêu nội dung, hướng dẫn đọc bài. - Nghe. - Bài chia mấy đoạn? - Chia 3 đoạn: + Đ1: Từ đầu - ra bìa rừng cha. + Đ2: Tiếp - Thu gỗ lại. + Đ3: Còn lại. - Cho HS đọc từng đoạn, kết hợp sửa - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc sai, hiểu nghĩa từ mới. + HS luyện đọc nối tiếp lần 1+ luyện đọc từ khó, câu khó + HS luyện đọc nối tiếp lần 2 + Giải nghĩa từ - Cho HS đọc trong nhóm. - Đọc theo nhóm - Gọi HS đọc lại bài. - 1 HS đọc. 2.2 Tìm hiểu bài: - Cho HS thảo luận nhóm đọc bài, trả - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp. thảo luận, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ + Ba của bạn nhỏ làm nghề gì? - Ba của bạn nhỏ làm nghề gác rừng. + Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ - Bạn nhỏ đã phát hiện có nốt chân người đã phát hiện được điều gì? lớn hằn trên đất lạ, + Bạn nhỏ đã làm thế nào? - Phát hiện ra hai tên trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại
  4. + Vì sao bạn nhỏ lại tự nguyện tham gia - Vì bạn nhỏ rất yêu rừng sợ rừng bị tàn phá. bắt trộm gỗ? + Em có nhận xét gì về bạn nhỏ? - Bạn nhỏ có ý thức như một người công dân, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của quốc gia. + Bạn học tập được ở bạn nhỏ điều gì? + Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo, sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ. + Nêu nội dung bài. * Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. 3. Luyện tập – Thực hành. * Luyện đọc diễn cảm: - Đọc lại bài. - 3HS đọc bài. - Cho HS nêu đoạn thích đọc diễn cảm. - HS nêu. - Thể hiện giọng đọc diễn cảm. - 3 HS thể hiện giọng đọc. - Nhận xét, biểu dương HS đọc hay. - Bình chọn bạn đọc hay. * Giáo dục quốc phòng và an ninh Nêu những tấm gương học sinh có tinh - HS lắng nghe thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm 4. Vận dụng, sáng tạo: - Qua bài này em học được điều gì từ - Học sinh trả lời. bạn nhỏ? - Nêu những tấm gương học sinh có - HS nêu tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công - Liên hệ về bảo vệ rừng ở địa phương. an bắt tội phạm. - Viết bài tuyên truyền mọi người cùng - HS nghe và thực hiện. nhau bảo vệ rừng. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Tiết 3: Tiếng Anh: Đ/c Nguyễn - Anh dạy === === Tiết 4: Toán: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. - Thực hiện nhân được một số thập phân với một số thập phân. Nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
  5. - Giáo dục HS yêu thích môn Toán, tích cực học tập. - Phát triển năng lực nhân một số thập phân với một số thập phân và giải toán. Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền" - HS chơi trò chơi. - Cách chơi: + Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền. + Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai + Trưởng trò hô: Thuyền (Tên HS) + HS hô: Thuyền chở gì ? + Trưởng trò : Thuyền chở phép nhân: x10 hoặc 100; 1000 - Nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe - Giới thiệu bài: Trực tiếp. - Nghe. 2. Khám phá: * Hình thành quy tắc: Ví dụ 1: 6,4 4,8 = ? (m2) - Hướng dẫn HS đặt tính. - Thực hiện đặt tính và tính. 6,4 4,8 - Gợi ý HS rút ra nhận xét cách nhân 512 một số thập phân với một số thập 256 phân. 30,72 (dm2); Vậy: 6,4 4,8 = 30,72 (m2). Ví dụ 2: 4,75 1,3 = ? - 2 HS nêu. - Yêu cầu HS vận dụng nhận xét trên 4,75 để thực hiện phép tính. 1,3 - Gợi ý nêu quy tắc nhân một số thập 1 425 phân với một số thập phân. (nhấn 4 75 mạnh 3 thao tác: nhân, đếm và tách). 6,175 - Cho HS rút ra quy tắc - Rút ra quy tắc - Gọi HS đọc quy tắc (SGK) + 2 HS đọc quy tắc SGK. 3. Luyện tập - Thực hành: - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1 (59). Đặt tính rồi tính: - Yêu cầu làm bài. - Làm bảng con. a) 25,8 b) 16,25 1,5 6,7 1290 11375 258 9750 38,70 108,875 (HS tự đánh giá KTKN)
  6. c) 0,24 d) 7,826 4,7 4,5 - Nhận xét, chữa bài. 168 39130 - Củng cố nhân một số thập phân với 96 31304 một số thập phân. 1,128 35,2170 - Nhận xét bạn, chữa bài. Bài 2 (59). - Gọi HS nêu yêu cầu. a) Tính rồi so sánh giá trị của a b và b a: - Yêu cầu làm bài theo nhóm 2. - HS làm bài vào nháp theo nhóm, 1 nhóm làm bảng phụ trình bày. a b a b b a 2,36 4,2 9,912 9,912 3,05 2,7 8,235 8,235 Nhận xét: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi. a b = b a - HS làm vào vở. - Cho HS làm ý b vào nháp. b) Viết ngay kết quả của phép tính: - Nhận xét, chữa bài. 4,34 3,6 = 15,624 - Củng cố tính chất giao hoán trong 9,04 16 = 144,64 phép nhân một số thập phân với một 3,6 4,34 = 15,624 số thập phân. 16 9,04 = 144,64 - Nhận xét bạn, chữa bài. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 3 (59). - Yêu cầu làm bài. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở. Bài giải Chu vi vườn cây hình chữ nhật là: (15,62 + 8,4) 2 = 48,04 (m). Diện tích vườn cây hình chữ nhật là: 15,62 8,4 = 131,208 (m2). Đáp số: 48,04m 131,208m2 - Nhận xét, chữa bài. - Nhận xét bạn, chữa bài. - Củng cố nhân một số thập phân với một số thập phân. 4. Vận dụng, sáng tạo: - Cho HS đặt tính làm phép tính sau: - Thực hiện đặt tính 23,1 x 2,5 4,06 x 3,4 - Học thuộc lại quy tắc nhân 1 STP - Nhắc lại cách nhân một số thập phân với với 1 STP và vận dụng làm các bài một số thập phân. tập có liên quan. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === ===
  7. Tiết 5: Đạo đức: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết kính trọng, lễ phép với người già yêu thương nhường nhịn em nhỏ. - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ. Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. - Tôn trọng yêu quý, thân thiện với người già và em nhỏ. - Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phiếu ghi các tình huống BT1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Thi kể những việc làm tốt của em thể hiện sự kính trọng người già và - HS thi kể yêu quý em nhỏ - GV nhận xét, giới thiệu bài 2. Luyện tập – Thực hành: Đóng vai. - GV chia nhóm, yêu cầu HS xử lý tình - HS theo dõi. huống. (Phiếu) Bài tập 2: - Các nhóm nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết tình huống và đóng vai. - 3 nhóm lên đóng vai. - Các bạn đóng vai đã phù hợp với tình - HS nhận xét, bổ sung. huống chưa? + Tình huống a: Trên đường đi học, a. Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa em thấy một em bé bị lạc, đang khóc chỉ. Sau đó em có thể dẫn em bé đến đồn tìm mẹ, em sẽ làm gì? công an để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần em bé em có thể dẫn em bé về tận nhà. + Tình huống b: Em sẽ làm gì khi b. Em sẽ can để hai em không đánh nhau thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để nữa. Sau đó em hướng dẫn các em cùng tranh giành một quả bóng. chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi. + Tình huống c: Lan đang chơi nhảy c. Em sẽ ngừng chơi và hỏi xem cụ cần hỏi dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ dẫn cụ thăm đường nếu em là Lan em sẽ là đi. Nếu không biết, em lễ phép nói “Bà ơi gì? cháu cũng không biết ạ !” Bà có thể hỏi những người lớn đằng kia xem. - GV nhận xét, kết luận tình huống. * KNS: Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
  8. Luyện tập Bài tập 3,4: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện trình bày. + Ngày dành cho người cao tuổi là + Ngày dành cho người cao tuổi là ngày ngày nào? 1/ 10. + Ngày dành cho trẻ em là ngày nào? + Ngày dành cho trẻ em là ngày 1/ 6. - GV kết luận: * Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi. * Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội TNTPHCM, sao nhi đồng. - Nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc - HS tự liên hệ truyền thống kính già, yêu đối với cụ già, em nhỏ. trẻ của địa phương. - GV nhận xét chung và kết luận: * Người già luôn được chào hỏi và ngồi chỗ trang trọng, con cháu quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, cha, mẹ. Trẻ em thường được mừng tuổi và tặng quà, tổ chức sinh nhật 3. Vận dụng: - GV hệ thống nội dung bài: HS biết kính trọng, lễ phép với người già yêu - HS nghe thương nhường nhịn em nhỏ. * Tích hợp TGĐĐHCM: GDHS kính già, yêu trẻ theo gương Bác Hồ. - GV nhận xét giờ học. - Thực hiện tốt việc kính trọng người - HS thực hiện già, yêu trẻ nhỏ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Tiết 6: Lịch sử: THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết ngày 19/12/1946 nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc. - Trình bày được tinh thần chống Pháp của nhân dân ta ở Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. - Yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ
  9. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS nghe và hát các bài hát ca ngợi - HS nghe và hát. Tổ quốc Việt Nam Giới thiệu bài - HS lắng nghe. 2. Khám phá: *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. 1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. - Yêu cầu HS đọc SGK - phát biểu. - HS đọc SGK, suy nghĩ, phát biểu. + Sau cách mạng tháng Tám, thực dân + Chúng quay lại nước ta đánh chiếm Sài Pháp đã có hành động gì ? Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, đe doạ đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng + Những việc làm của chúng đã thể + Chúng quyết tâm xâm lược nước ta lần hiện điều gì ? nữa. + Trước tình hình đó Đảng chính phủ + Nhân dân ta không còn con đường nào ta phải làm gì ? khác phải cầm súng đứng lên chiến đấu bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. 2. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM. - Yêu cầu HS đọc SGK, phát biểu. - HS đọc SGK, suy nghĩ, phát biểu. + Đảng và chính phủ ta quyết định + Đêm 18 rạng 19 - 12 - 1946. Đảng và phát động toàn quốc kháng chiến khi Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc nào? kháng chiến chống thực dân pháp. + Ngày 20 - 12 - 1946 sự kiện gì xảy + Ngày 20 - 12 - 1946 Đài tiếng nói Việt ra? Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Đọc lời kêu gọi của Bác. - 2 HS đọc. + Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều + Tinh thần quyết tâm chiến đầu hi sinh gì? vì độc lập tự do của nhân dân ta. + Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ + Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không điều đó? chịu mất nước. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 3. Tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. - Yêu cầu HS làm việc nhóm đọc quan - HS đọc SGK, quan sát tranh trao đổi sát tranh SGK, thảo luận, thuật lại trong nhóm. cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội. - Gọi HS trình bày. - Đại diện trình bày. + Quân và dân ta đã giành giật với địch từng góc phố. Đồng bào đã dùng giường, tủ, bàn, ghế, dựng chiến luỹ trên đường phố ngăn cản quân Pháp, cuối năm 1946.
  10. + Quân dân Hà Nội chiến đấu giam + Ta đánh hơn 200 trận, giam chân địch chân quân địch gần 2 tháng có ý nghĩa bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và Chính gì? phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến + Em biết gì về cuộc chiến đấu của - HS tự liên hệ. người dân quê em trong những ngày toàn quốc kháng chiến? - GV kết luận: * Trên cả nước cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nhân dân kháng chiến lâu dài với niềm tin kháng chiến nhất định thắng lợi. 3. Vận dụng: - GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của em - HS nêu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến - Nhận xét tiết học, học bài và chuẩn bị bài sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Ngày soạn: 20 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Chính tả: (Nhớ - viết) HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhớ - viết hai khổ thơ cuối bài: Hành trình của bầy ong. Ôn lại cách viết từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c. - Nhớ - viết chính xác, trình bày đẹp hai khổ thơ cuối bài: Hành trình của bầy ong. - Chăm chỉ luyện viết. - Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các thẻ chữ BT 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS thi tiếp sức giữa các tổ lên bảng viết - HS tham gia chơi cặp từ chứa s/x - GV kết nối vào bài học - HS lắng nghe. - GV giới thiệu bài 2. Khám phá Hướng dẫn viết chính tả. 1. Nhớ viết. - Gọi HS đọc bài thơ. - 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối. - Lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ. - Hướng dẫn HS viết từ khó. - HS viết : Rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, đất trời .
  11. - GV hướng dẫn cách trình bày. - HS lưu ý cách trình bày thể thơ lục bát. - Yêu cầu HS viết bài. - HS nhớ viết 2 khổ thơ cuối. - HS soát lỗi - GV thu 6 bài, nhận xét. 3. Luyện tập – Thực hành 2. Bài tập 2: (125) - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Bốc thăm - HS nối tiếp lên bốc thăm và thi tìm và thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng ghi trên nhanh từ ngữ chứa tiếng ghi trên thẻ thẻ chữ. chữ. sâm/xâm sương/xương sưa/xưa siêu/xiêu củ sâm sương gió say sưa siêu nước xâm nhập xương tay ngày xưa xiêu vẹo sâm banh xương trâu sửa chữa siêu sao xâm lược sương muối xưa nay xiêu lòng cốc sữa siêu âm xa xưa liêu xiêu Bài 3: (126) - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - 1HS đọc. - Yêu cầu HS trao đổi cặp, làm bài. - HS làm bài theo cặp. - Đại diện phát biểu. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. a. Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh. 4. Vận dụng: Gặm cả hoàng hôn gặm cả chiều sót - GV nhận xét tiết học. lại. - Ôn lại cách viết từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c. - Về luyện viết lại bài. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Tiết 2: Kỹ thuật: Đ/c Trang dạy === === Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; - Nhân được một số thập phân với một số thập phân. Đọc, viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân. - Giáo dục HS yêu thích môn Toán.
  12. - Phát triển năng lực nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; vào giải quyết các bài tập có liên quan. Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tư duy, giải bài toán có lời văn, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Hát + Nêu cách nhân một số thập phân - 2 HS nêu. với một số thập phân. - Cho HS nhận xét, GV biểu - lắng nghe dương HS trả lời tốt. - Giới thiệu bài: Trực tiếp. - Nghe. 2. Khám phá: * Hình thành quy tắc nhân nhẩm + Ví dụ 1: 142,57 0,1 = ? - Hướng dẫn HS đặt tính và tính rồi - HS thực hiện. Nhận xét: nhận xét như SGK 142,57 0,1 14,257 - Nếu chuyển dấu phẩy của số 142,57 0,1 = 14,257142,57 sang bên trái một chữ - Nêu ví dụ 2: + Ví dụ 2: 531,75 0,01 = ? số ta cũng được 14,257. + Ví dụ 2: 531,75 0,01 = ? 531,75 Nhận xét: 0,01 - Nếu chuyển dấu phẩy của số 531,75 - Yêu cầu HS thực hiện phép tính sang bên trái hai chữ số ta cũng được 5,3175 5,3175. rồi nhận xét như SGK. 531,75 0,01 = 5,3175 - Gợi ý HS rút ra quy tắc. - 2 HS đọc trong (SGK) 3. Thực hành - Luyện tập: - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1b (60). Tính nhẩm: - Yêu cầu làm bài. - Làm vào nháp cột 2,3. Nêu miệng kết quả cột 1 579,8 0,1 = 57,98 38,7 0,1 = 4,87 805,13 0,01= 8,0513 67,19 0,01= 0,6719 362,5 0,001=0,3625 20,25 0,001=0,02025 - Nhận xét, chữa bài. 6,7 0,1 = 0,67 - Củng cố nhân nhẩm một số thập 3,5 0,01 = 0,035 phân với 0,1; 0,01; 0,001; 5,6 0,001 = 0,0056 - Nhận xét bạn, chữa bài. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2 (60). Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét vuông: (dành cho HS biết - Yêu cầu làm bài. tự đánh giá) - 2 HS lên bảng, lớp làm nháp. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. 1000ha = 10km2 125ha = 1,25km2 - Củng cố chuyển đổi đơn vị đo diện 12,5ha = 0,125km2 3,2ha = 0,032km2 tích. - Nhận xét bạn, chữa bài.
  13. - Gọi HS đọc bài toán. Bài 3 (60). - Yêu cầu làm bài - HS thực hiện theo nhóm 2 vào nháp, 1 nhóm làm bảng phụ. Bài giải: Đổi 1000 000cm = 10km Độ dài thật của quãng đường từ TPHCM đến Phan Thiết là: 19,8 10 = 198 (km) - Nhận xét, chữa bài. Đáp số: 198km. - Củng cố nhân một số thập phân với - Nhận xét bạn, chữa bài. 10. 4. Vận dụng, sáng tạo: - Cho HS tính nhẩm: - HS thực hiện 22,3 x 0,1 = 22,3 x 0,1 = 2,23 8,02 x 0,01= 8,02 x 0,01= 0,0802 504,4 x 0,001 = 504,4 x 0,001 = 0,5044 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 4: Khoa học: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS có khả năng quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng, nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng. - Kể tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. - Có ý thức bảo quản các đồ dùng bằng đồng có trong gia đình. - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC - GV: Một số đoạn dây đồng, phiếu học tập HĐ 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Thi kể tên nguồn gốc của sắt, gang, - HS thi kể. thép. - GV nhận xét - HS lắng nghe. - Giới thiệu bài mới 2. Khám phá *Hoạt động 1: Làm việc với vật thật 1. Một vài tính chất của đồng. - Yêu cầu HS quan sát đoạn dây đồng - HS quan sát và nêu nhận xét. mô tả màu sắc độ sáng, tính cứng, tính + Dây đồng có màu đỏ có ánh kim, không dẻo, có thể so sánh đoạn dây đồng với cứng, dẻo dễ uốn và dễ dát mỏng hơn sắt. đoạn dây thép.
  14. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. 2. Tính chất của đồng và hợp kim của đồng. - GV phát phiếu học tập yêu cầu HS - HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu. hoàn thành phiếu. Đồng Hợp kim của đồng - Có màu nâu đỏ, có ánh kim - Có màu nâu hoặc màu Tính chất - Dễ dát mỏng và dễ kéo sợi vàng, có ánh kim và - Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. cứng hơn đồng. * Quan sát và thảo luận. 3. Cách bảo quản những đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng. - Yêu cầu HS chỉ và nói tên các đồ - HS quan sát hình vẽ và nêu tên gọi. dùng có trong hình 50, 51 SGK. + Kể tên những đồ dùng khác được làm - Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây bằng đồng và các hợp kim của đồng. điện và một số bộ phận của ô tô, tầu biển - Các hợp kim của đồng dùng để làm đồ dùng trong gia đình như : nồi, mâm, chậu, hoặc chế tạo vũ khí, đúc tượng + Nêu cách bảo quản những đồ dùng - Cần lau chùi thường xuyên cho đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng sáng bóng trở lại. - Goi HS đọc mục bạn cần biết. - 2 HS đọc. 3. Vận dụng - Em hãy nêu tính chất của đồng, hợp kim của đồng? - HS trả lời - Kể tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. * Tích hợp GDBVMT: GD HS có ý thức BVMT. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Buổi chiều: Tiết 1: Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS kể được việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh. - Rèn kĩ năng kể chuyện tự nhiên chân thực, nhận xét được lời kể của bạn. - Có tinh thần phấn đấu noi gương dũng cảm. GD HS có ý thức bảo vệ môi trường. - Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
  15. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Thi kể lại chuyện đã nghe đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường. - 1 HS kể. - GV nhận xét. - HS theo dõi. 2. Khám phá: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - GV gắn bảng phụ viết sẵn đề bài lên Đề bài: bảng. 1. Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường. 2. Kể một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường. - Gọi HS đọc đề bài. - 2 HS đọc 2 đề bài trước lớp. - GV gạch chân từ quan trọng. Thực hành kể chuyện. - Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK. - HS đọc nối tiếp nhau gợi ý SGK. - HS nối tiếp nêu tên câu chuyện mình chọn kể. - GV hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi gợi * HS kể trong nhóm. ý tập kể chuyện. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe. - GV theo dõi giúp đỡ. - HS trao đổi thảo luận về ý nghĩa việc làm của nhân vật trong truyện. - Gọi HS thi kể trước lớp. * Thi kể trước lớp. - Đại diện nhóm thi kể trước lớp. - Lớp cùng trao đổi về: + Nhân vật chính. + Ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét. Bình chọn HS kể hay. - Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay. 3. Vận dụng: - Về kể một việc làm tốt hoặc hành động - HS thực hiện dũng cảm của em hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. * Tích hợp GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức BVMT. - Kể lại chuyện cho người thân nghe và đọc trước yêu cầu của tiết sau. - HS kể IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
  16. === === Tiết 2: Luyện Toán: SÁCH BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC KĨ NĂNG TOÁN (Tiết 1) === === Tiết 3: Luyện Tiếng Việt: SÁCH BÀI TẬP CỦNG CỐ KTKN TIẾNG VIỆT === === Ngày soạn: 22 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Tập đọc: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua. Tác dụng của rừng ngập mặn . - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn. Đọc diễn cảm toàn bài với giọng thông báo. - Giáo dục HS yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ rừng. - Phát triển năng lực đọc diễn cảm, năng lực hiểu văn bản, năng lực diễn đạt, trả lời câu hỏi, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Ổn định tổ chức - Hát - Cho HS thi đọc bài: Người gác rừng - 2 HS thi đọc, nêu ý chính của bài. tí hon. Nêu ý chính của bài - Nhận xét bạn đọc bài. - Nhận xét, kết luận - Lắng nghe. - Giới thiệu bài – Ghi bảng - Quan sát, nêu nội dung tranh. 2. Khám phá: 2.1. Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài. - 1 HS đọc. - Tóm tắt nội dung, định hướng gọng - Nghe. đọc toàn bài. - Bài chia mấy đoạn? - Chia 3 đoạn: + Đ1: Từ đầu - sóng lớn + Đ2: Tiếp - cồn mờ. + Đ3: Còn lại. - Cho HS đọc từng đoạn, kết hợp sửa sai, - Đọc nối đoạn (3 lượt) hiểu nghĩa từ mới. - Cho HS đọc trong nhóm. - Đọc theo nhóm 3. - Gọi HS đọc lại bài. - 1 HS đọc.
  17. 2.2. Tìm hiểu bài - Cho HS đọc bài, trả lời câu hỏi chia sẻ trước lớp. + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc + Nguyên nhân: Do chiến tranh, do quá phá rừng ngập mặn? trình quai đê lấn biến, làm đầm nuôi tôm + Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê điều không còn, đê điều bị xói lở khi có bão gió, sóng lớn. - Đoạn 1 nói lên điều gì? * Nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá. +Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào + Vì các tỉnh này làm tốt công tác trồng rừng ngập mặn? thông tin tuyên truyền để mọi người hiểu về rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. + Các tỉnh nào có phong trào trồng + Các tỉnh Minh Hải, Bến Tre, Trà rừng ngập mặn tốt? Vinh, Sóc Trăng, Hà tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. - Đoạn 2 nói lên điều gì? * Công tác trồng rừng ngập mặn ở một số địa phương. - Yêu cầu HS chỉ bản đồ các tỉnh có - HS chỉ trên bản đồ các tỉnh trên. phong trào trồng rừng ngập mặn tốt - Nêu tác dụng rừng ngập mặn khi đư - sản lượng hải sản nhiều,các loài ợc phục hồi. chim nước trở nên phong phú. - Đoạn 3 nói lên điều gì? * Tác dụng của rừng ngập mặn khi đư ợc phục hồi. - Nội dung chính của bài này là gì? * Ý chính: Nguyên nhân khiến rừng (Gắn bảng phụ ghi nội dung) ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua. Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. 3. Luyện tập – Thực hành: * Luyện đọc diễn cảm: - Gọi HS đọc lại bài. - 3 HS đọc nối tiếp. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn HS - Thực hiện. thích. - Thể hiện giọng đọc diễn cảm. - 3 HS thể hiện giọng đọc hay. - Nhận xét, biểu dương HS đọc tốt - Bình chọn bạn đọc hay. 4. Vận dụng: - Bài văn ca ngợi điều gì? - Nhắc lại ý chính, liên hệ, lắng nghe. - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ đê - Trồng cây gây rừng, biển? Trồng rừng còn mang lại lợi ích gì? - Tìm hiểu về những nguyên nhân và - Nghe và thực hiện hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ở nước ta và cách khắc phục các hậu quả đó.
  18. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP (Trang 61) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân - Rèn kĩ năng nhân một số thập phân với một số thập phân. - Giáo dục HS yêu thích môn Toán. - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tư duy, giải bài toán có lời văn, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phiếu BT1 ý b. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - HS thi tiếp sức thực hiện các phép 38,7 0,1 = 3,87 tính trên bảng 805,13 0,01 = 8,0513 - Gv nhận xét 3,5 0,01= 0,035 20,25 0,001 = 0,02025 - HS lắng nghe. 2. Luyện tập – Thực hành Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1: a) Tính rồi so sánh - Hướng dẫn HS thực hiện. - HS theo dõi. - Trao đổi cặp, làm bài. - Đại diện lên bảng chữa bài. a (b c) a b c (a b) c 2,5 (3,1 0,6) =4,65 2,5 3,1 0,6 (2,5 3,1) 0,6 = 4,65 1,6 (4 2,5) =16 1,6 4 2,5 (1,6 4) 2,5 = 16 4,8 (2,5 1,3 )=15,6 4,8 2,5 1,3 (4,8 2,5) 1,3 = 15,6 - Phép nhân các số thập phân này đã - Tính chất kết hợp. sử dụng tính chất gì? + Em hãy nêu tính chất kết hợp của + Khi nhân một tích hai số với một số thứ phép nhân. ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại. - Gọi HS nêu công thức. (a b) c = a (b c) - Gọi HS nêu yêu cầu. b) Tính bằng cách thuận tiện nhất.
  19. - Gọi HS thực hiện mẫu ý thứ nhất. - 1 HS thưc hiện. 9,65 0,4 2,5 = 9,65 (0,4 2,5) = 9,65 1 = 9,65 - Yêu cầu HS làm bài. - Trao đổi cặp, làm bài. 3 cặp làm bài trên (T1 ý thứ 2, tổ 2 ý thứ 3, tổ 3 ý thứ 4) phiếu. - Nhận xét - chữa bài. 0,25 40 9,84 = (0,25 40) 9,84 = 10 9,84 = 98,4 7,38 1,25 80 = 7,38 (1,25 80) = 7,38 100 = 738 34,3 5 0,5 = 34,3 (5 0,4) = 34,3 2 = 68,6 - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 2: Tính - Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. - Nhận xét, chữa bài. a, (28,7 + 34,5) 2,4 = 63,2 2,4 = 151,68 b, 28,7 + 34,5 2,4 = 28,7 + 82,5 = 111,5 Bài 3: ( 61) - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc bài toán. - Gọi HS nêu giữ kiện, cách giải bài - HS nêu. toán. - Yêu cầu HS làm bài. - HS giải bài vào vở. 1 HS giải bài trên phiếu. - Nhận xét, chữa bài. Bài giải Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là: 12,5 2,5 = 31,25 (km) Đáp số: 31,25km 3. Vận dụng: - Em hãy nêu qui tắc về nhân một số - Nêu thập phân với một số thập phân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 3: Thể dục: BÀI 24: ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Ôn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi "Kết bạn".
  20. - Học sinh nắm được và thực hiện cơ bản đúng động tác. Biết cách chơi trò chơi " Chạy nhanh theo số " - Giáo dục cho HS ý thức tổ chức, tính kỷ luật tác phong nhanh nhẹn và thói quen tập luyện TDTT. - Tự giác ôn tập các nội dung đã học. Biết phối hợp với bạn trong tập luyện và chơi trò chơi.Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện theo. II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 1. Địa điểm. - Điạ điểm: Trên sân tập thể dục của trường. - Vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn tập luyện 2. Phương tiện. - GV: 1 còi, giáo án - HS: Trang phục gọn gàng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU NỘI DUNG ĐL Ph­¬ng ph¸p tæ chøc 1. HĐ mở đầu: 6-10' - Ổn định tổ chức: - GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số - Cán sự tập chung báo cáo - Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - GV phổ biến ngắn gọn dễ hiểu - Hướng dẫn về chế độ ăn uống - GV nhắc nhở, tuyên truyền về đảm bảo dinh dưỡng trong tập chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đảm luyện bảo dinh dưỡng cho cơ thể. - Khởi động: - Cán sự điều khiển khởi động - Chạy nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh - GV quan sát, nhắc nhở sân, đứng thành vòng tròn xoay các khớp. - Chơi trò chơi khởi động 2. HĐ tập luyện 18-22’ - Ôn động tác vươn thở, tay, chân, - GV nêu tên thứ tự động tác vặn mình và toàn thân của bài thể - GV mời 2-4 HS lên thực hiện lại dục phát triển chung. - GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá - GV hô nhịp cho cả lớp tập luyện - Tập đồng loạt đồng loạt. ĐH tập luyện đồng loạt.  
  21.   - GV quan sát, sửa sai cho HS kịp thời. - GV yêu cầu tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực. - Tập theo tổ nhóm - ĐH tập luyện theo tổ         GV        - GV đi lại quan sát, giúp đỡ học sinh kịp thời. - GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ( cá nhân). - Thi đua giữa các tổ - Từng tổ(cá nhân) lên thi đua     - GV và HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương. - GV: Nêu tên trò chơi, cùng HS - Trò chơi: "Kết bạn" nhắc lại cách chơi và luật chơi. Chia tổ chơi. Tổ chức cho HS chơi trò chơi. - HS: Chơi trò chơi. - GV: Điều khiển quan sát, động viên - Tổ chức thi đua giữa các cá nhân và các tổ - GV nhận xét, tuyên dương - Đứng lên ngồi xuống 15-20 lần. - HS thả lỏng theo giáo viên - Bài tập phát triển thể lực. - Đội hình thả lỏng – kết thúc. - Hồi tĩnh thả lỏng    
  22. 3. HĐ vận dụng 4-6' - Vận dụng - Học sinh vận dụng các động tác - GV cùng học sinh hệ thống bài đã học vào hoạt động hàng ngày. - Nhận xét tiết học - GV nhận xét kết quả, ý thức, - HD tự ôn luyện TDTT và các thái độ tập luyện. động tác đã học của bài thể dục - GV nhận xét ưu, khuyết điểm PTC. của giờ học. - GV kết thúc giờ học - GV hô - Giải tán ! - HS đáp – Khỏe! IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 4: Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết hệ thống hoá vốn từ bảo vệ môi trường. Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường. - Viết được đoạn văn ngắn có đề tài với nội dung bảo vệ môi trường. - Giáo dục lòng yêu quý. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Phát triển năng lực ngôn ngữ văn học, năng lực về vốn từ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Rèn kĩ năng sử dụng các từ ngữ về môi trường để viết đoạn văn theo yêu cầu. Giaos dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Ổn định tổ chức - Hát - Cho HS tổ chức thi đặt câu có quan hệ từ. - Cách tiến hành: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 em, khi có hiệu lệnh các đội lần - Chơi trò chơi lượt đặt câu có sử dụng quan hệ từ, đội nào đặt được đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng. Các bạn còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi. - Nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe - Giới thiệu bài: Trực tiếp. - Nghe, ghi đầu bài. 2. Thực hành – Luyện tập: Bài 1: (126) Qua đoạn văn em hiểu " Khu bảo tồn đa dạng sinh học " là gì? - Yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu của đề - HS đọc yêu cầu của bài. bài.
  23. - Yêu cầu HS làm bài - HS làm việc nhóm. Đại diện của nhóm lên báo cáo: - Nhận xét chữa bài Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loại động vật và thực vật. - Gọi HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa - 2 HS nêu lại dạng sinh học Bài 2: (127) Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp. - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm - Yêu cầu HS thi đua giữa các nhóm, nhóm - HS thi đua làm bài: nào tìm được đúng từ sẽ thắng. a. Hành động bảo vệ môi trường: trồng - Nhận xét chữa bài cây, trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc. b. Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. Bài 3: (127) - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm - Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm. - HS tiến hành thảo luận nhóm đôi, một số nhóm báo cáo kết quả: - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn - 2 HS viết vào bảng nhóm, HS dưới lớp viết vào vở - Gọi HS đọc đoạn văn của mình. - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình. VD: + Em viết về đề tài: Trồng cây. Không xả rác bừa bãi - Thu 1 số bài nhận xét bài trên bảng phụ, - 1 HS làm trên bảng phụ, lớp làm vào vở. chữa bài. VD: Ở địa phương em thường có phong trào trồng cây. Đầu xuân, mỗi gia đình đóng góp một chút tiền mua cây để trồng ở quanh đường làng hay nhà văn hoá xóm Việc làm như vậy có ý nghĩa vô cùng to lớn. 3. Vận dụng – Sáng tạo: - Đặt câu với mỗi cụm từ sau: Trồng rừng, - 2 HS đặt câu phủ xanh đất trống đồi trọc - Nhận xét - Viết một đoạn văn có nội dung kêu gọi - Nghe và thực hiện giữ gìn bảo vệ môi trường. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === ===
  24. Tiết 5: Địa lý: CÔNG NGHIỆP (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết được tình hình phân bố một số ngành công nghiệp. Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. - Chỉ trên bản đồ sự phân bố một số ngành công nghiệp. Xác định trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn. - Tích cực,tự giác, học tập. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp - Chơi trò chơi đúng": - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi ,1HS nêu tên một ngành công nghiệp của nước ta gọi 1 bạn khác nêu sản phẩm của các ngành đó.Cứ như vậy các đội đổi vị trí hỏi và trả lời cho nhau.Đội nào trả lời đúng nhiều hơn thì đội đó thắng. - Nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe - Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 1. Phân bố các ngành công nghiệp - Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi - Đọc thông tin và trả lời câu hỏi ở mục 3 – SGK - Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ sự phân bố của - Chỉ bản đồ một số ngành công nghiệp - Kết luận: Công nghiệp tập trung chủ yếu ở - Lắng nghe, ghi nhớ đồng bằng, ven biển. Khai thác than ở Quảng Ninh; dầu khí ở thềm lục địa phía nam, - Yêu cầu HS dựa vào SGK, hình 3 để sắp - Quan sát, đọc thông tin, sắp xếp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng Kết quả: 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – c * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp 2. Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta - Yêu cầu HS đọc thông tin ở mục 4, trao - Đọc thông tin, trao đổi, trả lời câu hỏi đổi và trả lời câu hỏi ở mục này
  25. - Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ các trung tâm - Chỉ bản đồ các trung tâm công công nghiệp lớn ở nước ta. nghiệp lớn ở nước ta. - Kết luận: Các trung tâm công nghiệp lớn - Lắng nghe, ghi nhớ Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Nguyên, Biên Hoà, TP Hồ Chí Minh, - Yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nguyên - Quan sát, nêu nguyên nhân TP Hồ nhân tại sao TP Hồ Chí Minh trở thành trung Chí Minh trở thành trung tâm công tâm công nghiệp lớn nhất nước ta : Vị trí nghiệp lớn nhất nước ta : Vị trí thuận thuận lợi cho giao thông; dân số đông, nguồn lợi cho giao thông; dân số đông, đầu tư lớn, nguồn đầu tư lớn, - Kết luận HĐ2 và kết luận bài học - Yêu cầu HS đọc mục bài học (SGK) - Đọc mục bài học 3. Vận dụng: - Ở địa phương em có những ngành công - Nêu nghiệp nào ? - Tìm hiểu sự phát triển các ngành công - Nghe và thực hiện nghiệp ở địa phương em ? IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Ngày soạn: 22 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết xác định những chi tiết tả ngoại hình của các nhân vật trong bài văn mẫu. Thấy được mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của các nhân vật với nhau và với tính cách của nhân vật. - Rèn kĩ năng tìm những chi tiết tả ngoại hình của các nhân vật trong bài văn mẫu. Lập được dàn ý cho một bài văn tả một người em thường gặp. - Yêu thích môn học. - Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ viết sẵn dàn ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS chơi trò chơi đi chợ để kết nối vào - Tham gia chơi bài học - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bài 2. Luyện tập – Thực hành - Hướng dẫn HS làm bài tập. - HS lắng nghe.
  26. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 2 HS đọc. - HS trao đổi theo cặp, làm bài. - Đại diện trình bày. + Đoạn 1: Tả đặc điểm gì về ngoại a) Đoạn 1: Tả mái tóc của bà hình của bà. Câu 1: Mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu để chải đầu. Câu 2: Tả khái quát mái tóc của bà: Đen, dày, dài, kỳ lạ. Câu 3: Tả độ dày của mái tóc qua cách bà trải đầu. + Các chi tiết đó quan hệ như thế nào? + Các chi tiết đó quan hệ nhau chặt, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. + Đoạn 2: Tả đặc điểm gì về ngoại b) Đoạn 2: Tả giọng nói, đôi mắt của hình của bà. Bà. Câu 1: Tả đặc điểm chung của giọng nói: Trầm bổng, ngân nga. Câu 2: Tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé. Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười. Câu 4: Tả khuôn mặt của bà. + Các đặc điểm có quan hệ với nhau như + Các đặc điểm có quan hệ chặt chẽ với thế nào? nhau, bổ sung cho nhau. + Đoạn văn tả những đặc điểm nào của + Đoạn văn tả thân hình, ngực, bụng tay, bạn Thắng? đùi, mắt, miệng, trán của bạn Thắng. Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng. Câu 2: Miêu tả về chiều cao. Câu 3: Tả nước ta: Rám đỏ vì lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Câu 4: Tả thân hình. Câu 5: Tả cặp mắt: To và sáng. Câu 6: Tả cái miệng: Tươi hay cười. Câu 7: Tả trán dô bướng bỉnh. + Những đặc điểm ấy cho biết gì về tính + Thắng là một cậu bé thông minh tình của bạn Thắng? bướng bỉnh, gan dạ. - Khi tả ngoại hình nhân vật cần lưu ý - Cần chọn những chi tiết tiêu biểu để những điều gì? bổ sung cho nhau, khắc hoạ được tính tình của nhân vật. - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả người bạn thân của em. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài. - Gọi HS trình bày dàn ý. - HS nối tiếp trình bày. - GV gắn bảng phụ ghi dàn ý bài văn tả - 2 HS đọc. người.
  27. 3. Vận dụng: - Yêu cầu HS nhắc lại dàn ý bài văn tả - HS nhắc lại người. - Nhận xét giờ học. - Hoàn chỉnh dàn ý miêu tả một người mà em thường gặp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 2: Tiếng Anh: Đ/c Nguyễn - Anh dạy === === Tiết 3: Âm nhạc: Đ/c Giang dạy === === Tiết 4: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cộng, trừ, nhân các số thập phân. - Thực hành giải được các bài tập. - Tích cực, tự giác trong học tập. - Phát triển năng lực cộng, trừ, nhân các số thập phân thành thạo, năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề tư duy toán học, lập luận toán học và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Trò chơi Ai nhanh ai đúng: TS 14 45 13 TS 10 100 100 Tích 450 6500 + Luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 + Lắng nghe. đội, mỗi đội 4 em. Lần lượt từng em trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được 10 điểm. Đội nào có nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc.
  28. + Tổ chức cho học sinh tham gia chơi. + Tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ. - Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội - Lắng nghe. thắng cuộc. - Giới thiệu bài mới - HS ghi bài 2. Luyện tập - Thực hành Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu. - Nêu yêu cầu bài tập - Nhận xét bài học sinh trên bảng - Làm bảng con - Gọi học sinh nêu cách tính. 375,86 80,475 48,16 + - Nhận xét, chữa bài. + 29,05 26,287 x 3,4 404, 91 53,468 19264 14448 163,744 Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán - Cả lớp theo dõi - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc nhân - HS làm bài vào nháp, chia sẻ kết quả nhẩm để thực hiện phép tính a, 78,29 x 10 = 782,9 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên 78,29 x 0,1 = 7,829 bảng b, 265,307 x 100 = 26530,7 265,307 x 0,01 = 2,65307 c, 0,68 x 10 = 6,8 0,68 x 0,1 = 0,068 - Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi Bài 3: giải - HS làm bài vào vở - Quan sát, uốn nắn, sửa sai. Bài giải: Giá tiền 1kg đường là: 38500 : 5 = 7700(đồng) Số tiền mua 3,5kg đường là: 7700 x 3,5 = 26950(đồng) Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5kg đường(cùng loại) là: 38500 - 26950 = 11550(đồng) Đáp số:11550 đồng - Nhận xét, chữa bài. Bài 4a: - Gọi HS đọc yêu cầu - Đọc yêu cầu - Treo bảng phụ -Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi. - Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào nháp, 1 nhóm làm trên bảng phụ a b c (a+b) x c a x c + b x c 2,4 3,8 1,2 (2,4 + 3,8) x 1,2 = 7,44 2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2 = 7,44 6,5 2,7 0,8 (6,5 + 2,7) x 0,8 = 7,36 6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8 = 7,36 - Tổ chức cho các nhóm nhận xét bài làm - Đại diện nhóm nhận xét trên bảng. - Cho HS thảo luận cặp đôi - Nhận xét chung, chữa bài.
  29. + Thảo luận nhóm đôi để đưa ra tính chất nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. (a + b) x c = a x c + b x c 3. Vận dụng, sáng tạo. + Vận dụng tính chất nhân một số với - Thực hiện. một tổng để làm bài tập sau 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7+3,3) = 9,3 x 10 = 93 7,8 x 0,35 + 0,35 + 2,2 7,8 x 0,35 + 0,35 + 2,2 = (7,8 + 2,2) x 0,35 = 10 x 0,35 = 3,5 - Yêu cầu HS nêu lại cách nhân 1 số - Nêu. thập phân với 10; 100; 1000; 0,1; 0,01; 0,001. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Buổi chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng. - Tìm được các cặp quan hệ từ trong câu (BT1). Chuyển được các cặp câu trong đoạn văn thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ (BT2). Sử dụng được các cặp quan hệ từ trong khi nói và viết. - Giáo dục HS yêu thích sự trong sáng và phong phú của Tiếng Việt. - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề về ngôn ngữ văn học và sáng tạo. Sử dụng thành thạo quan hệ từ trong lời nói, viết văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS khởi động - Hát - Cho học sinh tìm quan hệ từ trong câu: - HS tìm. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. - Biểu dương HS trả lời tốt. - Nhận xét. - Giới thiệu bài: Trực tiếp. - Lắng nghe 2. Luyện tập - thực hành Bài 1: (131) Tìm các cặp quan hệ từ trong các câu văn: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của đề - Đọc yêu cầu
  30. - Yêu cầu HS làm bài - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện một số nhóm báo cáo kết - Trình bày kết quả quả: + nhờ mà. + không những mà còn - Gọi HS nhận xét bài của bạn. - Nhận xét bạn, chữa bài - Kết luận lời giải đúng. - Lắng nghe Bài 2: (131) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài - Đọc yêu cầu - Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu? - Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu. - Cho HS làm việc các nhân, một số em - Làm bài cá nhân báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung: a. Mấy năm qua, vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. b. Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển - Nhận xét bạn, chữa bài - Kết luận lời giải đúng. - Lắng nghe Bài 3: (131) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - 2 HS nối tiếp nhau đọc - Yêu cầu HS trao đổi, làm việc theo - HS trao đổi, thảo luận, làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi trong SGK hướng dẫn của nhóm trưởng,báo cáo - Gọi HS phát biểu ý kiến kết quả trước lớp + Hai đoạn văn sau có gì khác nhau? + So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở một số câu sau: Câu 6: vì vậy Câu 7: cũng vì vây Câu 8: vì (chẳng kịp) nên (cô bé). + Đoạn nào hay hơn? Vì sao? + Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà. + Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều + Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý gì?. cho đúng chỗ, đúng mục đích. 3. Vận dụng – Sáng tạo: - Chuyển câu sau thành câu ghép có sử - HS nêu dụng cặp quan hệ từ:
  31. + Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng +Vì Rùa biết mình chậm chạp nên nó chạy thật nhanh. cố gắng chạy thật nhanh. - Viết một đoạn văn tả bà trong đó có sử - Lắng nghe và thực hiện. dụng quan hệ từ và cặp quan hệ từ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Tiết 2: Khoa học: NHÔM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết được nguồn gốc của nhôm, hợp kim của nhôm và tính chất của nó. - HS kể tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng làm bằng nhôm - HS có ý thức bảo quản đồ dùng bằng nhôm, hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình. - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác trong nhóm, tìm tòi khám phá các vật dụng làm từ nhôm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Một số đồ dùng bằng nhôm: Thìa, dây phơi, mắc áo, PBT - HS: Một số đồ dùng bằng nhôm: Thìa, mắc áo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Yêu cầu lớp trưởng tổ chức chơi trò chơi - HS tham gia chơi. "Bắn tên" với các câu hỏi sau: + Hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng ? + Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng? + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn? - GV nhận xét, kết nối vào bài - HS lắng nghe. 2. Khám phá 1. Một số đồ dùng được làm bằng nhôm. *Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận - HS thảo luận nhóm đôi. nhóm đôi. - Yêu cầu HS nối tiếp kể tên các đồ dùng + xoong, chảo, ấm nhôm, thìa, muôi, bằng nhôm. cặp lồng, hộp, khung của sổ, vành xe, - GV chốt kiến thức chắn xích, *Làm việc nhóm 4. 2. Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
  32. - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, - HS đọc các thông tin ở SGK, thảo quan sát các đồ dùng làm bằng nhôm mà luận trả lời câu hỏi. các em đã chuẩn bị, thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi vào PBT. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện nhóm trình bày. +Trong tự nhiên nhôm có ở đâu? + Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm. - Cho HS quan sát hình ảnh quặng nhôm (màn hình). + Nhôm có tính chất gì? + Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim nhẹ hơn sắt và đồng có thể kéo dài thành sợi, dát mỏng, nhôm có tính chất dẫn điện dẫn nhiệt tốt. + Nhôm không bị gỉ. Tuy nhiên một số axit có thể ăn mòn nhôm. + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm, + Khi sử dụng những đồ dùng bằng hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình. nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên sử dụng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị axit ăn mòn. - Gọi đại diện các nhóm nhận xét - Đại diện nhóm nhận xét - GV kết luận. 3. Vận dụng: - Kể tên một số đồ dùng khác của gia đình - HS kể và nêu cách bảo quản em được làm bằng nhôm và cách bảo quản các đồ dùng đó. - GV nhận xét, kết luận. - HS lắng nghe - Nhận xét tiết học - Ôn bài và chuẩn bị bài sau - HS lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Tiết 3: Luyện Toán: SÁCH BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC KĨ NĂNG TOÁN (Tiết 2) === === Ngày soạn: 24 tháng 11 năm 2021 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Củng cố kiến thức về đoạn văn. - Viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đã lập. - Yêu thích môn học.
  33. - Năng lực ngôn ngữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ viết sẵn gợi ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - HS chơi trò chơi cao thấp mập gầy - HS tham gia chơi. - GV nhận xét, kết nối vào bài - HS theo dõi, ghi bài 2. Khám phá: *Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS đọc đề bài. Bài 1: (132) - GV treo bảng phụ viết sẵn gợi ý. - 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý. - GV gợi ý: Một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn có câu mở đoạn, phần thân đoạn nêu đủ, đúng những nét sinh động tiêu biểu về ngoại hình. Đó là thể hiện thái độ của em đối với người đó. Trong câu văn sắp xếp hợp lí, câu sau làm rõ ý cho câu trước. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Cả lớp viết bài vào vở. - GV giúp đỡ HS còn lúng túng. - Yêu cầu HS trình bày đoạn văn. - HS nối tiếp nhau đọc bài văn của mình. - GV nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, bổ sung. 3. Vận dụng: - Hệ thống nội dung bài: Viết một đoạn văn - HS thực hiện tả ngoại hình của một người mà em thường gặp. - Nhận xét tiết học. - Về hoàn thiện đoạn văn, chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Tiết 2: Toán: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết thực hiện chia được một số thập phân cho một số tự nhiên. - Chia được một số thập phân cho một số tự nhiên (trong làm tính và giải bài toán ) - Tích cực, tự giác trong học tập. - Phát triển năng lực Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tư duy và lập luận toán học, giải bài toán có lời văn, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong toán học. Năng thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ.
  34. - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Thực hiện tính: (6,64 + 3,36 ) x 5,6 - 1 HS lên bảng, lớp làm nháp. - Cho HS nhận xét, GV biểu dương HS làm bài tốt. - Giới thiệu bài: Trực tiếp. - Nghe. 2. Khám phá: 2.1. Hình thành quy tắc chia một số thập phân với một số tự nhiên Ví dụ 1: - Nêu bài toán - Nghe và tóm tắt bài toán + Để biết được mỗi đoạn dây dài bao + Chúng ta phải thực hiện phép tính chia nhiêu mét chúng ta phải làm như thế 8,4 : 4 nào? - Yêu cầu HS trao đổi để tìm thương của - HS thảo luận theo cặp để tìm cách chia phép chia 8,4 : 4 - Theo dõi, nêu kết quả. - Định hướng HS đưa về phép chia một 84 : 4 = 21(dm) số tự nhiên cho một số tự nhiên. 21 dm = 2,1 m - Định hướng cách cho HS đặt tính. - Đặt tính : 8,4 4 0 4 2,1 0 Ví dụ 2: 72,58 : 19 =? - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính - Lên bảng đặt tính và tính - GV nhận xét - Lắng nghe - Cho HS rút ra kết luận - Nêu - GV nhận xét chốt lại quy tắc SGK. - 2 HS nhắc lại. 3. Luyện tập - Thực hành: - Cho HS đọc yêu cầu bài. Bài 1(64): Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS làm bài - Làm trên bảng con. - Nhận xét chữa bài a. 5,28 4 b. 95,2 68 1 2 1,32 272 1,4 08 0 0 c. 0,36 9 d. 75,52 32 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 36 0,04 115 2,36 - Củng cố chia một số thập phân cho 0 192 một số tự nhiên. 0 Bài 2(64): Tìm x - Cho HS nêu yêu cầu bài. - Đọc, nêu yêu cầu - Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào nháp. biết rồi làm bài. + HS lên chia sẻ trước lớp: - Thu 1 số bài nhận xét, chữa bài. a, X x 3 = 4,8 b. 5 x X = 0,25 X = 4,8: 3 X = 0,25: 5
  35. - Củng cố chia một số thập phân cho X = 1,6 X = 0,05 một số tự nhiên. Bài 3(64): - Gọi HS đọc bài toán. - Đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp làm bài vào vở, 1HS làm bảng - Nhận xét, chữa bài. phụ - Củng cố chia một số thập phân cho Bài giải: một số tự nhiên. Trung bình mỗi giờ người đi xe đạp đi đư ợc là: 126,54 : 3 = 42,18 (km) Đáp số = 42,18 km 4. Vận dụng, sáng tạo - Muốn chia một số thập phân cho một số - HS trả lời tự nhiên ta làm thế nào? - Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập - HS làm bài: sau: 29,76 : 8 = 3,72. + Đặt tính rồi tính: 29,76 : 8 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) . . === === Tiết 3: Thể dục: BÀI 25: ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung; Trò chơi“ Chạy nhanh theo số”. Hướng dẫn về chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện - Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác thăng bằng. Tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình. - Giáo dục cho HS học tập Bác Hồ thường xuyên tập TD để nâng cao sức khỏe. Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể. - Tự giác ôn tập các nội dung đã học. Biết phối hợp với bạn trong tập luyện và chơi trò chơi. Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện theo. II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 1. Địa điểm. - Điạ điểm: Trên sân tập thể dục của trường. - Vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn tập luyện 2. Phương tiện. - GV: 1 còi, hoa, âm nhạc kết hợp tập bài TD, kẻ sân chơi trò chơi - HS: Trang phục gọn gàng
  36. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU NỘI DUNG ĐL PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1. HĐ mở đầu: 6-10' - Ổn định tổ chức: - GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số - Phổ biến nội dung yêu cầu giờ - Cán sự tập chung báo cáo học - GV phổ biến ngắn gọn dễ hiểu - Hướng dẫn về chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng trong tập - GV nhắc nhở, tuyên truyền về chế luyện độ ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo - Khởi động: dinh dưỡng cho cơ thể. + Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng - Cán sự điều khiển khởi động dọc 1-2 vòng sân, đứng thành vòng tròn. Xoay các khớp - Chơi trò chơi khởi động: “Kết 100m - GV : chỉ đạo trò chơi bạn" - Đội hình khởi động 2. HĐ hình thành kiến thức 6-7' mới. - GV: Nêu tên bài tập, cho học sinh - Học mới động tác thăng bằng. quan sát tranh và tự trình bày theo ý hiểu của mình. - HS quan sát tranh, trao đổi cùng học sinh và GV. ĐH quan sát tranh.     - GV làm mẫu kết hợp phân tích kĩ thuật động tác - HS quan sát GV làm mẫu. - GV mời 2 HS lên thực hiện - GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá - GV hô nhịp cho cả lớp tập luyện 3. HĐ tập luyện 7-8' đồng loạt. Ôn 6 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và động tác thăng bằng.
  37. - Tập đồng loạt ĐH tập luyện đồng loạt.     - GV quan sát, sửa sai cho HS kịp thời. - GV yêu cầu tổ trưởng cho các bạn - Tập theo tổ nhóm luyện tập theo khu vực. - ĐH tập luyện theo tổ         GV        - GV đi lại quan sát, giúp đỡ học sinh kịp thời. - Thi đua giữa các tổ - GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ( cá nhân). - Từng tổ(cá nhân) lên thi đua     - GV và HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương. - Trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn" 6-7' - GV: Nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. Tổ chức cho HS chơi thử 1-2 lần. Sau đó cho chơi chính thức - HS chơi trò chơi - GV: Điều khiển quan sát, động viên - Tổ chức thi đua giữa các cá nhân và các tổ - GV nhận xét, tuyên dương - Chạy tại chỗ nâng cao đùi 15-20 - Bài tập phát triển thể lực. lần. - Hồi tĩnh thả lỏng - HS thả lỏng theo giáo viên - Đội hình thả lỏng – kết thúc.
  38.     4. HĐ vận dụng 4-6' - Vận dụng - Học sinh vận dụng các động tác đã - GV cùng học sinh hệ thống bài học vào hoạt động hàng ngày. - Nhận xét tiết học - GV nhận xét kết quả, ý thức, thái độ - HD tự ôn luyện TDTT và các tập luyện. động tác đã học. - GV nhận xét ưu, khuyết điểm của giờ học. - GV kết thúc giờ học - GV hô - Giải tán! - HS đáp – Khỏe! IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) === === Tiết 4: Mỹ thuật: Đ/c Trang dạy === === Tiết 5 Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP CHỦ ĐỀ 3: KĨ NĂNG HỢP TÁC (bài tập 5) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Làm và hiểu được nội dung bài tập 5 và ghi nhớ - Rèn cho học sinh có kĩ năng hợp tác trong công việc. - Giáo dục cho học sinh có ý thức hợp tác. - Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Giấy vẽ, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Cho HS hát - Hát - Giờ trước các em được học kĩ năng gì? - 2 HS nêu ghi nhớ - Giới thiệu bài - Lắng nghe 2. Luyện tập – Thực hình * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. Bài tập 5: Vẽ khuôn mặt cười - Học sinh lập theo nhóm. (5 HS) GV nêu yêu cầu bài tập - HS lắng nghe, ghi nhớ Hướng dẫn HS cách chơi
  39. *Hoạt động 2: Thực hành - GV phổ biến cách chơi. - Các nhóm đứng thành 2 hàng đọc. - Tổ chức cho HS chơi - Lần lượt từng người của mỗi đội lên bịt mắt và vẽ cho tới khi hoàn thành bài vẽ. -Sau khi hai nhóm hoàn thành tác phẩm của mình, cả lớp sẽ cùng nhận xét đánh giá xem khuân mặt nào khả ái hơn. Giáo viên chốt kiến thức: + Đội vẽ đẹp hơn chính là đội có kĩ - HS lắng nghe năng đảm nhận trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi hợp tác với mọi người trong nhóm. + Trong cuộc sống, chúng ta phải biết cùng nhau hợp sức thì công việc sẽ thuận lợi, tốt đẹp. 3. Vận dụng: Chúng ta vừa học kĩ năng gì ? - HS nêu Nhắc lại ghi nhớ - HS nhắc lại IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)