Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

docx 26 trang Hùng Thuận 4310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2021_2022_ban.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

  1. TUẦN 11 Ngày soạn: 28/11/2021 Ngày dạy ( Từ 29/11 đến 5/12/2021) Thứ 2 TIN HỌC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIN HỌC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIẾNG ANH: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIẾNG ANH: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) Thứ 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2); Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho BT4. (HS có năng lực: đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4.) - Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Giáo dục HS có ý thức sử dụng quan hệ từ khi nói và viết văn qua đó thấy được sự phong phú của Tiếng Việt. - HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ. * Bài tập 3 có các ngữ liệu nói về vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng GDBVMT II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập cho các bạn nhắc lại KTbài học trước: Thế nào là quan hệ từ. - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài học. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tìm quan hệ từ trong đoạn trích và cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu: - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc thầm đoạn trích, tìm các quan hệ từ có trong đoạn trích và trao đổi với nhau xem các quan hệ từ đó dùng để nối những từ ngữ nào trong câu văn. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp. - Nhận xét và chốt: Các quan hệ từ và tác dụng của nó. *Đánh giá thường xuyên: Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
  2. Tiêu chí: Tìm được các quan hệ từ và tác dụng của chúng: + của nối cái cày với người Hmông. +bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen. +như nối vòng với hình cánh cung. +như nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. Bài 2: Các từ in đậm biểu thị quan hệ gì: - Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm các câu văn và trao đổi về tác dụng của các quan hệ từ - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chi sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Tác dụng của các quan hệ từ. Hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu: + nhưng biểu thị quan hệ tương phản. + mà biểu thị quan hệ tương phản. + nếu thì biểu thị quan hệ điều kiện (giả thiết) - kết quả Bài 3: Tìm QHT (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây. - Đọc y/c và làm. - Chia sẻ: - Huy động: Một số nhóm nêu KQ. ❖ GV kết hợp GDBVMT Điền đúng các quan hệ từ: + Câu a: và + Câu b: và, ở, của + Câu c: thì, thì + Câu d: và, nhưng. Bài 4: Đặt câu với mỗi QHT sau: mà, thì, băng - Cá nhân đặt 1 câu vào VBTGK. Riêng HS có NL đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ đó. - Một số H đọc câu mình đặt trước lớp, lớp nhận xét. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp - Nhận xét và chốt: Câu đúng và cách đặt câu với quan hệ từ. Đặt được câu đúng và hay. 3. Hoạt động vận dụng: - Thi đua cùng bạn đặt một số câu có sử dụng QHT. TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (QUAN SÁT VÀ CHỌN LỌC CHI TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK. - Biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp - Giáo dục HS tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ, trân trọng nghề nghiệp.
  3. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát. - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà : ( mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt ) - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm bài văn “Bà tôi” và tìm ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, ) vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình của người bà. Ghi lại vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn: Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối; mớ tóc dày, khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách Đôi mắt: khi bà mỉm cười hai con ngươi đem sẫm mở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ. Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ cậu bé; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa. *Việc 2: Đọc, nghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc: - Cặp đôi đọc thầm bài văn “Người thợ rèn” và tìm ghi lại những chi tiết tả hoạt động của người thợ rèn vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt:: Những chi tiết tả hoạt động của người thợ rèn. Ghi lại vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong đoạn văn: +Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. +Quai những nhát búa hăm hở. +Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng; lệnh cho thợ phụ thổi bễ. +Lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to:“ Này Này này” 3. Hoạt động vận dụng: - Vận dụng cách miêu tả ngoại hình và hoạt động của hai đoạn văn để viết bài văn tả người thân trong gia đình mình một cách sinh động, gợi cảm, sáng tạo. - Cùng bạn tìm đọc những bài văn tả người hay.
  4. TOÁN: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - HS vận dụng kiến thức làm được các BT 1, 3, 4. - GD HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tính: - Đọc và làm BT - Chia sẻ kết quả. - Nhóm trưởng KT, y/c các bạn nêu cách thực hiện. Bài 3: Giải toán - Làm BT - Chia sẻ với bạn dạng toán, cách giải - 1 H trình bày bài, lớp nhận xét, đối chiếu. Bài 4: Giải toán: Đọc và trao đổi các bước giải, dạng toán Cá nhân làm BT Nhóm trưởng thống nhất kq, báo cáo. Giải Trong 1 giờ xe máy đi được: 93 : 3 = 31(km) Trong 1 giờ ô tô đi được là: 103 : 2 = 51,5 (km) Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy: 51,5 - 31 = 20,5 (km) Đáp số: 20,5 km 3. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ với người thân cách thực hiện phép chia số TN cho số TN thương tìm được là một số TP. KĨ THUẬT: SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại.
  5. - Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết. - Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Clip tình huống sử dụng điện thoại (nếu có). - Mô hình điện thoại. - Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh. - HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, kích thích sự tò mò, tìm hiểu kĩ hơn về các tính năng, công dụng và cách sử dụng điện thoại hiệu quả, an toàn. - Nội dung: Nhận biết và xử lí một số tình huống sử dụng điện thoại trong gia đình. - Sản phẩm: Ý tưởng, giải pháp của HS cho tình huống. - HS lắng nghe tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân để đưa ra các giải pháp cho tình huống: Ba mẹ đi làm ăn ở xa. HKI vừa qua Nam đạt kết quả tốt, em muốn khoe với ba mẹ. Theo em, Nam có cách nào để kể cho ba mẹ nghe kết quả học tập của mình? + Em có biết các tính năng của điện thoại, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả? - GV dẫn dắt vào bài : Sử dụng điện thoại. 2. Hoạt động thực hành: Tác dụng và các bộ phận cơ bản của điện thoại - Mục tiêu: + Trình bày được tác dụng của điện thoại. + Nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại. - Nội dung: Quan sát hình ảnh và nhận xét tác dụng của điện thoại, các bộ phận cơ bản của điện thoại. Sản phẩm: Bản ghi chép của từng cá nhân và bản báo cáo kết quả làm việc và thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Khăn trải bàn NV 1: Liệt kê tất cả những tác dụng của điện thoại mà em biết. GV: Chốt lại một số tác dụng chính của điện thoại (lưu ý điện thoại cố định và di động), ngoài ra các tác dụng khác phụ trợ theo như: nghe nhạc, lướt wed, quay phim,
  6. Thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về các bộ phận cơ bản của điện thoại - GV treo ở bảng lớp ảnh của một chiếc điện thoại và tên của các bộ phận tương ứng, yêu cầu các em phát biểu nối tên với các bộ phận tương ứng. (Có thể chọn điện thoại đơn giản tùy điều kiện) - GV nhận xét chốt lại và mở rộng thêm các tính năng và sự đa dạng về cấu tạo, hình dáng của điện thoại. 3. Hoạt động vận dụng: Một số biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại - Mục tiêu: Nhận biết được những biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại. - Nội dung: Hoàn thiện phiếu học tập về các biểu tượng và tính năng. - Sản phẩm: Câu trả lời trong phiếu học tập. Thứ 4 TẬP ĐỌC: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với các sự việc. -Hiểu được nội dung bài: biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một cậu bé nhỏ tuổi.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b). - GD tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, TNTN. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. *THBVMT: HDHS tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó học sinh nâng cao ý thức bảo vệ MT. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì? HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Luyện đọc đúng: Việc 1: 1HS giỏi đọc bài Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: Việc 3: 1 H nêu cách chia đoạn. (3 phần) Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm. Lần 1: phát hiện từ khó luyện. Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ. Việc 5: Các Nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
  7. Việc 6: Nghe GV đọc mẫu. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung: Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Câu 1: Theo lối ba vẫn thường đi, bạn nhr phát hiện ra bọn trộm gỗ. Câu 2: Những việc làm cho thấy: a) Bạn là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng.Lần theo dâu chân để giải đáp thắc mắc, Phát hiện ra bọn tộm gỗ, lén chạy theo đường tắc, gọi điện báo công an b) Bạn là người dũng cảm: Chạy đi báo công an khi phát hiện kẻ xấu, phối hợp với công an bắt bọn trộm gỗ. Câu 3: Trao đổi với bạn: Bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá. Em học tập ở bạn nhỏ tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, . * THBVMT: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một cậu bé nhỏ tuổi. Kết hợp ý thức BVMT. 3. Hoạt động thực hành: Luyện đọc diễn cảm: Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng ( Đọc giọng kể chậm rãi, nhanh, hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé; chuyển giọng linh hoạt, ) Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm luyện phần 2( gồm 2 đoạn) . Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài. - H nhắc lại nội dung bài. 4. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ với người thân câu chuyện về người gác rừng tí hon. TOÁN: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Giúp HS biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Vận dụng để giải các bài toán có lời văn. HS hoàn thành được BT 1,3. - GDHS có ý thức tính toán cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: . - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
  8. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: a) Tính rồi so sánh kết quả. • 25 : 4 và (25 x 5 ) : ( 4 x 5) • 4,2 : 7 và (4,2x 10) : (7 x 10) • 37,8 : 9 và ( 37,8 x 100) : ( 9 x 100) - Cá nhân thực hiện. - Chia sẻ cách so sánh, nhận xét. - Trình bày, lớp rút ra nhận xét: Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương không thay đổi. b)Ví dụ 2: 57 : 9,5 = ? - Làm bài - Cùng G thực hiện phép chia. c) Ví dụ: 2: 99 : 8,25 = ? - Cùng GV thực hiện phép tính sau đó rút ra nhận xét (sgk) 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: - Đọc và làm BT - Chia sẻ kết quả. - Một số H thực hiện phép tính, nêu cách làm. Bài 3: Giải toán: - Cá nhân đọc và làm BT. - Chia sẻ kết quả. - 1 H trình bày ở bảng, lớp đối chiếu, nhận xét. Thanh sắt dài 1m cân nặng: 16 : 0,8 = 20 (kg) Thanh sắt 0,18 m cân nặng: 20 x 0,18 = 3,6 (kg) Đáp số: 3,6 kg 4. Hoạt động vận dụng: - Nêu cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân cho người thân nghe. KHOA HỌC: HỖN HỢP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng) * Lồng ghép GDKNS: - Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp). - Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
  9. - Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã được thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ trong SGK trang 75 - Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: -Câu hỏi: +Kể tên các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí +Thi kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại -GV nhận xét, cho điểm 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: ❖ Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. -GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. b) Thảo luận các câu hỏi: +Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào? +Hỗn hợp là gì? -GV nhận xét, kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó ❖ Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận. Phương pháp: Thảo luận, quan sát, đàm thoại. -Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 75 SGK thảo luân nhóm đôi và trả lời câu hỏi: +Tìm phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp từ các hình. +Không khí là một chất hay là một hỗn hợp? * Nhận xét, kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,
  10. 3. Hoạt động thực hành tách các chất trong hỗn hợp. Phương pháp: Luyện tập. -GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm: +Nhóm 1, 2: Bài thực hành số 1 +Nhóm 3, 4: Bài thực hành số 2 +Nhóm 5, 6: Bài thực hành số 3 *Bài thực hành 1: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng. *Bài thực hành2: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước *Bài thực hành 3: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn. -GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hành -GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm 4. Hoạt động vận dụng: -Xem lại bài và học ghi nhớ. -Chuẩn bị: “Dung dịch”. -Nhận xét tiết học. ĐỊA LÍ: LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản ở nước ta: + Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du + Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng - Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: + Bản đồ phân bố lâm, ngư nghiệp. + HS: Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và chế biến gỗ, cá, tôm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Kể tên một số loại cây trồng ở nước ta? - Vì sao nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới? - Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định?
  11. + Rừng và biển có vai trò thế nào trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta? - GV giới thiệu và ghi đầu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: a. Lâm nghiệp: HĐ 1: Các hoạt động của lâm nghiệp. - GV treo sơ đồ cỏc hoạt động của lõm nghiệp , yờu cầu HS dựa vào sơ đồ nờu cỏc hoạt động chớnh của lõm nghiệp. - Nêu các hoạt động của trồng và bảo vệ rừng? - Việc khai thỏc gỗ và cỏc lõm sản khỏc phải chỳ ý điều gỡ? - GV nêu kết luận: Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác . HĐ2: Sự thay đổi về diện tích của rừng nước ta. - GV treo bảng số liệu về diện tích rừng. Yêu cầu HS trao đổi theo cặp : Phân tích và thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào? + Nêu diện tích rừng của những năm đó? + từ năm 1980 đến năm 1995 diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? + Từ năm 1995 đến năm2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? + Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào? + Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng? - GV nêu kết luận: + Từ 1980 đến 1995: diện tích rừng giảm do khai thác bừa bãi, quá mức. + Từ 1995 đến 2004, diện tích rừng tăng do nhân dân ta tích cực trồng và bảo vệ. b. Ngành khai thác thuỷ sản. HĐ3. GV treo biểu đồ sản lượng thuỷ sản và hỏi: + Biểu đồ biểu diễn điều gì? + Trục ngang thể hiện điều gì, trục dọc thể hiện điều gì? Tính theo đơn vị gì? + Các cột màu đỏ thể hiện điều gì, các cột màu xanh thể hiện điều gì? - GV cho HS trình bày. Hoạt động 4: +Hãy kể tên một số loài thủy sản mà em biết ? + Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thủy sản GV Kết luận: + Ngành thủy sản gồm : đánh bắt và nuôi trồng thủy sản + SL đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng + Đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng. + Sản lượng thủy sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt . + Ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ
  12. 3. Hoạt động vận dụng: - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài thuỷ, hải sản? - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Công nghiệp Thứ 5 THỂ DỤC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) CHÍNH TẢ: NHỚ- VIẾT: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nhớ - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được BT2a, BT3a. - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. 2. Hình thành kiến thức: * Tìm hiểu về bài viết - Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp. - Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết. - Chia sẻ với GV về cách trình bày. * Viết từ khó - Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh. - Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV. 2. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Viết chính tả - GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết. - Gọi 1HS đọc lại hai khổ thơ cuối, lớp nhẩm thầm. - HS nhớ lại hai khổ thơ cuối và viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp. - GV đọc chậm - HS dò bài. *Việc 2: Làm bài tập Bài 2a: Tìm các từ ngữ chứa những tiếng sau: sâm sương sưa siêu xâm xương xưa xiêu
  13. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. Bài 3a: Điền vào chỗ trống s hay x. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. + Điền đúng s hoặc x vào hai câu Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại. 3. Hoạt động vận dụng: - Cùng bạn viết lại một đoạn của bài chính tả. ÂM NHẠC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TOÁN: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Rèn kĩ năng thực hiện ĐT rồi tính, tìm x và giải toán có lời văn có áp dụng phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Vận dụng làm tốt các BT1; 2; 3 - Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng cá nhân. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tính: - Đọc và làm BT - Chia sẻ kết quả. - Nhóm trưởng KT, y/c các bạn nêu cách thực hiện. a) 5 : 0,5 5 x 2 52 : 0,5 52 x 2 10 = 10 104 = 104 b) 3 : 0,2 3 x 5 18 : 0,25 18 x 4 15 = 15 72 = 72 * Chốt : Một số chia cho 0,5 ta có thể lấy số đó nhân với 2; Một số chia cho 0,25 ta có thể lấy số đó nhân với 4 và phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. * Đánh giá:
  14. Bài 2: Tìm x: - Làm BT - Chia sẻ kết quả - Một số H nêu kq trước lớp, Nêu cách tìm thành phần chưa biết * Chốt cách tìm thừa số chưa biết và quy tắc chia một STN cho một số thập phân. Bài 3: Giải toán. Trao đổi cách làm trong nhóm, cá nhân làm bài. Bài giải Số lít dầu có tất cả là: 21 + 15 = 36 (l) Số chai dầu chứa hết 36 lít là 36 : 0,75 = 48 (chai) đáp số: 48 chai 3. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ cùng người thân cách chia nhẩm một số cho 0,5 Thứ 6 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Hiểu được “khu đa dạng bảo tồn sinh học” qua đoạn văn gợi ý BT1, xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu BT2, viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu BT3. - Rèn luyện kĩ năng dùng từ đúng. - GDHS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. - HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ. * GD lòng yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh về khu bảo tồn đa dạng sinh học, rừng thường xanh, bán thường xanh . III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Đọc đoạn văn, Em hiểu “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì? - Trao đổi trong nhóm. - Các nhóm trình bày kq, kết hợp quan sát tranh ảnh. Bài 2: Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp: - Cùng trao đổi và hoàn thành BT - Chia sẻ kết quả. a)Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
  15. b) Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh bắt cá bằng mìn, xả rác, săn bắt thú buôn bán động vật hoang dã, đánh cá bằng điện. * Tổ chức liên hệ BVMT, BĐ Bài 3: Chọn một trong các cụm từ ở BT2, viết đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó: - Cá nhân làm bài. - Một số H đọc trước lớp. Lớp nhận xét, đánh giá. 3. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ cùng người thân các từ ngữ về chủ để môi trường, sử dụng đúng từ. TẬP ĐỌC: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học. - Hiểu được nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.(Trả lời được các câu hỏi SGK) - Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. THBVMT; BĐ: *Giúp HS tìm hiểu bài và biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh về rừng ngập mặn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp trò chơi củng cố KT : đọc một đoạn và trả lời một trong số các câu hỏi của bài tập đọc trước. Việc 2: HS tham gia trò chơi. Việc 3: Nhận xét đánh giá. 2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì? HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Luyện đọc đúng: Việc 1: 1HS giỏi đọc bài Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: Việc 3: 1 H nêu cách chia đoạn.
  16. Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm. Lần 1: phát hiện từ khó luyện. Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ. Việc 5: Các Nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét. Việc 6: Nghe GV đọc mẫu. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung: Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp. - Đại diện các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét. * Nêu nội dung kết hợp BVMT . Câu 1: Nêu nguyên nhân và hậu quả của rừng ngập mặn Câu 2: Các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Câu 3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi: tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều, các loài chim nước cũng trở nên phong phú. 3. Hoạt động thực hành: Luyện đọc diễn cảm: Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng? Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài. - H nhăc lại nội dung bài. 4. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ với người thân nội dung bài TĐ. - Tuyên truyền việc bảo vệ MT. TOÁN: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - HS biết chia một số thập phân cho một số thập phân và giải toán có lời văn. - Vận dụng chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. HS vận dụng kiến thức làm được BT 1(a,b,c); 2. - Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng cá nhân III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi học tập củng cố KT.
  17. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: a) Ví dụ 1: Đọc bài toán. - Đọc ví dụ, thảo luận trong nhóm tìm cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân: 23,56 : 6,2 = ? (kg) Chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như SGK) rồi thực hiện phép chia: 235,6 : 62 - HS tự rút ra nhận xét cách chia một số thập phân cho một số thập phân. - Nhấn mạnh: Ta phải xác định các chữ số ở phần thập phân của số chia chứ không phải ở số bị chia. b)Ví dụ 2: 82,55 : 6,2 = ? - Làm bài - Cùng GV thực hiện phép tính sau đó rút ra nhận xét (sgk) 3. Hoạt động thực hành: Bài tập 1a,b,c: Đặt tính rồi tính: - Đọc và làm BT - Chia sẻ kết quả. - Một số H thực hiện phép tính, nêu cách làm. Bài 3: Giải toán: - Cá nhân đọc và làm BT. - Chia sẻ kết quả. - 1 H trình bày ở bảng, lớp đối chiếu, nhận xét. * Đánh giá: 4. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ cách thực hiện phép chia một số TP cho một số thập phân cho người thân nghe. MĨ THUẬT: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) Thứ 7 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Giúp học sinh nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn.(BT1); Biết lập dàn ý cho bài văn tả người thường gặp.(BT2) - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả người thường gặp. - Giáo dục HS tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  18. Nội dung các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà (bài Bà tôi); của nhân vật Thắng (bài Chú bé vùng biển) trên giấy trong; dàn ý khái quát của một bài văn tả người. Những ghi chép của HS khi quan sát một người mà em thường gặp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Chọn làm một trong hai bài tập: *Việc 1: Chi tiết miêu tả ngoại hình và quan hệ - Nhóm trưởng điều hành các bạn chọn một trong hai bài tập sau, đọc thầm lại bài văn và thảo luận theo các câu hỏi, thư ký tổng hợp kết quả vào bảng phụ. a, Đọc bài “Bà tôi” và TLCH: ? Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà? ? Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau thế nào? Chún cho biết điều gì về tính tình của bà? b, Đoạn văn “Chú bé vùng biển” tả những đặc điểm nào về ngoại hình của Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng? - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Chốt: Đặc điểm về ngoại hình và mối quan hệ của chúng. - GV nhấn mạnh: Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Các chi tiết đó phải quan hệ chặt chẽ với nhau giúp khắc họa rõ hình ảnh, tính cách cũng như nội tâm của nhân vật. + Nêu được đặc điểm về ngoại hình của bà hoặc của Thắng: Tả mái tóc, độ dày của mái tóc, tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà; Tả chiều cao, nước da, thân hình, tả đôi mắt, cái miệng và cái trán của Thắng. + Mối quan hệ: Các đặc điểm đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, làm hiện lên rất rõ về ngoại hình của bà hoặc của Thắng. *Việc 2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả người thường gặp - Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người. - Cá nhân dựa vào cấu tạo bài văn tả người để lập dàn ý cho bài văn tả người thường gặp. *Hỗ trợ: Khi tả nhân vật, cần chọn những đặc điểm, chi tiết tiêu biểu, ấn tượng về hình dáng, tính tình của ấy để đưa vào dàn ý. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa thành một dàn ý chi tiết hoàn chỉnh. - Chốt: Cách lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả người. a)Mở bài: Giới thiệu người định tả. b)Thân bài: + Tả hình dáng: đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,
  19. + Tả tính tình, hoạt động: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, c)Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. 3. Hoạt động vận dụng: - Tập viết thành một đoạn văn tả ngoại hình dựa vào dàn ý đã lập. - Cùng bạn tìm đọc một số bài văn tả người. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nhận biết được các cặp quan hệ từ trong câu theo yêu cầu của BT1. Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3) - Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Giáo dục HS có ý thức sử dụng quan hệ từ khi nói và viết văn qua đó thấy được sự phong phú của Tiếng Việt. - HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Viết sẵn nội dung bài tập 3b vào bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tìm các cặp QHT trong những câu sau: - Cá nhân đọc thầm các câu văn và gạch chân dưới các cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu. - Các nhóm nêu trước lớp. Nghe GV nhận xét: - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp. ? Cặp quan hệ từ Nhờ mà biểu thị quan hệ gì? ? Cặp quan hệ từ Không những mà còn biểu thị quan hệ gì? - Nhận xét và chốt: Các quan hệ từ và tác dụng của nó. Tìm đúng các cặp quan hệ từ: + Câu a: Nhờ mà + Câu b: Không những mà còn Bài 2: Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b thành một câu sử dụng các cặp QHT Vì nên ; chẳng những mà - Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm các câu văn và trao đổi về cách làm và cùng làm vào VBTGK. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Chốt: a, Vì mấy năm qua chúng ta đã làm tốt nên hầu hết
  20. b, Thêm cặp từ : Phong trào trồng rừng ngập mặn chẳng những có ở .mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo Chuyển hai câu ở mỗi đoạn văn thành một câu bằng cách sử dụng đúng cặp quan hệ từ: vì nên hoặc chẳng những mà Bài 3: Hai đoạn văn sau có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao?. - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm hai đoạn văn và cùng thảo luận về sự khác nhau giữa hai đoạn văn, cảm nhận được đoạn văn nào hay hơn, giải thích lí do. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp. ? Vì sao bạn cho đoạn văn a hay hơn đoạn văn b? ? Quan hệ từ có tác dụng gì? - Chốt: Cách sử dụng các quan hệ từ trong câu văn và tác dụng của việc sử dụng qh từ. + Nêu được được sự khác nhau giữa hai đoạn văn: Đoạn văn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ. + Xác định được đoạn văn hay hơn: Đoạn a hay hơn đoạn b vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn văn b làm cho câu văn nặng nề. + Ghi nhớ: Cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Việc sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ gây tác dụng ngược lại. 3. Hoạt động vận dụng: - Vận dụng các quan hệ từ vào bài văn của mình. THỂ DỤC: (GIÁO VIÊN CHUYÊN BIỆT DẠY) KHOA HỌC: DUNG DỊCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nêu được một số ví dụ về dung dịch - Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ trong SGK trang 76, 77 - Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li (cốc) thuỷ tinh, thìa nhỏ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: + Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng. + Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước + Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn -GV nhận xét, cho điểm
  21. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: ❖ Hoạt động 1: Thực hành 1 “Tạo ra một dung dịch”. -GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: a) a) Tạo ra một dung dịch nước đường (nước muối). b) Thảo luận các câu hỏi: +Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? +Dung dịch là gì? +Kể tên một số dung dịch khác mà bạn biết. -GV giải thích: Hiện tượng đường không tan hết là vì khi cho quá nhiều đường hoặc muối vào nước, không tan mà đọng ở đáy cốc. Khi đó ta có một dung dịch nước đường bão hoà. -GV kết luận: Tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng, chất kia hoà tan trong chất lỏng.Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó. ❖ Hoạt động 2: Thực hành 2 -GV thực hành theo dẫn SGK trang 77 SGK yêu cầu HS quan sát, dự đoán kết quả thí nghiệm -Yêu cầu đại diện HS lên thử nếm những giọt nước đọng trên đĩa -GV nhận xét, chốt lại: Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn còn lại trong cốc 3. Hoạt động thực hành: -GV yêu cầu HS quan sát tranh 3 và trả lời các câu hỏi sau: +Nhận xét và mô tả tranh 3 +Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch? +Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để làm gì? - GV nhận xét, kết luận: Tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. Sử dụng chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác. 4. Hoạt động vận dụng:
  22. -Trò chơi đố bạn (SGK trang 77) -GV công bố đáp án: +Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta dùng phương pháp chưng cất +Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối -Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ. -Chuẩn bị: Sự biến đổi hoá học. -Nhận xét tiết học. Chủ nhật TOÁN: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. HS làm được bài 1(a,b,c); bài 2a; bài 3. - Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động thực hành: Bài 1(a, b, c): Đặt tính rồi tính: - Đọc và làm BT - Chia sẻ kết quả. Nhóm trưởng KT, y/c các bạn nêu cách thực hiện. * Chốt: Quy tắc, kĩ năng thực hiện ĐT rồi tính chia một số TP cho 1 số thập phân. Bài 2a: Tìm x - Làm BT - Chia sẻ với bạn cách tìm thành phần chưa biết. - 1 H trình bày bài, lớp nhận xét, đối chiếu. * Chốt cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân và cách trình bày. Bài 3: Giải toán:
  23. - Đọc và trao đổi các bước giải. - Cá nhân làm BT 1 H làm bảng, lớp nhận xét, đối chiếu. Tóm tắt 5,2 lít : 3,952 kg ? lít : 5,32 kg Bài giải Một lít cân nặng số kg là:3,952: 5,2 = 0,76 (kg) 5,32 kg có số lít dầu hỏa là:5,32: 0,76 = 7 (l) Đáp số: 7 lít 3. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ với người thân cách tìm thành phần chưa biết ĐẠO ĐỨC: TÌNH BẠN (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. - Giáo dục học sinh biết thân ái, đoàn kết với bạn bè. - BD năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, chia sẻ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hát thuộc bài: Lớp chúng ta đoàn kết. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi ưa thích. - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ1 : Thảo luận cả lớp: Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em. Việc 1: Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết Việc 2: Thảo luận theo các câu hỏi sau: - Bài hát nói lên điều gì ? - Lớp chúng ta có vui như vậy không ? - Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ? - Trẻ em có quyền tự do được kết bạn không ? Em biết điều đó từ đâu ? Việc 3:Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè, trẻ em cũng cần có bạn bè, và có quyền được tự do kết giao bạn bè. HĐ2:Tìm hiểu nội dung truyện: Đôi bạn. Việc 1: Hoạt động nhóm: Đọc truyện và thảo luận trả lời các câu hỏi ở SGK trang 17.
  24. - Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện ? - Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè ? Việc 2:Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết , giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. 3. Hoạt động thực hành: Làm bài tập 2- SGK- tr.18 Việc 1: Thảo luận nhóm: xử lí tình huống: Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả xử lí tình huống. GV Chốt cách xử lí đúng. 4. Hoạt động vận dụng: Liên hệ thực tế: - Yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. - Liên hệ bản thân có tình bạn đẹp không? Nêu những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết ? - Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ ở SGK. - Chia sẻ bài học. - Quan tâm giúp đỡ bạn trong mọi hoàn cảnh. LỊCH SỬ: VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn lớn: “ giặc đói”, “ giặc dốt”, “ giặc ngoại xâm” . - Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “ giặt đói” , “ giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK. - Phiếu thảo luận cho các nhóm . - HS sưu tầm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày toàn dân quyết tâm diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - GV giới thiệu bài: Cách mạng tháng Tám ( 1945)thành công, nước ta trở thành nước độc lập, xong thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta 1 lần nữa. Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ quyết tâm đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và chủ quyền đất nước. Bi học đầu tiên về giai đoạn này giúp chúng ta tìm hiểu tình hình đất nước sau ngày 2-9- 1945. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc SGK đoạn “Từ cuối năm1945 nghìn cân treo sợi tóc” và trả lời câu hỏi:
  25. + Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” - GV nêu thêm các câu hỏi gợi ý: + Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc? + Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì? - GV cho HS phát biểu ý kiến. - GV theo dõi, nhận xét ý kiến của HS. - GV tổ chức cho HS đàm thoại cả lớp để trả lời câu hỏi: + Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước ta? + Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc”? - GV giảng thêm: về nạn giặc ngoại xâm: Sau khi pht xít Nhật đầu hàng, theo quy định của đồng minh, khoảng hơn 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch( Trung Quốc) sẽ tiến vào nước ta sẽ tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Lợi dụng tình hình đó, chúng muốn chiếm nước ta; đồng thời quân Pháp cũng lăm le quan lại xâm lược nước ta. Trong hồn cảnh nghìn cn treo sợi tĩc đó, Đảng và Chính phủ ta làm gì để lnh đạo nhân dân ta đẩy lùi giặc đói, giặc dốt? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bi Hoat động 2:Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 tr25, SGK và hỏi: hình chụp cảnh gì? - GV hỏi: em hiểu thế nào là bình dân học vụ? - GV nêu: Đó là 2 trong những việc mà Đảng và chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân để đẩy lùi giặc đói và giặc dốt. Em hy đọc SGK và tìm thm cc việc khc - GV yêu cầu HS nêu ý kiến, sau đó bổ sung. Hoat động 3:Làm việc nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm ý nghĩa của việc nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đã chống lại được giặc đói, giặc dốt. - GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS tìm ý ngiã: + Chỉ trong vòng 1 thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào? + Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của chính phủ và Bác Hồ như thế nào? - GV kết luận: Trong thời gian ngắn nhân dân ta đã làm được những công việc phi tthường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới, một lòng tin tưởng vào chính phủ và vào Bác Hồ và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta. Hoat động 4:Làm việc cá nhân. - GV gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn”Bác Hoàng Văn Tí làm gương cho ai được” - GV hỏi HS: Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên? - GV tổ chức cho HS kể thêm về các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt” giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”(1945-1946)
  26. - GV kết luận : Bác Hồ có 1 tình yêu sâu sắc, thiêng liêng giành cho nhân dân ta, đất nước ta. Hình ảnh Bác Hồ nhịn ăn để góp gạo cứu đói cho dân khiến toàn dân cảm động, một lòng theo Đảng, theo Bác làm cách mạng . 3. Hoạt động vận dụng: - GV hỏi: Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài sau. - Chuẩn bị bài sau: Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước” HĐNK CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM CỦA EM VỚI CỘNG ĐỒNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Học sinh biết cách chơi trò chơi đi tìm điạ danh Việt Nam. - Rèn cho học sinh kỹ năng khám phá, thực hành cho học sinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: 2. Hoạt động thực hành: - Học sinh biết thực hiện trò chơi Đi tìm địa danh Việt Nam 3. Hoạt động vận dụng: Trung Hoá, ngày .tháng năm 2021 TTCM Trương Thị Bính