Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020

doc 39 trang Hùng Thuận 27/05/2022 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_6_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020

  1. TUẦN 6 Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2019 Toán LUYỆN TẬP (Trang 28) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. 3. Thái độ: Tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ BT2, 4 phiếu bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS lên bảng làm. - 2 HS lên bảng. 12000 hm2 = km2 12000 hm2 = 120 km2 150cm2 = dm2 cm2 150 cm2 = 1 dm2 50cm2 90000m2 = hm2 90000 m2 = 9 hm2 2010m2 = dam2 m2 2010 m2 = 20 dam2 10 m2 - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông (theo mẫu) - GV hướng dẫn mẫu. - HS theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bảng con. - Nhận xét sau mối lần giơ bảng. * Đáp án: 27 9 26 a . 8 m2 ; 16 m2 ; m2 100 100 100 65 95 8 - Tổ chức cho HS làm tương tự ý a. b . 4 dm2 ; dm2 ; 102 dm2 100 100 100 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : - Yêu cầu HS đổi - lựa chọn kết quả. - HS làm nháp – nêu miệng kết quả. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. * Đáp án : Khoanh vào B. 305 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3: > < =? - Hướng dẫn HS đổi ra cùng một đơn vị - HS theo dõi. đo rồi so sánh điền dấu. - HS làm bài theo cặp – 1 cặp làm bài trên phiếu. 1
  2. 2 dm2 7cm2 = 207 cm2 3 m2 48dm2 2cm 89mm2 - GV nhận xét - chữa bài. 61 km2 > 610 hm2 Bài 4: (29) - 2 HS đọc. - HS nêu. - Gọi HS đọc bài toán. Tóm tắt - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, cách giải bài toán. Có : 150 viên gạch Cạnh viên gạch : 40 cm Diện tích căn phòng : ? m2 - HS giải bài vào vở. 1 HS giải trên - Yêu cầu HS làm bài. bảng phụ. Bài giải - GV nhận xét, chữa bài. Diện tích của một viên gạch là: 40 x 40 = 1600 (cm2) Diện tích của căn phòng là: 1600 x 150 = 240 000 (cm2) 240 000 cm2 = 24 m2 Đáp số: 24 m2 4. Củng cố - Gọi HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. 2
  3. Tập đọc SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI (Trang 54) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu các từ khó trong bài : công lý, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc. Hiểu nội dung bài : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi. 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la . 3. Thái độ: Yêu hoà bình. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ ghi nội dung. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3 - 4 - 2 HS đọc. trong bài Ê-mi-li, con - Nêu ý nghĩa bài. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn luyện đọc - Gọi HS đọc bài. - 1 HS khá đọc bài. - GV tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn - HS theo dõi. giọng đọc chung. - Yêu cầu HS chia đoạn. - HS chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: từ đầu -> tên gọi a-pác-thai + Đọan 2: tiếp -> dân chủ nào + Đoạn 3: Còn lại - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp - 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 1 sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ : - 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 2 + Bình đẳng : Không có sự phân biệt - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc theo cặp. - Các nhóm thi đọc bài. - 2 nhóm thi đọc. - GV đọc mẫu toàn bài - HS theo dõi SGK. 3.3: Hướng dẫn tìm hiểu bài - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Chế độ phân biệt chủng tộc được thế + Tên gọi là a-pác-thai. giới biết đến với tên gọi là gì? * Giảng từ : a-pác-thai + Em biết gì về nước Nam Phi? + Nam Phi là một nước nằm ở Châu Phi. 3
  4. Là nước có nhiều vàng, kim cương và nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. + Dưới chế độ a-pác-thai người da đen + Họ phải làm những công việc nặng bị đối xử như thế nào? nhọc, bẩn thỉu, trả lương thấp phải sống chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng không được hưởng tự do. + Người dân Nam Phi đã làm gì để + Họ đã đứng lên đòi quyền bình đẳng xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? đấu tranh bền bỉ và giành được thắng lợi * Giảng từ: công lý, sắc lệnh. + Em hãy giới thiệu vị tổng thống đầu + Ông là luật sư da đen, người từng bị tiên của nước Nam Phi mới. giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh * Giảng từ: tổng tuyển cử chống chế độ a-pác-thai. Ông Nen-xơn Man-đê-la còn đạt được giải nô ben về hòa bình. - Nêu nội dung của bài. Nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm của người da đen ở Nam - GV chốt lại gắn (Bảng phụ) Phi. - 2 HS đọc. 3.4: Luyện đọc lại - 1 HS đọc bài. - Gọi HS đọc bài. - HS theo dõi. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3. - HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm. - Nhận xét. Khen ngợi. 4. Củng cố - Hệ thống nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Đọc bài, chuẩn bị bài sau. 4
  5. Kể chuyện ÔN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (Trang 48) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu ý của câu chuyện, đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn bè về ý nghĩa câu chuyện. 2. Kỹ năng: Biết kể tự nhiên, bằng lời của một câu chuyện đã nghe đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh. 3. Thái độ: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Sưu tầm sách, truyện, báo về chủ điểm hoà bình. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở - 1 HS kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Mỹ Lai. Lai. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS kể chuyện. a. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Gọi HS đọc đề bài. - GV gạch chân những từ ngữ cần chú Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã nghe ý. qua hay đã đọc ngợi ca hòa bình chống - Yêu cầu HS đọc các gợi ý (SGK 48) chiến tranh. - Khuyến khích HS tìm chuyện ngoài - 4 HS đọc nối tiếp. SGK. - Gọi HS nói tên câu chuyện định kể. 3.3: Thực hành. - HS nối tiếp nhau giới thiệu. - Yêu cầu HS kể theo cặp và trao đổi b. Học sinh thực hành kể chuyện. về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu - Truyện dài chỉ kể 1,2 đoạn. chuyện. - Gọi HS thi kể chuyện. - HS lần lượt kể và trao đổi ý nghĩa câu - GV ghi tên những câu chuyện HS kể chuyện. lên bảng và đưa tiêu chí đánh giá. - Lớp nhận xét theo tiêu chí. - GV nhận xét, khen ngợi. - Lớp bình chọn câu chuyện hay nhất. 4. Củng cố - Hệ thống nội dung bài: Kể được câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Kể lại chuyện cho người thân nghe. 5
  6. Khoa học DÙNG THUỐC AN TOÀN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách xác định khi nào nên dùng thuốc. 2. Kỹ năng: - Nêu những đặc điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc. - Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. * KNS: Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân. Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu. 3. Thái độ: - Tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Sưu tầm vỏ đựng thuốc và bản hướng dẫn khi sử dụng thuốc. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu tác hại của việc sử dụng - 2 HS nêu. rượu, bia, ma tuý đối với người sử dụng? - GV nhận xét. 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Làm việc theo cặp. 1. Sự cần thiết của dùng thuốc an toàn - Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa ? và - HS tự thảo luận - trả lời. dùng trong trường hợp nào. + Nêu những điểm cần chú ý khi dùng + Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, thuốc và khi mua thuốc. dùng đúng cách và đúng liều lượng. Khi mua thuốc cần đọc kỹ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn (nếu có) * KNS: Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc. + Nêu tác hại của việc không dùng + Sử dụng thuốc không đúng có thể làm thuốc đúng, không đúng cách và bệnh nặng hơn, thậm chí gây chết người không đúng liều lượng. * KNS: Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn. 6
  7. - Cho HS đọc bản hướng dẫn sử dụng - 2 HS đọc bản hướng dẫn. thuốc. 3.3: Thực hành 2. Bài tập: - Yêu cầu HS trao đổi nhóm - phát - HS thảo luận nhóm - phát biểu biểu. - Nhận xét - chốt ý đúng. * Đáp án : 1 - d 3 - a 2 - c 4 - b 3.4: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng 3. Trò chơi: - GV hướng dẫn cách chơi. - HS theo dõi. - GV chia nhóm - giao nhiệm vụ. - HS thảo luận nhóm - lựa chọn đáp án đúng. - Cử HS làm trọng tài. - 2 HS làm trọng tài quan sát xem nhóm nào nhanh, đúng. - GV nhận xét - chốt đáp án đúng. * Đáp án : Bài 1: c, a, b Bài 2: c, b, 4. Củng cố - Gọi HS đọc mục bạn cần biết và những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị bài sau. 7
  8. Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2019 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC (Trang 56) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mở rộng, hệ thống vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị hợp tác. 2. Kỹ nằng: - Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học. 3. Thái độ: - Tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ BT 2. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ. - 1 HS nêu. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Bài 1: Xếp những từ có tiếng hữu thành 2 nhóm a, b : - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. - HS thảo luận theo cặp. - Đại diện trình bày. - GV cùng HS nhận xét, trao đổi chốt * Lời giải : lời giải đúng và nêu nghĩa một số từ. - GV giải nghĩa một số từ: Hữu nghị, + Hữu có nghĩa bạn bè: Hữu nghị, chiến hữu ích. hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu. + Hữu nghĩa là có: Hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. Xếp các từ có tiếng hợp thành 2 nhóm a,b - Trao đổi trong nhóm 4, làm bài. 1 nhóm - Yêu cầu HS làm bài. làm trên bảng phụ. 8
  9. - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. * Lời giải : a. Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn : hợp tác, hợp nhất, hợp lực b. Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu đòi hỏi, nào đó : thích hợp, hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp Bài 3: Đặt câu với 1 từ ở bài tập 1, và một câu - Gọi HS đọc yêu cầu. với một từ ở bài tập 2. - HS nghe. - Gợi ý HS đặt câu theo đúng chủ điểm. - HS làm bài cá nhân. - Yêu cầu HS đặt câu. - HS nối tiếp đọc câu. - Gọi HS trình bày câu đã đặt. * Lời giải: - Nhận xét - chốt bài đúng. + Bác ấy là chiến hữu của bố em. + Phong cảnh nơi đây thật hữu tình + Chúng tôi hợp tác với nhau trong mọi việc. + Lá phiếu này hợp lệ. Bài 4: (Giảm tải) 4. Củng cố - Hệ thống nội dung bài: Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết sắp xếp các nhóm thích hợp, biết đặt câu. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Học bài. Chuẩn bị bài sau. 9
  10. Toán HÉC TA (Trang 29) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc ta: Quan hệ giữa héc ta và mét vuông 2. Kỹ năng: - Làm được các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc ta) và vận dụng giải các bài toán có liên quan. 3. Thái độ: - Tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu bài tập 3, bảng phụ BT4. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm. - 1 HS lên bảng. Lớp làm bảng con. 2 dm2 7cm2 207 cm2 * Đáp án: 3 m2 48dm2 4m2 2 dm2 7cm2 = 207 cm2 - GV nhận xét. 3 m2 48dm2 < 4m2 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Giới thiệu đơn vị đo héc ta. 1. Giới thiệu héc-ta - GV giới thiệu: Khi đo diện tích 1 thửa ruộng 1 khu rừng , người ra dùng đơn vị đo héc ta. - Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa ha - Héc ta viết tắt là: ha và m2 - 1ha = 1hm2 - 1ha = 10 000m2 3.3: Hướng dẫn HS làm bài tập. 2. Luyện tập. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp. - HS làm nháp - nối tiếp nêu kết quả. - Gọi HS nêu kết quả. a. 4 ha = 40000 m2 - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 20 ha = 200000 m2 1 km2 = 100 ha 15 km2 = 1500 ha 1 1 ha = 5000 m2 km2 = 10 ha 2 10 3 1 km2 = 75 ha ha = 100m2 4 100 b. 60 000 m2 = 6 ha 800 000 m2 = 80 ha 10
  11. 27000 ha = 270 km2 1800 ha = 18 km2 Bài 2: Viết số đo diện tích dưới dạng - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. có đơn vị km2 - HS đọc bài toán - suy nghĩ nêu ý kiến - Yêu cầu HS đọc lại bài toán, suy nghĩ nêu ý kiến. * Đáp án : 22200 ha = 222 km2 - GV cùng HS nhận xét, chốt lại bài đúng. Bài 3: Đúng ghi Đ sai ghi S - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - HS trao đổi cặp, làm bài. 1 cặp làm - Yêu cầu HS làm bài. bài trên phiếu. * Đáp án : a. S b. Đ c. S - Nhận xét - chữa bài. - Gọi HS đọc bài toán. Bài 4: (30) - Yêu cầu HS nêu giữ kiện, cách giải - HS đọc. bài toán. - HS nêu. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở - 1HS giải trên bảng phụ. - GV thu bài - nhận xét, chữa bài. Bài giải Đổi: 12ha = 120000m2 Diện tích mảnh đất dùng để xây dựng toà nhà chính của trường là: 120000 : 40 = 3000 (m2) Đáp số: 3000 m2 4. Củng cố - Gọi HS nhắc lại mối quan hệ giữa ha và m2 - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị bài sau. 11
  12. Khoa học PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét. 2. Kỹ năng: - Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn. * KNS: Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin. Kĩ năng bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm. 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình vẽ SGK III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chỉ dùng thuốc khi nào? Khi mua - 2 HS nêu. thuốc cần chú ý gì? - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Làm việc với SGK /26 1. Dấu hiệu của bệnh sốt rét. - Yêu cầu HS đọc SGK. - HS đọc SGK suy nghĩ - phát biểu. + Nêu một số dấu hiệu chính của + Cách 1 ngày lại xuất hiện 1 cơn sốt có 3 bệnh sốt rét. giai đoạn. Rét run - sốt cao - ra mồ hôi - hạ sốt. + Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế + Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể chết nào? người vì hồng cầu phá huỷ sau mỗi cơn sốt rét. + Tác nhân gây bệnh sốt rét. + Do loại ký sinh trùng gây ra. + Bệnh sốt rét lây truyền như thế + Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh nào? trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho con người. * KNS: Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bện sốt rét. 3.3: Thảo luận nhóm. 2. Phòng tránh bệnh sốt rét. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm. - HS thảo luận nhóm - phát biểu. + Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và + Ẩn náu nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi râm, đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và đẻ trứng ở những nơi nước đọng ao tù 12
  13. và xung quanh nhà? hoặc ở ngay trong các mảnh bát, chum, vại, lon, có chứa nước. + Khi nào muỗi bay ra đốt người? + Tối và đêm. + Bạn có thể làm gì để diệt muỗi + phun thuốc muỗi, tổng vệ sinh không trưởng thành? cho muỗi ẩn nấp. + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn + Chôn kín rác thải và dọn sạch những không cho muỗi sinh sản? nơi nước đọng, lấp những vũng nước, thả cá để chúng ăn bọ gậy. + Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài vào buổi tối, tẩm màn bằng chất phòng muỗi. * KNS: Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét. * Bài tập KNS: Bài 1: (12) Trò chơi ghép hình. - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi - 8 nhóm (mỗi nhóm 4 người) nhóm gồm 4 người. - Hướng dẫn HS cách chơi. - HS theo dõi. - Tổ chức cho HS chơi. - HS chơi ghép hình. - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi - HS trao đổi trong nhóm. (SGK – 12) - Đại diện trình bày. - GV nhận xét, khen ngợi. 4. Củng cố - Gọi HS đọc mục bạn cần biết. *Tích hợp GDBVMT: - Yêu cầu HS liên hệ cách phòng chống bệnh sốt rét tại gia đình. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị bài 13. 13
  14. Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2019 Toán LUYỆN TẬP (Trang 30) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố về các đơn vị đo diện tích, giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích, giải toán có lời văn. 3. Thái độ: Tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu bài tập 2, bảng phụ BT 3. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài 3 (30) - 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét. * Đáp án: a. S b. Đ c. S 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1: Viết số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào nháp. - GV nhận xét, chữa bài. - Nối tiếp lên bảng viết. a. 5 ha = 50000m2 b. 400dm2 = 4m2 2km2 = 2000000m2 1500dm2 = 15 m2 70000cm2 = 7m2 17 c. 26 m2 17 dm2 = 26 m2 - Gọi HS nêu yêu cầu. 100 5 - Hướng dẫn HS đổi về cùng 1 đơn 90 m2 5dm2 = 90 m2 vị đo rồi so sánh và điền dấu. 100 35 - Yêu cầu HS làm bài. 35 dm2 = m2 - Nhận xét - chữa bài. 100 Bài 2: > 29dm2 8dm2 5cm2 < 810cm2 790ha < 79km2 14
  15. 5 4cm2 5mm2 = 4 cm2 100 Bài 3: (30) - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, - HS nêu. cách giải bài toán. Tóm tắt Chiều dài : 6 m Chiều rộng : 4 m Biết 1m2 gỗ sàn : 280 000 đ Để lát cả căn phòng hết : tiền? - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm nháp - 1 HS giải trên bảng phụ. - GV nhận xét, chữa bài. Bài giải Diện tích của căn phòng là: 6 4 = 24 (m2) Số tiền mua gỗ để lát sàn căn phòng là: 280000 24 = 6720000 (đồng) Đáp số : 6720000 đồng Bài 4: (30) - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, - HS nêu. cách giải bài toán. Tóm tắt Chiều dài : 200 m 3 Chiều rộng : chiều dài 4 Khu đất : m2, ha ? - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. - GV thu vở, nhận xét. Bài giải Chiều rộng của khu đất là: 3 200 = 150 ( m) 4 Diện tích của khu đất là: 200 150 = 30000 (m2) 30000 m2 = 3 ha Đáp số : 30000m2 ; 3ha 4. Củng cố - Gọi HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Ôn bài và chuẩn bị bài mới. 15
  16. Tập đọc TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT (Trang 58) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài : Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh biết phân biệt người Đức và phát xít Đức đã dạy cho tên sĩ quan phát xít Đức hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay. 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài biết thể hiện giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. 3. Thái độ: HS biết phân biệt đúng - sai, thiện - ác. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ ghi nội dung. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài “Sự sụp đổ của chế - 2 HS đọc. độ a-pác-thai”. - Nêu lại nội dung chính của bài. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn luyện đọc - Gọi HS đọc bài. - 1 HS khá đọc bài. - GV tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn - HS theo dõi. giọng đọc chung. - Hướng dẫn đọc phiên âm tiếng nước - Si-le, Vin-hem Ten, Mét-xi-na, ngoài. I-ta-li-a, Oóc-lê-ăng. - Yêu cầu HS chia đoạn. - HS chia đoạn : 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu -> chào ngài + Đọan 2: Tiếp -> điểm đạm trả lời. + Đoạn 3: Còn lại - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp - 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 1. sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ. - 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 2. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc theo cặp. - Các nhóm thi đọc bài. - 2 nhóm thi đọc. - GV đọc mẫu toàn bài - HS theo dõi SGK. 3.3: Tìm hiểu bài - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ? + Trên chuyến tàu Pa-ri ở thu đô nước Pháp trong thời gian phát xít Đức chiếm đóng. + Tên phát xít nói gì khi gặp những + Hắn hô to: Hít-le muôn năm. người trên tàu? + Tên sĩ quan Đức có thái độ như thế - Hắn rất bực tức. 16
  17. nào đối với ông cụ người Pháp? + Vì sao hắn bực tức với cụ? + Cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng, vì cụ biết tiếng Đức nhưng lại chào bằng tiếng Pháp. + Nhà văn được ông cụ đánh giá như + Cụ đánh giá Si-le là một nhà văn quốc thế nào? tế. * Giảng từ: điềm đạm + Em cảm thấy thái độ của ông cụ đối + Cụ ngưỡng mộ nhà văn Đức, nhưng với người Đức và tiếng Đức như thế căm ghét bọn phát xít. nào? + Lời đáp của cụ ở cuối truyện có ngụ + Si-le xem các người là kẻ cướp / Các ý gì? người là bọn kẻ cướp. + Nêu nội dung của bài. Nội dung: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. - GV chốt lại gắn bảng phụ. - 2 HS đọc. 3.4. Luyện đọc diễn cảm. - Gọi HS đọc bài. - 1 HS đọc toàn bài. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3 - HS theo dõi. - Luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3. - Tổ chức cho HS đọc phân vai. - 3 HS luyện đọc phân vai (người dẫn chuyện, ông cụ, tên Phát xít) - Nhận xét - bình chọn. - Lớp bình chọn. 4. Củng cố - Hệ thông nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi cụ già người Pháp thông minh biết phân biệt người Đức và bọn phát xít Đức. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Đọc lại bài - chuẩn bị bài sau. 17
  18. Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN (Trang 55) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung và trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đơn cho HS. * KNS: Ra quyết định. Thể hiện sự cảm thông. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về thảm hoạ chất độc màu da cam gây ra. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc đoạn văn tả cảnh đã - 2 em đọc. viết ở tiết trước. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1: Đọc bài văn và trả lời câu hỏi: - Gọi HS đọc bài văn. - 1 HS đọc - lớp đọc thầm. - GV nêu câu hỏi. - HS nối tiếp phát biểu. + Chất độc da cam gây ra những hậu + Cùng với bom đạn và các chất độc khác, quả gì cho con người? chất độc da cam đã phá huỷ hơn 2 triệu ha * KNS: Thể hiện sự cảm thông rừng, làm sói mòn và khô cằn đất, diệt (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất chủng nhiều loại muông thú, gây ra nhiều độc màu da cam). bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ như ung thư, nứt cột sống, thần + Chúng ta làm gì để giảm bớt nỗi kinh, tiểu đường. đau cho những nạn nhân chất độc da cam? + Chúng ta cần thăm hỏi động viên những - GV nhận xét, chốt ý đúng. gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam. - Gọi HS đọc đề bài. Bài 2: Em hãy viết đơn xin tham gia nhập đội tình nguyện. - Gọi HS đọc chú ý SGK. - 2 HS đọc. * KNS: Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng). - Yêu cầu HS tự viết đơn vào VBT - HS viết đơn. 18
  19. - Gọi HS trình bày đơn đã viết. - HS nối tiếp đọc đơn. - Lớp nhận xét - bổ sung - GV nhận xét – khen ngợi. - GV giới thiệu mẫu đơn. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam Kính gửi: Ban chấp hành chữ thập đỏ Tên em là: Học sinh lớp 5A trường Tiểu học: Sau khi được nghe về hoạt động của đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam Hội chữ thập đỏ của phường, em thấy hoạt động của đội rất có ý nghĩa và thiết thực. Em tự mình có thể tham gia hoạt động của đội. Để giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được gia nhập đội tình nguyện, góp phần nhỏ bé làm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân. Em xin hứa tôn trọng nội quy và tham gia tích cực mọi hoạt động của Đội. Em xin chân thành cảm ơn ! Người làm đơn kí 4. Củng cố - Hệ thống nội dung : HS nắm được cách viết một lá đơn đúng qui định. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Quan sát cảnh sông nước chuẩn bị tiết học sau. Luyện Tiếng Việt TIẾT 1 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Tiếng Việt) Luyện Toán TIẾT 1 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Toán) 19
  20. Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2019 Toán LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 31) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố các đơn vị đo diện tích đã học cách tính diện tích các hình đã học. Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến diện tích. 3. Thái độ: - Tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu bài tập 4 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS lên bảng làm. - 1 HS lên bảng làm. 2m2 9dm2 29dm2 * Đáp á: 8dm2 5cm2 810cm2 2m2 9dm2 > 29dm2 8dm2 5cm2 < 810cm2 - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: (31) - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, cách - HS nêu. giải bài toán. Tóm tắt Chiều dài : 9 m Chiều rộng : 6 m Cạnh viên gạch : 30 cm Hỏi cần : viên gạch? - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào nháp. 1 HS lên bảng giải. - GV nhận xét, chữa bài. Bài giải Diện tích nền căn phòng là: 9 6 = 54 (m2) = 540000 cm2 Diện tích một viên gạch là: 20
  21. 30 30 = 900 (cm2) Số viên gạch dùng để lát kín nền căn phòng đó là: 540000 : 900 = 600 (viên) Đáp số: 600 viên Bài 2: - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, cách - HS nêu. giải bài toán. Tóm tắt Chiều dài : 80 m Chiều rộng : 1 chiều dài 2 100 m2 : 50 kg Diện tích thửa ruộng : m2? Sản lượng thóc : kg? - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS giải trên bảng phụ. Bài giải a. Chiều rộng của thửa ruộng đó là: 80 : 2 = 40 (m) Diện tích của thửa ruộng đó là: 80 40 = 3200 (m2 ) - GV nhận xét, chữa bài. b. 3200m2 gấp 100m2 số lần là: 3200 : 100 = 32 ( lần ) Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là: 50 32 = 1600 (kg) 1600 kg = 16 (tạ) Đáp số: a) 3200 m2 b) 16 tạ - Gọi HS đọc bài toán. Bài 3: (31) - Gọi HS nêu giữ kiện, cách giải bài - 1 HS đọc. toán. - HS nêu. - Giúp HS nhớ lại dạng toán tỉ lệ bản đồ - Tỉ lệ 1: 1000 cho biết gì? - HS theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm nháp - 1HS lên bảng chữa bài. Bài giải Chiều dài của mảnh đất là: 21
  22. - Nhận xét - chữa bài. 5 1000 = 5000 (cm) 5000cm = 50m Chiều rộng của mảnh đất là: 3 1000 = 3000 (cm) 3000cm = 30m Diện tích của mảnh đất đó là: 50 30 = 1500 (m2) Đáp số: 1500 m2 Bài 4: (31) - Gọi HS đọc bài toán. - 1 HS đọc. - GV vẽ hình lên bảng. - HS quan sát hình, trao đổi theo cặp, làm bài. - Gọi HS nêu kết quả. - Đại diện nêu kết quả. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Đáp án: Khoanh vào C. 224 cm2 4. Củng cố - Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài chuẩn bị bài mới. 22
  23. Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM (Trang 47) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là từ đồng âm. 2. Kỹ năng: Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu BT1. III . Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng âm. - 2 HS nêu. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài. Bài 1: Phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các cụm từ. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm, làm - HS trao đổi trong nhóm, làm bài. 3 nhóm bài. làm bài trên phiếu. - GV nhận xét chốt ý đúng. - Đại diện trình bày. + Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt. + Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ dễ dát móng và béo sợi thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. + Đồng trong một nghìn đồng : Là đơn vị tiền tệ Việt Nam + Đá trong hòn đá: Chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng mảng, từng hòn + Đá trong đá bóng: Đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương + Ba trong ba và má: bố (cha, thầy, ) + Ba trong ba tuổi: Số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước. - Hướng dẫn HS thực hiện. - HS theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS làm bài vào vở. 23
  24. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS trình bày câu đã đặt. - HS nối tiếp trình bày. - GV nhận xét, khen ngợi. + Bố em mua bộ bàn ghế trông rất đẹp. / Họ đang bàn về việc sửa đường. + Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta. / Nhà cửa ở đây được xây dựng như ô bàn cờ. + Yêu nước là thi đua. / Bạn đang đi lấy nước. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 3: Đọc mẩu chuyện vui: Tiền tiêu - Gọi HS đọc chuyện. - 2 HS đọc. - Gọi HS giải thích lí do nhầm lẫn - HS giải thích. - Nhận xét - chốt lời giải đúng. * Lời giải: Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm ; tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân hướng về - Gọi HS nêu yêu cầu. địch). - GV nêu câu đố. Bài 4: Đố vui: - GV nhận xét chốt lời giải đúng. - HS thi giải đố nhanh. * Lời giải: a. Con chó thui; từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chưa không phải là số chín. b. Cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng) 4. Củng cố - Hệ thống nội dung bài: Nhận diện một số từ đồng âm trong giao tiếp. Phân biệt nghiã của các từ đồng âm. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Ôn bài và chuẩn bi bài sau. 24
  25. Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2019 Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Trang 58) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước. 2. Kỹ năng: - Ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Sưu tầm tranh ảnh cảnh sông nước. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: / - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc đơn xin ra nhập đội tình - 2 HS đọc đơn. nguyện đã viết tiết trước. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. Bài 1: Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Gọi HS đọc đoạn văn. - HS thảo luận cặp, trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện trình bày. - Gọi HS nêu. a) Đoạn văn tả sự thay đổi của biển theo a. Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? màu sắc của mây trời . + Tác giả quan sát vào những điểm khác + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan nhau. Khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu sát những gì và vào những thời điểm trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, nào? khi bầu trời ầm ầm giông gió. + Tác giả liên tưởng như con người, cũng + Khi quan sát biển, tác giả đã có biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc những liên tưởng thú vị như thế nào? sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng. b. Con kênh được quan sát vào thời + Quan sát vào mọi thời điểm trong điểm nào trong ngày? ngày: lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. + Tác giả nhận ra đặc điểm của con + Tác giả quan sát bằng thị giác, xúc kênh chủ yếu bằng giác quan nào? giác. + Nêu tác dụng của những liên tưởng + Giúp người đọc hình dung được cái khi quan sát và miêu tả con kênh? nóng dữ dội làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn đối với 25
  26. người đọc. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2: Dựa vào kết quả quan sát, lập dàn - Cho HS quan sát tranh. ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước. - Yêu cầu HS làm bài. - HS quan sát tranh ảnh sông nước. - HS dựa vào kết quả quan sát của mình - Gọi HS trình bày. lập dàn ý bài văn tả cảnh sông nước. - HS nối tiếp trình bày. 1. Mở bài: Giới thiệu con sông. 2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. + Mặt nước sông khi có gió nhẹ khi có giông bão. + Thuyền bè trên sông. + Hai bên bờ sông, bãi cát, bãi ngô, nhà cửa. + Dòng sông Lô với đời sống của nhân dân. 3. Kết bài: Ích lợi của sông và cảm nhận - GV nhận xét, khen ngợi HS có dàn của con người bên sông. bài tốt. - Lớp nhận xét - bổ sung. 4. Củng cố - Hệ thống nội dung: Học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước. Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị bài sau. 26
  27. Toán LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 31) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết so sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số. Giải bài toán có liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 2. Kỹ năng: Làm bài tập nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II . Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ BT 3 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra VBT của HS. - Nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài. Bài 1: Viết các phân số sau theo thứ tự từ - Gọi HS nêu yêu cầu. bé đến lớn. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm nháp – 2 HS lên làm bảng. 18 28 31 32 a) 35 35 35 35 1 2 3 5 - GV nhận xét, chữa bài. b) < < < 12 3 4 6 - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 2: Tính - Gọi HS nhắc lại qui tắc cộng, trừ, - 2 HS nêu. nhân, chia, phân số. - HS làm vào nháp, 4 HS lên bảng chữa bài. 3 2 5 9 8 5 22 11 a) 4 3 12 12 12 6 7 b) - 7 - 7 = 28 14 7 = 7 8 16 32 32 32 3 2 5 3 2 5 6 1 c) = 5 7 6 5 7 6 42 7 15 3 3 15 8 3 d) : 16 8 4 16 3 4 - GV nhận xét, chữa bài. 15 8 3 15 8 15 = 16 3 4 8 2 4 8 - Gọi HS đọc bài toán. Bài 3: (31) - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, - 1 HS đọc. cách giải bài toán. - HS nêu. Tóm tắt Diện tích cả khu : 5 ha 27
  28. 3 Diện tích hồ : diện tích khu đất 10 - Yêu cầu HS làm bài. Diện tích hồ : m2 ? - HS làm nháp. 1 HS giải bài trên bảng phụ. Bài giải - GV nhận xét. Chữa bài. 5 ha = 50000 m2 3 Diện tích hồ nước là : 5000 = 15000m2 10 Đáp số : 15000m2 - Gọi HS đọc bài toán. Bài 4: (31) - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, - 1 HS đọc. cách giải bài toán. - HS nêu. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở. ? tuổi Tuổi bố 30 tuổi Tuổi con ? tuổi Bài giải - GV nhận xét, chữa bài. Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 1 = 3 (phần) Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi) Tuổi bố là: 10 + 30 = 40 ( tuổi) Đáp số: Con 10 tuổi. Bố 40 tuổi. 4. Củng cố - GV hệ thống nội dung: So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số. Giải bài toán có liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài chuản bị bài mới. 28
  29. Địa lý ĐẤT VÀ RỪNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn, biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống con người. 2. Kỹ năng: Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít đất phù sa rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặt. 3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ địa lý tự nhiên. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: + Biển có vai trò gì đối với sản xuất - 2 HS nêu. và đời sống của nhân dân? - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Làm việc theo cặp 1. Các loại đất chính của nước ta. - Yêu cầu HS đọc SGK - thảo luận. - HS đọc SGK, trao đổi theo cặp. - GV treo bản đồ. - HS chỉ trên bản đồ và nêu được: + Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại + Đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng đất chính phe-ra-lít và đất phù sa? nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi. + Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng. + Đất có phải là tài nguyên vô hạn + Đất không phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết luận gì mà là tài nguyên có hạn vì vậy sử dụng về việc sử dụng và khai thác đất? đất phải hợp lý. + Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, + Nếu chỉ sử dụng đất mà không cải tạo bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất đất thì đất sẽ bạc mầu, xói mòn, nhiễm tác hại gì? phèn, nhiễm mặn. + Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ + Các biện pháp cải tạo đất: đất mà em biết? - Bón phân hữu cơ, phân vi sinh trong trồng trọt. - Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi, núi để tránh đất bị xói mòn. - Thau chua rửa mặn ở các vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. - Đóng cọc, đắp đê để giữ đất không bị xói mòn, sạt lở. 29
  30. 3.3: Thảo luận nhóm. 2. Rừng ở nước ta - Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận - - HS đọc SGK, thảo luận nhóm 4. phát biểu. - Đại diện nhóm trình bày. - Cho HS chỉ vùng phân bố của rừng - HS chỉ trên lược đồ. nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ. + Nêu đặc điểm của rừng nhiệt đới và - Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yêu rừng ngập mặn? trên vùng đồi. - Rừng ngập mặn thường thấy ở những nơi đất thấp ven biển, có thuỷ triều, hàng ngày dâng ngập nước. + Rừng nước ta bị tàn phá như thế - Tàn phá nhiều, tình trạng khai thác rừng nào? bừa bãi, đốt rừng làm rẫy, cháy rừng Làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và môi trường sống của con người. + Để bảo vệ rừng Nhà nước và người + Khuyến khích trồng rừng, bảo vệ, khai dân phải làm gì? thác hợp lý. 4. Củng cố - Gọi HS đọc phần bài học. * Tích hợp SDNLTK&HQ: Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng? - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị bài ôn tập. 30
  31. Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 6 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được ưu, nhược điểm trong tuần. - Giáo dục HS ý thức tự giác thực hiện nội quy của trường lớp đề ra. II. Tiến hành: 1. GV nhận xét ưu, nhược điểm trong tuần: * Ưu điểm: - Thực hiện nền nếp do nhà trường, liên đội và lớp tương đối tốt. - Học tập: Đa số đã có ý thức học tập, về nhà có học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Trang phục đúng quy định. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Các hoạt động khác : Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ, các hoạt động giữa giờ. + Tuyên dương: . * Nhược điểm: - Một số em còn chưa chú ý trong giờ học: - Chữ viết chưa đẹp: II. Phương hướng tuần sau: - Đôn đốc học sinh thực hiện tốt nền nếp quy định. - Nghiêm túc học bài và làm bài theo yêu cầu. - Tích cực rèn chữ viết cho học sinh. - Nhắc nhở học sinh chấp hành tốt an toàn giao thông. Kĩ năng sống Chủ đề 2 KĨ NĂNG ÚNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG (T1) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Làm và hiểu được nội dung bài tập 1,2,4 & Ghi nhớ 2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh có kĩ năng ứng phó với căng thẳng. 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh có ý thức ứng phó căng thẳng tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Vở bài tập thực hành KNS lớp 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 3.1. HĐ 1: Xử lí tình huống. Bài tập 1: Những tình huống gây căng thẳng. 31
  32. - Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Giáo viên chốt kiến thức:Trong cuộc sống hàng ngày luôn tồn tại tình huống gây căng thẳng, tác động đến con người. Bài tập 2: Tâm trạng khi căng thẳng. - Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Giáo viên chốt kiến thức: Khi bị căng thẳng gây cho con người phần lớn cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. 3.2 HĐ2: Giải quyết tình huống. Bài tập 4: Những cách ứng phó tích cực và tieu cưch khi căng thẳng. - Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Giáo viên chốt kiến thức: Khi gặp tình huống gây căng thẳng chúng ta cần biết ứng phó một cách tích cực, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân. * Ghi nhớ: ( Trang 11) IV.CỦNG CỐ- DẶN DÒ ? Chúng ta vừa học kĩ năng gì? - Về chuẩn bị bài tập tiếp theo. Luyện Tiếng Việt: TIẾT 2 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Tiếng Việt) Luyện Toán: TIẾT 2 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Toán) 32
  33. Luyện viết: BÀI 5: ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP – VỊ TƯỚNG LỪNG DANH (Vở luỵên viết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Viết đúng tốc độ, mẫu chữ, cỡ chữ. 2. Kĩ năng: Nhìn chép bài văn, viết sạch đẹp. 3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Vở luyện viết (vở in) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HS hát. 2. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của HS. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Nội dung bài: a, Hướng dẫn HS nghe viết. - Đọc toàn bài - Lắng nghe - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn cần viết. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Nội dung của bài nói lên điều gì? - Trả lời: Kể về nhà chính trị gia và tướng lĩnh quan sự nổi bật, kiệt xuất trong lịch sử việt Nam – Đại tướng Võ Nguyên Giáp. - Yêu cầu HS tìm những từ khó, dễ lẫn - HS tìm từ dễ lẫn: chính trị gia, tướng khi viết. lĩnh , kiệt xuất - Yêu cầu HS viết. - Đọc cho HS soát lỗi. - Nhìn-viết bài vào vở. - Nhận xét bài viết của học sinh (Chú ý - HS soát lỗi những em viết chậm, chữ viết chưa đẹp) - Nghe 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - Luyện chữ viết nhiều cho đẹp. 33
  34. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM Kính gửi: Ban chấp hành chữ thập đỏ Tên em là: Học sinh lớp 5A trường Tiểu học: Sau khi được nghe về hoạt động của đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam Hội chữ thập đỏ của phường, em thấy hoạt động của đội rất có ý nghĩa và thiết thực. Em tự mình có thể tham gia hoạt động của đội. Để giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được gia nhập đội tình nguyện, góp phần nhỏ bé làm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân. Em xin hứa tôn trọng nội quy và tham gia tích cực mọi hoạt động của Đội. Em xin chân thành cảm ơn ! Người làm đơn kí Chính tả Ê-MI-LI, CON I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhớ lại và viết đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ. 2. Kỹ năng: Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ. 3. Thái độ: Chăm chỉ luyện viết. 34
  35. II. Đồ dùng dạy - học: - GV : Bảng phụ BT 3 III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2 Kiểm tra bài cũ: - Nêu qui tắc đánh dấu thanh ở các - 2 HS nêu. tiếng có nguyên âm đôi uô, ua? - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn viết chính tả. - Gọi HS đọc bài thơ - Trao đổi về nội - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ. dung đoạn thơ. + Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì + Chú dặn bé Ê-mi-li về nói với mẹ khi từ biệt? rằng : Cha đi vui xin mẹ đừng buồn - Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm những từ khó dễ lẫn - HS tìm và nêu: Ê-mi-li, ngọn lửa, nói giùm, Oa-sinh-tơn, hoàng hôn, sáng loà. - Cho HS viết từ khó - nhận xét. - HS viết viết bảng con. - Gọi HS nêu cách trình bày. - 1 HS nêu cách trình bày. - Yêu cầu HS viết bài. - HS viết bài vào vở. - HS đổi vở cho nhau soát lại bài. - GV thu 6 bài, nhận xét. - 6 HS nộp vở. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 2: Tìm tiếng có ưa hoặc ươ - Yêu cầu HS tìm những tiếng có ưa, - HS đọc thầm, dùng bút chì gạch dưới ươ. các tiếng chứa vần ưa, ươ. - Gọi HS nêu kết quả. - HS trình bày. * Lời giải: Các tiếng có chứa: ưa, ươ, - Gọi HS nhận xét cách ghi dấu thanh . lưa thưa, mưa, giữa, tưởng, nước, ngược - HS nêu qui tắc. + Tiếng không có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. + Tiếng có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3: Điền vào chỗ chấm tiếng có chứa ưa hoặc ươ. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm - HS trao đổi cặp, làm bài vào VBT. 1 bài. cặp làm bài trên bảng phụ. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - Đại diện trình bày. - GV giúp HS hiểu nghĩa các thành * Lời giải: ước, mười, nước, lửa. ngữ. - HS nghe. 35
  36. - Gọi HS đọc các thành ngữ đã điền. - 2 HS đọc. 4. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống nội dung : Nhớ lại và viết đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ. Làm đúng các bài tập. - Nhận xét tiết học. - Về luyện viết lại bài. Đạo đức CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Trong cuộc sống con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống 2. Kỹ năng: Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình để đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. *KNS: Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. 3. Thái độ: Cảm phục những tấm gương có ý chí. Có ý thức rèn luyện bản thân tích cực học tập tốt. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu học tập cho hoạt động 2. - HS: Sưu tầm về tấm gương vượt khó của địa phương III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS nêu. - Gọi HS nêu ghi nhớ của T1. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Làm việc theo nhóm 1. Làm bài tập - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 - HS lắng nghe. - Hướng dẫn : Nêu những tấm gương, hoàn cảnh của các tấm gương, khó khăn của bản thân, khó khăn của gia đình, khó khăn khác. - Yêu cầu HS trao đổi. - HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. - Lớp trao đổi, nhận xét. * KNS: Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên. 36
  37. - GV nhận xét. Bổ sung. - Yêu cầu HS liên hệ với các bạn - HS liên hệ. trong lớp. + Khi gặp khó khăn trong học tập bạn + Các bạn đã khắc phục những khó khăn đó đã làm gì? của mình không ngừng học tập và vươn + Thế nào là vượt khó khăn trong lên. + Là biết khắc phục khó khăn tiếp phấn cuộc sống và học tập? đấu phấn đấu và học tập không chịu lùi + Vượt khó khăn trong cuộc sống và bước để đạt kết quả tốt. học tập sẽ giúp ta điều gì? + Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học - GV kể cho HS nghe 1 câu chuyện tập và được mọi người yêu mến và cảm về tấm gương vượt khó. phục. *Tích hợp TGĐĐHCM: Bác Hồ là một tấm gương lớn về ý - HS lắng nghe. chí và nghị lực. Qua bài học, rèn luyện cho HS phẩm chất, ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ. 3.2: Tự liên hệ bài tập 4 - Gọi đại diện nhóm trình bày. 2. Tự liên hệ - Yêu cầu HS tự phân tích những khó - HS tự liên hệ bản thân mình có khó khăn của bản thân. khăn gì? *KN: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - Tổ chức HS trao đổi nhóm. - GV phát phiếu cho các nhóm, yêu - HS trao đổi trong nhóm. cầu trao đổi trong nhóm chọn bạn có - Mỗi nhóm chọn 1- 2 bạn có hoàn cảnh nhiều khó khăn hơn viết vào phiếu. khó khăn hơn ghi vào phiếu. - GV nhận xét, kết luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Lớp trao đổi đưa ra biện pháp giúp bạn. 3.3: Làm việc theo nhóm 3. Trò chơi đúng sai: - GV hướng dẫn cách chơi. - GV nêu lần lượt các câu hỏi. - HS giơ bảng ghi đúng sai. - Nhận xét, chốt đáp án đúng. * Đáp án : 1 - Đ 4 - Đ 2 - Đ 5 - S 3 - S 6 - Đ 4. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống nội dung: Cần thực hiện kế hoạch vượt qua những khó khăn của bản thân. - GV nhận xét giờ học. - Về ôn bài, chuẩn bị bài sau. 37
  38. Lịch sử QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu. Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài do lòng yêu nước thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước. 2. Kỹ năng: Trình bày được các mốc lịch sử đi tìm đường cứu nước của Bác. 3. Thái độ: Kính trọng, khâm phụ và biết ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Chân dung Nguyễn Tất Thành III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: + Vì sao phong trào Đông Du thất - HS hát. bại? - GV nhận xét. - 2 HS nêu. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Thảo luận nhóm. 1. Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành - Yêu cầu HS thảo luận , chia sẻ với - HS trao đổi - phát biểu. bạn những hiểu biết về Nguyễn Tất Thành. + Nguyễn Tất Thành sinh năm nào + Sinh ngày 19/5/1890 và mất năm nào? Mất ngày 2/9/1969 + Ông sinh ra và lớn lên ở đâu? + Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. - GV giới thiệu thêm về cha mẹ của - HS lắng nghe. Bác. 2. Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn 3.3: Cá nhân Tất Thành - HS đọc SGK - suy nghĩ - phát biểu. - Yêu cầu HS đọc SGK - phát biểu. + Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước + Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? ngoài để tìm đường cứu nước phù hợp. 3. Ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước 3.4: Thảo luận nhóm. - HS đọc SGK - phát biểu. + Người biết trước ở nước ngoài rất mạo + Hãy nêu những khó khăn của hiểm nhất là những lúc ốm đau, lại không Nguyễn Tất Thành khi dự định đi có tiền. nước ngoài? + Người rủ Tư Lê bạn thân cùng đi. Tư Lê 38
  39. + Người đã định hướng giải quyết không đủ can đảm đi. Người quyết tâm đi khó khăn đó như thế nào? và làm bất cứ việc gì để sống, người nhận cả việc phụ bếp, một công việc nặng nhọc và nguy hiểm để được đi ra nước ngoài. + Người dũng cảm sẵn sàng đương đầu với những khó khăn. + Người có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc. 4. Củng cố - dặn dò: + Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu? Trên con tàu nào? thời gian nào? - GV giảng: Sau khi rời cảng nhà rồng, từ năm 1911 đến năm 1917 - Bác đã bôn ba nhiều năm ở Pháp, Anh, Đức, Châu Phi, Châu Mĩ làm nhiều nghề như làm vườn quét tuyết, phục vụ khách sạn - Nhận xét giờ học. - Về ôn bài và chuẩn bị bài sau. 39