Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019

doc 31 trang Hùng Thuận 27/05/2022 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_11_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019

  1. TUẦN 11 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP (Trang 52) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết : Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất. So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính, giải toán với số thập phân. 3. Thái độ: Tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu bài tập 2, bảng phụ BT4. III. Hoạt đông dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS làm bài 3 ý b, d (52) - 2 HS lên bảng làm. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Tính - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS lên bảng làm. Lớp làm nháp. - Yêu cầu HS làm bài. a) 15,32 + 41,69 + 8,44 = 65,45 b) 27,05 + 9,38 + 11,23 = 47,66 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS thực hiện. Lớp theo dõi. - Gọi HS thực hiện ý a. a. 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + (6,03 + 3,97) = 4,68 + 10 = 14,68 - HS trao đổi cặp làm bài vào nháp. 3 cặp - Yêu cầu HS trao đổi cặp, làm bài. làm bài trên phiếu. (Tổ 1 ý b. Tổ 23 ý c. Tổ 3 ý d) b. 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 - GV nhận xét, chữa bài. = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2) = 10 + 8,6 = 18,6 c. 3,49 + 5,7 + 1,51 = (3,49 + 1,51 ) + 5,7 = 5 + 5,7 = 10,7 d. 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5) = 11 + 8 = 19 1
  2. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 3 : > 8,9 5,7 + 8,8 = 14,5 7,56 0,08 + 0,4 - Gọi HS giải thích cách làm. - 2 HS giải thích. Bài 4: (52) - Gọi HS đọc bài toán. - 2 HS đọc. - Gọi HS nêu giữ kiện, tóm tắt, - HS nêu. cách giải bài toán. Tóm tắt Ngày thứ nhất dệt : 28,4 m Ngày thứ hai hơn ngày 1 : 2,2 m ? m Ngày thứ ba hơn ngày hai : 1,5 m - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở - 1 HS làm bài vào bảng phụ. - GV thu vở nhận xét, chữa bài. Bài giải Ngày thứ hai dệt được số mét vải là: 28,4 + 2,2 = 30,6 (m) Ngày thứ ba dệt được số mét vải là: 30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Trong ba ngày dệt được số mét vải là: 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m) Đáp số: 91,1m. 4. Củng cố - Hệ thống nội dung bài: Củng cố kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất. So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Ôn bài chuẩn bị bài mới. 2
  3. Tập đọc CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ (Trang 102) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa từ : Ban công, đỏ hồng, rủ rỉ, săm soi, cầu viện. Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc của nhân vật : Giọng bé thu hồn nhiên, nhí nhảnh ; Giọng ông hiền từ chậm rãi. 3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên làm đẹp môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi ý chính. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài Đất Cà Mau và trả - 2 HS đọc. lời các câu hỏi trong bài. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu - HS quan sát, lắng nghe. bài: (Qua tranh) 3.2: Luyện đọc. - Gọi HS đọc bài. - 1 HS khá đọc bài. - GV tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn - HS theo dõi. giọng đọc chung. - Yêu cầu HS chia đoạn. - HS chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1 từ đầu -> dưới chân + Đoạn 2 tiếp -> nhìn theo + Đoạn 3 -> Còn lại - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn (Kết hợp - 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 1 sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ: săm - 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 2 soi, cầu viện. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc theo cặp. - Các nhóm đọc. - 2 nhóm đọc bài. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS theo dõi SGK. 3.3: Tìm hiểu bài. - GV yêu cầu HS đọc thầm và TLCH - Lớp đọc thầm - trả lời câu hỏi. + Bé Thu thích ra ban công để làm + Để được ngắm nhìn cây cối nghe ông gì? giảng về từng loại cây ở ban công. * Giảng từ: Ban công, rủ rỉ. + Mỗi loài cây trên ban công nhà bé + Cây Quỳnh lá dày giữ nước, cây hoa ti Thu có đặc điểm gì nổi bật? gôn thò những cái râu ngọ nguậy. Cây hoa giấy bị vòi hoa ti gôn quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ 3
  4. hồng nhọn hoắt. + Bạn Thu chưa vui điều gì? + Bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công không phải là vườn. + Vì sao chim đậu ban công Thu + Vì Thu muốn Hằng công nhận ban muốn báo ngay cho Hằng biết? công nhà mình cũng là vườn. + Em hiểu thế nào là: “Đất lành chim + Nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim đậu, đậu”. sẽ có con người sinh sống làm ăn. + Bài văn nói với chúng ta điều gì? + Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. + Nêu nội dung chính của bài. * Nôi dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. - GV chốt lại gắn bảng phụ. - 2 HS đọc. 3.4: Luyện đọc diễn cảm. - 1 HS đọc toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn - HS luyện đọc theo cách phân vai. cảm đoạn 3 theo cách phân vai. - Gọi HS đọc. - 2 nhóm thi đọc. - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm, HS đọc tốt. 4. Củng cố - Gọi HS nêu nội dung bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Đọc bài và chuẩn bị bài sau. 4
  5. Kể chuyện NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI (Trang 107) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa chuyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên không giết hại thú rừng. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe: Phỏng đoán được kết thúc câu chuyện và nhớ được nội dung chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. 3. Thái độ: Yêu thích môn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc về - 2 HS kể. mối quan hệ con người với thiên nhiên. - HS nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: GV kể chuyện. - GV kể lần 1: - HS lắng nghe. - GV kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh. - HS nghe kết hợp quan sát tranh minh hoạ. 3.3: Hướng dẫn HS tập kể chuyện. - HS tập kể chuyện. - Yêu cầu HS tập kể từng đoạn theo - HS kể theo cặp. tranh. - Gọi HS kể chuyện trước lớp. - HS kể trước lớp. - Yêu cầu HS kể tiếp đoạn 5 của câu - HS nối tiếp nêu phỏng đoán kết thúc chuyện. câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước - Các nhóm thi kể chuyện. lớp (cho cả nhóm kể nối tiếp) - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện. + Câu chuyện giúp em điều gì? + Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên không giết hại thú rừng. - Lớp bình chọn bạn kể hay. - GV nhận xét, khen ngợi. 4. Củng cố - Gọi HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Kể lại chuyện cho người thân nghe. 5
  6. Khoa học ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Trang 42) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Phòng tránh tai nạn giao thông. 2. Kỹ năng: Vẽ tranh phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em, hoặc nhiễm HIV, AIDS, hoặc tai nạn giao thông ), vẽ tương đối đẹp. 3. Thái độ Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Giấy A4. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: + Hãy nêu các giai đoạn tuổi dậy thì? - 2 HS nêu. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Thực hành. 1. Vẽ tranh cổ động - GV chia nhóm, giao việc. - HS chia làm 3 nhóm. - Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ - HS quan sát hình vẽ và thảo luận. SGK và lựa chọn nội dung để thi vẽ - HS lựa chọn nội dung tuyên truyền để tranh. vẽ. a. Phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện. b. Xâm hại trẻ em. c. Nhiễm HIV, AIDS. d. Tai nạn giao thông. - GV phát giấy cho các nhóm. - Các nhóm thi vẽ tranh (nhóm trưởng - GV theo dõi giúp đỡ. điều khiển) 3.3: Trưng bày 2. Trưng bày sản phẩm - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Đại diện nhóm lên dán tranh và trình bày lời nói cổ động cho tranh của nhóm mình. - HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm có tranh đẹp, có lời cổ động rõ ràng. * Mỗi bức tranh là một thông điệp gửi - GV kết luận: tới người xem hãy tránh xa những việc làm xấu. 4. Củng cố - Củng cố bài học: Biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Phòng tránh tai nạn giao thông. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị bài sau. 6
  7. Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2018 Luyện từ và câu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ (Trang 104) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được khái niệm về đại từ xưng hô. 2. Kỹ năng: - Tìm được đại từ xưng hô trong đoạn văn. Biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một đoạn văn ngắn. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ BT1 (Phần nhận xét), Giấy khổ to (bài tập 3), thẻ từ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Đại từ là gì? Cho ví dụ? - 2 HS nêu. - GV nhận xét. 3. Bài mới : 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Phần nhận xét. 1. Nhận xét: - Gọi HS đọc yêu cầu 1. - 1 HS đọc. + Đoạn văn có những nhân vật nào? + Hơ Bia, cơm và thóc gạo. + Các nhân vật làm gì? + Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng. + Tìm những từ in đậm trong đoạn + chị, chúng tôi, ta, các người, chúng văn. + Những từ đó dùng để làm gì? + Dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm. + Những từ nào chỉ người nghe. + chị, các ngươi. + Từ nào chỉ người hay vật được + Chúng. nhắc tới. - GV kết luận. * Những từ in đậm trong đoạn văn gọi là đại từ xưng hô. + Đại từ xưng hô là gì? + Đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp. 7
  8. - Gọi HS đọc yêu cầu 2. - 1HS đọc. - Yêu cầu HS đọc lại lời của cơm và + Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh chị Hơ Bia. rẻ chúng tôi thế? + Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi. - Theo em cách xưng hô của mỗi + Cách xưng hô của cơm lịch sự. nhân vật ở trong đoạn văn trên thể + Cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi hiện thái độ của người nói thế nào? thường người khác. - GV kết luận. - Yêu cầu HS tìm các từ em vẫn dùng - HS thảo luận nhóm đôi. để xưng hô. - Đại diện trình bày. - GV chốt ý đúng. + Với thầy cô: Xưng hô là em, con + Với bố, mẹ : Xưng là con + Với anh, chị: Xưng là em, anh chị + Với bạn bè: Xưng là tớ, mình - Gọi HS nêu ghi nhớ. 2. Ghi nhớ: SGK (105) 3.3: Hướng dẫn HS làm bài tập. 3. Luyện tập: - HS đọc yêu cầu bài. Bài 1: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhận vật. + Tìm các đại từ xưng hô? - HS suy nghĩ phát biểu. + Các đại từ xưng hô: tôi, ta, chú em, anh. + Em có nhận xét gì về thái độ của + Thỏ xưng là ta gọi rùa là chú em. Thỏ Rùa và Thỏ. kiêu căng coi thường rùa. - Rùa tự trọng, lịch sự với thỏ. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn. - Lớp đọc thầm đoạn văn. - HS phát biểu. + Đoạn văn có những nhân vật nào? + Bồ Chao, Tu Hú, các bạn của Bồ Chao, Bồ Tác. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. - HS thảo luận theo cặp - làm VBT. - Đại diện trình bày. - GV chốt lời giải đúng. * Lời giải: Thứ tự từ cần điền: Tôi, tôi, nó, tôi, nó, chúng ta. - Gọi HS đọc lại đoạn văn đã điền. - 2 HS đọc. 4. Củng cố - Đại từ xưng hô là gì? Cho ví dụ. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài mới. 8
  9. Toán TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN (Trang 54) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết cách trừ hai số thập phân. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tính và giải toán với số thập phân. 3. Thái độ: - Tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ BT 3. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS lên bảng làm bài 2 (52 ) - 2 HS lên bảng. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS theo dõi. 3.2: HD trừ hai số thập phân. 1. Trừ hai số thập phân. - GV nêu VD1 yêu cầu HS tìm độ dài - HS nêu phép tính đoạn thẳng BC. 4,29 - 1,84 =? m 4,29m = 429cm 1,84m = 184 cm 429 - 184 245 cm - Yêu cầu HS đổi. - Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện 245 cm = 2,45 m - HS theo dõi, nhận biết. 4,29 - 1,84 2,45 - GV nêu VD2 : 45,8 - 19,26 =? - 1 HS lên đặt tính và thực hiện phép - Yêu cầu HS thực hiện. tính. 45,80 - - GV nhận xét. 19,26 26,54 3.3: Luyện tập 9
  10. Bài 1: Tính - Gọi HS đọc yêu cầu. - 3 HS lên bảng làm bài. Lớp làm nháp. - Yêu cầu HS làm bài. a, 68,4 b, 46,8 c, 50,81 - 25,7 - 9,34 - 19,256 - Nhận xét - chữa bài. 42,7 37,46 31,554 Bài 2: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS làm bài trên bảng con. - Yêu cầu HS làm bảng con. - Nhận xét - chữa bài. a, 72,1 b, 5,12 c, 69 - 30,4 - 0,68 - 7,85 41,7 4,44 61,15 - Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài 3: - HS đọc bài toán. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên - Nhận xét, chữa bài. bảng phụ. Bài giải Số kg đường lấy ra tất cả là: 10,5 + 8 = 18,5 (kg) Số kg đường còn lại trong thùng là: 28,75 - 18,5 = 10,25 (kg) Đáp số: 10,25 (kg) 4. Củng cố - Muốn trừ hai số thập phân ta làm như thế nào? 5. Dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị bài mới. Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP (Trang 54) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng trừ hai số thập phân và cách trừ một số cho một tổng nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Tự giác học bài và làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ BT 3, 4 III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 10
  11. 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu qui tắc trừ số thập phân - 1 HS nêu. - Yêu cầu HS làm bài 2 (54) - 2 HS lên bảng làm. - GV nhận xét. * Đáp án : a, 72,1 b, 5,12 - 30,4 - 0,68 41,7 4,44 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS làm bảng con. - HS làm bảng con. - GV nhận xét, chốt bài làm đúng. a, 68,72 b, 52,37 29,91 8,64 38,81 43,73 c, 75,5 d, 60 30,26 12,45 45,24 47,55 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2: Tìm x - Gọi HS nêu cách tìm x - 2 HS nêu. - Yêu cầu HS làm bài. - Lớp làm nháp - 4 HS lên bảng chữa bài. a) x + 4,32 = 8,67 x = 8,67 - 4,32 x = 4,35 b) 6,85 + x = 10,29 x = 10,29 - 6,85 x = 3,44 c) x - 3,64 = 5,86 - Nhận xét - chữa bài. x = 5,86 + 3,64 x = 9,50 d) 7,9 - x = 2,5 x = 7,9 - 2,5 x = 5,4 Bài 3: - HS nêu. - Gọi HS đọc bài toán. Tóm tắt - Yêu cầu HS nêu giữ kiện, tóm tắt, Ba quả dưa nặng : 14,5 kg cách giải bài toán. Quả thứ nhất nặng : 4,8 kg Quả thứ hai nhẹ hơn quả nhất : 1,2 kg Quả thứ ba nặng : kg? - Yêu cầu lớp làm bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS giải trên bảng phụ. Bài giải 11
  12. - GV nhận xét, chữa bài. Quả dưa thứ hai cân nặng là: 4,8 - 1,2 = 3,6 (kg) Quả dưa thứ ba cân nặng là: 14,5 - (4,8 + 3,6) = 6,1 (kg) Đáp số: 6,1 (kg) - Gọi HS nêu yêu cầu. (bảng phụ) Bài 4: a) Tính rồi so sánh giá trị của a - b - c và a - (b + c) - Yêu cầu HS trao đổi cặp, làm bài. - HS trao đổi cặp làm bài. Đại diện cặp - Nhận xét, chữa bài. lên bảng chữa. a b c a - b - c a - (b + c) 8,9 2,3 3,5 8,9 - 2,3 - 3,5 = 3,1 8,9 - (2,3 + 3,5) = 3,1 12,38 4,3 2,08 12,38 - 4,3 - 2,08 = 6 12,38 - (4,3 + 2,08) = 6 16,72 8,4 3,6 16,72 - 8,4 - 3,6 = 4,72 16,72 - (8,4 + 3,6) = 4,72 - Gọi HS nêu yêu cầu bài. b. Tính bằng 2 cách: - Gọi HS nêu cách làm. - HS nêu. - Yêu cầu HS làm bài. - 1HS lên bảng, lớp làm nháp. - Nhận xét, chữa bài. 8,3 - 1,4 - 3,6 Cách 1: 8,3 - 1,4 - 3,6 = 6,9 - 3,6 = 3,3 Cách 2: 8,3 - (1,4 + 3,6) = 8,3 - 5 = 3,3 4. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nhắc lại cách trừ hai số thập phân. - Nhận xét giờ học. - Về ôn bài, chuẩn bị bài mới. Tập đọc ÔN TẬP: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ (Trang 102) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa từ: Ban công, đỏ hồng, rủ rỉ, săm soi, cầu viện. Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. 2. Kỹ năng : Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc của nhân vật : Giọng bé thu hồn nhiên, nhí nhảnh ; Giọng ông hiền từ chậm rãi. 3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên làm đẹp môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ như SGK, bảng phụ ghi ý chính. Hình ảnh cây hoa giấy, hoa ti gôn. III. Các hoạt động dạy học: 12
  13. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài Đất Cà Mau và trả lời các câu hỏi trong bài. - GV nhận xét. - 2 HS đọc. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài: (Qua tranh) - HS quan sát, lắng nghe. 3.2: Luyện đọc. - Gọi HS đọc bài. - 1 HS khá đọc bài. - GV tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn - HS theo dõi. giọng đọc chung. - Yêu cầu HS chia đoạn. - HS chia đoạn: 3 đoạn - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn (Kết hợp + Đoạn 1 từ đầu -> dưới chân sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ : + Đoạn 2 tiếp -> nhìn theo săm soi, cầu viện. + Đoạn 3 -> Còn lại - 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 1 - 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần 2 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS theo dõi SGK. 3.3: Tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS đọc thầm và TLCH - Lớp đọc thầm - trả lời câu hỏi. + Bé Thu thích ra ban công để làm + Để được ngắm nhìn cây cối nghe ông gì? giảng về từng loại cây ở ban công. * Giảng từ: Ban công, rủ rỉ. + Mỗi loài cây trên ban công nhà bé + Cây Quỳnh lá dày giữ nước, cây hoa ti Thu có đặc điểm gì nổi bật? gôn thò những cái râu ngọ nguậy. Cây hoa giấy bị vòi hoa ti gôn quấn nhiều vòng. Cây đa Ân Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. + Bạn Thu chưa vui điều gì? + Bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công không phải là vườn. + Vì sao chim đậu ban công Thu + Vì Thu muốn Hằng công nhận ban muốn báo ngay cho Hằng biết? công nhà mình cũng là vườn. + Em hiểu thế nào là : “Đất lành chim + Nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim đậu, đậu” sẽ có con người sinh sống làm ăn. + Bài văn nói với chúng ta điều gì? + Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. + Nêu nội dung chính của bài. * Nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. - GV chốt lại gắn bảng phụ. - 2 HS đọc. 3.4: Luyện đọc diễn cảm. 13
  14. - 1 HS đọc toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn - HS luyện đọc theo cách phân vai. cảm đoạn 3 theo cách phân vai. - Gọi HS thi đọc. - 2 nhóm thi đọc. - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm, HS đọc tốt. 4. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nêu nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Đạo đức THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được kiến thức trong các tình huống ứng xử. 2. Kỹ năng: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai 3. Thái độ: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè. II. Tài liệu và phương tiện dạy học: - GV: Phiếu ghi các tình huống. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu ghi nhớ bài: “Tình bạn” - 2 HS nêu. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Đóng vai. - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho - HS thảo luận theo nhóm, chuẩn bị các nhóm thảo luận và đóng vai các đóng vai. tình huống. - Các nhóm lên đóng vai theo tình huống đã được phân công. - GV nhận xét. + Vì sao em lại ứng xử như vậy khi - HS suy nghĩ trả lời. thấy bạn làm điều sai? - Biết quan tâm giúp nhau cùng tiến bộ. + Em nghĩ gì khi thấy các bạn khuyên + Em vui vẻ và cảm ơn sự giúp đỡ của ngăn không cho em làm điều sai trái ? bạn. 14
  15. 3.3: Thảo luận - Yêu cầu HS thảo luận nhóm. + Em cần làm gì trong tình huống sau? Bạn bị điểm kém - HS thảo luận trong nhóm đôi. Bạn có chuyện vui Bạn lôi kéo em vào những việc làm không tốt. - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét - bổ sung. - Em cần làm gì để tình bạn của chúng - HS tự liên hệ. ta mãi mãi bền chặt? - GV kết luận * Tình bạn đẹp không phải tự nhiên mà có, mỗi người chúng ta cần cố gắng vun đắp, giữ gìn. - Gọi HS nêu gương và kể những câu - HS nối tiếp nhau kể. truyện mà em biết về một tình bạn đẹp. - HS bình chọn bạn kể hay. - GV tuyên dương những HS kể hay. 4. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống nội dung thực hành. - Nhận xét tiết học. - Về ôn bài, chuẩn bị bài sau. Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH (Trang 109) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách dùng từ, cách diễn đạt trong bài văn tả cảnh của mình và của bạn khi được thầy cô chỉ rõ. 2. Kỹ năng : HS có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài văn của mình, của bạn. Nhận biết được ưu điểm, tồn tại, biết viết lại cho hay hơn. 3. Thái độ : Tự giác học bài. II. Đồ dùng dạy - học: - GV : Bảng phụ viết sẵn đề bài và một số lỗi cần chữa chung cả lớp. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 15
  16. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu dàn ý chung của bài văn tả - 2 HS nêu. cảnh. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Nhận xét về kết quả bài làm của HS. - Gọi HS đọc đề bài (bảng phụ) Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. - GV nhận xét về bài làm của HS + Ưu điểm: Đa số bài văn viết đúng thể loại, trình bày đúng bố cục bài viết, tả được ngôi trường thân yêu. - HS nghe nhận xét. + Nhược điểm: Một số bài viết sơ sài, từ ngữ dùng chưa hợp lí, bài viết mắc nhiều lỗi chính tả. 3.3: Hướng dẫn chữa bài. - GV chỉ ra các lỗi chung. - HS tự sửa lỗi - Lớp chữa nháp - 1 HS lên bảng chữa. - Lớp trao đổi tìm nguyên nhân. - GV trả bài cho HS. - HS nhận bài. - GV theo dõi HS làm việc. - HS đọc lời phê, tìm lỗi, tự sửa ra nháp. - GV đọc bài văn hay. - HS lắng nghe. - Yêu cầu HS tự chọn và viết lại. - HS tự viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn. - HS nối tiếp đọc trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố - Hệ thống nội dung bài: Nhận xét, trả bài viết tả cảnh ngôi trường. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về viết lại bài văn. Luyện Tiếng Việt TIẾT 1 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Tiếng Việt) Luyện Toán TIẾT 1 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Toán) 16
  17. Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 55) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm chắc cách cộng, trừ hai số thập phân. Tính giá trị của biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính cộng, trừ hai số thập phân. Tính giá trị của biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính. 3. Thái độ: Tự giác học bài và làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu BT 2, bảng phụ BT4. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ôn định tổ chức: Sĩ số: / - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu cách cộng trừ, hai số - HS nêu. thập phân và nhiều số thập phân. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1: Tính - Yêu cầu HS làm bài. - 3 HS lên bảng làm - Lớp làm nháp. - GV nhận xét - chốt bài đúng. a. 605,26 + 217,3 = 822, 56 b. 800,56 - 384,48 = 416,08 c. 16,39 + 5,25 - 10,3 = 21,64 - 10,3 = 11,34 Bài 2: Tìm x - Gọi HS nêu yêu cầu. - 2 HS nêu. - Gọi HS nêu cách tìm x - Lớp nháp - 2 HS làm bài trên phiếu. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. a. x - 5,2 = 1,9 + 3,8 x - 5,2 = 5,7 x = 5,7 + 5,2 x = 10,9 b. x + 2,7 = 8,7 + 4,9 x + 2,7 = 13,6 x = 13,6 - 2,7 x = 10,9 - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 3: Tinh bằng cách thuận tiện nhất 17
  18. + Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất - HS nêu. ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào nháp - 2 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, chữa bài. a. 12,45 + 6,98 + 7,55 = (12,45 + 7,55) + 6,98 = 20 + 6,98 = 26,98 b. 42,37 - 28,73 - 11,27 = 42,37 - (28,73 + 11,27) = 42,37 - 40 = 2,37 Bài 4: (55) - Gọi HS đọc bài toán. - 1HS đọc. - Yêu cầu HS nêu giữ kiện, tóm tắt, - HS nêu. cách giải bài toán. Tóm tắt Ba giờ đi : 36km Giờ thứ nhất đi : 13,25 km Giờ thứ hai đi ít hơn giờ 1 : 1,5 km Giờ thứ ba đi : km? - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở - 1 HS giải trên bảng phụ. - GV nhận xét, chưa bài. Bài giải Giờ thứ hai người đó đi được: 13,25 - 1,5 = 11,75 (km) Trong hai giờ đầu người đó đi được: 13,25 + 11,75 = 25 (km) Giờ thứ ba người đó đi được: 36 - 25 = 11 (km) Đáp số: 11 km Bài 5: (55) - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc. - Yêu cầu HS nêu giữ kiện, cách giải - HS nêu. bài toán. - Giáo viên hướng dẫn. Số thứ nhất + số thứ 2 = 4,7. Số thứ 2 + số thứ ba = 5,5. - HS theo dõi. Số thứ nhất + số thứ 2 + số thứ 3 = 8. Tìm mỗi số. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào nháp - 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét - chữa bài. Bài giải Số thứ ba là : 8 - 4,7 = 3,3 Số thứ hai là : 4,7 - 2,5 = 2,2 Số thứ nhất là : 8 - 5,5 = 2,5 Đáp số : Số thứ 1: 2,5 Số thứ 2: 2,2 Số thứ 3: 3,3 18
  19. 4. Củng cố - dặn dò: - Củng cố cách cộng, trừ hai số thập phân. Tính giá trị của biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính. - Nhận xét giờ học. - Về ôn bài, chuẩn bị bài mới. Luyện từ và câu QUAN HỆ TỪ (Trang 109) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm về quan hệ từ. Nhận biết được một số quan hệ từ trong các câu văn. Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, xác định, đặt câu. 3. Thái độ: Biết sử dụng các quan hệ từ trong nói và viết. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu BT 1, 2 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ôn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu ghi nhớ bài đại từ xưng - 2 HS nêu. hô và cho ví dụ. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Phần nhận xét. - Gọi HS đọc yêu cầu. 1. Trong mỗi ví dụ từ in đậm dùng để làm gì? - Gọi HS đọc 3 ví dụ a, b, c. - 3 HS đọc. + Từ in đậm nối các từ ngữ nào trong - HS suy nghĩ - phát biểu. câu? + Các từ in đậm trong các ví dụ trên + Được dùng để nối các từ trong câu được dùng làm gì? hoặc nối các câu với nhau. + Quan hệ từ có tác dụng gì? + Nhằm giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu - Các từ ấy được gọi là gì? hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu. - Quan hệ từ. - Gọi HS nêu yêu cầu. 2. Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây được biểu hiện bằng những cặp từ nào? - Gọi HS đọc câu a, b. - 2 HS đọc. - Yêu cầu HS tìm cặp từ quan hệ - HS trao đổi cặp, tìm cặp quan hệ từ. a. Nếu thì: Biểu thị quan hệ điều kiện - giả thiết. b. Tuy nhưng : Biểu thị quan hệ tương phản. - GV nhận xét, chốt lại rút ra ghi nhớ. 2. Ghi nhớ: ( SGK 110) 19
  20. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - 2 HS đọc ghi nhớ. 3.3: Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 1: Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng. - Gọi HS đọc câu văn a, b, c. - 3 HS đọc nối tiếp. - Yêu cầu HS làm bài. - HS trao đổi cặp, làm bài. 3 cặp làm bài trên phiếu. - Đại diện trình bày. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. * Lời giải: a. và: nối nước và hoa của: nối tiếng hót kỳ diệu với hoạ mi b. và: nối to với nặng như: nối rơi xuống với ném đá c. với: nối ngồi với ông ngoại về : nối giảng với từng loại cây - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2: Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu. - Gọi HS đọc câu văn a, b. - 2 HS đọc nối tiếp. - Yêu cầu HS làm bài trong nhóm. - HS trao đổi nhóm 4, làm bài. 2 nhóm làm bài trên phiếu. - Đại diện trình bày. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. * Lời giải: * Tích hợp GDBVMT: GD HS có ý a. Vì nên: Biểu thị quan hệ nhân quả thức BVMT. b. Tuy nhưng: Biểu thị mối quan hệ tương phản. - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, như, của. - Yêu cầu HS đặt câu. - HS tự đặt câu vào vở. - HS nối tiếp đọc câu. - Gọi HS đọc câu đã đặt. VD: Em học giỏi văn nhưng Hoa lại học - GV nhận xét khen ngợi. giỏi toán. 4. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống nội dung bài: Nắm được khái niệm về quan hệ từ. Hiểu được tác dụng của quan hệ từ trong câu, trong đoạn văn. - Nhận xét giờ học. - Về ôn bài, chuẩn bị bài sau. (Buổi chiều) Lịch sử ÔN TẬP HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858 - 1945) 20
  21. (Trang 87) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm được các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 - 1945 Nắm được ý nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử đó. 2. Kỹ năng: HS lập được bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 - 1945. 3. Thái độ: Tự hào về truyền thống lịch sử của nước ta. II. Đồ dùng day học: - GV: Bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu không khí tưng bừng của buổi lễ - 2 HS nêu. Tuyên bố độc lập 2/ 9/ 1945. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Làm việc cả lớp. - GV treo bảng thống kê. - HS theo dõi. - Yêu cầu HS nêu một số nhân vật, sự - HS nối tiếp phát biểu hoàn thiện bảng kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1858 - thống kê. 1945? + Thực dân Pháp xâm lược nước ta từ + Ngày 1/9/1858. Pháp nổ súng xâm năm nào? lược nước ta. + Nhân dân ta đã thực hiện những + Tập trung lực lượng chống Pháp, bảo nhiệm vụ gì? vệ đất nước. Nhiều phong trào nổ ra và + Phong trào chống Pháp của Trương giành nhiều thắng lợi to lớn. Định diễn ra năm nào? + Phong trào chống Pháp của Trương Định năm 1859 - 1864. + Cuộc phản công ở kinh thành Huế + Cuộc phản công ở kinh thành Huế năm nào? Do ai lãnh đạo? 5/7/1885 do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. + Phong trào Đông Du của Phan Bội + Phong trào nào được nhiều người Châu đầu thế kỷ XX biết đến? + Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường + Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra cứu nước năm nào? đi tìm đường cứu nước. + Đảng cống sản Việt Nam ra đời khi + Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt nào? Nam ra đời. + Phong trào xô viết Nghệ Tĩnh diễn + Phong trào xô viết Nghệ Tĩnh năm ra năm nào? 1930 - 1931. + Tháng tám 1945 diễn ra sự kiện gì? + Cách mạng tháng Tám thành công. + Ngày 2/9/1945 sự kiện gì đã xảy ra. + Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. + Nêu hai sự kiện lịch sử quan trọng + Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và nhất từ năm 1958 - 1945? Cách mạng tháng Tám thành công. 21
  22. + Nêu ý nghĩa của 2 sự kiện trên * Hai sự kiện đó đã làm thay đổi cục diện xã hội Việt Nam. Sau hơn tám mươi năm nô lệ nước nhà được thống nhất, đời sống nhân dân mỗi ngày một thay đổi điều này khiến nhân dân ta luôn - GV nhận xét, bổ sung. tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng. 3.3: Trò chơi: Ô chữ kì diệu. - GV phổ biến luật chơi. - HS nghe luật chơi. - Chia lớp làm 4 đội, trả lời đúng 1 câu - Các đội chơi đoán ô chữ. hàng ngang được 10 điểm, trả lời đúng - Sau khi đoán các hàng ngang HS tìm 1 câu hàng dọc 30 điểm. được ô chữ hàng dọc: Tuyên ngôn độc lập. - Kết thúc trò chơi đội nào được nhiều điểm là đội thắng cuộc. - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống nội dung ôn tập: - Nắm được các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 - 1945. Nắm được ý nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử đó. - GV nhận xét giờ học. - Về ôn bài, chuẩn bị bài sau. Khoa học TRE, MÂY, SONG (Trang 45) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết đặc điểm và công dụng của mây, tre, song. 2. Kỹ năng: Kể tên một số đồ dùng hàng ngày hàng ngày làm bằng mây, tre, song. Nêu được cách bảo quản các đồ vật dùng bằng mây, tre, song. 3. Thái độ: Yêu thích những sản phẩm làm bằng tre, mây, song. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình ảnh đồ dùng bằng tre, song, mây, Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 22
  23. 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách phòng tránh một số bệnh - 2 HS trả lời. viêm gan A, viêm não. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Làm việc với SGK. 1. Đặc điểm và công dụng của mây, tre, song. - GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc - HS đọc thông tin SGK, thảo luận thông tin SGK thảo luận nhóm hoàn nhóm hoàn thành phiếu học tập. thành bài tập. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp trao đổi nhận xét. - GV nhận xét, chốt ý đúng. + Tre: mọc đứng, thân rỗng, cao 10 - 15 m, nhiều đốt cứng, đàn hồi. Dùng làm nhà, đồ dùng gia đình. + Mây, song: cây leo, thân gỗ, dài, hình trụ. Dùng đan lát, dây buộc, đồ mĩ nghệ, làm ghế tựa 3.3: Quan sát và thảo luận. 2. Cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và - HS quan sát hình vẽ SGK trao đổi cặp nói tên từng đồ vật trong mỗi hình, xác xác định. định vật đó được làm từ vật liệu nào? - Đại diện trình bày. Hình 4: Đòn gánh, ống nước được làm từ tre. Hình 5: Bộ bàn ghế làm từ mây song. Hình 6: Các loại rổ rá được làm từ tre. Hình 7: Ghế, tủ làm từ mây song. + Em hãy kể tên một số đồ dùng được - HS phát biểu. làm bằng mây, tre, song mà em biết. + Tre: chõng tre, ghế sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn + Mây, song : làn, giỏ hoa, lạt để cạp rổ. - Gọi HS nêu cách bảo quản đồ dùng - HS nối tiếp nêu. tre, mây, song (ảnh đồ dùng bằng tre, song, mây). - GV kết luận: * Đồ dùng bằng tre không để ướt, không để mưa nắng * Đồ dùng bằng mây, song không để chỗ ẩm thấp, thường được sơn và bảo quản chống ẩm mốc 4. Củng cố - dặn dò: 23
  24. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết. * Tích hợp GDBVMT: GD HS có ý thức BVMT. - Nhận xét giờ học. - Về học bài, chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018 Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN (Trang 111) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bước đầu biết cách trình bày 1 lá đơn kiến nghị đúng quy định, nội dung. 2. Kỹ năng: Thực hành viết đơn kiến nghị có nội dung cho trước. Viết đúng hình thức, nội dung câu văn ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục. * KNS: Ra quyết định (làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường). Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. 3. Thái độ: Tích cực học tập, tự giác học bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: / - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc đoạn văn đã sửa ở tiết - 1 HS đọc. trước. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Hướng dẫn HS làm bài. - Gọi HS đọc yêu cầu. Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề (SGK) - Gọi HS đọc 2 đề bài. - 2 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận. - HS thảo luận về nội dung đơn. + Theo em tên của đơn là gì? + Đơn đề nghị / đơn kiến nghị. + Nơi nhận đơn ở đâu? + Kính gửi: Công ty cây xanh, ; uỷ ban nhân dân xã ; Công an xã, + Người viết đơn ở đây là ai? + Bác tổ trưởng dân phố hoặc bác trưởng thôn. + Em là người viết đơn tại sao + Em chỉ là người viết hộ đơn cho bác tổ không viết tên em? trưởng tổ dân phố hoặc trưởng thôn. - Phần lý do viết đơn em viết những + Phải viết đầy đủ tình hình thực tế, những gì? tác động xấu đã, đang, sẽ xảy ra đối với con người và môi trường ở đây và có hướng giải quyết. - Gọi HS nói đề bài các em đã chọn. - HS lựa chọn và nêu lý do. 24
  25. * GDBVMT: GD HS có ý thức BVMT. - GV treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu - Lớp làm vào vở. đơn. Yêu cầu HS làm bài. * KNS: Ra quyết định (làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường). Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. - Gọi HS trình bày. - HS nối tiếp đọc đơn trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi. - Lớp nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống nội dung bài: Biết cách trình bày 1 lá đơn kiến nghị đúng quy định, nội dung. - Nhận xét tiết học. - Về ôn bài, chuẩn bị bài sau. Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Trang 56) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : HS nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân số thập phân với số tự nhiên. 2. Kỹ năng : Vận dụng làm đúng bài tập, nhanh thành thạo. 3. Thái độ : Tự giác, tích cực học bài. II. Đồ dùng dạy học: - GV : Bảng phụ BT 2, 3. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ôn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS lên bảng tính a. 605,26 + 217,3 = - 2 HS lên bảng làm. b. 800,56 - 384,48 = * Đáp án: - GV nhận xét. a. 605,26 + 217,3 = 822, 56 b. 800,56 - 384,48 = 416,08 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Giới thiệu phép nhân. 1. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - GV nêu ví dụ 1. - HS nêu phép tính 1,2 3 = ? m 25
  26. - GV hướng dẫn HS đổi và thực hiện. - Đổi 1,2 m = 12 dm - Tính: 12 3 36 (dm) 36 dm = 3,6 m Vậy 1,2 3 = 3,6 m - Yêu cầu HS đặt tính và tính. - HS đặt tính và thực hiện. 1,2 3 3,6 (m) VD2: Đặt tính và tính. - Lớp làm nháp, 1 HS lên bảng. - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện. 0,46 12 92 46 5,52 - GV cùng HS, trao đổi và rút ra cách - HS nêu cách thực hiện. nhân: Thực hiện thao tác: nhân, đếm và tách. - HS nêu qui tắc. 3.3: Thực hành. - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 1: Đặt tính rồi tính. - 4 HS lên bảng làm bài. Lớp làm nháp. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét – chữa bài. a) 2,5 b) 4,18 x x 7 5 17,5 20,90 c) 0,256 d) 6,8 x x 8 15 2,048 340 68 102,0 - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống. - GV gắn bảng phụ kẻ sẵn nội dung - HS trao đổi cặp, làm bài. BT, yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nêu kết quả. - Đại diện nêu kết quả. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Thừa số 3,18 8,07 2,389 Thừa số 3 5 10 Tích 9,54 40,35 23,89 26
  27. - Gọi HS đọc bài toán. Bài 3: (56) - Yêu cầu HS nêu giữ kiện, cách giải. - 1 HS đọc. - HS nêu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Lớp làm bài vào vở, 1 HS giải bài trên bảng phụ. Bài giải - GV nhận xét, chữa bài. Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là: 42,6 4 = 170,4 (km) Đáp số: 170,4 (km) 4. Củng cố - dặn dò: - Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới. Địa lý LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN (Trang 90) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển, sự phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta. 2. Kỹ năng: Dựa vào sơ đồ, biểu đồ để trình bày cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng số liệu SGK III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy cho biết vai trò của ngành - 2 HS nêu. nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta? - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 3.2: Làm việc cả lớp. 1. Lâm nghiệp. - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu - HS đọc SGK, trả lời. hỏi. + Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt + Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng 27
  28. động gì ? và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác. - GV kết luận. - HS lắng nghe. 3.3: Làm việc theo cặp. - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và - HS quan sát bảng số liệu và thảo luận nêu nhận xét. theo cặp. + Năm 1995 diện tích rừng giảm. + Năm 2004 diện tích rừng lại tăng + Dựa vào kiến thức đã học và vốn + Từ năm 1980 - 1995 diện tích rừng bị hiểu biết em hãy giải thích vì sao có giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm giai đọan diện tích rừng giảm, có giai nương rẫy. Từ 1995 - 2004 diện tích đoạn diện tích rừng tăng? rừng tăng do nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng. 3.4: Làm việc cá nhân. 2. Ngành thuỷ sản + Hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà + Tôm, cua, ốc, cá, em biết? + Nước ta có điều kiện nào để phát + Có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, có triển ngành thuỷ sản? nhiều sông ngòi thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. + Ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở + Ở ven biển, sông hồ, vùng nào? 4. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc phần bài học. - Nhận xét giờ học. - Về ôn bài và chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 11 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được ưu, nhược điểm trong tuần. - Giáo dục HS ý thức tự giác thực hiện nội quy của trường lớp đề ra. II. Tiến hành: 1. GV nhận xét ưu, nhược điểm trong tuần: * Ưu điểm: - Thực hiện nền nếp do nhà trường, liên đội và lớp tương đối tốt. 28
  29. - Học tập: Đa số đã có ý thức học tập, về nhà có học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Trang phục đúng quy định. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Các hoạt động khác: Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ, các hoạt động giữa giờ. + Tuyên dương : . * Nhược điểm: - Một số em còn chưa chú ý trong giờ học: II. Phương hướng tuần sau: - Phát huy các ưu điểm, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Thực hiện nghiêm túc nền nếp quy định. - Nghiêm túc học bài và làm bài theo yêu cầu. - Cùng các lớp hoàn thành báo ảnh, tập văn nghệ. - Thi đua học tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt: TIẾT 2 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Tiếng Việt) Luyện viết: BÀI 10: PHONG TỤC TẾT CỔ TRUYỀN CỦA ĐỒNG BÀO GIÁY (Vở luỵên viết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Viết đúng tốc độ, mẫu chữ, cỡ chữ. 2. Kĩ năng: Nhìn chép bài văn, viết sạch đẹp. 3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Vở luyện viết (vở in) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HS hát. 2. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của HS. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Nội dung bài: a, Hướng dẫn HS nghe viết. - Đọc toàn bài - Lắng nghe 29
  30. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn cần viết. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Nội dung của bài nói lên điều gì? - Trả lời: Phong tục Tết cổ truyền và những công việc để chuẩn bị cho Tết của người Giáy. - Yêu cầu HS tìm những từ khó, dễ lẫn - HS tìm từ dễ lẫn: pha trà, Giáy, khi viết. - Yêu cầu HS viết. - Nhìn-viết bài vào vở. - Đọc cho HS soát lỗi. - HS soát lỗi - Nhận xét bài viết của học sinh (Chú ý - Nghe những em viết chậm, chữ viết chưa đẹp) 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - HS ghi nhớ - Về luyện chữ viết nhiều cho đẹp. Luyện toán: TIẾT 2 (Bài tập củng cố kiến thức, kỹ năng và các đề kiểm tra Toán) Chính tả : (Nghe - viết) LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 103) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nghe - viết chính tả một đoạn trong bài : Luật Bảo vệ môi trường. Ôn lại cách viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đều l/n hoặc âm cuối n/ng. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết. Phân biết chính xác n/l, n/ng 3. Thái độ: Rèn chữ viết đẹp đúng tốc độ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Thẻ ghi các chữ: lắm/ nắm, nấm/ lấm, lương/ nương: nửa/ lửa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: - HĐTQ làm việc. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài viết giữa HK 1. - HS lắng nghe. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài. - HS theo dõi. 3.2: Hướng dẫn nghe - viết. - GV đọc bài viết. - HS lắng nghe. - Gọi HS đọc lại. - HS đọc bài. + Điều 3, khoản 3 trong luật bảo vệ + Nói về hoạt động bảo vệ môi trường 30
  31. rừng có nội dùng gì? giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường. - Hướng dẫn HS viết từ khó. - HS viết từ khó. - GV đọc bài viết. - HS nghe, viết bài vào vở. - GV chấm bài - nhận xét. - HS soát lỗi. 3.3: Luyện tập Bài 2: (104) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc. - GV chia nhóm, giao việc. - Yêu cầu HS bốc thăm thi tìm từ. - 4 nhóm cử đại diện lên bảng thi tìm từ. - Gọi HS trình bày. - Đại diện trình bày. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Lắm - nắm Lấm - nấm Lương - nương Lửa - nửa Thích lắm Lấm tấm Lương thiện Đốt lửa Cơm nắm Cái nấm Nương rẫy Một nửa Lắm lời Nấm rơm Lương tâm Ngọn lửa Nắm tay Lấm bùn Vạt nương Nửa vời Lắm điều Nấm đất Lương thực Lửa đạn Nắm cơm Lấm mực Cô nương Nửa đời Nắm tóc Nấm đầu Lương bổng Nửa đường - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Bài 3: Thi tìm nhanh - Tổ chức trò chơi thi tìm từ láy âm - Mỗi tổ cử 1 HS thi. đầu. VD : na ná, nai nịt, nài nỉ, nao nao, náo nức, não nề, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót, no nê, năng nổ, nao núng, nỉ non, nằng nặc. - Nhận xét - khen ngợi HS tìm nhanh, đúng từ. 4. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống nội dung bài: Nghe - viết chính tả một đoạn trong bài: Luật Bảo vệ môi trường. Ôn lại cách viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đều l/n hoặc âm cuối n/ng. - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Về nhà luyện viết lại bài. 31