Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 50: Cửa sông

doc 3 trang Hùng Thuận 27/05/2022 3980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 50: Cửa sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tiet_50_cua_song.doc

Nội dung text: Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 50: Cửa sông

  1. GV dạy: Lớp dạy: Ngày dạy: Tập đọc: Tiết 50 CỬA SÔNG. SGK/74, 75 - TGDK : 35 phút . A/ Mục tiêu : - Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó. - Hiểu ý chính: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ). B/ Đồ dùng dạy học : SGK, phiếu học tập. C/ Các hoạt động dạy học : 1. Bài mới : GV GTB, nêu mục tiêu tiết học. HS nêu cách thực hiện mục tiêu. NX. Hoạt động 1 : Luyện đọc * Mục tiêu: HS đọc đúng, rành mạch, lưu loát bài thơ. * Tiến hành: - 1hs đọc bài thơ. NX - HS chia đoạn nhanh (6 khổ thơ). - HS đọc nối tiếp trong nhóm, kết hợp sửa sai lẫn nhau và giải nghĩa từ. - GV nghiệm thu vài nhóm. Các nhóm khác báo cáo kết quả. - HS đọc phần chú giải. - 6HS đọc nối tiếp lại bài (đọc mời). NX. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài * Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 SGK và hiểu ý chính của bài thơ. * Tiến hành: - HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK cá nhân, chia sẻ với bạn và thống nhất trong nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng. Câu 1 (HS đọc thầm khổ 1 và trả lời): Từ ngữ : Là cửa, nhưng không then, khóa/ Cũng không khép lại bao giờ. Cách nói đó rất đặc biệt – cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường – không có then, có khóa. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất quen thuộc. Câu 2 (HS đọc thầm khổ 2, 3, 4, 5 và trả lời/ mỗi nhóm trình bày 1 khổ) : Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ ; nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất ; nơi tiễn đưa người ra khơi . Câu 3 (HS đọc thầm khổ 6 và trả lời) : + Những hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ : Dù giáp mặt cùng biển rộng , Cửa sông chẳng dứt cội nguồn/ Lá xanh mỗi lần trôi xuống/ Bỗng nhớ một vùng núi non + Phép nhân hóa giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn. (Đây cũng chính là nội dung của bài thơ)
  2. Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm/ Học thuộc lòng. * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó. - GV hướng dẫn hs đọc toàn bài. - 6 học sinh đọc nối tiếp bài thơ. - HS TLN cách đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3. Trình bày, NX. (Tìm chỗ nhấn giọng, ngắt nghỉ) - GV phát phiếu, HS dùng bút chì xác định vào SGK, luyện đọc, thi đọc. NX, bình chọn. Nơi cá đối / vào đẻ trứng// Nơi tôm rảo / đến búng càng// Cần câu / uốn cong lưỡi sóng// Thuyền ai / lấp lóa đêm trăng.// Nơi con tàu / chào mặt đất// Còi ngân lên / khúc giã từ// Cửa sông / tiễn người ra biển// Mây trắng / lành như phong thư.// - Học sinh luyện học thuộc lòng, thi đọc - nhận xét, tuyên dương. 2. Củng cố- dặn dò - Qua hình ảnh cửa sông, em học được điều gì? - Em và mọi người cần làm gì để gìn giữ những cửa sông? * GDBVMT: GD HS ý thức biết quý trọng và BVMT thiên nhiên. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò - Nhận xét tiết học . D. Bổ sung:
  3. Nơi cá đối / vào đẻ trứng// Nơi tôm rảo / đến búng càng// Cần câu / uốn cong lưỡi sóng// Thuyền ai / lấp lóa đêm trăng.// Nơi con tàu / chào mặt đất// Còi ngân lên / khúc giã từ// Cửa sông / tiễn người ra biển// Mây trắng / lành như phong thư.//