Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tổng hợp kiến thức cả năm

doc 21 trang Hùng Thuận 27/05/2022 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tổng hợp kiến thức cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tong_hop_kien_thuc_ca_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tổng hợp kiến thức cả năm

  1. TỔNG HỢP KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 So sánh, nhân hóa 1.Câu văn nói về mùa thu “Những giọt mưa thu cũng dịu dàng , se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô.”có sư dụng biện pháp nghệ thuật nào ? a. Nhân hóa. b, So sánh. c, Cả nhân hóa và so sánh. 2. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “ Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp.” a. so sánh b. nhân hóa c. Cả 2 ý trên Từ đơn, từ ghép , từ láy 1.Xếp các từ trong câu sau thành 3 nhóm: từ đơn, từ ghép, từ láy. Thời gian / như / lắng đọng / khi / ông / mãi / lặng yên / đọc / đi / đọc / lại / những / dòng / chữ / nguệch ngoạc / của / con / mình. 2.Tìm: a) Các từ láy, từ ghép tổng hợp có tiếng “lặng”. b) Ba từ ghép phân loại có tiếng “lặng”. 3. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy. a. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc. b. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn , no nê, hăng hắc. c. rậm rạp, lạ lung, nồng nàn, hăng hắc, no nê. 4. Các từ xanh tươi, hoa quả, đậm nhạt, tươi đẹp thuộc kiểu cấu tạo gì? a. Từ ghép có nghĩa tổng hợp. b. Từ ghép có nghĩa phân loại. c. Từ láy. 5. Cho các từ sau: Nhanh nhẹn, bàn ghế, bàn bạc, quần áo, ghế đẩu, phẳng lặng, chen chúc, nhà cửa, nhà sàn, đường sá, trắng hồng, quần bò, áo rét, xinh đẹp, hình dạng, mộc mạc. Em tìm và xếp các từ in nghiêng ở trên theo từng nhóm: - Từ ghép phân loại - Từ ghép tổng hợp - Từ láy 6. Tìm các từ láy trong đoạn văn sau và xếp chúng thành từng loại. Cây nhút nhát
  2. Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô xào xạc lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co cúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì thật. 7.Tìm và phân loại các từ láy có trong đoạn thơ sau của Tố Hữu Bầm ơi có rét không bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. 8.Tìm các danh từ, động từ, tính từ, đại từ, từ láy trong đoạn văn sau: Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, củng trẻ trung, cũng phơi phới. Từ loại Danh từ: Danh từ là từ chỉ sự vật Động từ:Là từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật Tính từ:Là từ miêu tả đặc điểm ,tính chất của sự vật ,hoạt động, trạng thái 1. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào? a. Tính từ b. danh từ c. Động từ 2. Các từ được gạch dưới trong câu sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ, hay quan hệ từ? Mẹ Tê-rê-sa đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai phải chết trong nỗi đơn côi, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một mình trong những bất hạnh của đời mình. . . . 3. Từ hay trong các câu sau là tính từ, động từ, hay quan hệ từ? a) Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi. b) Cô bé hát rất hay. c) Cô bé mới hay tin ông cụ đã qua đời. 4. Tìm 3 danh từ có tiếng “nỗi”, 3 danh từ hay động từ có tiếng”niềm” (ví dụ: niềm vui)
  3. 5. Từ khó khăn , mong muốn trong trong các câu sau là danh từ hay động từ? a, Trong cuộc sống khó khăn chúng ta luôn được một ai đó giúp đỡ. Chúng ta cũng luôn sẵn lòng giúp đỡ những ai gặp khó khăn. b, Và luôn có một ai đó, quanh đây, đang mong muốn được ta dắt dìu. Chúng ta cần hiểu rõ những mong muốn của mọi người sống quanh ta 6. Chia các từ sau thành 3 nhóm : danh từ, đông từ, tính từ. biết ơn, lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều,trao tặng, sự trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi. 7.Đặt 3 câu có ba từ con đồng âm là danh từ, tính từ, đại từ. 8. Đặt hai câu có từ nhỏ đồng âm là danh từ, động từ. . 9. Các đại từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ ? Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn nhớ mãi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ 10. Từ ý chí thuộc từ loại nào? a. Tính từ b. động từ c. Danh từ 11. Đặt 2 câu có từ sơn là từ đồng âm, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ.
  4. 12. Trong câu “Hễ có cơ hội là sẵn sàng khoác ngay cái ba lô to vật vã lên lưng, đi.”, từ cơ hội thuộc loại từ nào ? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 13. Từ lời khuyên thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 14. Các từ được gạch chân dưới đây thuộc từ loại nào? Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. 15. Xác định từ loại của từ anh hùng trong các câu sau: a. Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ! b. Con đã có một hành động thật anh hùng, con trai ạ! 16. Xếp các từ được gạch dưới trong hai câu sau vào nhóm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ. Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quầ áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. 17. Từ kén trong các câu sau là danh từ, động từ hay tính từ ? a. Công chúa đang kén phò mã. . b. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. . c. Tính nó kén lắm. . Cấu tạo của câu A) CÂU ĐƠN I)Câu kể : Dùng để kể, tả hay giới thiệu sự vật , sự việc; hay nói lên tâm tư tình cảm Câu kể gồm 3 loại: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? 1. Câu sau thuộc kiểu câu gì? Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. a, Câu kể Ai là gì? b, Câu kể Ai làm gì? c, Câu kể Ai thế nào? 2. Câu “Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.” thuộc kiểu câu gì? a, Câu kể Ai là gì? b, Câu kể Ai làm gì? c, Câu kể Ai thế nào? 3. Câu “ Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!” thuộc kiểu câu gì? a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến
  5. 4. Tìm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu Ai làm gì ? ( 1) hay Ai thế nào? (2) Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ Tôm – mi. Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không nói lời nào. Bố Tôm – mi cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. 5. Câu “ Ngoài ra, Guôn-đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí khoa học.” thuộc kiểu câu gì? a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai làm gì? c. Câu kể Ai thế nào? 6. Câu sau đây thuộc loại câu gì? Cô làm cho tôi trở thành người có trách nhiệm. a. Câu kể Ai làm gì ? b. Câu kể Ai là gì ? c. Câu kể Ai thế nào ? 7. Câu “ Chỉ khác là quả thị màu vàng.” thuộc kiểu câu Ai là gì ? hay kiểu câu Ai thế nào ? 8. Câu sau đây thuộc kiểu câu gì ? “Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.” a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai làm gì? c. Câu kể Ai thế nào? 9. Trong câu “Tôi bây giờ vẫn là một đứa trẻ thích xê dịch.” thuộc kiểu câu gì ? a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai làm gì? c. Câu kể Ai thế nào? 10. Chủ ngữ trong câu sau là gì? Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. a, Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà b, Bầu trời ngoài cửa sổ c, Bé Hà. 11. Chủ ngữ trong câu “ Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.” là gì? a. Đoạn đường b. Đoạn đường dành cho dân bản tôi. c. Đoạn đường dành cho dân bản tôi đi về. 12. Chủ ngữ trong câu sau là gì? Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường. a. Cuộc đời. b. Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ.
  6. c. Xti-phen Guôn – đơ . 13. Có những quan hệ từ nào trong câu sau? Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường. a. của, về. b. của, là, về. c. của, là, về, một 14. Chủ ngữ trong câu “ Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.” là gì? a. Đằng sau b. Đằng sau những câu đơn giản. c. Những câu đơn giản. 15. Chủ ngữ trong câu “ Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.” Là gì? a. Màu đỏ. b. Màu đỏ của hoa đỗ quyên. c. Hoa đỗ quyên 16. Chủ ngữ trong câu sau là gì? “ Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng” a. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt. b. Hương từ đây c. Hương. 17.Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu sau: a) Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng. b) Bằng một giọng chân tình, cô giáo khuyên chúng em cố gắng học tập. 18.Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu sau: a) Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. c) Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. d) Vì miền Nam ruột thịt, thanh niên Miền Bắc hăng hái lên đường ra trận. 19.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau a) Căn nhà anh Hoàng ở nhờ có thể coi là rộng rãi. b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. c) Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. II).Câu hỏi: Dùng để hỏi về những điều chưa biết.Câu hỏi thường có từ nghi vấn(ai , gì, thế nào, sao, không ) Cuối câu hỏi thường có dấu chấm. III).Câu cảm:Dùng để bộc lộ cảm xúc( vui, buồn , đau xót, ngạc nhiên ). Cuối câu cảm thường có dấu chấm than. IV)Câu khiến: Dùng để nêu yêu cầu đề nghị , mong muốn của người nói ,người viết với người khác.Cuối câu có dấu chấm than.Trong câu khiến thường dùng các từ sau: hãy, đừng, chớ ,xin , mong 1. Câu “Ai trong ba vị là thần Tình Yêu, xin mời hãy vào và trở thành khách của chúng tôi !” thuộc kiểu câu gì ? a.Câu hỏi b. Câu kể c. Câu cầu khiến
  7. B. CÂU GHÉP 1. Câu ghép “ Tuổi thơ tôi gắn bó với cái ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về.” có mấy vế câu: a, Hai vế câu. b, ba vế câu. c, Bốn vế câu 2. Câu nào sau đây là câu ghép ? Những qua hệ từ nào được dùng trong câu đó ? a. Vậy là Xti-phen Guôn-đơ đã quyết tâm dùng ý chí chiến đấu với cặn bệnh quái ác ấy. b. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở đại học Ha-vớt. c. Như vậy, ông đã không chỉ lọt vào danh sách những người “ sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. 3. Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào ? Chúng có thể được nối với nhau bằng một từ nào khác ? Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ câu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. 4. Câu nào sau đây là câu ghép? a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi nhìn thấy tôi cầm cuốn sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể cho tôi nghe một câu chuyện. 5. “Thiếu những dấu câu trong bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.” Dựa vào ý đầu của câu văn trên, viết 3 câu ghép chính phụ theo từng mẫu câu sau: a. Nếu C - V thì C – V b. Vì C – V nên C - V 6. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ? a. Rau khúc vừa dẻo, vừa dai. b. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. c. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay 7. Câu nào sau đây là câu ghép? a. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. b. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
  8. c. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. 8. Câu “Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững.” có mấy vế câu ? a. Một vế câu. b. Hai vế câu. c. Ba vế câu 9. Nhưng Bạch Dương Mẹ chưa nói hết câu thì mọt tiếng nổ chói tai vang lên. a. Câu trên đây là câu đơn hay câu ghép? Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu đó. b.Câu trên có những quan hệ từ nào? Chúng có tác dụng gì ? 10. Câu sau là câu đơn hay câu ghép? Bộ phận nằm giữa hai dấu phẩy giữ chức vụ gì? Thượng đế cho người phụ nữ sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc mọi người, dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa, họ cũng không bao giờ than thở 11. Câu nào là câu ghép? a. Bà già Nô-en sẽ chẳng bao giờ chịu cảnh đi một mình trong tuyết rơi và nhìn gia đình người khác sum họp đâu b. Con trai chẳng thích đi mua sắm, bởi vậy chỉ có bà già Nô-en mới có thể đẩy xe đi khắp siêu thị mua đủ loại quà cho trẻ em khắp thế giới. c. Con trai không đời nào đủ kiên nhẫn để trả lời quá nhiều thư theo yêu cầu như vậy. 12. Câu nào dưới đây là câu ghép ? a. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện b. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thực sự, đứng khóc ầm ĩ ở ngoài hành lang. c. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiến quyết không cho vào. 13. Tìm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu sau: Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Con diều hâu màu nâu lợn như một chiếc tàu lượn thể thao trong im lặng làm ớn lạnh cả đàn gà con. 14.Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:` a) Vào giờ ra chơi, giữa sân trường, học sinh nô đùa thật vui vẻ. b) Nhờ quyết tâm cao, tập thể lớp 5/2 đã vươn lên đẫn đầu toàn trường.
  9. 15.Tìm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu có trong đoạn văn sau Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. 16.Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau: a) Sáng sơm, trời quang hẵn ra. b) Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng ngàn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. 17. Cho biết mối quan hệ có trong câu ghép sau: Tuy ông Đỗ Đình Thiện hết lòng ủng hộ Cách mạng nhưng ông không hề đòi hỏi sự đền đáp nào . 18. Điền tiếp vế câu vào chỗ trống: a. Vì trước lễ Giáng sinh hai ngày An-mi Rô-dơ vẫn nói rằng em thích chiếc xe đạp hơn bất cứ đồ chơi nào khác nên . .b. Vì bố mẹ An-mi Rô-dơ không kip mua chiếc xe đạp thật nên 19. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp; a. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động vì . a. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé rất ân hận vì . Trạng ngữ 1. Câu “ Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt.” có mấy trạng ngữ? a. Một trạng ngữ. b. Hai trạng ngữ. c. Ba trạng ngữ. 2. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì? Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ , Guôn – đơ đã cùng những người công tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa các loài khác hẳn với những tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. a. Chỉ thời gian và phương tiện b. Chỉ thời gian và mục đích c. Chỉ thời gian và địa điểm 3. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì? Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
  10. a. Chỉ thời gian và sự so sánh. b. Chỉ thời gian và phương tiện. c. Chỉ thời gian và nguyên nhân. 4. a, Tìm bộ phận chủ ngữ , bộ phận vị ngữ và trạng ngữ trong câu sau: Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi . b, Đặt một câu với từ loay hoay và một câu với từ hì hục. . 5. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì? “ Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.” a. Chỉ nơi chốn b. chỉ thời gian c. Chỉ nguyên nhân 8.Tìm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của các câu sau a) Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt sau. b) Sáng hôm sau, có hai người mặc áo trắng tất tả phi ngựa đến. c) Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-ra-co Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoạt nạn. Dấu câu 1.Dấu phẩy 1. Dấu phẩy được in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì? “ Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi” a. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ. b. Ngăn cách các vế câu ghép. c. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phân chính của câu. 2. Dấu phảy trong câu “ Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có nhiệm vụ gì? a. Ngăn cách các vị ngữ. b. Ngăn cách các vế câu ghép. c. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ nói. 3. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. a. Ngăn cách các vế trong câu ghép. b. Ngăn cách các vị ngữ trong câu. c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu. 4. Có thể thay thế dấu phẩy thứ nhất trong câu sau bằng dấu câu nào? Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. a. Dấu chấm.
  11. b. Dấu chấm phẩy c. Dấu hai chấm. 5. Các dấu phẩy trong những câu sau có tác dụng gì? Để làm được những việc nhọc nhằn đó, Người đã cho họ những giọt nước mắt để rơi, để họ sử dụng bất cứ lúc nào và đấy là điểm yếu duy nhất của họ. Khi con thấy họ khóc, hãy nói với họ con yêu họ biết bao và nếu họ vẫn khóc, con hãy làm trái tim họ được bình yên. 6. Dấu phẩy thứ hai trong câu “Giáng sinh là dịp để bạn bè gặp gỡ , hội họp, con trai cũng chẳng chịu từ bỏ để đi phân phát quà đâu.” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế câu ghép. b. Ngăn cách các trạng ngữ với vế câu. c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. 7. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được” a. Ngăn cách các vế câu. b. Ngăn cách các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c. Ngăn cách các từ cùng làm đơn vị. 8. Dựa vào ý của câu ghép “ Vì chàng thanh niên ấy thấy chú bướm nhỏ không thoát ra được khỏi tổ nên anh ta quyết định giúp nó”. Viết một câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, nhớ dùng dấu phẩy để ngăn cách trạng ngữ và vế câu. 9. Mỗi dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì? Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bươc ra khỏi nhà. . . 10. Đặt dấu phẩy vào câu sau và cho biết tác dụng của dấu phẩy đó trong câu: Các bạn nữ lau bàn ghế các bạn nam quét lớp. 2. Dấu hai chấm: 1. Các dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? a. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, b. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
  12. 2. Dấu hai chấm trong câu “Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành dài 800 mét với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét , mặt thành rộng 1,5 mét.” Có tác dụng gì? a, Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. b. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật. c. Cả 2 ý trên. 3. Dấu hai chấm trong những câu sau có tác dụng gì? - Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí. - Những lúc mẹ ở bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí. - Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí. - Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí. - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua : Miễn phí. - Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ. 4. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc ông xông pha ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa . 5. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau: a. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. b. Ông cười, bảo tôi: - Nín đi con! Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật. . 6. Dấu hai chấm trong câu “ Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cãi lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì ? a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê. 3.Dấu ngoặc kép 1. Dấu ngoặc kép trong câu Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “ điên” có ý nghĩa gì ? a. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  13. b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhan vật. c. Đánh dấu ý nghĩ của một nhân vật. 2. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? Ông không bị gì, nhưng nó thì “bị thương”. 3. Dấu ngoặc kép trong câu Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi có tác dụng gì? a. Trích dẫn lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu từ dụng trong ngoặc kép dược hiểu theo nghĩa đặc biệt . c. Báo hiệu nguồn trích dẫn. 4.Dấu gạch ngang 1. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? a. Đánh dấu những ý liệt kê. b. Đánh dấu bộ phận giải thích. c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. 2. Dấu gạch ngang trong câu “ Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong nỗi hoài niệm.” có tác dụng gì ? a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 3. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? Nếu các bạn có dịp đến nơi ấy trong khu rừng, xin hãy ngồi nghỉ trên thân cây đó – nó mềm mại đến kì lạ! 4. Dấu gạch ngang trong hai câu sau có tác dụng gì? Hai vợ chồng đều muốn mời cả ba người đàn ông – vẫn đang ngồi ở cửa nhà họ - vào nhà Tuyệt thật! – Người chồng vui mừng. – Đây đúng là một cơ hội tốt. a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong ddaonj đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Nghĩa của từ 1. Từ đồng nghĩa:là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau 1. Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa: phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt. 2. Lựa chọn từ trong nhóm từ đồng nghĩa ở cột phải để viết 3 câu văn có sử dụng biện pháp pháp nhân hóa tả đối tượng được nêu ở cột bên trái
  14. a, Những cánh cò chấp chới, chập chờn , phân vân, bay lả bay la b, Giọt mưa xuân se sẽ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng c, Hoa cỏ may quấn quýt, mắc vào, vướng vào 3. Từ chao trong câu “ Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” đồng nghĩa với từ nào ? a, vỗ b, đập c, nghiêng 4. Có những cặp từ đồng nghĩa nào trong bài văn? a , cao vút – chót vót b, dịu dàng – dịu hiền c, rực rỡ - sặc sỡ 5. Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau: a, lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp lóa. b, oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực. c, ỉ eo, ca thán, ê a, kêu ca. 6. Xếp 12 từ sau thành bốn nhóm từ đồng nghĩa: chầm bập, vỗ về, chứa chan, ngập tràn, nồng nàn, thiết tha, mộc mạc, đơn sơ, đầy ắp, dỗ dành, giản dị, da diết. 7. Đi thóc trong bài có nghĩa là gì? a. Đem thóc ra phơi. b. Vun thóc lại thành đống. c. Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô. d. Giẫm lên thóc. 8. Thành ngữ nào không đồng nghĩa vỡi với Một nắng hai sương? a. Thức khuya dậy sớm. b. Cày sâu cuốc bẫm. c. Đầu tắt mặt tối. d. Chân lấm tay bùn. 9. Trong câu “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ” từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào? a. giả dối. b. giả danh c. nhân tạo 10. Từ nào au đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ? a. trẻ em b. thời thơ ấu c. trẻ con 11. Tiếng “ truyền” trong cụm từ “ kẻ thù truyền kiếp” có ý nghĩa gì? a. Trao lại cho người khác ( thường thuộc thế hệ sau) b. Lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết. c. Nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người. 12. Tìm từ ngữ có thể thay thế các từ in đậm trong các câu sau: a. Đó là món đồ chơi đang rất thịnh hành hồi ấy.
  15. b. Bố An-mi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp cho con. c. Nước mắt lấp lánh trên khóe mắt An-mi Rô-dơ. 13. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ đương nhiên? a. tất nhiên b. mặc nhiên c. ngẫu nhiên 14. Từ nào không thể thay thế cho từ Thượng đế trong câu chuyện trên: a. Ngọc hoàng b. Trời c. Tạo hóa d. Tự nhiên 15. Tìm từ chỉ mức độ cao của nỗi nhớ như từ kinh khủng trong câu “ Tôi nhớ mẹ kinh khủng.” . . 16. Tìm từ, cụm từ, thành ngữ có tiếng nắng chỉ nắng to: . . 17. Tìm từ có tiếng mỏi mang nghĩa “rất mỏi”. . 18. Tìm một từ đồng nghĩa với từ bất diệt và đặt một câu với từ đó. . 19. Tìm từ đồng nghĩa với từ ngạc nhiên . 20. Tìm từ đồng nghĩa với từ xốn xang và đặt câu với một trong các từ tìm được để nói về tình cảm thương nhớ của em với làng quê của mình. 21. Từ tư duy cùng nghĩa với từ nào ? a. học hỏi b. suy nghĩ c. tranh luận Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi. .122. Từ khắc nghiệt trong câu “ Thiên nhiên thật khắc nghiệt” có thể thay thế bằng những từ nào ? a. cay nghiệt b. nghiệt ngã c. khủng khiếp 2.Từ trái nghĩa: là có nghĩa trái ngược nhau 1. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ phức tạp?
  16. a. đơn giản b. đơn sơ c. đơn cử 2. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau: “ Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề. Như con người biết buồn, vui; biển lúc lạnh lùng, đăm chiêu, lúc sôi nổi ồn ã.” . 3. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ tuyệt vọng? a. vô vọng b. hi vọng c. thất vọng 4.Tìm từ trái nghĩa với từ hồi hộp, vắng lặng 5. Đặt một câu với cặp từ trái nghĩa: khô héo/ tươi mát nói về cây cối trước và sau cơn mưa. 6. Tìm các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ “cố ý” Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. 3.Từ đồng âm: là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa 1.Đặt 2 câu để phân biệt: a) Từ chiếu đồng âm. b) Từ sáng đồng âm. 4.Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau 1. Tìm các từ sắc đồng âm và nhiều nghĩa tròn các câu sau: a. Biển luôn thây dổi màu tùy theo sắc mây trời. b. Con dao này rất sắc. c. Mẹ đang sắc thuốc cho bà. d. Trong vườn muôn hoa đang khoe sắc. 2. Trong các câu sau, từ bản trong những câu nào là từ đồng âm? a. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. b. Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé ! c. Làng bản, rừng núi chìm trong bản sương mù 3. Trong các từ “ bén” dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? a. Cậu bé vội vã ra đi, chân bước không bén đất. b. Họ đã quen hơi bén tiếng. c. Con dao này bén (sắc) quá. 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau?
  17. “ Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng ” a. Nhân hóa b. So sánh c. Cả 2 ý trên 5. Từ nào trong câu văn của bài tập 1 phải hiểu theo nghĩa chuyển? a. con người b. tính mạng c. gồng mình 6.a) Xác định nghĩa của từ lá trong các câu sau và xếp các từ đó thành hai loại : nghĩa gốc , nghĩa chuyển. 1. Lá bàng đang đỏ ngọn cây. 2. Lá khoai anh ngỡ lá sen. 3. Lá cờ căng lên vì gió. 4. Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam. b) Tìm 2 câu tục ngữ, ca dao nói về đạo đức lối sống có sử dụng cặp từ trái nghĩa. Đại từ 1.Tìm đại từ có trong câu sau, các đại từ đó dùng để chỉ điều gì?: Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng. 2.Tìm các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau và cho biết đại từ xưng hô đó chỉ ngôi thứ mấy ? Ngày xưa có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị kinh rẽ chúng tôi thế? Hơ Bia giận dữ: - Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đem khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. (theo truyện cổ Ê-đê) Quan hệ từ 1.Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu ghép: a) Tiếng cười đem lại niềm vui cho mọi người nó còn là một liều thuốc trường sinh. b) Những hạt mưa to nặng bắt đầu rơi xuống ai ném đá, nghe rào rào. 2. Trong câu “Còn có nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.” có những quan hệ từ nào? a. còn, với, có, nhưng. b. còn, với, nhưng, và, thêm. c. con, với, nhưng, và. 3. Tìm các quan hệ từ có trong hai câu văn sau: “Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.” 4. Chọn quan hệ từ: nếu .thì , nhưng .vì ; vì . tuy .nhưng . Điền vào chỗ trống cho thích hợp. a. Xe đạp đẹp tớ sẽ không mua . .em trai tớ cần xe lăn cơ.
  18. b. tớ có tiền tớ cũng sẽ không mua xe đạp, xe đạp đẹp em trai tớ lại cần xe lăn. 5. Điền quan hệ từ thích hợp vào chô chấm để có câu ghép; a. . Cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá . cậu bé vô cùng xúc động. b. .cậu bé hiểu được tình yêu lớn lao của mẹ dành cho mình cậu bé đã không tính công những việc mình làm cho mẹ. 6.Câu “ Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ? a. Hai quan hệ từ b. Ba quan hệ từ c. Bốn quan hệ từ . 7. Tìm các cặp quan hệ từ hích hợp để điền vào chỗ chấm trong mỗi câu dưới đây: a. nghị lực của mình chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ. b. chú Trọng không có ý chí, nghị lực chú sẽ không thành công. c. Chú Trọng là một người nông dân bình thường có ý chí và nghị lực hơn người. 8. Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng. a. Vùng đất này khó khăn trồng trọt nên có nhiều sỏi đá. . b. Tuy không nhặt đá đắp thành thì chú không có đất trồng trọt. c. Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi. 9 . Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong 2 câu sau : Chúng ta phải biết ơn những vật chất mà mình nhận được phải biết ơn những tình cảm, dù rất nhỏ nhoi, của người khác dành cho mình. 10. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau: - Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thật sự? – Chồng tôi đề nghị. Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ. 11. Trong câu ghép “Chỉ có con trai mới có thể vừa mua quà vừa xuất phát nhanh vì họ không cần trang điểm và làm tóc.” từ nào nối các vế câu ? a. vừa vừa . b. chỉ có c. vì Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau Gió to , con thuyền lướt nhanh trên mặt biển. 12. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống: a. đó không phải là chiếc xe đạp thật An-mi Rô-dơ rất thích đó chính là món quà bố đã làm tặng em với tất cả tình yêu thương.
  19. b. . chiếc xe đạp bằng đất sét không phải do bố nặn tặng An-mi Rô-dơ đã không cảm động như vậy khi nhận nó. 13. Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp: a. Tôi cầm sách để đọc, cô giáo nhận ra là mắt tôi không bình thường. b. .cho nhiều nhận được nhiều. c. Người ta càng biết cho nhiều thì họ càng nhận lại được nhiều 14. Tìm cặp từ hô ứng điền vào chõ trống cho thích hợp. a. Trong những ngày chiến đấu, ông đii đến .thì chiếc bi đông cũng theo ông đến b. biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi quý nó. c. Chị Thắm thích thú với mấy quả thị thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông . Liên kết câu trong bài 1. Liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ 2. Liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ 3. Liên kết câu trong bài bằng cách nối từ ngữ 1. Hai câu “ Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Vào những ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.” liên kết với nhau bằng cách nào ? a. Lặp từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ. c. Từ nối 2. Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông Nếu thay từ khúc ở câu thứ hai bằng từ cỏ thì hai câu văn trên không còn liên kết với nhau, vì sao? 3. Hai câu “Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Ấy thế mà những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài.” liên kết với nhau bằng cách nào? a. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ. b. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ. c. Thay thế từ ngữ, dùng từ nối. 4. Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? Tết dến hoa đào nở đỏ thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy. a. Lặp từ ngữ. b. Dùng từ ngữ nối. c. Thay thế từ ngữ. 5. Các câu trong lời nói của Bạch Dương Mẹ được liên kết với nhau bằng cách nào? Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “ Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ ”. 6. Hai câu “ Nhưng vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang.” liên kết với nhau bằng biện pháp gì? a. Phép lặp và phép thế.
  20. b. Phép lặp và phép nối. c. Phép thế, phép nối và phép lặp. 7. Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không. A. Ba câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ. b. Dùng từ ngữ nói. c. Thay thế từ ngữ. B. Trong câu thứ hai và câu thứ ba có những đại từ nào? Chúng thay thế cho những từ ngữ nào trong câu thứ nhất? 8. Chỉ rõ các từ ngữ được thay thế để nối câu 1 và câu 2 và các từ ngữ được lặp lại để nối câu 2 với câu 3 trong đoạn văn sau: Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cung mong ước có được một con búp bê như thế. 9.Chỉ ra các cách liên kết câu có trong các đoạn văn sau và nêu rõ tác dụng của cách liên kết câu đó. a) Trên đường đi từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn bài . (Văn Long) b) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. 10. Các câu trong đoạn văn sau được nối với nhau bằng cách nào? Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. 11.Chỉ ra các từ nối trong câu sau và nêu tác dụng của từ nối thứ nhất và từ nối thứ ba. Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. 12. Tìm các từ nối trong các câu sau:
  21. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.