Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ "Bảo vệ môi trường" - Năm học 2021-2022

docx 2 trang Hùng Thuận 25/05/2022 4160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ "Bảo vệ môi trường" - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_mo_rong_von_tu_bao_ve_moi.docx

Nội dung text: Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ "Bảo vệ môi trường" - Năm học 2021-2022

  1. Môn học/hoạt động giáo dục: LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Lớp: 5/2 Tên bài học: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Số tiết: 1 Thời gian thực hiện: Ngày .tháng năm 2021 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. - Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). - Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3. - HS(M3,4) nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho phù hợp. 3. Thái độ: Bảo vệ môi trường sống. * GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: + Các thẻ có ghi sẵn : phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, san bắn thú + Tranh ảnh về bảo vệ môi trường - Học sinh: Vở viết, SGK III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: (3 phút) - Trò chơi: Truyền điện - Học sinh tham gia chơi. - Nội dung: Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và, nhưng, của. - Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên - Lắng nghe. dương học sinh. - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Mở - Học sinh mở sách giáo khoa và vở viết. rộng vôn từ: Bảo vệ môi trường 2. HĐ thực hành (27 phút) *Mục tiêu: - Hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. - Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). - Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3. - HS(M3,4) nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2. *Cách tiến hành:
  2. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn - HS đọc yêu cầu bài tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng + Khu dân cư: khu vực làm việc của nhà Bài 2: máy, xí nghiệp - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở HS + Ghép tiếng bảo với mỗi tiếng để tạo thành từ - Nhận xét. phức. - HS đọc yêu cầu. + HS(M3,4) nêu nghĩa của mỗi từ ghép - HS làm bài theo nhóm, chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, chữa bài Đáp án: + Đảm bảo: làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được + Bảo hiểm: giữ gìn đề phòng tai nạn, trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm + Bảo quản: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng. + Bảo tàng: cất giữ tài liệu , hiện vật có ý nghĩa lịch sử . + Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn , không thể suy suyển, mất mát. + Bảo tồn: để lại không để cho mất. Bài 3: HĐ cá nhân + Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ - Gọi HS đọc yêu cầu + Bảo vệ: chống lại mọi sự xâm phạm để giữ - Yêu cầu HS làm bài tập : tìm từ đồng nghĩa với cho nguyên vẹn từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi. - HS nêu yêu cầu - Gọi HS trả lời - HS nghe. - HS (M3,4) đặt câu - Bảo vệ: gìn giữ, giữ gìn - GV nhận xét chữa bài + Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp. (Theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành BT) + Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp. 3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút) - Hỏi lại những điều cần nhớ. - 1, 2 học sinh nhắc lại. - Đặt câu với các từ: môi trường, môi sinh, sinh - HS đặt câu thái. 4. Hoạt động sáng tạo:(2 phút) - Em cần phải làm những gì để bảo vệ môi trường - HS nêu ? IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):