Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 13: Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước

docx 3 trang Hùng Thuận 5450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 13: Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_5_bai_13_tha_hi_sinh_tat_ca_chu_nhat_din.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 13: Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước

  1. TUẦN 13KẾ HOẠCH DẠY HỌC Lịch sử “THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược .Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp : + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc. 2. Kĩ năng: Nêu được tình hình thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. 3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. 4. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: GAĐT - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) + Cho HS chơi trò chơi: “Lật ô số, - HS chơi theo HD của GV. đoán hình nền”. - GV tổng kết trò chơi. - HS nghe 2.Hoạt động Khám phá:(25 phút) *Hoạt động 1: Âm mưu xâm lược nước ta của thực dân Pháp: - Yêu cầu 1 HS đọc đoạn “Vừa giành - 1 HS đọc đoạn “Vừa giành được độc lập được độc lập ở thành phố Hà Nội”. ở thành phố Hà Nội”. Lớp đọc thầm. - Sau CM T8 thành công, thực dân Pháp có ý định gì? - Thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta.
  2. - Em hãy nêu những dẫn chứng chứng tỏ âm mưu cướp nước ta một lần nữa + Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, chúng mở của thực dân Pháp? rộng xâm lược Nam Bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội. - Những việc làm của chúng thể hiện + Gửi tối hậu thư đe dọa Chính phủ. dã tâm gì? + Đòi đảm nhận việc trị an ở thành phố HN. - Những việc làm trên cho thấy thực dân - Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần phủ đã làm gì? nữa. - GV nhận xét, KL: Thực dân Pháp quyết - Quyết định kêu gọi toàn quốc kháng chiến. tâm xâm lược nước ta. Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, chúng mở rộng xâm lược - HS nghe Nam Bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội. Trước tình hình đó, nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc *Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn - 1HS đọc đoạn: “Đêm 18 rạng sáng 19- “Đêm 18 không chịu làm nô lệ” 12-1946, nhất định không chịu làm nô lệ”. Lớp đọc thầm. - Trung ương Đảng và Chính phủ - Đêm 18, rạng sáng ngày 19-12-1946 quyết định phát động toàn quốc kháng Đảng và Chính phủ đã họp và phát động chiến vào khi nào? toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Ngày 20 - 12- 1946 có sự kiện gì xảy - Ngày 20 - 12 - 1946 Chủ tịch Hồ Chí ra? Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - GV cho HS nghe lời kêu gọi của - HS nghe Bác Hồ. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu thể hiện điều gì? hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta. - Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ - Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định điều đó nhất? không chịu mất nước, nhất định không - GV nhận xét, chốt ý đúng: Lời kêu gọi chịu làm nô lệ. toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết tại làng Vạn Phúc - HS nghe (Hà Đông - Hà Tây). Trong lời kêu gọi, ngoài phần chỉ rõ quyết tâm chiến đấu vì
  3. độc lập của nhân dân Việt Nam, Bác còn động viên nhân dân *Hoạt động 3: Cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân ta ở Hà Nội và trên khắp cả nước: - HS nghe - GV giải nghĩa từ: Vệ quốc quân. - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm lần lượt từng em thuật lại cuộc chiến đấu trả lời các câu hỏi sau: của nhân dân Hà Nội. + Hà Nội nêu cao tấm gương “Quyết tử cho + Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết Tổ quốc quyết sinh”. Ròng rã suốt 60 ngày sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể đêm ta đánh hơn 200 trận hiện như thế nào? + Huế: Rạng sáng 20-12-1946, quân và dân ta nhất tề vùng lên. + Đồng bào cả nước đã kháng chiến với + Đà Nẵng: Sáng ngày 20-12-1946, ta nổ tinh thần ra sao? súng tấn công địch. + Các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt. + Vì quân dân ta có lòng yêu nước, không + Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần chịu làm nô lệ, không chịu mất nước quyết tâm như vậy? - HS nghe - GV nhận xét, KL: Hưởng ứng lời kêu gọi của BH, cả dân tộc VN đã đứng lên đã đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. 3. Hoạt động Vận dụng:(3 phút) - GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của - HS trả lời em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) - Ở các địa phương khác nhân dân ta - Ở các địa phương khác trong cả nước, đã chiến đấu như thế nào? cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt, nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin “kháng chiến nhất định thắng lợi”. - GV nhận xét. * Dặn dò chuẩn bị tiết sau: Bài 14.