Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 16+17: Phòng tránh bị xâm hại

doc 5 trang Hùng Thuận 14072
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 16+17: Phòng tránh bị xâm hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tiet_1617_phong_tranh_bi_xam_hai.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 16+17: Phòng tránh bị xâm hại

  1. KHOA HỌC Tiết 16: Phòng tránh bị xâm hại (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :+ Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bi xâm hại. - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. - Giáo dục HS kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống; kĩ năng ứng phó với tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - Hình thành, phát triển NL : Tự chủ, Giải quyết vấn đề Nl hợp tác; NL tìm hiểu xã hội - Hình thành, phát triển PC: Trung thực, tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu: - Với người bị nhiễm HIV chúng ta cần có thái - 2, 3 HS trả lời. độ như thế nào? - Nhận xét * Khởi động: Trò chơi “Chanh chua cua cắp” + Cho lớp đứng gần nhau, tay trái giơ ngang vai, bàn tay ngửa, xoè ra. Ngón trỏ tay phải để vào lòng bàn tay trái người đứng cạnh mình. + GV hô “chanh” – HS hô “chua” GV hô “cua” – HS hô “cắp”. Đồng thời bàn tay trái nắm lại để cắp ngón tay của bạn. Tay phải rút - HS đứng theo tổ. Cùng chơi trò nhanh. Người bị cắp là thua cuộc. chơi - Các em rút ra bài học gì qua trò chơi? 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới - Nội dung: - HS tự rút ra bài học. * Quan sát và thảo luận. - Yêu cầu lớp quan sát H.1, 2, 3 (Tr.38) và thảo luận nhóm 4. Nêu nội dung từng hình? - Lớp thảo luận nhóm 4 - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả - Nêu một số tình huốngcó thể dẫn đến nguy cơ - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả bị xâm hại? + Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín với người lạ; đi nhờ xe người lạ; - Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị + Không đi một mình nơi tối tăm xâm hại? vắng vẻ; không ở trong phòng kín một mình với người lạ; không đi nhờ
  2. - GV nhận xét, kết luận. xe người lạ. - Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết”. - HS đọc mục “Bạn cần biết”. 3. Hoạt động luyện tập thực hành * Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại” - GV giao nhiệm vụ cho 3 tổ. - HS thảo luận tổ cách ứng xử. +Tổ 1: Làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình? - Cử người lên đóng vai. +Tổ 2:Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà? - Các tổ khác theo dõi, nhận xét. +Tổ 3:Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân? - Trong trường hợp bị xâm hại, ta phải làm gì? + Tìm cách tránh xa kẻ đó; bỏ đi ngay; nhìn thẳng vào mặt và hét to ; kể với người tin cậy để nhận được sự - GV kết luận nội dung bài học. giúp đỡ. - Gọi HS đọc mục: Bạn cần biết - HS đọc mục: "Bạn cần biết" 3. Hoạt động vận dụng và trải nghiệm: (Tr.39) + Ai là người em có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại? - GV nhận xét giờ học. - HS trả lời - Yêu cầu thực hiện phòng tránh bị xâm hại. - Chuẩn bị bài sau KHOA HỌC Tiết 17: Phòng tránh bị xâm hại (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. .- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. - HS biết một số kiến thức về xâm hại tình dục ở trẻ em - Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. - Hình thành, phát triển NL : Tự chủ, Giải quyết vấn đề Nl hợp tác; NL tìm hiểu xã hội - Hình thành, phát triển PC: Trung thực, tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình trong SGK
  3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động Mở đầu Gv cho HS chơi trò chơi: hôp quà bí mật -HS chơi - Câu hỏi trong hộp quà: +Kể tên các tình huống dẫn đến nguy cơ bị xâm hại? +Các điểm cần lưu ý để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại? +Các hình thức xâm hại trẻ em? - Gv nhận xét. - GV giới thiệu bài 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới *Thảo luận nhóm đôi - GV đưa ra các tình hướng yêu cầu HS thảo luận chọn ra phương án đúng. - Thảo luận nhóm Câu 1: Khi trong phòng chỉ có bạn và một người khác, đặc biệt là người lạ. Bạn nên: a.Tránh ra xa để người đó không đụng được đến người mình hoặc bỏ đi ngay b. Trò chuyện với người đó cho đỡ buồn c. La hét lên Câu 2: Khi có người rủ bạn uống rượu, bia hoặc xem sách báo hay phim không lành mạnh. Bạn nên: a. Vui mừng đồng ý ngay b. Lập tức từ chối và bỏ đi ngay c. Rủ thêm bạn tham gia cùng Câu 3: Có người làm ra vẻ vô tình đụng chạm vào cơ thể hoặc các bộ phận kín của bạn. Bạn nên: c. Mặc kệ, bỏ qua b. Nhìn thẳng vào kẻ đó và nói to hoặc hét lên một cách kiên quyết “Không được, dừng lại”, có thể kêu cứu nếu cần thiết. c. Khóc lớn và không nói gì - Gọi đại diện nhóm trình bày. - HS trình bày - Cho HS nhận xét bổ xung Câu 1: a Câu 2: b Câu 3: b * Tìm hiểu về xâm hại tình dục. - GV cung cấp cho HS các thông tin về xâm hại tình dục ở trẻ em: - HS theo dõi + Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. + Hiện nay, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em diễn ra phức tạp, tính chất mức
  4. độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. - Nêu các biện pháp phòng tránh bị xâm hại - HS trả lời tình dục? -GV kết luận: - Tránh tiếp xúc với người lạ khi không có người thân bên cạnh. - Không nhận quà, tiền từ người lạ, người quen khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ, người thân. - Không vui chơi một mình tại nơi vắng người qua lại. - Hạn chế việc sử dụng điện thoại thông minh, không làm quen với người lạ trên không gian mạng, dễ dẫn đến bị lợi dụng, dụ dỗ xâm hại. - Trang bị kiến thức tâm, sinh lý trong độ tuổi phát triển về mặt thể chất. - Nhận biết sự nguy hiểm khi có người lạ đụng chạm, sờ mó vào cơ thể và cần báo ngay cho cha mẹ, người thân hoặc la lớn kêu cứu. - Không ăn mặc hở hang, không gần guỉ quá mức với người lạ, kể cả họ hàng quen biết (trừ ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột của mình). * Vẽ bàn tay tin cậy - Hướng dẫn HS xoè bàn tay, vẽ các ngón trên - HS vẽ bàn tay tin cậy. giấy A4. Yêu cầu mỗi ngón tay ghi tên một - Cá nhân lên giới thiệu về “Bàn tay người mà bạn tin cậy, có thể tâm sự, chia sẻ, tin cậy của mình”. giúp đỡ mình trong lúc khó khăn 3. Hoạt động vận dụng và trải nghiệm: +Kể tên các hình thức xâm hại trẻ em? - HS trả lời - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu thực hiện phòng tránh bị xâm hại. - Chuẩn bị bài sau