Giáo án Âm nhạc Lớp 5 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

docx 52 trang Hùng Thuận 26/05/2022 3430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 5 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_5_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Giáo án Âm nhạc Lớp 5 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

  1. Ngày dạy: 5A / / 2021 5B / / 2021 CHỦ ĐỀ: CHÀO NGÀY MỚI Tiết 1 HỌC HÁT: BÀI REO VANG BÌNH MINH Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước I. Yêu cầu cần đạt - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Reo vang bình minh, thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. - Biết hát với các hình thức khác nhau. Biết gõ đệm đơn giản và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát - Biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. - Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Yêu quê hương đất nước. II. Đồ dùng 1. Giáo viên: - SGK, thanh phách. 2. Học sinh: - Thanh phách. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động: - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai - HS thực hiện điệu bài hát Bài ca đi học - GVgiới thiệu dẫn dắt vào bài hát, chủ đề, ghi bài - HS nghe, ghi vở 2. Hoạt động khám phá: - GV giới thiệu bài: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (12/9/1921- - HS lắng nghe 8/6/1989) là một trong những nhạc sĩ hàng đầu của Việt Nam. Ông còn có những bút danh khác như: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Quê quán: Quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ ( nay thuộc thành phố Cần Thơ) Lưu Hữu Phước có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Hồn tử sĩ, Giải phóng Miền Nam, Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng Những sáng tác cho thiếu nhi có nhiều bài hát có giá trị lớn, nổi tiếng một thời, đến nay vẫn là chuẩn mực cho thể loại ca khúc thiếu nhi: Thiếu nhi thế giới liên hoan, Reo vang bình minh Bài hát Reo vang bình minh được ông sáng tác năm 1947. Để ghi nhớ công ơn của ông tại thành phố Cần Thơ có
  2. công viên Lưu Hữu Phước, ở huyện Ô Môn có trường - HS lắng nghe và cảm trung học mang tên ông. nhận bài hát. - GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa (hoặc hát - HS trả lời mẫu) - GV hỏi HS: Trong bài hát có những hình ảnh nào? Giai điệu của bài hát như thế nào? Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm? Bài hát được viết ở nhịp gì? Những hình nốt được sử - HS chia câu hát theo hd dụng trong bài hát? - HS đọc thầm lời ca - Bài hát có 2 đoạn, chia bài hát thành 8 câu hát - HS đọc thầm lời ca - HS đọc lời ca theo TT 3. Hoạt động luyện tập: - HS khởi động giọng - Đọc lời ca theo tiết tấu - Khởi động giọng theo mẫu ( với âm la) - HS học từng câu hát theo hướng dẫn của GV. - GV đàn giai điệu ( hoặc hát mẫu) từng câu hát với tốc độ - HS thực hiện thong thả, HS nghe và hát theo. - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. - Lưu ý HS hát bài hát với tốc độ vừa phải, vui tươi, trong - HS luyện tập sáng. - HS ôn luyện theo nhóm - GV quan sát, sửa sai kịp thời. 4. Hoạt động vận dụng: - HS luyện tập theo nhóm hát kết hợp gõ đệm theo phách - Chia lớp theo hai dãy hát đối đáp, mỗi dãy hát một câu (4 câu đầu) của đoạn a. Đoạn b hát đồng ca kết hợp gõ - HS vận động đệm theo phách. - HS biểu diễn - Hát vận động theo nhạc ( theo ý thích) - HS nhận xét - GV chọn 1 nhóm biểu diễn bài hát trước lớp. - HS nghe - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS trả lời * Củng cố: - GV hỏi vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc và lời của ai? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát các em có cảm nghĩ gì?
  3. - Em hãy kể tên những bài hát nói về phong cảnh buổi sáng? ( Gà gáy- Dân ca Cống, Bài ca đi học- Phan Trần Bảng, Nắng sớm- Hàn Ngọc Bích, Những bông hoa những bài ca- Hoàng Long, Khăn quàng thắp sáng bình minh- - HS nghe, ghi nhớ Trịnh Công Sơn ) Qua bài hát các em vừa học, cô mong các em sẽ thêm lạc quan, yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước và yêu gia đình, bạn bè, thầy cô, mái trường. Mỗi một ngày thức dậy, mỗi một ngày đến trường với các em sẽ là một ngày vui. - Về nhà tập hát thuộc lời của bài hát, suy nghĩ tìm 1 số động tác thích hợp để phụ họa cho bài hát. IV. Điều chỉnh sau bài dạy Âm nhạc 5 ( Chủ đề: Chào ngày mới- Tiết 2) - ÔN HÁT: REO VANG BÌNH MINH - NHẠC CỤ TIẾT TẤU: LUYỆN TIẾT TẤU VỚI NHẠC CỤ GÕ I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - Thể hiện bài Reo vang bình minh với tính chất vui tươi, trong sáng - Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát. - Nhận biết được âm hình tiết tấu, sử dụng nhạc cụ gõ đệm âm hình tiết tấu cho bài Reo vang bình minh 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua bài hát và chơi nhạc cụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo nhạc bài hát Reo vang bình minh * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát, có tình cảm đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước. Đặc biệt là tinh thần lạc quan, tin yêu cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan ( hoặc đồ dùng tự làm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
  4. 1. Khởi động- nhận diện - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS thực hiện bài hát Reo vang bình minh - GVgiới thiệu nội dung tiết học, ghi bài - HS nghe, ghi vở 2. Tìm hiểu- khám phá - Cho HS quan sát và nhận xét âm hình tiết tấu dưới đây về - HS quan sát, thảo luận nhịp, trường độ, cách sắp xếp trường độ - HS nêu lại cách thực hiện trường độ trong âm hình tiết tấu - HS nêu cách thực hiện trên ( nốt đen bằng 1 phách, 2 nốt móc đơn bằng 1 phách, dấu lặng đen nghỉ bằng một nốt đen) - GV làm mẫu cho HS quan sát và hướng dẫn cách gõ - HS quan sát, ghi nhớ đệm, cách sử dụng các loại nhạc cụ gõ ( thanh phách, trống con hoặc song loan, mõ, đồ dùng tự làm ) 3. Thực hành- luyện tập - Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu theo các bước: - HS thực hiện, luyện tập + Đọc tiết tấu + Gõ tiết tấu với nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống ( Gõ tiết tấu miệng đọc thầm theo trường độ, không đọc thành tiếng) Đọc: Đen đơn đơn đen - Gõ : x x x x - Khởi động giọng theo mẫu (với âm La) - HS khởi động giọng - GV cho HS ôn lại bài hát 1-2 lần - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu - HS hát ôn hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không - HS thực hiện hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. - HS ôn theo nhóm: Dùng các loại nhạc cụ hiện có tập gõ đệm theo tiết tấu trên - HS ôn tập
  5. 4. Vận dụng- sáng tạo. - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Reo vang bình - HS thực hiện minh với âm hình TT vừa học Reo vang reo ca vang ca - Cất tiếng hát vang rừng xanh - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi cho nhau - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để đệm cho bài hát - HS sáng tạo - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận dụng động tác tay chân. - HS trình diễn - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS nghe * Củng cố: - GV hỏi ND các em được học trong tiết này? Em thấy gõ các loại nhạc cụ để đệm hát có thú vị không? - HS trả lời - Về nhà suy nghĩ tìm 1 số động tác vận động cơ thể thích hợp để phụ họa cho bài hát. - HS nghe, ghi nhớ Âm nhạc 5 ( Chủ đề: Chào ngày mới- Tiết 3) - TĐN SỐ 1: CÙNG VUI CHƠI
  6. - LUYỆN TẬP ÂM NHẠC: NHỊP 2/4; TRỌNG ÂM, PHÁCH; Ô NHỊP, VẠCH NHỊP I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng cao độ, trường độ, bài TĐN số 1 ( Không có lời ca) - Nhận biết được ý nghĩa của nhịp 2/4; Biết cách đánh nhịp và áp dụng vào bài TĐN số 1 - Nhận biết được phách, trọng âm ( phách mạnh, phách nhẹ), ô nhịp, vạch nhịp trong bài TĐN số 1 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới: * Năng lực đặc thù: Thể hiện và cảm thụ giai điệu, tiết tấu, tính chất, sắc thái của bài TĐN số 1; Biết ứng dụng kiến thức học áp dụng cho bài TĐN * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề; chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng đọc nhạc, tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ, yêu thích âm nhạc. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ND1: TĐN số 1 1. Khởi động- Nhận diện -GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS thực hiện bài hát Reo vang bình minh - GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bài - HS nghe, ghi vở 2.Tìm hiểu - Khám phá - Hướng dẫn HS tự tìm hiểu để nhận biết được các kí hiệu có - HS tìm hiểu bài, trả lời trong bài TĐN số 1 dưới dạng câu hỏi: câu hỏi Bài được viết ở nhịp gì? Những tên nốt (cao độ) nào được sử dụng trong bài TĐN số 1? Những hình nốt (trường độ) nào được sử dụng trong bài TĐN số 1? 3.Thực hành- Luyện tập - GV cho HS quan sát bài TĐN số 1 được viết trên bảng phụ - HS quan sát và đọc tên và đồng thanh đọc tên nốt trong bài. (không để HS chép các nốt nhạc kí hiệu viết tắt tiếng Việt ở dưới tên nốt nhạc). - Hướng dẫn HS luyện đọc cao độ - HS đọc cao độ - HS thực hiện
  7. - Đọc riêng cao độ của bài: GV chỉ tên các nốt của bài trên gam Đô trưởng để HS tự đọc. HS không đọc được, GV mới đàn mẫu hoặc đọc mẫu. - HS luyện tiết tấu - Luyện tiết tấu - HS thực hiện theo hướng - Hướng dẫn HS đọc tên nốt nhạc theo trường độ dẫn - Đọc cao độ kết hợp trường độ + Cho HS tự đọc 2 ô nhịp đầu, nếu không đọc được GV sẽ đàn mẫu. Vừa đọc vừa gõ phách. - HS đọc bài TĐN - Đọc cả bài TĐN. - HS thực hiện - Chia nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp gõ đệm theo phách- sau đó đổi bên - Đọc bài TĐN với tốc độ vừa phải, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng - Đọc theo tổ, nhóm - HS nhận xét - Cho HS tự nhận xét, nhận xét lẫn nhau ( đồng đẳng) 4.Vận dụng- Sáng tạo - HS đọc nhạc, gõ đệm - Cho HS đọc nhạc gõ đệm theo phách, nhịp theo - HS thảo luận, thực hiện - HS thực hiện - Cho các nhóm thảo luận, tự thực hiện gõ đệm - GV chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: Đọc nhạc Nhóm 2: Gõ đệm thanh phách - Cả lớp TĐN, gõ đệm Nhóm 3: Gõ đệm trống - Cho HS thực hiện cả lớp ND2: Nhịp 2/4; Trọng âm, phách; Ô nhịp, vạch nhịp - HS nghe, ghi nhớ 1. Tìm hiểu - Khám phá - GV giới thiệu với HS khái niệm về: *Nhịp 2/4: Gồm 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen, phách thứ nhất mạnh, phách thứ 2 nhẹ. Nhịp 2/4 thường dùng trong các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc. *Trọng âm, phách: - Trong tiết tấu của tác phẩm âm nhạc, có một số âm được vang lên với cường độ lớn hơn, đó là trọng âm
  8. - Trong mỗi ô nhịp lại chia ra thời gian thành các quãng đều nhau gọi là phách. Trong mỗi ô nhịp sẽ có phách mạnh và phách nhẹ. Từ đó mà chúng ta có thể phân biệt được các loại nhịp khác nhau như 2/4, 3/4 * Ô nhịp, vạch nhịp: - Khoảng cách giữa hai vạch nhịp gọi là ô nhịp - Các ô nhịp được phân cách nhau bằng những vạch thẳng - HS quan sát, trả lời đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp ( hoặc gạch nhịp) 2. Thực hành - Luyện tập - GV cho HS quan sát bài TĐN số 1 và yêu cầu HS tìm hiểu: + Bài TĐN số 1 viết ở nhịp gì? ( 2/4 ) + Bài TĐN có mấy ô nhịp? ( 8 ô nhịp) + Đâu là trọng âm trong bài TĐN? ( Nốt nhạc đứng sau vạch nhịp sẽ là trọng âm, phách mạnh). + Mỗi ô nhịp có mấy phách? Phách nào là phách mạnh, phách nào là phách nhẹ? ( mỗi ô nhịp có 2 phách, phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ) + Có bao nhiêu phách mạnh trong bài TĐN? ( 8 phách mạnh - HS quan sát, làm theo => có bao nhiêu ô nhịp sẽ có bấy nhiêu phách mạnh) hướng dẫn. + Tìm và chỉ ra vạch nhịp trong bài TĐN? - GV vẽ sơ đồ cách đánh nhịp 2/4 lên bảng, hướng dẫn HS đánh nhịp thực hành bài TĐN số 1 - HS thực hiện 3. Vận dụng- Sáng tạo - Chia nhóm đôi, 1 bạn đọc nhạc, 1 bạn tập đánh nhịp 2/4 - Chọn một vài HS khá lên bảng đánh nhịp cho lớp đọc nhạc. - HS lắng nghe - HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm vào những phách mạnh của bài TĐN. - HS trả lời - GV nhận xét, sửa sai cho HS ( nếu có) - HS lắng nghe, ghi nhớ * Củng cố: - GV hỏi hỏi HS những ND các em được học trong tiết này? - Về nhà ôn tập cách đánh nhịp 2/4. Chuẩn bị bài giờ sau. Âm nhạc 5 ( Chủ đề: Thiên nhiên tươi đẹp - Tiết 4)
  9. HỌC HÁT: CON CHIM HAY HÓT Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Con chim hay hót - Biết hát với các hình thức khác nhau. Biết gõ đệm đơn giản và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù môn học: Biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. * Năng lực chung: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập, biết giải quyết nhiệm vụ được giao. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Yêu quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động- nhận diện - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS thực hiện bài hát Chị Ong Nâu và em bé - GV giới thiệu dẫn dắt vào bài hát, chủ đề, ghi bài - HS nghe, ghi vở 2. Tìm hiểu- khám phá - GV hỏi HS: Em hiểu ntn về đồng dao? Em biết những bài - HS trả lời đồng dao nào? (Chi chi chành chành, Thả đỉa ba ba) Đồng dao là thơ ca dân gian được truyền miệng trong sinh - HS lắng nghe hoạt trẻ em từ xa xưa. Đồng dao bao gồm nhiều loại: Các bài hát, câu hát trẻ em Trong các trò chơi, hát thường kết hợp với nhiều trò chơi thú vị. Dựa trên 1 bài đồng dao nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã sáng tác bài hát Con chim hay hót. - GV giới thiệu: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là một trong những nhạc sĩ hàng đầu của Việt Nam. Ông sinh ngày 11/ 11/ 1924 mất ngày 29/ 6/ 2015. Quê quán Điện Bàn, Quảng Nam. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đoàn vệ quốc quân, Bóng cây Kơ- nia, Hành khúc ngày và đêm, Ở hai đầu nỗi nhớ, Quảng Nam yêu thương Những sáng tác cho thiếu nhi có những bài tiêu biểu: Những em bé ngoan, Đội kèn tí hon, Con chim hay hót
  10. Bài hát Con chim hay hót có giai điệu vui tươi, ngộ nghĩnh và sinh động. - GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa (hoặc hát mẫu) - HS lắng nghe và cảm - GV hỏi HS: nhận bài hát. Trong bài hát có những hình ảnh nào? - HS trả lời Giai điệu của bài hát như thế nào? Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm? Bài hát được viết ở nhịp gì? Những hình nốt được sử dụng trong bài hát? - Chia bài hát thành 7 câu hát - HS đọc thầm lời ca - HS chia câu hát theo hd 3. Thực hành- luyện tập - HS đọc thầm lời ca - Đọc lời ca theo tiết tấu - Khởi động giọng theo mẫu ( với âm la) - HS đọc lời ca theo TT - HS khởi động giọng - GV đàn giai điệu ( hoặc hát mẫu) từng câu hát với tốc độ thong thả, HS nghe và hát theo từng câu đến hết bài. - HS học từng câu hát - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu theo hướng dẫn của GV. hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không - HS thực hiện hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. - HS luyện tập - Lưu ý HS hát bài hát với tốc độ hơi nhanh, vui, nhí nhảnh. - HS ôn luyện theo nhóm - GV quan sát, sửa sai kịp thời. 4. Vận dụng- sáng tạo. - HS ôn theo nhóm - HS luyện tập theo nhóm hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và tiết tấu lời ca. - Chia lớp theo hai dãy hát đối đáp, mỗi dãy hát một câu ( 4 - HS luyện tập theo nhóm câu đầu). Đoạn sau hát đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. - Hát vận động theo nhạc ( theo ý thích) - GV chọn 1 nhóm biểu diễn bài hát trước lớp. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS vận động * Củng cố: - HS biểu diễn - GV hỏi vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc và lời - HS nhận xét của ai? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát các em có - HS nghe cảm nghĩ gì? - Em hãy kể tên những bài hát nói về loài vật mà em biết? ( Gà gáy- Dân ca Cống, Chú ếch con- Phan Nhân, Thật là - HS trả lời
  11. hay- Hoàng Lân, Chim chích bông- Văn Dung, Chú voi con - HS nghe, ghi nhớ ở Bản Đôn- Phạm Tuyên ) Qua bài hát các em vừa học, cô mong các em sẽ thêm yêu các loài vật xung quanh ta và bảo vệ các loài vật có ích. - Về nhà tập hát thuộc lời của bài hát, suy nghĩ tìm 1 số động tác thích hợp để phụ họa cho bài hát. Âm nhạc 5 ( Chủ đề: Thiên nhiên tươi đẹp - Tiết 5) - ÔN HÁT: REO VANG BÌNH MINH - NHẠC CỤ TIẾT TẤU: LUYỆN TIẾT TẤU VỚI NHẠC CỤ GÕ I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - Thể hiện bài Con chim hay hót với tính chất vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên - Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát. - Nhận biết được âm hình tiết tấu, sử dụng nhạc cụ gõ đệm âm hình tiết tấu cho bài Con chim hay hót 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua bài hát và chơi nhạc cụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo nhạc bài hát Con chim hay hót * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát, có tình cảm đối với các loài vật có ích xung quanh. Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Yêu quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan ( hoặc đồ dùng tự làm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động- nhận diện - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS thực hiện bài hát Con chim hay hót - GVgiới thiệu nội dung tiết học, ghi bài - HS nghe, ghi vở 2. Tìm hiểu- khám phá - HS quan sát, thảo luận
  12. - Cho HS quan sát và nhận xét âm hình tiết tấu dưới đây về nhịp, trường độ, cách sắp xếp trường độ - HS nêu lại cách thực hiện trường độ trong âm hình tiết tấu trên ( nhịp 2/4, nốt đen bằng 1 phách, nốt trắng bằng 2 - HS nêu cách thực hiện phách) - GV làm mẫu cho HS quan sát và hướng dẫn cách gõ đệm, cách sử dụng các loại nhạc cụ gõ ( thanh phách, trống con - HS quan sát, ghi nhớ hoặc song loan, mõ, đồ dùng tự làm ) 3. Thực hành- luyện tập - Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu theo các bước: - HS thực hiện, luyện tập + Đọc tiết tấu + Gõ tiết tấu với nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống ( Gõ tiết tấu miệng đọc thầm theo trường độ, không đọc thành tiếng) Đọc: Trắng đen đen Gõ : x x x - Khởi động giọng theo mẫu (với âm La) - HS khởi động giọng - GV cho HS ôn lại bài hát 1-2 lần - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu - HS hát ôn hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không - HS thực hiện hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. Hát bài hát với tính chất vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên - HS ôn theo nhóm: Dùng các loại nhạc cụ hiện có tập gõ đệm theo tiết tấu trên 4. Vận dụng- sáng tạo - HS ôn tập - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Con chim hay hót với âm hình TT vừa học - HS thực hiện Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa nó
  13. - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi cho nhau - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để - HS sáng tạo đệm cho bài hát - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận dụng - HS trình diễn động tác tay chân. - GV gọi HS nhận xét. - HS nghe - GV nhận xét. * Củng cố: - GV hỏi ND các em được học trong tiết này? Em thấy gõ - HS trả lời các loại nhạc cụ để đệm hát có thú vị không? - Về nhà suy nghĩ tìm 1 số động tác vận động cơ thể thích - HS nghe, ghi nhớ hợp để phụ họa cho bài hát. Âm nhạc 5 ( Chủ đề: Chào ngày mới- Tiết 6) - TĐN SỐ 2: MẶT TRỜI LÊN - NGHE NHẠC I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng cao độ, trường độ, bài TĐN số 2 . Hát lời ca đúng theo giai điệu - Nêu được cảm nhận về tác phẩm được nghe. Thể hiện cảm xúc bằng thái độ, vận động 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới: * Năng lực đặc thù: Thể hiện và cảm thụ giai điệu, tiết tấu, tính chất, sắc thái của bài TĐN số2 ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo tác phẩm âm nhạc. * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề; chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng đọc nhạc, tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ, yêu thích âm nhạc. II. CHUẨN BỊ:
  14. - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *HĐ 1: TĐN số 2 Mặt trời lên 1. Khởi động - Nhận diện - HS nghe luật chơi - GV cho HS chơi trò chơi Ai tai thính Luật chơi: Nghe giai điệu và đoán câu nhạc đó nằm trong - HS chơi trò chơi theo sự bài TĐN nào mà các em đã học? điều khiển của GV - GV cho HS nghe giai điệu từng câu của bài TĐN số 1 - Yêu cầu HS trả lời - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương và giới thiệu vào bài, ghi bảng. - HS ghi ND bài học vào vở 2.Tìm hiểu - Khám phá - Hướng dẫn HS tự tìm hiểu để nhận biết được các kí hiệu có trong bài TĐN số 2 dưới dạng câu hỏi: - HS quan sát, ghi nhớ Bài được viết ở nhịp gì? Tính chất âm nhạc của bài? Những tên nốt (cao độ) nào được sử dụng trong bài TĐN số 2 ? Những hình nốt (trường độ) nào được sử dụng trong bài TĐN số 2 ? - Lưu ý HS trong bài có sử dụng nốt trắng chấm dôi ( Nốt trắng ngân dài bằng 2 nốt đen, trắng chấm dôi ngân dài bằng 3 nốt đen). 3.Thực hành- Luyện tập - GV cho HS quan sát bài TĐN số 2 được viết trên bảng phụ và đồng thanh đọc tên nốt trong bài. (không để HS chép các kí hiệu viết tắt tiếng Việt ở dưới tên nốt nhạc). - Hướng dẫn HS luyện cao độ - HS đọc cao độ - Đọc riêng cao độ của bài: GV chỉ tên các nốt của bài trên - HS đọc theo hd của GV thang âm để HS tự đọc. HS không đọc được, GV mới đàn mẫu hoặc đọc mẫu. - Luyện tiết tấu - HS luyện tiết tấu - Hướng dẫn HS đọc tên nốt nhạc theo trường độ - HS thực hiện - Đọc cao độ kết hợp trường độ - HS thực hiện
  15. + Cho HS tự đọc 2 ô nhịp đầu, nếu không đọc được GV sẽ đàn mẫu. Vừa đọc vừa gõ phách. - Đọc cả bài TĐN. - HS luyện tập - Chia nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp gõ đệm theo phách- sau đó đổi bên - HS đọc theo hd của GV - Đọc bài TĐN với tốc độ vừa phải, thể hiện tính chất nhịp nhàng, du dương. - Ghép lời ca - Đọc theo tổ, nhóm - HS nhận xét - Cho HS tự nhận xét, nhận xét lẫn nhau ( đồng đẳng) 4.Vận dụng- Sáng tạo - HS quan sát, lắng nghe, - Cho HS quan sát âm hình tiết tấu đệm, hướng dẫn cách thực hiện. gõ đệm theo phách và nhịp, vận dụng động tác tay chân Mặt trời vừa lên chim - Cho các nhóm thảo luận, tự thực hiện gõ đệm - GV chia lớp thành 3 nhóm - HS sáng tạo, vận động Nhóm 1: Đọc nhạc Nhóm 2: Gõ đệm Nhóm 3: Bộ gõ cơ thể - GV cho HS đánh giá, lựa chọn cách gõ hoặc vận động nào phù hợp nhất thì chọn và cho cả lớp thực hành cả bài TĐN. * HĐ 2: Nghe nhạc Em yêu giờ học nhạc 1. Tìm hiểu- khám phá - GV giới thiệu bài hát Em yêu giờ học nhạc - Tác giả Đinh - HS lắng nghe Viễn. - GV cho HS nghe bản nhạc lần 1. - Thảo luận về bài hát: - HS thảo luận, trả lời + HS nêu cảm nhận về bài hát, giai điệu ntn? + HS nói về những hình ảnh trong bài hát. + Em thích câu hát nào trong bài? + Bài hát nói về điều gì? 2. Thực hành- luyện tập - Có thể cho các em chọn bạn để tìm động tác và vận động - HS sáng tạo theo nhóm
  16. - GV quan sát, gợi ý cho các em một số động tác ( nếu các em cần trợ giúp) - HS thục hiện - GV cho HS nghe lần 2 và cho HS gõ đệm theo phách 3. Vận dụng - sáng tạo - HS vận động theo ý thích - HS nghe bài hát lần 3, vận động theo ý thích. - HS lắng nghe - GV nhận xét, tuyên duơng. * Củng cố: - HS lắng nghe, ghi nhớ. - GV khen ngợi động viên HS, các nhóm đã thực hiện tốt nội dung bài học - Dặn các em về nhà ôn tập lại bài TĐN số 2 và chuẩn bị bài tuần sau. Âm nhạc 5 ( Tiết 7 ) - ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1, SỐ 2 - LUYỆN TẬP ÂM NHẠC: NHỊP 3/4 I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt: - HS đọc được bài tập đọc nhạc số1, số 2. Biết thể hiện tính chất sắc thái của bài. - Nhận biết được ý nghĩa của nhịp 3/4; Biết cách đánh nhịp và áp dụng vào bài TĐN số 2 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới: * Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua giai điệu, tiết tấu, tính chất, sắc thái của các bài TĐN * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề; chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng đọc nhạc, tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ, yêu thích âm nhạc. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động- Nhận diện: - Khởi động qua trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài - HS nghe luật chơi TĐN. * Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội (1 đội nam, 1 đội nữ)
  17. Cả hai đội cùng nghe GV đàn lần lượt một câu bất kì 2 bài - HS chơi trò chơi theo sự TĐN số 1, số 2 đã học và phải nhận ra đó là giai điệu của điều khiển của GV bài TĐN nào. Đội nào có câu trả lời đúng nhiều hơn, nhanh hơn đội đó giành chiến thắng. - GV dẫn dắt vào bài học, ghi tên bài học *HĐ 1: Ôn TĐN số 1, số 2 - HS ghi ND bài học vào vở 2. Tìm hiểu- khám phá - GV cho HS quan sát 2 âm hình tiết tấu bài TĐN số 1 - HS quan sát, ghi nhớ Và âm hình tiết tấu bài TĐN số 2 - HS quan sát nhớ lại âm hình tiết tấu hai bài TĐN - Cho HS đọc cao độ - HS đọc thang âm - HS tự ôn tập đọc lại hai bài TĐN trên theo nhóm. 3. Thực hành- luyện tập - GV cho HS nghe lại giai điệu 2 bài TĐN số 1 và 2 - HS ôn TĐN - HS cả lớp đọc ôn hai bài TĐN 1 và 2 một vài lần - Bài TĐN số 1 đọc với sắc thái tươi vui, nhí nhảnh, bài - HS lắng nghe TĐN số 2 đọc với tốc độ vừa phải, nhịp nhàng, du dương. - HS ôn tập - Chia nhóm đôi luyện tập: Bạn đọc nhạc, bạn gõ đệm - HS thực hiện 4. Vận dụng- sáng tạo - GV hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc - HS luyện tập dùng động tác tay chân đệm cho bài TĐN số 1 với tiết tấu sau - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện. Cầm tay nhau ta đi chơi - Bài TĐN số 2 thực hiện với tiết tấu đệm Mặt trời vừa lên chim
  18. - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để đệm cho hai bài TĐN - HS sáng tạo, vận động, - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận trình diễn dụng động tác tay chân để đệm * HĐ 2: LTÂN Nhịp 3/4 1. Tìm hiểu - Khám phá - GV giới thiệu với HS khái niệm về: *Nhịp 3/4: Gồm có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt đen, - HS lắng nghe phách thứ nhất mạnh, phách thứ 2 và 3 nhẹ. Nhịp 3/4 thường dùng trong các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vui tươi, sinh động ( nhạc múa Châu Âu hay dùng) 2. Thực hành - Luyện tập - GV cho HS quan sát bài TĐN số 2 và yêu cầu HS tìm hiểu: + Bài TĐN số 2 viết ở nhịp gì? ( 3/4 ) - HS thảo luận, trả lời + Bài TĐN có mấy ô nhịp? ( 8 ô nhịp) + Mỗi ô nhịp có mấy phách? Phách nào là phách mạnh, phách nào là phách nhẹ? ( mỗi ô nhịp có 3 phách, phách 1 mạnh, phách 2 và 3nhẹ) + Có bao nhiêu phách mạnh trong bài TĐN? ( 8 phách mạnh => có bao nhiêu ô nhịp sẽ có bấy nhiêu phách mạnh) - GV vẽ sơ đồ cách đánh nhịp 3/4 lên bảng, hướng dẫn HS đánh nhịp thực hành bài TĐN số 2 - HS quan sát, thực hiện theo hướng dẫn 3. Vận dụng- Sáng tạo - Chia nhóm đôi, 1 bạn đọc nhạc, 1 bạn tập đánh nhịp 3/4 - Chọn một vài HS khá lên bảng đánh nhịp cho lớp đọc nhạc. - HS thực hiện - HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm mạnh vào những phách mạnh, gõ nhẹ vào phách nhẹ của bài TĐN. - GV nhận xét, sửa sai cho HS ( nếu có) * Củng cố:
  19. - GV hỏi hỏi HS những ND các em được học trong tiết này? - HS lắng nghe - GV khen ngợi động viên HS hoàn thành tốt ND của bài, các nhóm đã thực hiện tốt nội dung bài học - HS trả lời - Về nhà ôn tập cách đánh nhịp 3/4, ôn tập lại 2 bài TĐN và chuẩn bị bài tuần sau. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Âm nhạc 5 ( Tiết 8 ) ÔN 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH VÀ CON CHIM HAY HÓT KẾT HỢP VẬN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát Reo vang bình minh và Con chim hay hót. - Biết vận dụng sáng tạo để hát kết hợp vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể (vỗ tay, giậm chân ) theo hai bài hát. 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù môn học: Biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm cho bài hát, theo tiết tấu phù hợp. * Năng lực chung: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận, nêu ý kiến, phản biện trong học tập và biết giải quyết nhiệm vụ được giao. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS tình yêu đối với thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, nhận diện: - Cho HS hát, vận động cơ thể theo nhạc bài hát Reo vang - HS thực hiện bình minh ( lắc lư, vỗ tay theo nhịp bài hát) - GV giới thiệu nội dung tiết học, HS ghi bài vào vở
  20. 2. Tìm hiểu- khám phá - Cho HS quan sát và nhận xét âm hình tiết tấu hai bài hát - HS quan sát, trả lời Reo vang bình minh và Con chim hay hót về nhịp, trường độ, cách sắp xếp trường độ. - Bài Reo vang bình minh - Bài Con chim hay hót - HS nêu lại cách thực hiện trường độ trong âm hình tiết tấu trên ( nhịp 2/4, nốt đen bằng 1 phách, nốt trắng bằng 2 phách; 2 nốt móc đơn bằng 1 phách, dấu lặng đen nghỉ bằng 1 phách) - GV làm mẫu cho HS quan sát cách gõ đệm với tiết tấu hai - HS quan sát, thực hiện bài hát. theo hướng dẫn của GV. 3. Thực hành- luyện tập - Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu theo các bước: + Đọc tiết tấu - HS thực hiện theo hướng + Gõ tiết tấu với nhạc cụ, thanh phách, song loan, dẫn của GV trống ( Gõ tiết tấu miệng đọc thầm theo trường độ, không đọc thành tiếng) - Bài Reo vang bình minh Đọc: Đen đơn đơn đen - Gõ : x x x x - Bài Con chim hay hót Đọc: Trắng đen đen Gõ : x x x - Khởi động giọng theo mẫu (với âm La) - HS khởi động giọng - GV cho HS ôn lại bài hát 1-2 lần
  21. - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu - HS ôn tập hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không - HS hát theo hướng dẫn hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. Hát bài hát với tính chất vui tươi, dí dỏm, hồn - HS luyện tập nhiên - HS ôn theo nhóm: Dùng các loại nhạc cụ hiện có tập gõ đệm theo tiết tấu trên - HS ôn theo nhóm 4. Vận dụng- sáng tạo - HS tự sáng tạo Bài Reo vang bình minh - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Reo vang bình - HS nghe, thực hiện minh với âm hình TT vừa học Reo vang reo ca vang ca - Cất tiếng hát vang rừng xanh - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia - HS hát thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi cho nhau - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để - HS thực hiện đệm cho bài hát - HS sáng tạo Bài Con chim hay hót - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Con chim hay hót với âm hình TT vừa học - HS thực hiện theo hướng dẫn Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa nó
  22. - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi cho nhau - HS hát, gõ đệm - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để đệm cho bài hát - HS thực hiện - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận dụng động tác tay chân. - HS sáng tạo - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS trình diễn * Củng cố: - GV hỏi ND các em được học trong tiết này? Em thấy gõ - HS trả lời các loại nhạc cụ để đệm hát có thú vị không? - HS nghe - Về nhà suy nghĩ tìm 1 số động tác vận động cơ thể thích hợp để phụ họa cho bài hát. - HS trả lời - Xem bài, chuẩn bị tiết học sau - HS nghe, ghi nhớ. Âm nhạc 5 ( Chủ đề: Nhớ ơn thầy cô - Tiết 9) HỌC HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA Nhạc và lời: Hoàng Long I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Những bông hoa những bài ca - Biết hát với các hình thức khác nhau. Biết gõ đệm đơn giản và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù môn học: Biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. * Năng lực chung: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập, biết giải quyết nhiệm vụ được giao. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS lòng kính yêu và tình cảm biết ơn đối với những người dạy dỗ, chăm lo cho các em nên người.
  23. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động- nhận diện - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS thực hiện bài hát Em yêu trường em - GV giới thiệu dẫn dắt vào bài hát, chủ đề, ghi bài - HS nghe, ghi vở 2. Tìm hiểu- khám phá - GV giới thiệu bài: Nhạc sĩ Hoàng Long sinh ngày 18/ 6/ - HS lắng nghe 1942. Ông cùng em mình là nhạc sĩ Hoàng Lân tạo thành một liên danh quen thuộc trong nền âm nhạc nước nhà. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi như: Bác Hồ người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác, Đường và chân, Chúng em cần hòa bình, Cô giáo vùng cao, Những bông hoa những bài ca - GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa (hoặc hát mẫu) - GV hỏi HS: Trong bài hát có những hình ảnh nào? Giai điệu của bài hát như thế nào? - HS lắng nghe và cảm Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm? nhận bài hát. Bài hát được viết ở nhịp gì? Những hình nốt được sử dụng - HS trả lời trong bài hát? - Chia lời 1 bài hát thành 5 câu hát, lời 2 tương tự - HS đọc thầm lời ca 3. Thực hành- luyện tập - Đọc lời ca theo tiết tấu - Khởi động giọng theo mẫu ( với âm la) - HS chia câu hát theo hd - HS đọc thầm lời ca - HS đọc lời ca theo TT - HS khởi động giọng - GV đàn giai điệu ( hoặc hát mẫu) từng câu hát với tốc độ thong thả, HS nghe và hát theo. - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - HS học từng câu hát - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc theo hướng dẫn của GV. độ. - HS thực hiện - Lưu ý HS hát bài hát với tốc độ hơi nhanh, vui, nhí nhảnh. - HS ôn luyện theo nhóm - GV quan sát, sửa sai kịp thời. - HS luyện tập
  24. 4. Vận dụng- sáng tạo. - HS luyện tập theo nhóm hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. - Chia lớp theo hai dãy hát đối đáp, mỗi dãy hát một câu ( 4 - HS ôn theo nhóm câu đầu). Câu cuối hát đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. - Hát vận động theo nhạc ( theo ý thích) - GV chọn 1 nhóm biểu diễn bài hát trước lớp. - HS luyện tập theo nhóm - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. * Củng cố: - GV hỏi vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc và lời của ai? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát các em có - HS vận động cảm nghĩ gì? - HS biểu diễn Qua bài hát các em vừa học, cô mong các em sẽ thêm chăm - HS nhận xét chỉ, học giỏi, kính yêu và biết ơn thầy cô giáo. Các em nghe - HS nghe lời, lễ phép với những người lớn tuổi hơn để xứng đáng là - HS trả lời con ngoan, trò giỏi. - Về nhà tập hát thuộc lời của bài hát, suy nghĩ tìm 1 số động - HS nghe, ghi nhớ tác thích hợp để phụ họa cho bài hát. Âm nhạc 5 ( Chủ đề: Nhớ ơn thầy cô - Tiết 10) - ÔN HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA - GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - Thể hiện bài Những bông hoa những bài ca với tính chất vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên - Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát và biết hát với các hình thức khác nhau. - Gõ đệm được cho bài hát Những bông hoa những bài ca - Kể tên và nhận ra được âm sắc các nhạc cụ đã học. 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua bài hát và chơi nhạc cụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo nhạc bài hát Những bông hoa những bài ca * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề.
  25. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS lòng kính yêu và tình cảm biết ơn đối với những người dạy dỗ, chăm lo cho các em nên người. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan ( hoặc đồ dùng tự làm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ND 1: Ôn hát Những bông hoa những bài ca 1. Khởi động- nhận diện - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS thực hiện bài hát Những bông hoa những bài ca - GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bài - HS nghe, ghi vở 2. Tìm hiểu- khám phá - Cho HS quan sát và nhận xét âm hình tiết tấu dưới đây về - HS quan sát, thảo luận nhịp, trường độ, cách sắp xếp trường độ - HS nêu lại cách thực hiện trường độ trong âm hình tiết tấu - HS nêu cách thực hiện trên ( nhịp 2/4, nốt đen bằng 1 phách, 2 nốt móc đơn bằng 1 phách, dấu lặng đen nghỉ bằng một nốt đen) - GV làm mẫu cho HS quan sát và hướng dẫn cách gõ đệm, - HS quan sát, ghi nhớ cách sử dụng các loại nhạc cụ gõ ( thanh phách, trống con hoặc song loan, mõ, đồ dùng tự làm ) 3. Thực hành- luyện tập - Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu theo các bước: - HS thực hiện, luyện tập + Đọc tiết tấu + Gõ tiết tấu với nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống ( Gõ tiết tấu miệng đọc thầm theo trường độ, không đọc thành tiếng) Đọc: Đen đơn đơn đen - Gõ : x x x x - Khởi động giọng theo mẫu (với âm La) - HS khởi động giọng - GV cho HS ôn lại bài hát 1-2 lần - HS hát ôn - HS thực hiện
  26. - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. Hát bài hát với tính chất vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên - HS tự ôn theo nhóm: Dùng các loại nhạc cụ hiện có tập gõ - HS ôn tập đệm theo tiết tấu trên - Gợi ý HS một số động tác phụ họa cho bài hát: - HS quan sát, thực hiện + ĐT 1: Cùng nhau các cô: Đứng im vỗ tay đệm theo phách + ĐT 2: Lời hát đường phố: Nghiêng người trái, phải nhịp nhàng theo nhịp + ĐT 3: Ngàn hoa mặt trời: ngàn hoa đưa tay sang trái, nở tươi đưa tay sang phải, khoe sắc trời đưa hai tay lên cao vòng sang hai bên + ĐT 4: Náo nức đẹp nhất: hai tay đưa lên cao nghiêng trái, phải theo nhịp + ĐT 5: Chúng em các cô: Hai tay đưa ngang ngực, vòng sang hai bên 4. Vận dụng- sáng tạo - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc - HS quan sát, thực hiện dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Những bông hoa những bài ca với âm hình TT vừa học Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô. Lời - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi cho nhau - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để - HS sáng tạo đệm cho bài hát - Một vài HS khá lên trình diễn kết hợp bộ gõ cơ thể - HS trình diễn
  27. - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận dụng động tác cơ thể. - HS nhận xét - GV gọi HS nhận xét. - HS nghe - GV nhận xét. ND 2: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài 1. Tìm hiểu- khám phá - HS trả lời - GV hỏi HS: Em biết những nhạc cụ nào của nước ngoài? ( đàn Ghi- ta (Tây ban cầm), đàn Piano (dương cầm), Violon (vĩ cầm), Accordion (phong cầm), Viola, Ba-la-lai-ca (xuất xứ ở Nga), Ma-ra-cat ) - HS quan sát - GV treo tranh các nhạc cụ: Cho HS quan sát hình dáng, chất liệu Saxophone Flute Trompette Clarinette 2. Thực hành- luyện tập - HS trả lời - Hỏi HS có biết tên và được nghe âm thanh của những nhạc cụ này chưa ? - HS nghe, ghi nhớ - GV giới thiệu ngắn gọn từng loại nhạc cụ trên cho HS nghe + Kèn Saxophone: Có nhiều loại khác nhau. Trong dàn nhạc giao hưởng, kèn saxophone ít được sử dụng nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong dàn nhạc Jazz. Tính chất âm thanh hơi kích động, phát âm ngân rung, âm lượng vang, trữ tình, trong sáng. + Kèn Trompette: Có nhiều loại, loại kèn giọng Si giáng được dùng nhiều trong dàn nhạc giao hưởng. Trompette là nhạc cụ có âm vực cao, âm thanh sáng chói, rực rỡ, đồng thời cũng có thể diễn tả được những nét nhạc trữ tình, say đắm. + Flute: Là một loại sáo thuộc bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng. Flute giọng Đô trưởng là loại thông dụng trong dàn
  28. nhạc giao hưởng. Âm thanh của Flute dịu dàng, mềm mại, nhiều chất thơ + Kèn Clarinette: Thuộc bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng. Đây là loại nhạc cụ có tính năng linh hoạt, âm thanh mềm mại, - HS nghe, ghi nhớ thuần khiết tạo nên hiệu quả phong phú trong dàn nhạc. - GV cho HS nghe âm thanh, âm sắc 4 loại nhạc cụ này qua đĩa tư liệu (hoặc trên đàn phím điện tử) - HS nghe, vận động 3.Vận dụng- sáng tạo - GV chọn bản nhạc Dace monkey được diễn tấu bằng Trompette hoặc Saxophone cho HS nghe và vận động theo ý thích. - HS trả lời * Củng cố: - GV hỏi ND các em được học trong tiết này? Em thấy gõ các loại nhạc cụ để đệm hát có thú vị không? - Em thích và ấn tượng với loại nhạc cụ nước ngoài nào hôm - HS nghe, ghi nhớ nay được học? Lí do thích? - GV khen ngợi động viên HS, các nhóm đã thực hiện tốt nội dung bài học - Về nhà suy nghĩ tìm 1 số động tác vận động cơ thể thích hợp để phụ họa cho bài hát. Chuẩn bị bài học tiết sau. Âm nhạc 5 ( Tiết 11) - TĐN SỐ 3: TÔI HÁT SON LA SON - NGHE NHẠC: MƯA RƠI I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng cao độ, trường độ, bài TĐN số 3. Hát lời ca đúng theo giai điệu - Nêu được cảm nhận về tác phẩm được nghe. Biết thể hiện cảm xúc bằng thái độ, vận động 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới: * Năng lực đặc thù: Thể hiện và cảm thụ giai điệu, tiết tấu, tính chất, sắc thái của bài TĐN số2 ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo tác phẩm âm nhạc. * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề; chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng đọc nhạc, tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ, yêu thích những làn điệu dân ca của đất nước.
  29. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *HĐ 1: TĐN số 3 Tôi hát Son La Son 1. Khởi động - Nhận diện - HS nghe luật chơi - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát Trống cơm ( Dân ca Bắc Bộ) - HS chơi trò chơi theo sự - GVgiới thiệu nội dung tiết học, ghi bài điều khiển của GV 2.Tìm hiểu - Khám phá - Hướng dẫn HS tự tìm hiểu để nhận biết được các kí hiệu có trong bài TĐN số 3 dưới dạng câu hỏi: Bài được viết ở nhịp gì? - HS ghi ND bài học vào vở Tính chất âm nhạc của bài? Những tên nốt (cao độ) nào được sử dụng trong bài TĐN số 3 ? - HS quan sát, ghi nhớ Những hình nốt (trường độ) nào được sử dụng trong bài TĐN số 3 ? 3.Thực hành- Luyện tập - GV cho HS quan sát bài TĐN số 3 được viết trên bảng phụ và đồng thanh đọc tên nốt trong bài. (không để HS chép các kí hiệu viết tắt tiếng Việt ở dưới tên nốt nhạc). - Hướng dẫn HS luyện cao độ - Đọc riêng cao độ của bài: GV chỉ tên các nốt của bài trên thang âm để HS tự đọc. HS không đọc được, GV mới đàn mẫu hoặc đọc mẫu. - Luyện tiết tấu - HS đọc cao độ - HS đọc theo hd của GV - Hướng dẫn HS đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu ( trường độ) - HS luyện tiết tấu - Đọc cao độ kết hợp trường độ + Cho HS tự đọc 2 ô nhịp đầu, nếu không đọc được GV sẽ đàn mẫu. Vừa đọc vừa gõ phách. - Đọc cả bài TĐN. - HS thực hiện - HS thực hiện
  30. - Chia nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp gõ đệm theo phách- sau đó đổi bên - Đọc bài TĐN với tốc độ vừa phải, thể hiện tính chất vui vẻ, rộn ràng. - HS luyện tập - Ghép lời ca - Đọc theo tổ, nhóm - HS đọc theo hd của GV - Cho HS tự nhận xét, nhận xét lẫn nhau ( đồng đẳng) 4.Vận dụng- Sáng tạo - Cho HS quan sát âm hình tiết tấu đệm, hướng dẫn cách gõ đệm theo phách và nhịp, vận dụng động tác tay chân - HS nhận xét sau - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện. Son Son Son - Tôi hát Son La Son - Cho các nhóm thảo luận, tự thực hiện gõ đệm - GV chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: Đọc nhạc - HS sáng tạo, vận động Nhóm 2: Gõ đệm Nhóm 3: Bộ gõ cơ thể - GV cho HS đánh giá, lựa chọn cách gõ hoặc vận động nào phù hợp nhất thì chọn và cho cả lớp thực hành cả bài TĐN. * HĐ 2: Nghe nhạc Mưa rơi 1. Tìm hiểu- khám phá - GV giới thiệu bài hát Mưa rơi – Dân ca Xá - GV cho HS nghe bản nhạc lần 1. - HS lắng nghe - Thảo luận về bài hát: + HS nêu cảm nhận về bài hát, giai điệu ntn? + HS nói về những hình ảnh trong bài hát. - HS thảo luận, trả lời + Em thích câu hát nào trong bài? + Bài hát nói về điều gì? 2. Thực hành- luyện tập - Có thể cho các em chọn bạn để tìm động tác và vận động theo nhóm - GV quan sát, gợi ý cho các em một số động tác ( nếu các - HS sáng tạo em cần trợ giúp)
  31. - GV cho HS nghe lần 2 và cho HS gõ đệm theo phách 3. Vận dụng - sáng tạo - HS nghe bài hát lần 3, vận động theo ý thích. - HS thục hiện - GV nhận xét, tuyên duơng. * Củng cố: - HS vận động theo ý thích - GV khen ngợi động viên HS, các nhóm đã thực hiện tốt nội - HS lắng nghe dung bài học - Dặn các em về nhà ôn tập lại bài TĐN số 3 và chuẩn bị bài - HS lắng nghe, ghi nhớ. tuần sau. Âm nhạc 5 ( Chủ đề: Em yêu cuộc sống thanh bình - Tiết 12) HỌC HÁT: ƯỚC MƠ Nhạc: Trung Quốc Lời Việt: An Hòa I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Ước mơ - Biết gõ đệm đơn giản và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù môn học: Biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. * Năng lực chung: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập, biết giải quyết nhiệm vụ được giao. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS yêu hòa bình, mong ước cuộc sống bình yên, tươi đẹp và đoàn kết với bạn bè quốc tế. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động- nhận diện - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS thực hiện bài hát Tiếng hát bạn bè mình - GV giới thiệu dẫn dắt vào bài hát, chủ đề, ghi bài - HS nghe, ghi vở
  32. 2. Tìm hiểu- khám phá - GV giới thiệu: Ở các lớp dưới các em đã được học hát một - HS lắng nghe số bài nhạc nước ngoài: Đàn gà con Nhạc Nga - Lớp 1 ; Chú chim nhỏ dễ thương - Nhạc Pháp L2; Chúc mừng sinh nhật- Nhạc Anh L2; Con chim non Dân ca Pháp L3; Chúc mừng- Nhạc Nga L4. Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một bài hát nước ngoài nữa, bài hát Ước mơ- Nhạc Trung Quốc. Bài hát Ước mơ có giai điệu du dương, tha thiết, diễn tả ước mơ của các bạn nhỏ, đó là mong muốn nhiều điều tốt đẹp đến với mọi người. - GV dùng bản đồ thế giới (hoặc video), giới thiệu về đất nước Trung Quốc. Trung Quốc là một nước rộng lớn, đông - HS lắng nghe và cảm dân nhất thế giới, với hơn 1,4 tỉ dân ( theo thống kê của LHQ nhận bài hát. ngày 19/ 1/ 2020). Trung Quốc có nền văn hoá lâu đời, có - HS trả lời Vạn Lí Trường Thành dài 21.196 km ( 13.171 dặm), được xây dựng cách đây hàng ngàn năm, là một kì quan của thế giới. Do thời gian nên công trình đồ sộ này đã bị hư hỏng nhiều chỗ, Vạn Lý Trường Thành được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh (1368- 1644). - GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa (hoặc hát mẫu) - HS chia câu hát theo hd - GV hỏi HS: - HS đọc thầm lời ca Trong bài hát có những hình ảnh nào? Giai điệu của bài hát như thế nào? - HS đọc lời ca theo TT Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm? - HS khởi động giọng Bài hát được viết ở nhịp gì? Những hình nốt và kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài hát? - Lưu ý HS trong bài hát có sử dụng nốt tròn (có giá trị bằng 4 nốt đen- khi hát sẽ ngân dài 4 phách) - Chia lời ca bài hát thành 4 câu hát - HS học từng câu hát - HS đọc thầm lời ca theo hướng dẫn của GV. 3. Thực hành- luyện tập - HS thực hiện - Đọc lời ca theo tiết tấu - Khởi động giọng theo mẫu ( với âm la) - HS luyện tập - GV đàn giai điệu ( hoặc hát mẫu) từng câu hát với tốc độ - HS ôn theo nhóm thong thả, HS nghe và hát theo. - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không - HS luyện tập theo nhóm hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ.
  33. - Lưu ý HS hát bài hát với tốc độ vừa phải, thiết tha, trìu mến - HS ôn luyện theo nhóm - HS vận động - GV quan sát, sửa sai kịp thời. - HS biểu diễn 4. Vận dụng- sáng tạo. - HS nhận xét - HS luyện tập theo nhóm hát kết hợp gõ đệm theo phách, - HS nghe theo nhịp ( nhịp chia đôi) - HS trả lời - Cho HS hát lĩnh xướng và hòa giọng. Chọn một HS khá hát lĩnh xướng 2 câu đầu, 2 câu sau cả lớp hát đồng ca - HS nghe, ghi nhớ - Hát vận động theo nhạc ( theo ý thích) - GV chọn 1 nhóm biểu diễn bài hát trước lớp. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - Nếu còn thời gian cho HS vẽ tranh theo chủ đề Ước mơ của em * Củng cố: - GV hỏi vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc và lời của ai? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát các em có cảm nghĩ gì? - Về nhà tập hát thuộc lời của bài hát, suy nghĩ tìm 1 số động tác thích hợp để phụ họa cho bài hát. Âm nhạc 5 ( Chủ đề: Em yêu cuộc sống thanh bình - Tiết 13) - ÔN HÁT: ƯỚC MƠ - LUYỆN TẬP ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU DÒNG KẺ PHỤ I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - Thể hiện bài Ước mơ với cảm xúc thiết tha trìu mến - Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát và biết hát với các hình thức khác nhau. - Gõ đệm được cho bài hát Ước mơ - Nhận biết được cấu tạo của dòng kẻ phụ, và áp dụng vào thực hành 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua bài hát và chơi nhạc cụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo nhạc bài hát Ước mơ * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề.
  34. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS yêu hòa bình, mong ước cuộc sống bình yên, tươi đẹp và đoàn kết với bạn bè quốc tế. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan ( hoặc đồ dùng tự làm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ND 1: Ôn hát Ước mơ 1. Khởi động- nhận diện - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS thực hiện bài hát Tiếng hát bạn bè mình - GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bài - HS nghe, ghi vở 2. Tìm hiểu- khám phá - Cho HS quan sát và nhận xét âm hình tiết tấu dưới đây về - HS quan sát, thảo luận nhịp, trường độ, cách sắp xếp trường độ - HS nêu lại cách thực hiện trường độ trong âm hình tiết tấu - HS nêu cách thực hiện trên ( nhịp 4/4 có 4 phách, nốt đen bằng 1 phách, 2 nốt móc đơn bằng 1 phách) - GV làm mẫu cho HS quan sát và hướng dẫn cách gõ đệm, - HS quan sát, ghi nhớ cách sử dụng các loại nhạc cụ gõ ( thanh phách, trống con hoặc song loan, mõ, đồ dùng tự làm ) 3. Thực hành- luyện tập - Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu theo các bước: - HS thực hiện, luyện tập + Đọc tiết tấu + Gõ tiết tấu với nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống ( Gõ tiết tấu miệng đọc thầm theo trường độ, không đọc thành tiếng) Đọc: Đen đơn đơn đen đơn đơn Gõ : x x x x x x - Khởi động giọng theo mẫu (với âm La) - HS khởi động giọng - GV cho HS ôn lại bài hát 1-2 lần
  35. - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu - HS hát ôn hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không - HS thực hiện hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. Hát bài hát với tính chất vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên - HS tự ôn theo nhóm: Dùng các loại nhạc cụ hiện có tập gõ đệm theo tiết tấu trên - HS ôn tập - Gợi ý HS một số động tác phụ họa cho bài hát: + ĐT 1: Gió vờn dạo chơi: Hai tay ngang ngực đưa nhịp - HS quan sát, thực hiện nhàng trái phải, chân nhún theo nhịp ( nhịp chia đôi) + ĐT 2: Trên cành cây mong chờ: Hai tay đưa về một bên sang trái, phải múa kiểu hái đào chân nhún nhịp nhàng + ĐT 3: Em mong đẹp thêm: Hai tay áp chéo trước ngực nghiêng người trái, phải nhịp nhàng + ĐT 4: Cho đàn em muôn nhà: Chỉ tay sang trái, phải nhịp nhàng. Kết bài vòng tay lên cao thành hình tròn nhún chân. 4. Vận dụng- sáng tạo - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Ước mơ với âm hình - HS quan sát, thực hiện TT vừa học Gió vờn cánh hoa bay dưới trời - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi cho nhau - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để đệm cho bài hát - Một vài HS khá lên trình diễn kết hợp bộ gõ cơ thể - HS sáng tạo - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận dụng động tác cơ thể. - HS trình diễn - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét.
  36. HĐ 2: Luyện tập âm nhạc: Giới thiệu dòng kẻ phụ - HS nhận xét 1. Tìm hiểu - khám phá: - HS nghe - GV giới thiệu: Để viết được bản nhạc hoặc bài hát, chúng ta phải biết kẻ khuông nhạc. Kiến thức này các em đã được làm quen ở lớp 3. Như chúng ta đã biết khuông nhạc gồm 5 - HS nghe dòng kẻ song song, cách đều nhau. Giữa các dòng kẻ là khe nhạc. Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ và 4 khe. Nếu như các nốt nhạc có cao độ vượt quá phạm vi khuông nhạc ta phải làm thế nào? Khi đó chúng ta sẽ dùng dòng kẻ phụ. Dòng kẻ phụ là đường kẻ ngang được vạch bên trên hoặc bên dưới khuông nhạc nhằm tạo chỗ để ghi các nốt nhạc có cao độ vượt quá phạm vi khuông nhạc. - Dòng kẻ phụ chỉ dài hơn chút ít so với chiều rộng của thân nốt nhạc và nằm song song với các dòng kẻ của khuông nhạc, cách nhau khoảng cách bằng với khoảng cách giữa các dòng kẻ chính trong khuông nhạc. - Cho HS quan sát khuông nhạc, nốt Đô là nốt nằm trên dòng kẻ phụ - HS quan sát - HS quan sát , trả lời - GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc Tre ngà bên Lăng Bác ( trong SGK trang 35) xem có những nốt nhạc nào được viết trên dòng kẻ phụ 2.Thực hành - luyện tập: - HS thực hiện - GV hướng dẫn để HS kẻ khuông nhạc, tập viết các nốt nhạc mình đã quan sát được có dòng kẻ phụ vào vở. - HS kiểm tra chéo bài của bạn, nhận xét bài trong vở của bạn - Mời 1 HS lên bảng viết - HS nghe - GV nhận xét. 3. Vận dụng- Sáng tạo: - HS thi đua - GV cho các nhóm thi viết nốt nhạc trên khuông ( phiếu học tập có sẵn khuông nhạc hoặc các em kẻ khuông trên vở nháp). GV đọc 7 nốt nhạc: Son, Pha, La (quãng tám dưới), Rê, La (quãng tám trên), Đô, Đố. - HS lắng nghe, ghi nhớ - GV nhận xét, đánh giá. * Củng cố: - HS trả lời - GV hỏi: Hôm nay chúng ta đã học những nội dung gì? - HS lắng nghe, ghi nhớ - Tìm những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ phụ các em đã được học trong các bài hát ( SGK lớp 5) - Xem trước tiết học sau.
  37. Âm nhạc 5 ( Tiết 14 ) ÔN 2 BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA VÀ ƯỚC MƠ - KẾT HỢP VẬN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát Những bông hoa những bài ca và Ước mơ. - Biết vận dụng sáng tạo để hát kết hợp vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể (vỗ tay, giậm chân ) theo hai bài hát. 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù môn học: Biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm cho bài hát, theo tiết tấu phù hợp. * Năng lực chung: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận, nêu ý kiến, phản biện trong học tập và biết giải quyết nhiệm vụ được giao. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS lòng kính yêu và tình cảm biết ơn đối với những người dạy dỗ, chăm lo cho các em nên người. Giáo dục HS tình yêu đối với thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình, mong ước cuộc sống bình yên, tươi đẹp và đoàn kết với bạn bè quốc tế. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động, nhận diện: - Cho HS hát, vận động cơ thể theo nhạc bài hát Những - HS thực hiện bông hoa những bài ca ( lắc lư, vỗ tay theo nhịp bài hát) - GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bài - HS nghe, ghi bài vào vở 2. Tìm hiểu- khám phá - Cho HS quan sát và nhận xét âm hình tiết tấu hai bài hát - HS quan sát, trả lời Những bông hoa những bài ca và Ước mơ về nhịp, trường độ, cách sắp xếp trường độ. - Bài Những bông hoa những bài ca
  38. - Bài Ước mơ - HS nêu lại cách thực hiện trường độ trong âm hình tiết tấu trên ( nhịp 2/4 nốt đen bằng 1 phách, 2 nốt móc đơn bằng 1 phách, dấu lặng đen nghỉ bằng 1 phách. Nhịp 4/4 có 4 phách, nốt đen bằng 1 phách, 2 nốt móc đơn bằng 1 - HS quan sát, ghi nhớ phách) - GV làm mẫu cho HS quan sát cách gõ đệm với tiết tấu hai bài hát. - HS thực hiện theo hướng 3. Thực hành- luyện tập dẫn của GV - Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu theo các bước: + Đọc tiết tấu + Gõ tiết tấu với nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống ( Gõ tiết tấu miệng đọc thầm theo trường độ, không đọc thành tiếng) - Bài Những bông hoa những bài ca Đọc: Đen đơn đơn đen - Gõ : x x x x - Bài Ước mơ Đọc: Đen đơn đơn đen đơn đơn - HS khởi động giọng Gõ : x x x x x x - Khởi động giọng theo mẫu (với âm La) - HS ôn tập - HS hát theo hướng dẫn - GV cho HS ôn lại bài hát 1-2 lần - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không - HS luyện tập hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - HS ôn theo nhóm
  39. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng - HS tự sáng tạo tốc độ. Hát bài hát với tính chất vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên - HS ôn theo nhóm: Dùng các loại nhạc cụ hiện có tập gõ - HS nghe, thực hiện đệm theo tiết tấu trên 4. Vận dụng- sáng tạo Bài Những bông hoa những bài ca - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Những bông hoa những bài ca với âm hình TT vừa học Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô. Lời - HS hát - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - HS thực hiện - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi - HS sáng tạo cho nhau - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm - HS trình diễn chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để đệm cho bài hát - HS nhận xét - Một vài HS khá lên trình diễn kết hợp bộ gõ cơ thể - HS lắng nghe - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận dụng động tác cơ thể. - HS thực hiện theo hướng - GV gọi HS nhận xét. dẫn - GV nhận xét. Bài Ước mơ - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Ước mơ với âm hình TT vừa học Gió vờn cánh hoa bay dưới trời
  40. - HS hát, gõ đệm - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - HS thực hiện - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi - HS sáng tạo cho nhau - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm - HS trình diễn chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để - HS trả lời đệm cho bài hát - HS nghe - Một vài HS khá lên trình diễn kết hợp bộ gõ cơ thể - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận - HS trả lời dụng động tác cơ thể. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS nghe, ghi nhớ. * Củng cố: - GV hỏi ND các em được học trong tiết này? Em thấy gõ các loại nhạc cụ để đệm hát có thú vị không? - Về nhà suy nghĩ tìm 1 số động tác vận động cơ thể thích hợp để phụ họa cho bài hát. - Xem bài, chuẩn bị tiết học sau Âm nhạc 5 ( Tiết 15 ) - ÔN TĐN SỐ 3 KẾT HỢP GÕ ĐỆM - KỂ CHUYỆN NGHỆ SĨ CAO VĂN LẦU I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt: - HS đọc được bài TĐN số 3. Biết thể hiện tính chất sắc thái ghi trên bản nhạc, biết gõ đệm cho bài TĐN - Nêu được những nét chính về nghệ sĩ Cao Văn Lầu và bản Dạ cổ hoài lang 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới:
  41. * Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua giai điệu, tiết tấu, tính chất, sắc thái của bài TĐN * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề; chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng đọc nhạc, tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ, yêu thích âm nhạc. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động- Nhận diện: - Khởi động qua trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài - HS nghe luật chơi TĐN. * Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội (1 đội nam, 1 đội nữ) - HS chơi trò chơi theo sự Cả hai đội cùng nghe GV đàn lần lượt một câu bất kì 2 bài điều khiển của GV TĐN số 1, số 2 đã học và phải nhận ra đó là giai điệu của bài TĐN nào. Đội nào có câu trả lời đúng nhiều hơn, nhanh hơn đội đó giành chiến thắng. - GV dẫn dắt vào bài học, ghi tên bài học - HS ghi ND bài học vào vở *HĐ 1: Ôn TĐN số 3 kết hợp gõ đệm 2. Tìm hiểu- khám phá - GV cho HS quan sát âm hình tiết tấu bài TĐN số 3 - HS quan sát, ghi nhớ - HS quan sát nhớ lại âm hình tiết tấu bài TĐN - Cho HS đọc cao độ - HS đọc cao độ - HS tự ôn tập đọc lại hai bài TĐN trên theo nhóm. - HS ôn TĐN 3. Thực hành- luyện tập - GV cho HS nghe lại giai điệu bài TĐN số 3 - HS lắng nghe - HS cả lớp đọc ôn lại bài TĐN số 3 một vài lần - HS ôn tập - Bài TĐN số 3 đọc với sắc thái vui vẻ, rộn ràng, tốc độ - HS thực hiện vừa phải - Chia nhóm đôi luyện tập: Bạn đọc nhạc, bạn gõ đệm - HS luyện tập 4. Vận dụng- sáng tạo - Cho HS quan sát âm hình tiết tấu đệm, hướng dẫn cách - HS quan sát, lắng nghe, gõ đệm theo phách và nhịp, vận dụng động tác tay chân thực hiện.
  42. sau Son Son Son - Tôi hát Son La Son - HS sáng tạo, vận động, - Cho các nhóm thảo luận, tự thực hiện gõ đệm trình diễn - GV chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: Đọc nhạc Nhóm 2: Gõ đệm Nhóm 3: Bộ gõ cơ thể - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận dụng động tác tay chân để đệm - GV cho HS đánh giá, lựa chọn cách gõ hoặc vận động nào phù hợp nhất thì chọn và cho cả lớp thực hành cả bài TĐN. * HĐ 2: Kể chuyện Nghệ sĩ Cao văn Lầu 1. Tìm hiểu- khám phá - HS lắng nghe - GV giới thiệu và kể câu chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu cho HS nghe - HS thảo luận, trả lời - Nêu một số câu hỏi về nội dung câu chuyện để HS trả lời + Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh năm nào? Tại đâu? ( 1892 – tại Gia Định ) + Cậu bé Lầu được học chữ nho do ai dạy? (cha dạy ) + Khi đến trường học chữ quốc ngữ, do nhà nghèo nhưng với bản chất thông minh, ham học ông được cha gửi đến học với ông thầy đàn tên là gì? ( Nhạc Khị ) + Cậu bé Lầu được học các môn học gì? ( đàn tranh, đàn kìm, đánh trống và ca). + Trong đám bạn bè cùng học Cao Văn Lầu là người như thế nào? ( người học giỏi nhất, nổi tiếng là người hát hay đàn giỏi). + Lớn lên ông Lầu làm việc ở đâu? ( Ở Tòa sứ Bạc Liêu) + Tác phẩm nổi tiếng của ông là bài hát gì và ra đời trong khoảng thời gian nào? ( bản Dạ cổ hoài lang, khoảng năm 1919-1920 ). + Bản Dạ cổ hoài lang có nhạc điệu như thế nào? Nội dung bài hát nói lên điều gì? ( Có nhạc điệu buồn được
  43. nâng lên thành nỗi đau chung của tất cả người dân Nam Bộ). - GV nhấn mạnh: Do vậy bài Dạ cổ hoài lang đã đi vào lịch sử âm nhạc dân tộc, trở thành bài vọng cổ được yêu thích nhất cho tới hôm nay và đồng bào Nam Bộ coi như một tài sản tinh thần vô giá. + Nghệ sĩ Cao Văn Lầu mất vào ngày tháng năm nào? (13- 8- 1976 ) 2. Thực hành luyện tập - GV yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện ( hoặc HS kể nối tiếp - HS kể chuyện theo nhóm) - Yêu cầu HS nhận xét. - HS nhận xét - GV nhận xét – đánh giá. - HS lắng nghe 3. Vận dụng - sáng tạo - Cho HS nghe bản Dạ cổ hoài lang, HS vẽ tranh đơn giản - HS nghe nhạc, vẽ tranh theo cảm nhận về bản nhạc và câu chuyện được nghe( 3-5’) theo tưởng tượng - Qua câu chuyện vừa kể các em có thái độ ( cảm nhận) gì - HS trả lời trong cuộc sống? ( Biết trân trọng cuộc sống lao động và tình yêu thương con người, đó là nguồn gốc tạo nên những tác phẩm có giá trị). * Củng cố: - GV hỏi hỏi HS những ND các em được học trong tiết - HS trả lời này? - GV khen ngợi động viên những HS hoàn thành tốt ND - HS lắng nghe, ghi nhớ. của bài, các nhóm đã thực hiện tốt nội dung bài học và dặn HS chuẩn bị bài tuần sau. Âm nhạc 5 ( Nội dung tự chọn - Tiết 16) HỌC HÁT: MÙA HOA PHƯỢNG NỞ Nhạc và lời: hoàng Vân I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Mùa hoa phượng nở - Biết gõ đệm đơn giản và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới
  44. * Năng lực đặc thù môn học: Biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. * Năng lực chung: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập, biết giải quyết nhiệm vụ được giao. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Yêu mái trường, yêu quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động- nhận diện - GV cho HS khởi động, vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS thực hiện bài hát Em yêu trường em - GVgiới thiệu nội dung tiết học. GV ghi bài - HS nghe, ghi vở 2. Tìm hiểu- khám phá - GV giới thiệu: Nhạc sĩ Hoàng Vân ( tên khai sinh Lê Văn - HS lắng nghe Ngọ - 24/7/1930- 4/2/2018) là nhạc sĩ hàng đầu trong nền âm nhạc Việt Nam. Ông sáng tác thành công trên rất nhiều thể loại như nhạc thính phòng, nhạc phim, kịch, múa rối, hợp xướng thiếu nhi Những tác phẩm tiêu biểu: Hợp xướng Hồi tưởng, ca khúc cho người lớn Hò kéo pháo, Tôi là người thợ lò, Quảng Bình quê ta ơi ca khúc thiếu nhi Em yêu trường em, Mùa hoa phượng nở - GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa (hoặc hát mẫu) - HS lắng nghe và cảm - GV hỏi HS: nhận bài hát. Trong bài hát có những hình ảnh nào? - HS trả lời Giai điệu của bài hát như thế nào? Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm? Bài hát được viết ở nhịp gì? Những hình nốt và kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài hát? ( Nhịp 2/4, các hình nốt trắng, đen, móc đơn; các kí hiệu âm nhạc dấu luyến, dấu nối, dấu lặng đen, dấu nhắc lại, khung thay đổi) - Chia lời ca lời 1 bài hát thành 4 câu hát ( lời 2 tương tự) - HS đọc thầm lời ca - HS chia câu hát theo hd 3. Thực hành- luyện tập - HS đọc thầm lời ca - Đọc lời ca theo tiết tấu - Khởi động giọng theo mẫu ( với âm la) - HS đọc lời ca theo TT - HS khởi động giọng
  45. - GV đàn giai điệu ( hoặc hát mẫu) từng câu hát với tốc độ thong thả, HS nghe và hát theo. - HS học từng câu hát - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu theo hướng dẫn của GV. hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không - HS thực hiện hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. - HS luyện tập - Lưu ý HS hát bài hát với tốc độ vừa phải, thiết tha, trong sáng - HS ôn luyện theo nhóm - GV quan sát, sửa sai kịp thời. - HS ôn theo nhóm 4. Vận dụng- sáng tạo. - HS luyện tập theo nhóm hát đối đáp 2 câu đầu, 2 câu sau - HS luyện tập theo nhóm hát đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp - Cho HS hát lĩnh xướng và hòa giọng. Chọn một HS khá hát lĩnh xướng 2 câu đầu, 2 câu sau cả lớp hát đồng ca - Hát vận động theo nhạc ( theo ý thích) - HS vận động - GV chọn 1 nhóm biểu diễn bài hát trước lớp. - HS biểu diễn - GV gọi HS nhận xét. - HS nhận xét - GV nhận xét. - HS nghe * Củng cố: - GV hỏi vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc và lời - HS trả lời của ai? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát các em có cảm nghĩ gì? - Về nhà tập hát thuộc lời của bài hát, suy nghĩ tìm 1 số động - HS nghe, ghi nhớ tác thích hợp để phụ họa cho bài hát. Chuẩn bị cho bài học tiết sau. Âm nhạc 5 ( Tiết 17) ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - Hát và đọc nhạc được các chủ đề đã học trong HK I - Biết kết hợp vận dụng sáng tạo gõ đệm hoặc vận động vỗ tay, giậm chân 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua bài hát và chơi nhạc cụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo nhạc bài hát, bài TĐN
  46. * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát, có tình cảm đối với quê hương đất nước, yêu thích âm nhạc. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan, ( hoặc đồ dùng tự làm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS *ND 1: Ôn hát 1. Khởi động- Nhận diện - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát Reo vang bình minh - HS thực hiện - GVgiới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng 2. Tìm hiểu- khám phá - HS nghe, ghi vở - Cho HS quan sát và nhận xét âm hình tiết tấu các bài hát đã học trong HK I về nhịp, trường độ, cách sắp xếp trường - HS quan sát, thảo luận và độ. nêu ý kiến - Bài Reo vang bình minh - Bài Con chim hay hót - HS nêu lại cách thực hiện trường độ trong âm hình tiết tấu trên ( nhịp 2/4, nốt đen bằng 1 phách, nốt trắng bằng 2 phách; 2 nốt móc đơn bằng 1 phách, dấu lặng đen nghỉ bằng 1 phách) - GV làm mẫu cho HS quan sát cách gõ đệm với tiết tấu hai bài hát. - HS quan sát, ghi nhớ 3. Thực hành- luyện tập - Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu theo các bước: + Đọc tiết tấu - HS thực hiện theo hướng + Gõ tiết tấu với nhạc cụ, thanh phách, song loan, dẫn trống ( Gõ tiết tấu miệng đọc thầm theo trường độ, không đọc thành tiếng) - Bài Reo vang bình minh - HS luyện tập - HS khởi động giọng Đọc: Đen đơn đơn đen -
  47. Gõ : x x x x - Bài Con chim hay hót - HS ôn luyện Đọc: Trắng đen đen - HS luyện tập, hát theo Gõ : x x x hướng dẫn. - Khởi động giọng theo mẫu (với âm La) - HS thực hiện - GV cho HS ôn lại bài hát 1-2 lần - Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. Hát bài hát với tính chất vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên - HS ôn theo nhóm: Dùng các loại nhạc cụ hiện có tập gõ đệm theo tiết tấu trên 4. Vận dụng- sáng tạo Bài Reo vang bình minh - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Reo vang bình minh với âm hình TT vừa học Reo vang reo ca vang ca - Cất tiếng hát vang rừng xanh - HS sáng tạo, vận dụng gõ đệm hoặc động tác tay chân - HS trình diễn - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia - HS quan sát thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi cho nhau - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để đệm cho bài hát
  48. Bài Con chim hay hót - Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Con chim hay hót với âm hình TT vừa học Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa nó - HS luyện cao độ - HS vừa hát vừa gõ đệm theo - HS ôn tập - Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia - HS quan sát, thảo luận. thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi cho nhau - Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay ) - Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để đệm cho bài hát - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận - HS lắng nghe, thực hiện dụng động tác tay chân. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS thực hiện theo hướng *ND 1: Ôn TĐN dẫn 1. Tìm hiểu- khám phá - GV cho HS quan sát 3 âm hình tiết tấu bài TĐN số 1 - HS đọc nhạc - HS thực hiện Âm hình tiết tấu bài TĐN số 2 - HS gõ đệm Âm hình TT bài TĐN số 3 - HS quan sát nhớ lại âm hình tiết tấu hai bài TĐN - Cho HS đọc cao độ
  49. - HS tự ôn tập đọc lại hai bài TĐN trên theo nhóm. - HS sáng tạo 3. Thực hành- luyện tập - GV cho HS nghe lại giai điệu 3 bài TĐN số 1, 2 và 3 - HS trình bày - HS cả lớp đọc ôn 3 bài TĐN một vài lần - Bài TĐN số 1 đọc với sắc thái tươi vui, nhí nhảnh, bài TĐN số 2 đọc với tốc độ vừa phải, nhịp nhàng, du dương, - HS chia sẻ bài TĐN số 3 đọc với tốc độ vừa phải, vui tươi rộn ràng. - Chia nhóm đôi luyện tập: Bạn đọc nhạc, bạn gõ đệm - HS nghe, ghi nhớ 4. Vận dụng- sáng tạo - GV hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài TĐN số 1 với tiết tấu sau Cầm tay nhau ta đi chơi - Bài TĐN số 2 thực hiện với tiết tấu đệm Mặt trời vừa lên chim - Bài TĐN số 3 hướng dẫn với tt đệm Son Son Son - Tôi hát Son La Son
  50. - Cho các nhóm thảo luận, tự thực hiện gõ đệm - GV chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: Đọc nhạc Nhóm 2: Gõ đệm Nhóm 3: Bộ gõ cơ thể - Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận dụng động tác tay chân để đệm - GV cho HS đánh giá, lựa chọn cách gõ hoặc vận động nào phù hợp nhất thì chọn và cho cả lớp thực hành cả bài TĐN. * Củng cố: - Cho HS chia sẻ cảm xúc sau bài học (cảm xúc yêu thích hay không, sự hợp tác trong học tập ) - Nhận xét tiết học, khen những HS có tinh thần học tập tốt - Dặn HS ôn tập để chuẩn bị cho tiết học sau biểu diễn. Âm nhạc 5 ( Tiết 18) TẬP BIỂU DIỄN I. MỤC TIÊU: 1. Yêu cầu cần đạt - HS hát các bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động vỗ tay, giậm chân - HS trình bày những bài hát đã học theo hình thức nhóm hoặc cá nhân. - HS hát kết hợp vận động theo nhạc hoặc múa phụ hoạ. - Tập biểu diễn các bài hát đã học với những ý tưởng sáng tạo, giúp các em thêm yêu môn âm nhạc và phát huy năng lực bản thân. 2. Năng lực, phẩm chất hướng tới * Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua bài hát và chơi nhạc cụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo bài hát * Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề. Biết chia sẻ ý kiến cá nhân, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp, biết đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.
  51. * Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát. Có tình cảm đối với quê hương đất nước, đặc biệt là lòng biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ các em nên người. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ - Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan, ( hoặc đồ dùng tự làm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động- Nhận diện - GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu - HS khởi động bài hát Con chim hay hót - GVgiới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng - HS nghe, ghi bài 2. Tìm hiểu- Khám phá GV nêu một số hình thức biểu diễn: - Trình bày bài hát Ước mơ có múa phụ họa ( hoặc các bài - HS lắng nghe khác) theo nhóm. - Trình bày bài Reo vang bình minh theo hình thức tam ca, kết hợp gõ đệm và vận dụng động tác tay chân. - Chơi động tác tay, chân đệm cho bài hát con chim hay hót - Đọc bài TĐN số 3 kết hợp động tác tay chân 3. Thực hành – Luyện tập - HS ôn luyện, chuần bị cho - HS ôn luyện theo nhóm một lần tiết mục đã chuẩn bị tự chọn tiết mục biểu diễn từ tuần trước. - Nhóm 1 trình bày bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm và động tác tay chân - Nhóm 2 trình bày bài Ước mơ kết hợp vận động theo nhạc. - Nhóm 3 trình bày bài con chim hay hót hát kết hợp gõ đệm. - Nhóm 4 4. Vận dụng, Sáng tạo * Tập biểu diễn - HS biểu diễn bài hát theo thứ tự bốc thăm từ tiết trước - HS biểu diễn - Mỗi nhóm cử một HS giới thiệu tiết mục * Nhận xét - Đánh giá - Cho lớp bình chọn nhóm biểu diễn tốt nhất, GV khen ngợi - HS bình chọn nhóm biểu các em diễn tốt nhất - GV Biểu dương, khen ngợi những em hát tốt, động viên, - HS lắng nghe và ghi nhớ nhắc nhở các em chưa đạt yêu cầu để các em phấn đấu đạt kết quả tốt hơn. - Đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của HS. Nhận xét những điểm nào HS thực hiện tốt, các em phát huy để học tốt hơn. Những điểm nào HS chưa đạt cần cố gắng phấn đấu để có tiến bộ trong HK II.
  52. - Tổng hợp, nhận xét kết quả học tập cụ thể của HS trong HK I. GV khen ngợi những em hoàn thành, hoàn thành tốt mục tiêu và nội dung môn học. - Khuyến khích HS tự tin khi trình bày các bài hát. Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.