Đề thi tốt nghiệp THPT - Môn: Sinh 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tốt nghiệp THPT - Môn: Sinh 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_12.docx
Nội dung text: Đề thi tốt nghiệp THPT - Môn: Sinh 12
- CHỦ ĐỀ SINH THÁI, ĐỀ THI CHÍNH THỨC CÁC NĂM TỪ 2009 ĐẾN 2020 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009, Mã đề 405 Câu 4: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là: A. tất cả các loài đều bị hại.B. không có loài nào có lợi. C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.D. ít nhất có một loài bị hại. Câu 10: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tự dưỡng.C. Sinh vật phân hủy. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 15: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là: A. giới hạn sinh thái.B. ổ sinh thái.C. nơi ở.D. sinh cảnh. Câu 21: Diễn thế nguyên sinh A. khởi đầu ở môi trường chưa có sinh vật. B. khởi đầu ở môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. C. thường dẫn đến một quần xã bị suy thoái. D. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng của con người. Câu 29: Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể A. không theo chu kỳ.B. theo chu kỳ ngày đêm. C. theo chu kỳ mùa.D. theo chu kỳ nhiều năm. Câu 33: Quan hệ chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ A. cộng sinh. B. ức chế - cảm nhiễm.C. kí sinh. D. hội sinh. Câu 34: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong. C. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn. D. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng. Câu 37: Cho chuỗi thức ăn: tảo lục đơn bào → tôm → cá rô → chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 4.B. cấp 1. C. cấp 3. D. cấp 2. Câu 46: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là: A. phân bố đồng đều.B. phân bố theo nhóm. C. không xác định được kiểu phân bố.D. phân bố ngẫu nhiên. ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011, Mã đề thi: 385 Câu 7: Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật? A. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng.B. Phân bố đều (đồng đều). C. Phân bố ngẫu nhiên.D. Phân bố theo nhóm. Câu 9: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ Sâu Ngóe sọc Chuột đồng Rắn hổ mang Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ A. bậc 3.B. bậc 5.C. bậc 4.D. bậc 6. Câu 13: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào A. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã. B. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã. C. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã. D. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã. Câu 27 : Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ: A. Kí sinh - vật chủ.B. Hợp tác. C. Cộng sinh.D. Hội sinh. Câu 32: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật? A. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. B. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ. C. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. D. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Câu 33: Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng? A. Tháp sinh khối.B. Tháp năng lượng.C. Tháp số lượng. D. Tháp tuổi.
- Câu 36: Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể? A. Mức độ sinh sản.B. Ánh sáng.C. Nhiệt độ.D. Độ ẩm. Câu 40: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Cây ngô Nhái Sâu ăn lá ngô Rắn hổ mang Diều hâu. B. Cây ngô Rắn hổ mang Sâu ăn lá ngô Nhái Diều hâu. C. Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu. D. Cây ngô Nhái Rắn hổ mang Sâu ăn lá ngô Diều hâu. Câu 46: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mỹ cứ 9 – 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu biến động theo chu kì: A. mùa.B. ngày đêm.C. tuần trăng.D. nhiều năm. Câu 47: Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được thông tin nào sau đây? A. Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. B. Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 48: Nhân tố sinh thái nào sau đây chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác? A. Nhiệt độ.B. Độ ẩm. C. Không khí.D. Ánh sáng. ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2013, Mã đề 469 Câu 4: Ví dụ nào sau đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Số lượng muỗi tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông. B. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau khi bị cháy vào tháng 3 năm 2002. C. Số lượng sâu hại cây trồng tang vào mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa thu và mùa đông. D. Số lượng ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Câu 13: Trong lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn, bậc dinh dưỡng nào sau đây có sinh khối lớn nhất? A. Bậc dinh dưỡng cấp 1.B. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất. C. Bậc dinh dưỡng cấp 3.D. Bậc dinh dưỡng cấp 2. Câu 17: Những giải pháp nào sau đây được xem là những giải pháp chính của phát triển bền vững, góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu? (1) Bảo tồn đa dạng sinh học. (2) Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (3) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. (4) Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (5) Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng, trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Đáp án đúng là: A. (2), (3) và (5).B. (2), (4) và (5).C. (1), (2) và (5). D. (1), (3) và (4). Câu 20: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Phân bố theo chiều thẳng đứng.B. Phân bố ngẫu nhiên. C. Phân bố theo nhóm.D. Phân bố đồng đều (Phân bố đều). Câu 25: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là A. sinh vật tiêu thụ bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. B. sinh vật tiêu thụ bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. C. sinh vật tiêu thụ bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. D. sinh vật tiêu thụ bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. Câu 34: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. C. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.D. Tập hợp cá trong Hồ Tây. Câu 35: Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là mối quan hệ đối kháng? A. Chim sáo và trâu rừng.B. Chim sâu và sâu ăn lá. C. Lợn và giun đũa trong ruột lợn.D. Lúa và cỏ dại. Câu 43: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là loài A. Có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã. B. Có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. C. Chỉ có một quần xã nào đó mà không có ở các quần xã khác, sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã. D. Đóng vai trò thay thế cho các nhóm loài khác khi chúng suy vong vì nguyên nhân nào đó.
- ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2007, Mã đề thi 571 Câu 51: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể? A. Các con cá chép sống trong một cái hồ. B. Các con chim sống trong một khu rừng. C. Các cây cọ sống trên một quả đồi.D. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. Câu 53: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa A. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. C. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể. D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. Câu 54: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái? A. trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. B. trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. C. trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu kỳ. D. trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. Câu 55: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? A. Mối quan hệ giữa các cá thể. B. Kiểu phân bố. C. Tỷ lệ các nhóm tuổi. D. Tỷ lệ đực cái. Câu 56: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2008, MÃ ĐỀ THI: 106 Câu 48: Hiệu suất sinh thái là: A. tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. B. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng. C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp. D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp. Câu 49: Thú có túi sống phổ biến khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. động vật ăn thịt và con mồi.B. cạnh tranh khác loài. C. ức chế - cảm nhiễm.D. hội sinh. Câu 51: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động A. theo chu kỳ mùa.B. theo chu kỳ nhiều năm. C. không theo chu kỳ. D. theo chu kỳ tuần trăng. Câu 54: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. B. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa. C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao. Câu 56: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. B. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định. C. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn. D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. Câu 57: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa → rắn → chuột → diều hâu.B. Lúa → chuột → diều hâu → rắn. C. Lúa → chuột → rắn → diều hâu.D. Lúa → diều hâu → chuột → rắn. ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2009, Mã đề thi: 138 Câu 11: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao. D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn). Câu 20: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều A. chuyển cho các sinh vật phân giải. B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật. C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo.D. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt.
- Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái? A. trong hệ sinh thái năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không. B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn. C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất. D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 28: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệA. hợp tác. B. cạnh tranh. C. dinh dưỡng. D. sinh sản. Câu 30: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể và A. tỉ lệ sinh sản và tử vong của quần thể. B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng. D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. Câu 32: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến A. sự tiêu diệt của một loài nào đó quần xã. B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. D. làm giảm độ đa dạng sinh học trong quần xã. Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái? A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 42: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái xảy ra là do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khái thác tài nguyên của con người. B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 45: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn. C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều. D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn. Câu 53: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. tổng sinh khối bị tiêu hao do họat động hô hấp và bài tiết. C. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hóa được. D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích. ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010, Mã đề thi 864 Câu 1: Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây? A. Vi khuẩn cố định nitơ.B. Vi khuẩn phản nitrat hóa. C. Cây họ đậu.D. Động vật đa bào. Câu 4: Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là A. vai trò của các loài trong quần xã. B. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. C. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã. D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài. Câu 5: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao A. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu). B. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). C. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải. D. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể, . . .). Câu 18: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đống giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. (2) Ở Việt Nam vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
- Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. (1) và (3).B. (2) và (4).C. (2) và (3). D. (1) và (4). Câu 20: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Sự phân bố các loài trong không gian.B. Tỉ lệ giới tính. C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích.D. Nhóm tuổi. Câu 34: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là A. quan hệ hội sinh.B. quan hệ cộng sinh. C. quan hệ vật chủ - kí sinh.D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. Câu 40: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là A. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển. B. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể. C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. Câu 43: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 44: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm A. sinh vật phân giải. B. sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. sinh vật sản xuất. Câu 51: Cho các hoạt động của con người sau đây: (1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động. A. (1) và (3).B. (2) và (3).C. (1) và (2). D. (3) và (4). ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011, Mã đề thi: 625 Câu 2: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng? A. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng. B. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. C. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. D. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng. Câu 4: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng. B. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. D. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước. Câu 5: Khi nói về chu trình sinh địa hóa nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn (NH4 ) , nitrat (NO3 ) B. Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân huỷ nitrat (NO3 ) thành nitơ phân tử (N2) C. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí. D. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn (NH4 ), nitrat (NO3 ). Câu 8: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? A. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. C. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. D. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng. Câu 17: Các động vật hằng nhiệt (động vật đồng nhiệt) sống ở vùng nhiệt đới (nơi có khí hậu nóng và ẩm) có A. kích thước cơ thể bé hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí hậu lạnh.
- B. các phần cơ thể nhô ra (tai, đuôi, ) thường bé hơn các phân nhô ra ở các loài động vật tương tự sống ở vùng lạnh. C. tỉ số diện tích bề mặc cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm, góp phần hạn chế toả nhiệt của cơ thể. D. kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí hậu lạnh. Câu 30: Cho các ví dụ: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. (2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. (4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là: A. (2) và (3). B. (1) và (4).C. (3) và (4).D. (1) và (2). Câu 36: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực) (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: A. (1), (2), (4), (3).B. (1), (2), (3), (4).C. (1), (4), (3), (2).D. (1), (3), (4),( 2). Câu 47: Cho các khu sinh học (biôm) sau đây: (1) Rừng rụng lá ôn đới. (2) Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga) (3) Rừng mưa nhiệt đới. (4) Đồng rêu hàn đới Các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là: A. (4), (2) , (1), (3).B. (4), (1), (2), (3).C. (3), (1), (2), (4).D. (4), (3), (1), (2). Câu 50: Trong cùng một thuỷ vực, người ta thuờng nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là: A. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài. B. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn. C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thuỷ vực. D. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thuỷ vực. Câu 60: Trong quần xã sinh vật, loài chủ chốt là A. một hoặc vài loài nào đó (thường là động vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của loài khác, suy trì sự ổn định của quần xã. B. loài chị có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã. C. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự xuất hiện của nó làm tăng múc đa dạng của quần xã. D. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, sinh khối nhỏ, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã và phá vỡ sự ổn định của quần xã. ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2012, Mã đề 815 Câu 1: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho A. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong. B. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tố đa C. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu. D. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường. Câu 12 : Cho các ví dụ sau: (1) Sán lá gan sống trong gan bò. (2) Ong hút mật hoa. (3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. (4) Trùng roi sống trong ruột mối. Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là A. (2), (3). B. (2), (4), C. (1), (4). D. (1), (3). Câu 20: Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi A. mức độ sinh sản giảm, sự cạnh tranh tăng. B. mức độ sinh sản không thay đổi, mức độ tử vong tăng. C. mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. D. mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. Câu 23: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô →Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ A. bậc 2. B. bậc 1. C. bậc 3. D. bậc 4. Câu 31: Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Đồng rêu hàn đới.
- C. Rừng rụng lá ôn đới. D. Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga). Câu 34: Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về A. quan hệ cạnh tranh. B. quan hệ kí sinh. C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ hội sinh. Câu 37: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do A. kích thước của quần thể còn nhỏ. B. nguồn sống của môi trường cạn kiệt. C. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường. D. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt. Câu 45: Cho các quần xã sinh vật sau: (1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng (2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế (3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi (4) Rừng lim nguyên sinh (5) Trảng cỏ Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là A. (4) → (5) → (1) → (3) → (2). B. (2) → (3) → (1) → (5) → (4). C. (5) → (3) → (1) → (2) → (4). D. (4) → (1) → (3) → (2) → (5). Câu 47: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng lượng bị tiêu hao do A. các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). B. chất thải (phân động vật và chất bài tiết) C. hoạt động hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể, ) D. hoạt động của nhóm sinh vật phân giải. Câu 51: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn: (1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng (3) Quần xã cây thân thảo. (4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm. Trình tự đúng của các giai đoạn là A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1). B. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). C. (5) → (3) → (4) → (2) → (1). D. (5) → (2) → (3) → (4) → (1). Câu 56: Trong hệ sinh thái trên cạn, thực vật hấp thụ nitơ qua hệ rễ dưới dạng - - + - + A. N2O và NO3 .B. NO 3 và NH4 .C. NO 3 và N2. D. NO và NH4 . ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013, Mã đề thi 528 Câu 1: Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh? A. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.B. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. C. Trùng roi và con mối.D. Chim sáo và trâu rừng. Câu 24: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là A. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể. B. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể. C. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển. D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên. Câu 26: Trong hệ sinh thái, quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ được thực hiện bởi nhóm A. sinh vật tiêu thụ bậc 2.B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật sản xuất.D. sinh vật phân giải. Câu 32: Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật. C. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã. D. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định. Câu 34: Trong các kiểu phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là A. phân bố ngẫu nhiên.B. phân bố theo chiều thẳng đứng. C. phân bố theo nhóm.D. phân bố đồng đều. Câu 36: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên nước. B. Tài nguyên sinh vật. C. Tài nguyên khoáng sản. D. Tài nguyên đất. Câu 38: Khi nói về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn không kéo dài quá 6 mắt xích. B. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có một loài sinh vật. D. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
- Câu 41: Hệ sinh thái nào sau đây đặc trưng cho vùng nhiệt đới? A. Thảo nguyên.B. Đồng rêu. C. Hoang mạc.D. Rừng Địa Trung Hải. Câu 46: Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng? A. Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật. D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. Câu 52: Khi nói vè mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Con mồi thường có số lượng cá thể nhiều hơn số lượng vật ăn thịt. B. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau. C. Trong quá trình tiến hóa, vật ăn thịt hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn con mồi. D. Vật ăn thịt thường có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước con mồi. Câu 58: Trong quần xã sinh vật, loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã được gọi là A. loài chủ chốt.B. loài đặc trưng.C. loài ngẫu nhiên.D. loài ưu thế. Mã đề thi: 209 Câu 48: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa 2 loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. ức chế cảm nhiễm.B. cạnh tranh. C. vật ăn thịt – con mồi. D. ký sinh. Câu 49: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. B. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. C. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. D. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. Câu 52: Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái? A. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. B. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. C. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. D. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. Câu 53: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là A. gió.B. nước. C. không khí. D. ánh sáng. Câu 55: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ A. cộng sinh.B. hội sinh.C. cạnh tranh. D. ký sinh. Câu 56: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là A. sinh vật tiêu thụ cấp 2. B. sinh vật phân hủy. C. sinh vật tiêu thụ cấp 1.D. sinh vật sản xuất. Câu 57: Giải thích nào dưới đây không hợp lý về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối. B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể. C. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu ). D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột .). ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 2008, MÃ ĐỀ THI: 253 Câu 50: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có 1 quần xã sinh vật nào. C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có 1 quần xã sinh vật nhất định. D. Trong diễn thế sinh thái sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh. Câu 51: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là: A. sinh vật phân hủy.B. động vật ăn thực vật. C. sinh vật sản xuất. D. động vật ăn thịt. Câu 53: Trong một hệ sinh thái, A. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn. B. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình. C. sự chuyển hóa vật chất không theo chu trình. D. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giời cũng nhỏ hợn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó. Câu 55: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là: A. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hóa vitamin ở động vật. B. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái của thực vật. C. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật. D. Tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật.
- Câu 56: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học? A. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm muồi và tìmn bạn. B. Cây mọc trong quá trình có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng. C. Khi mùa đông đến chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn. D. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009, Mã đề thi 297 Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu 5: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó. B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO). C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích. D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. Câu 20: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại. B. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. D. cả hai loài đều có lợi. Câu 22: Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự A. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu. B. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ. C. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục. D. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ. Câu 34: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là A. sinh khối ngày càng giảm. B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp. C. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm. D. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản. Câu 43: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 44: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. châu chấu và sâu. B. rắn hổ mang và chim chích. C. rắn hổ mang. D. chim chích và ếch xanh. Câu 59: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010, Mã đề thi: 381 Câu 1: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng - + NO3 thành nitơ ở dạng NH 4?
- A. Động vật đa bào.B. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất. C. Thực vật tự dưỡng. D. Vi khuẩn phản nitrat hoá. Câu 6: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. D. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau. Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. Câu 37: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. Câu 38: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Phương án đúng là: A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4), (6). C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5). Câu 40: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia? A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. D. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. Câu 48: Trong một hệ sinh thái, A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. Câu 50: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 57: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?
- A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp. B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn. C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật. D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp. Câu 59: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt. B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. C. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình. D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011, Mã đề thi: 357 Câu 18: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là : A. 9% và 10%.B. 12% và 10%.C. 10% và 12%. D. 10% và 9%. Câu 27: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái (1) Thực vật nổi(2) Động vật nổi (3) Giun (4) Cỏ (5) Cá ăn thịt Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là: A.(2) và (3).B. (1) và (4).C. (2) và (5).D. (3) và (4). Câu 28: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn. B. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn lớn. C. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật. D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp. Câu 29: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật A. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. C. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường. D. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp. Câu 30: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì: A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Câu 32: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái: (1) Động vật ăn động vật. 2) Động vật ăn thực vật.(3) Sinh vật sản xuất Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là: A.(1) (3) (2).B. (1) (2) (3).C. (2) (3) (1).D.(3) (2) (1). Câu 33: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Savan. C. Hoang mạc.D.Thảo nguyên. Câu 37: Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau : Quy ước: A : Tháp tuổi của quần thể 1 B : Tháp tuổi của quần thể 2 C : Tháp tuổi của quần thể 3 Nhóm tuổi trước sinh sản A B C Nhóm tuổi đang sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản Quan sát 3 tháp tuổi trên có thể biết được A. quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái).
- B. quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy thoái). C. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy thoái). D. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). Câu 42: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau : (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là A. (3) và (4).B. (1) và (4).C. (1) và (2).D. (2) và (3). Câu 45: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng.B. cào cào, thỏ, nai. C. cào cào, chim sâu, báo.D. chim sâu, mèo rừng, báo. Câu 53: Cho một số khu sinh học : (1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. (3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là A. (2) (3) (4) (1).B. (1) (2) (3) (4). C. (2) (3) (1) (4).D. (1) (3) (2) (4). Câu 60: Thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến thiên ở 18 0C là 17 ngày đêm còn ở 250C là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là A. 10 0C. B. 80C. C. 40C.D. 6 0C. Mã đề 836 Câu 2: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. B. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. C. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. D. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. Câu 7: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. B. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn. C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. D. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Câu 9: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. Câu 19: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Sinh vật phân giải.D. Sinh vật sản xuất. Câu 27: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. B. sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn. D. sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm. Câu 32: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi. D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật. Câu 37: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
- B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. Câu 48: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật sản xuất.D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 49: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là: A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật. B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở. C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người. Câu 51: Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là: A. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế. B. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. C. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế. D. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông. Câu 57: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng? A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.B. Tính đa dạng về loài tăng. C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên. D. Ổ sinh thái của mỗi loài người được mở rộng. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2013, Mã đề thi: 638 Câu 6: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua A. hoạt động quang hợp.B. quá trình sinh tổng hợp các chất. C. quá trình bài tiết các chất thải.D. hoạt động hô hấp. Câu 9: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. B. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. C. Kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong. D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Câu 13: Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là: A. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới →Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa). B. Rừng mưa nhiệt đới→ Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Đồng rêu hàn đới. C. Đồng rêu hàn đới→ Rừng mưa nhiệt đới→ Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa). D. Đồng rêu hàn đới→ Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Rừng mưa nhiệt đới. Câu 14: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. B. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. C. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. D. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. Câu 19: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng? A. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. B. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. C. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. D. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. Câu 24: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây? A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài. B. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa. C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể. D. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể. Câu 30: Cho chuỗi thức ăn cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là: A. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu. B. Nhái, rắn hổ mang, diều hâu. C. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái. D. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang. Câu 36: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? A. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.B. Tầm gửi và cây thân gỗ. C. Cỏ dại và lúa.D. Giun đũa và lợn.
- Câu 39: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý? A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn dến làm tăng tần số alen có hại. B. Khi số lượng cá thể của quần thể giam mạnh thì sẽ làm giảm di – nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra làm tăng tần số alen đột biến có hại. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể. Câu 45: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. B. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. C. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản. D. Trong một lưới thức ăn mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. Câu 48: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng A. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống. B. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống. C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. D. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống. Câu 51: Khi nói về vấn đề quan lý tài nguyên cho phat triển bền vững phát biểu nào sau đây không đúng? A. Con người tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lý, bảo tồn đa dạng sinh học. C. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống. D. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh. Câu 58: Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất. B. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ. C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình. D. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối. ÐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHỐI B NĂM 2014, Mã đề 426 Câu 1: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? (1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. (3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. (4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy. A. 1.B. 4.C. 2.D. 3. Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A. 4.B. 1.C. 3.D. 2. Câu 16: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài. B. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Câu 18: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. C. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
- D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. Câu 34: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây? (1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải. (2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. (3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. (4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. (5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. A. (1), (3), (5). B. (3), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (2), (4). Câu 35: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy: A. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. B. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. C. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. Câu 42: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường. B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. C. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản. D. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Câu 47: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây? (1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. (2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. (3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (4) Không gây ô nhiễm môi trường. A. (2) và (3).B. (1) và (2). C. (1) và (4).D. (3) và (4). ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2014, Mã đề thi 197 Câu 2: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài. B. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S. C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống. D. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện của môi trường sống. Câu 7: Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn. B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn. C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường. D. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp. Câu 10: Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu sinh học sau đây theo trình tự đúng là A. Rừng lá kim phương Bắc đồng rêu rừng lá rụng ôn đới rừng mưa nhiệt đới. B. Đồng rêu rừng lá kim phương Bắc rừng lá rụng ôn đới rừng mưa nhiệt đới. C. Đồng rêu rừng lá kim phương Bắc rừng mưa nhiệt đới rừng lá rụng ôn đới. D. Đồng rêu rừng lá rụng ôn đới rừng lá kim phương Bắc rừng mưa nhiệt đới. Câu 14: Cho lưới thức ăn của ao nuôi như sau: Thực vật nổi Động vật nổi Cá mè hoa Cá mương Cá măng Nếu trong ao nuôi trên, cá mè hoa là đối tượng chính tạo nên sản phẩm kinh tế, cá mương và cá măng là các loài tự nhiên thì kết luận nào sau đây đúng?
- A. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm sự phát triển của các loài thực vật nổi. B. Mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là mối quan hệ cạnh tranh. C. Cá mè hoa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. D. Tăng số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong ao. Câu 31: Trong các ví dụ, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kỳ? (1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng. (2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm. (3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hoá học. (4) Cứ 10 – 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 39: Những tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên tái sinh? A. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió. B. Năng lượng sóng biển và năng lượng gió. C. Khoáng sản. D. Sinh vật. Câu 41: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? A. Rừng lá rụng ôn đới. B. Hệ sinh thái đồng ruộng. C. Rừng nguyên sinh. D. Hệ sinh thái biển. Câu 44: Khi nói về chu trình nước trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm khối lượng lớn cơ thể sinh vật. B. Nguồn nước sạch không phải là vô tận mà đang bị suy giảm nghiêm trọng. C. Nước là nguồn tài nguyên không tái sinh. D. Nước trên Trái Đất luân chuyển theo vòng tuần hoàn. Câu 46: Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường. (2) Cây tầm gởi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng. (3) cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. (4) Vi khuẩn Rhizôbium sống trong nối sần ở rễ cây họ Đậu. Những ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là A. (1) và (4). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (2) và (3). Câu 50: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Quan hệ cộng sinh. B. Sinh vật ký sinh và sinh vật chủ. C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Nhiệt độ môi trường. KỲ THI THPT QUỐC GIA 2015, Mã đề 159 Câu 4: Để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, cần hạn chế sự gia tăng loại khí nào sau đây trong khí quyển? A. Khí nitơ.B. Khí heli.C. Khí cacbonđiôxit.D. Khí neon. Câu 11: Các hình thức sử sụng tài nguyên thiên nhiên: (1) Sử dụng năng lượng gió để sản suất điện. (2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển nông nghiệp. (4) Thực hiện các biện pháp tránh bỏ hoang đất, chông xói mòn và chống ngập mặn cho đất. (5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. 5.B. 2.C. 4.D. 3. Câu 13: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của sinh vật. B. Khi kích thước của quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. Câu 14: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lý của sinh vật. B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. Câu 16: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây sai? A. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào. B. Phân bố cá thể trong không giancủa quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
- C. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các loài động vật. Câu 22: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khới đầu từ môi trường chưa có sinh vật. B. Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. C. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 23: Khi nói về mối quan hệ giữa các con vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng. B. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi. C. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn. D. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn. Câu 26: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và dao động này là khác nhau giữa các loài. C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016, Mã đề thi 147 Câu 6: Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất? A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới. B. Quần xã rừng lá kim phương Bắc. C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới. D. Quần xã đồng rêu hàn đới. Câu 7: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài? A. Giun đũa sống trong ruột lợn. B. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường. C. Bò ăn cỏ. D. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa. Câu 8: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản. C. Cá ép sống bám trên cá lớn. D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng. Câu 13: Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ. B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn. C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. Câu 14: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây? (1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm. (3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng. (4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 20: Một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì A. số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn. B. lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp. C. ổ sinh thái của mỗi loài càng rộng. D. số lượng loài trong quần xã càng giảm. Câu 29: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể. B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. Câu 30: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây? (1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn. (2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
- (3) Trồng các loại cây đúng thời vụ. (4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017, Mã đề thi 201 Câu 85. Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ là quan hệ A. hội sinh. B. kí sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. cộng sinh. Câu 91. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là A. mật độ cá thể của quần thể. B. kích thước tối thiểu của quần thể. C. kiểu phân bố của quần thể. D. kích thước tối đa của quần thể. Câu 92. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất? A. Cây ngô. B. Nhái. C. Diều hâu. D. Sâu ăn lá ngô. Câu 97. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai? A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. B. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. C. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên. D. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất. Câu 98. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh. II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học. III. Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau. IV. Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 99. Hệ sinh thái nào sau đây thường có độ đa dạng loài cao nhất? A. Rừng lá rụng ôn đới. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Rừng lá kim phương Bắc. D. Đồng rêu hàn đới. Câu 101. Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kỳ? A. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm 2002. B. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. C. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ sâu. D. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016. Câu 104. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. Kích thước quần thể thường dao động từ giá trị tốt thiểu đến giá trị tối đa. C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao. D. Các quần thể cùng loài luôn có kích thước quần thể giống nhau. Câu 106. Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn. III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4. IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 113. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được ký hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau: Quần thể A B C D Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195 Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25
- Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất. II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C. III. Nếu kích thước quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm, kích thước của 2 quần thể này sẽ bằng nhau. IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018, Mã đề thi 201 Câu 84: Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. hỗ trợ cùng loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. hội sinh. D. hợp tác. Câu 85: Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Hoang mạc. C. Rừng lá rụng ôn đới. D. Thảo nguyên. Câu 97: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn ở thảo nguyên. B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản. C. Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới luôn phức tạp hơn so với quần xã vùng nhiệt đới. D. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy thoái. Câu 100: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống. B. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. C. Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau. D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Câu 101: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này. IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 103: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon điôxit (CO2). + − III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4 và NO3 . IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 105: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng. III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018, Mã đề thi 202 Câu 85: Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh? A. Dầu mỏ. B. Nước sạch. C. Đất. D. Rừng. Câu 91: Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. ức chế - cảm nhiễm. C. hỗ trợ khác loài. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 96: Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường. B. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. C. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. D. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích thước theo thời gian.
- Câu 97: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. B. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật. C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. D. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng. Câu 101: Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh. III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 103: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. III. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này. IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 108: Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch. II. Thực vật chỉ hấp thụ CO2mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường. III. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. IV. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018, Mã đề thi 203 Câu 84: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. cộng sinh. C. hỗ trợ cùng loài. D. ức chế - cảm nhiễm. Câu 94: Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một lưới thức ăn, các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. B. Trong một chuỗi thức ăn, một loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất là mắt xích khởi đầu của chuỗi thức ăn. D. Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài động vật ăn thực vật. Câu 97: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường. C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. Câu 101: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng. III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 102: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. II. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường. III. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này. IV. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra quá trình biến đổi này. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 104: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monoxit (CO).
- + − III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4 và NO3 . IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018, Mã đề thi 204 Câu 82: Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. hỗ trợ cùng loài. D. cạnh tranh khác loài. Câu 92: Trùng roi ( ) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của Trichomonas mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. kí sinh. Câu 93: Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên. C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. Câu 94: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật. B. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa. C. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt. D. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm. Câu 101: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó. II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng. III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt. IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 107: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. III. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này. IV. quá trình biến đổi này Một trong những nguyên nhân gây ra là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018, Mã đề thi 205 Câu 82: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. cộng sinh. B. cạnh tranh cùng loài. C. ức chế - cảm nhiễm. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 86: Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh? A. Khoáng sản. B. Dầu mỏ. C. Rừng. D. Than đá. Câu 97: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường. C. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. D. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Câu 99: Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một lưới thức ăn, các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. B. Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài động vật ăn thực vật. C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất là mắt xích khởi đầu của chuỗi thức ăn. D. Trong một chuỗi thức ăn, một loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. Câu 101: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. II. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường. III. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này.
- IV. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra quá trình biến đổi này. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 103: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng. III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 104: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monoxit (CO). + − III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4 và NO3 . IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019, Mã đề thi 202 Câu 85. Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m 2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV Diện tích khu phân bố 3558 2486 1935 1954 Kích thước quần thể 4270 3730 3870 4885 Câu 87. Theo vĩ độ rừng mưa nhiệt đới (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới) là khu sinh học phân bố ở vùng nào sau đây? A. Cận Bắc Cực. B. Nhiệt đới. C. Bắc Cực.D. Ôn đới. Câu 100. Một lưới thức ăn trên đồng cỏ được mô tả như sau: thỏ, chuột đồng, châu chấu và chim sẻ đều ăn cỏ; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột đồng. Trong lưới thức ăn này sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất A. Cú mèo.B. Thỏ. C. Cáo.D. Chuột đồng. Câu 105. Cho các hoạt động sau của con người: I. Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. II. Chống xói mòn và chống xâm nhập mặn cho đất. III. Quản lý chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. IV. Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong các hoạt động trên có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường? A. 3.B. 2. C. 4.D. 1. Câu 108. Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo M rừng sống ở rừng phía bắc Canađa và Alaska. Phân tích hình này có các phát biểu sau: N I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ. II. Năm 1865 kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại. III. Biến động số lượng cá thể của hai quần thể này đều là biến động theo chu kì. IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của quần thể mèo rừng. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4.B. 3. C. 2.D. 1. Câu 112. Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình bên: I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 bậc dinh dưỡng. II. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3. III. Quan hệ giữa đại bàng và rắn là quan hệ đối kháng.
- IV. Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019, Mã đề thi 203 Câu 95. Theo vĩ độ rừng mưa nhiệt đới (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới) là khu sinh học phân bố ở vùng nào sau đây? A. Nhiệt đới.B. Ôn đới. C. Cận Bắc Cực. D. Bắc Cực. Câu 97. Một lưới thức ăn trên đồng cỏ được mô tả như sau: thỏ, chuột đồng, châu chấu và chim sẻ đều ăn cỏ; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột đồng. Trong lưới thức ăn này, sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất? A. Cáo. B. Cú mèo. C. Chuột đồng. D. Thỏ. Câu 106. Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến M động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía Bắc Canađa và Alaska. Phân tích N hình này có các phát biểu sau: I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng. II. Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại. III. Biến động số lượng cá thể của 2 quần thể này đều là biến động theo chu kì. IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của quần thể mèo rừng. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3.B. 1. C. 2.D. 4. Câu 107. Cho các hoạt động sau của con người: I. Tăng cường khai thác rừng nguyên sinh. II. Bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. III. Xử lí chất thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường. IV. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động góp phần duy trì đa dạng sinh học? A. 2.B. 3. C. 4.D. 1. Câu 112. Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình bên: I. Lưới thức ăn này có tối đa 4 bậc dinh dưỡng. II. Đại bàng là loài khống chế số lượng cá thể của nhiều loài khác. III. Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. IV. Chim gõ kiến là loài duy nhất khống chế số lượng xén tóc. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1.B. 4.C. 3.D. 2. KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020, Mã đề: 213 Câu 84: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cá chép ở hồ Tây. B. Tập hợp thú ở rừng Cúc Phương. C. Tập hợp bướm ở rừng Nam Cát Tiên. D. Tập hợp chim ở rừng Bạch Mã. Câu 85: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần loài. C. Loài đặc trưng. D. Loài ưu thế. Câu 87: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 1. B. cấp 3. C. cấp 2. D. cấp 4. Câu 97: Trong hệ sinh thái, sinh vật vào sau đây là sinh vật sản xuất? A. Nấm hoại sinh. B. Thực vật. C. Lưỡng cư. D. Vi khuẩn hoại sinh. Câu 107: Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? I. Tận dụng diện tích gieo trồng. II. Tận dụng nguồn sống của môi trường.
- III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020, Mã đề thi 216 Câu 89: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 3. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 4. Câu 94: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải? A. Động vật ăn động vật. B. Vi khuẩn hoại sinh. C. Động vật ăn thực vật. D. Thực vật. Câu 97: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? A. Loài ưu thế B. Tỉ lệ giới tính. C. Thành phần loài. D. Loài đặc trưng. Câu 98: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp bướm ở rừng Bạch Mã. B. Tập hợp cá ở Hồ Tây, C. Tập hợp voọc mông trắng ở rừng Cúc Phương D. Tập hợp chim ở Thảo Cầm Viên. Câu 103: Trong 1 ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau. Kĩ thuật nuôi ghép này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? I. Tận dụng diện tích ao nuôi. III. Có thể tiết kiệm chi phí sản xuất. II. Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cá trong ao, A. 1. B. 2 C. 3D. 4. KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 , Mã đề 224 Câu 82:Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể? A. Tập hợp voọc mông trắng ở rừng Cúc Phương. B. Tập hợp chim ở Thảo cầm Viên. C. Tập hợp bướm ở rừng Bạch Mã. D. Tập hợp cá ở hồ Tây. Câu 84: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? A. Loài ưu thế. B. Loài đặc trưng. C. Thành phần loài. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 85: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 1. B. cấp 4. C. cấp 3. D. cấp 2. Câu 100: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải? A. Thực vật. B. Vi khuẩn hoại sinh. C. Động vật ăn động vật. D. Động vật ăn thực vật. Câu 102: Trong một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau. Kĩ thuật nuôi ghép này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? I. Tận dụng diện tích ao nuôi. II. Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. III. Có thể tiết kiệm chi phí sản xuất. VI. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cá trong ao. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.