Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 3 - Năm học 2017 (Có đáp án)

doc 13 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 3 - Năm học 2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_so_3_nam_hoc_2017_c.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 3 - Năm học 2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC ĐỀ THI SỐ 3 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 40 câu / 5 trang) Câu 1: Lai các cây hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ thu được F2: 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ tự thụ. Xác suất cả 3 cây cho đời con toàn hoa đỏ là: A. 0,296B. 0,037C. 0,6525 D. 0,075 Câu 2: Trong 1 quần thể, gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen. Cả 2 gen thuộc NST X, Y không alen. Gen 3 có 4 alen thuộc NST Y, X không alen. Số loại giao tử và số kiểu gen nhiều nhất có thể có là: A. 15 và 180B.19 và 180 C. 20 và 120D. 15 và 120 Câu 3: Ở 1 loại thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn với gen quy định hạt tròn, gen quy định chín muộn. Cho cây dị hợp từ về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con có 3600 cây trong đó có 144 cây tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến và biến dị 2 bên với tần số như nhau. Theo lý thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là? A. 826 câyB. 756 cây C. 628 câyD. 576 cây Câu 4: 1 cặp vợ chồng đều có nhóm máu A. Xác suất sinh được nhóm máu A là con trai của cặp vợ chồng này là: 15 15 1 1 A. B. C. D. 32 16 16 32 Câu 5: Từ 1 quần thể của 1 loại cây được tách ra thành 2 quần thể riêng biệt. 2 quần thể này chỉ thành 2 loại khác nhau nếu: A. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm hình thái. B. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về thời gian ra hoA. C. Giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen. D. Giữa chúng có sự khác biệt về tần số alen. Câu 6: Ở ven biển Peru, cứ 7 năm lại có 1 dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn đến chết các sinh vật phù du, gây ra biến dộng số lượng cá thể của quần thể. Đây là kiểu quần thể: A. Theo chu kì nămB. Theo chu kì mùa C. Không theo chu kỳD. Theo chu kì tuần trăng Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền? (1) Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển. (2) Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. (3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. (4) Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu. (5) Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ. (6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối. Số phương án đúng là: A. 1B. 2C.3D. 4 Câu 8: Biết rằng các cây từ bội giảm phân cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Phép nào sau đây cho đời con có 5 kiểu gen: A. AAaA.AAaa B. AAaA.AAAaC. AaaA.AaaaD.AaaA.Aaaa Câu 9: Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc 1 loại được kí hiệu như sau: 1. ABGEDCHI 2. BGEDCHIA 3. ABCDEGHI 4. BGHCDEIA Cho biết sự xuất hiện của mỗi nòi là kết quả của 1 dạng đột biến từ nòi trước đó. Trình tự XH các nòi là: A. 1→ 2 → 4 → 3 B. 3→ 1 → 2 → 4 C. 2→ 4 → 3 → 1 D. 2→ 1 → 3 → 4 Câu 10: Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là: A. Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát.
  2. B. Sự xuất hiện của thực vật kín. C. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào. D. Sự di chuyển của sự vật từ dưới nước lên trên cạn. Câu 11: Phân bố theo nhóm xảy ra khi: A. Môi trường không đồng nhất, các cá thể thích tụ tập với nhau. B. Môi trường đồng nhất, các cá thể thích tụ tập với nhau. C. Môi trường đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù. D. Môi trường không đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù. AB Câu 12: 1 cơ thể có kiểu gen . Khi tiến hành giảm phân có hoán vị gen sẽ cho: ab A. 2 loại giao tử có tỉ lệ 1:1 B. 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1 C. 4 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau D.2 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau Câu 13: Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác với các bệnh còn lại: A. Bệnh đaoB. Bệnh Tóc nơ C. Bệnh PatauD. Bệnh Claiphen tơ Câu 14: Trong 1 chuỗi thức ăn, mắt xích phía sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích phía trướC. Nguyên nhân là do: A. Trong quá trình chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát. B. Sinh vật ở mắt xích sau không tiêu diệt triệt để sinh vật ở mắt xích trước. C. Năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt hoặc qua sản phẩm bài tiết. D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau thấp hơn mắt xích phía trướC. Câu 15: Câu nào dưới đây không đúng? A. Ở tế bào nhân sơ sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit. B. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ri bô xôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo. C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang theo axit amin mở đầu là Met đến Ri bô xôm để bắt đầu dịch mã. D. Tất cả protein sau dịch mã đến được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn. Câu 16: Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể: 1) Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh. 2) Do sự thay đổi của tập quán kiếm mồi của sinh vật. 3) Do thay dổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh. 4) Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể. Phương án đúng là: A. 1,2 B. 1,3 C. 2,4D. 1,2,3,4 Câu 17: Ở 1 loại thực vật, chiều cao cho 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tương tác cộng gộp. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được cây F1 có chiều cao 190cm. Cho F1 tự thụ. Về mặt lí thuyết cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ: 7 9 7 31 A. B. C. D. 64 128 128 256 Câu 18: Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Ở 1 quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA = 0,5; IB = 0,2; IO = 0,3. Có mấy kết luận chính xác? (1) Người có nhóm AB chiếm tỉ lệ 10% (2) Người có nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9% (3) Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu. (4) Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 35% 5 (5) Trong số những người có nhóm máu A, người đồng hợp chiếm tỉ lệ 11 A. 2B. 3 C.5 D.4
  3. Câu 19: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do: A. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin. B. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin. C. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành GlutamiC. D. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành GlutamiC. Câu 20: Cho phả hệ sau: I 1 2 3 4 Nam, nữ bình thường II 3 4 5 6 1 2 Nam, nữ mắc bệnh III 1 2 3 4 ? Xác suất cặp vợ chồng III2 và III3 sinh con không bệnh là bao nhiêu? 1 5 1 3 A. B. C. D. 6 6 4 4 Câu 21: Tần số alen a của quần thể X đang là 0,5, qua vài thế hệ giảm bằng 0. Nguyên nhân là do: A. Đột biến gen A → A. B. Kích thước quần thể giảm mạnh. C. Môi trường thay đổi chống lai alen A. D. Có nhiều cá thể của quần thể di cư đi nơi kháC. Câu 22: Người ta thả 10 cặp sóc (10 đực, 10 cái) lên 1 quần đảo. Tuổi sinh sản của sóc là 1 năm, mỗi con cái đẻ trung bình 6 con/ năm. Nếu trong giai đoạn đầu sóc chưa bị tử vong và tỉ lệ đực cái = 1:1 thì sau 3 năm số lượng cá thể của quần thể sóc là: A. 1280B. 780C. 320D. 1040 Câu 23: Khi giao phấn giữa 2 cây cùng loại, thu được F1 có tỉ lệ 70% cao tròn : 20% thấp bầu dục : 5% cao bầu dục : 5% thấp tròn. Kiểu gen của P và tần số hoán vị là: AB AB A. . ,hoán vị gen xảy ra 1 bên với tần số 20%. ab ab AB ab B. . ,hoán vị gen xảy ra 1 bên với tần số 20%. AB ab AB AB C. . ,hoán vị gen xảy ra 2 bên với tần số 20%. ab ab ab AB D. . ,hoán vị gen xảy ra 2 bên với tần số 20%. aB ab Câu 24: Điều gì xảy ra nếu gen điều hòa của Operon của vi khuẩn bị đột biến tạo sản phẩm có cấu hình không gian bất thường. A. Operon lac chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôzơ. B. Operon lac không hoạt động ngay cả khi môi trường có lactôzơ. C. Operon sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường có lactôzơ. D. Operon lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào. Câu 25: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? (1) Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài. (2) Áp lực chọn lọc tự nhiên. (3) Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội. (4) Nguồn dinh dưỡng hiều hay ít. (5) Thời gian thế hệ ngắn hay dài. Số nhận định đúng là:
  4. A. 4 B. 3C. 2D. 5 Câu 26: Ở 1 quần thể cá chép, sau khi khảo sát thấy 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đag sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản tăng: A. Thả vào ao nuôi các cá chép con. B. Thả vào ao nuôi các cá chép đag ở tuổi sinh sản. C. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản. D. Thả vào ao nuôi cá chép ở tuổi trước sinh sản và sinh sản. Câu 27: Lai chuột lông vàng với chuột lông đen người ta thu được tỉ lệ kiểu hình 1 vàng : 1 đen. Lai chuột lông vàng với chuột lông vàng người ta thu được 2 vàng : 1 đen. Giải thích đúng là: A. Màu lông chuột chịu sự tác động nhiều của MT. B. Không giải thích nào nêu ra là đúng. C. Alen quy định lông vàng là gen đa hiệu. D. Màu lông chuột di truyền liên kết với giới tính. Câu 28: Ở cao nguyên, nhiệt độ trung bình ngày là 200C. 1 loài sâu hại quả cần 90 ngày để hoàn thành 1 chu kì sống. Tuy nhiên, ở cùng đồng bằng, nhiệt độ trung bình ngày cao hơn 30C thì thời gian hoàn thành chu kì sống của sâu là 72 ngày. Nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của sâu là: A. 60C B. 120C C. 80C D. 32 0C Câu 29: Cho biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai: (1) aaBbDd x AaBBdd (2) AaBbDd x aabbDd (3) AabbDd x aaBbdd (3) aaBbDD x aabbDd (5) AaBbDD x aaBbDd (6) AABbdd x AabbDd Theo lý thuyết, trong 6 phép lai trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%? A. 1B. 3C. 2D. 4 Câu 30: Ở 1 loài thực vật, để tạo ra màu đỏ là sự tác động của 2 gen A,B không alen: Gen a và b không có khả năng đó, 2 gen thuộc 2 NST thường khác nhau. Cho cây dị hợp 2 cặp gen AaBB.AaBb thu được F1. Trong số các cây hoa đỏ F1, số cây thuần chủng là: 1 1 1 1 A. B. C. D. 9 4 8 16 Câu 31: lai ruồi giấm mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng thu được 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực có mắt đỏ tươi. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ: 3/8 mắt tía : 3/8 mắt đỏ tươi : 2/8 mắt trắng. Kết luận đúng là: A. Mắt của ruồi giấm do 2 gen khác nhau cùng nằm trên NST giới tính X quy định. B. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST X quy định. C. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST X và 1 gen nằm trên NST thường tương tác bổ trợ. D. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST X và 1 gen nằm trên NST thường quy định. Câu 32: Trong 1 quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định nằm trê NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong dó tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) qui định dược tìm thấy 40% con đực và 16% con cái. Những nhận xét nào sau đây chính xác? (1) Tần số alen a ở giới cái là 0,4. (2) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a là 48%. (3) Tỉ lệ con cai có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 48%. (4) Tần số alen A ở giới đực là 0,4. (5) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 24%. (6) Không ác định được tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen A. Số nhận xét đúng là: A. 2B. 1C. 4D. 3
  5. Câu 33: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện của điều hòa hoạt động ở cấp độ: A. Sau dịch mãB. Dịch mãC. Phiên mã D. Trước phiên mã Câu 34: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên NST thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau: I 1 2 Quy ước: II Nam tóc quăn và không bị mù 7 3 4 5 6 8 màu Nam tóc thẳng và bị mù màu III 9 10 11 12 ? Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III.10 – III.11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là: 4 1 1 1 A. B. C. D. 9 8 3 6 Câu 35: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả: Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hê F4 Thế hệ F5 AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16 Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48 aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36 Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là: A. Các yếu tố ngẫu nhiênB. Giao phối không ngẫu nhiên C. Giao phối ngẫu nhiênD. Đột biến Câu 36: Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quàn thể. (Trích Chinh phục lý thuyết sinh 2.0) Một số nhận xét được đưa ra như sau:
  6. 1. Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu phân bố ngẫu nhiên. 2. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường. 3. cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đén ở hình 1. 4.Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 5. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. 6. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. 7. Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng la một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 3. 8. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiên sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Các em hãy cho biết những phát biểu nào sai? A. 1,4,8B. 1,2,7C. 3,5,6D. 2,4,7 Câu 37: Ở ruồi giấm, gen B trên NST giới tính X gây chết ở giới đực, ở giới cái các gen này chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Nhưng ruồi giấm cái dị hợp về gen này có kiểu hình cánh mấu nhỏ. Ruồi giấm còn lại có cánh bình thường. Khi giao phối giữa ruồi giấm cái cánh có mấu nhỏ với ruồi giấm đực có cánh bình thường thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2. Tỉ lệ ruồi đực ở F2 là: 3 3 1 1 A. B. C. D. 7 8 7 8 Câu 38: Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài Ví dụ như Hemoglobin trong tế bào hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn là gì? (1) Chúng là các protein chỉ sử dụng một lần. (2) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các protein kháC. (3) Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã một cách chính xác và hiệu quả hơn. (4) Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư. (5) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các axit nucleic kháC. (6) Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp ADN. Số nhận định đúng là: A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 39: Khi nói về mối quan hệ giữa động vật ăn thịt – con mồi, kết luận nào đúng: A. Quần thể vật ăn thịt luôn có xu hướng có số lượng nhiều hơn quần thể con mồi. B. Quần thể vật ă thịt luôn có số lượng ủng hộ, còn quần thể con mồi biến đổi. C. Cả 2 quần thể biến động theo chu kỳ trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trướC. D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo. Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh ( sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)? A. Những hình thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp. B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn. C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật. D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh hiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.
  7. ĐÁP ÁN 1B 2B 3B 4A 5B 6A 7A 8A 9B 10D 11A 12C 13B 14A 15B 16B 17A 18B 19B 20B 21B 22D 23A 24C 25A 26C 27C 28C 29B 30A 31C 32D 33D 34C 35A 36A 37A 38A 39D 40C LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN Câu 1: Đáp án B P: AA x aa F1: Aa F2: 1AA : 2Aa : 1aA. Để cây hoa đỏ thụ cho đợi con toàn hoa đỏ thì cây đó phải có kiểu gen AA. 3 1  Xác suất 3 cây hoa đỏ cần tìm là: 0,037 3 Câu 2: Đáp án B Xét cặp XX: số loại giao tử X tối đa là: 3.5 = 15 15.16  Số kiểu gen tối đáp án là: 120 2 Xét cặp XY: Số loại giao tử Y là : 4 Số kiểu gen của XY = số giao tử X. Số giao tử Y = 15.4 = 60  Số giao tử là: 15+4 =19 Số kiểu gen: 120+60 = 180 Câu 3: Đáp án B + Quy ước A – dài, a – tròn, B- chín sớm, b- chín muộn 144 + Tỉ lệ aabb= 0,04 3600 + Ta có: A - bb + aabb=0,25 A - bb= 0,25-0,04=0,21 Số cây hạt dài, chín muộn A – bb là: 0,21 . 3600=756 cây. Câu 4: Đáp án A - Cặp vợ chồng máu A: IAIA hoặc IAIa 1 1 1 1 Ta có P: ( IAIA : IAIO) x ( IAIA : IAIO) 2 2 2 2 Gp: IA : IOIA : 1 Xác suất con máu O là 16 15  Xác suất sinh con máu A là 16 15 1 15  xác suất sinh con trai máu A là 16 2 32 Câu 5: Đáp án B Đây là 1 dạng cách li trước hợp tử: cách li mùa vụ. Diều này thể hiện sự cách li sinh sản giữa 2 loài. Câu 6: Đáp án A Vì sự biến động số lượng này liên quan đến hoạt động của dòng hải lưu nino theo 7 năm 1 lần nên đây là ví dụ về biến động số lượng theo chu kì nhiều năm.
  8. Câu 7: Đáp án A (1),(2),(3),(4),(5) là thành tựu của công nghệ gen (6) được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến. Câu 8: Đáp án A Ở phép lai A: AAaa x AAaa  Cho các kiểu gen: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaA. Câu 9: Đáp án B - Nòi 3 → Nòi 1: Đảo đoạn CDEF - Nòi 1 → Nòi 2: Đảo đoạn BGEDCHI - Nòi 2 → Nòi 4: Đảo đoạn EDCH Câu 10: Đáp án D Đặc điểm nổi bật ở đại Cổ sinh là sự di chuyển của sự vật từ dưới nước lên trên cạn. Câu 11: Đáp án A Phân bố theo nhóm là sự phân bố phổ biến nhất xảy ra khi môi trường sống không đồng nhất, các cá thể tụ hợp với nhau để hỗ trợ nhau tốt hơn. Câu 12: Đáp án C AB 1 cơ thể giảm phân có 4 hoán vị sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau. ab Lưu ý: Nếu đề bài cho 1 tế bào thì đáp án sẽ là B. Câu 13: Đáp án B - Bệnh Patau là do 3 NST số 13. - Bệnh đao là do 3 NST số 21. - Bệnh Claiphentơ là do bộ NST giới tính là XXY (3 NST giới tính). - Bệnh Tơcnơ là do 1 NST giới tính XO Câu 14: Đáp án A Nguyên nhân làm cho sinh khối của mắt xích phía sau nhỏ hơn mắt xích phía trước là do sự thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. Năng lượng bị thất thoát khoảng 90% khi lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Câu 15: Đáp án B Sau khi hoàn tất dịch mã thì 2 tiểu phần lớn và bé của Ri bô xôm tách ra mà không giữ nguyên cấu trúC. Câu 16: Đáp án B Sự biến động số lượng cá thể của quần thể do các nhân tố sinh thái vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ, ), các nhân tố sinh thái hữu sinh ( mối quan hệ giữa vật ăn thịt – con mồi – kí sinh – vật chủ ) chi phối. Câu 17: Đáp án A + Cây F1 dị hợp 4 cặp gen Có 4 alen trội có chiều cao 190 cm. Cây thấp nhất có chiều cao: 190 – 4.5 = 170(cm). (mang toàn alen lặn) +Cây cao 180cm mang số alen trội là: 180 170 2 alen trội 5 2 +Số tổ hợp cây cao 180cm là: C8 +Số tổ hợp được tạo ra là : 44 C 2 7  Tỉ lệ cây cao 180cm là: 8 44 64 Câu 18: Đáp án B Người có nhóm máu AB chiếm tỉ lệ: (IAIB) = 2 x 0,5 x 0,2 = 0,2. Vậy (1) sai. Người có nhóm máu O chiếm tỉ lệ là: (IOIO) = 0,32 = 0,09. Vậy (2) đúng.
  9. Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu là IOIO, IAIA, IBIB nên (3) đúng. Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ: (IAIA, IAIO) = 0,52+ 2x 0,5 x 0,3 = 0,55 nên (4) sai. 0,25 5 Trong số những người nhóm máu A, người đồng hợp chiếm tỉ lệ: nên (5) đúng. 0,55 11 Câu 19: Đáp án B Bệnh hồng cầu hình liềm là do đột biến thay thế T-A thành A-T ở vị trí axit amin số 6 do đó làm thay đổi axit glutamic thành valin, hậu quả là làm cho hồng cầu chuyển thành dạng hình liềm và dính kết với nhau gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Câu 20: Đáp án B Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh nên bệnh do gen lặn quy định. - II3 bị bệnh có kiểu gen aa  III2 bình thường có kiểu gen AA. - III4 bị bệnh có kiểu gen aa  II4 x II5 là Aa x AA. 1 AA  III là: 3 3 2 Aa 3 1 2 1 1 2 1 Ta có: Aa x AA: Aa  a : A A: a 3 3 2 2 3 3 1 1 1 Xác suất sinh con bị bệnh là 2 3 6 1 5  Xác suất sinh con không bệnh là: 1 6 6 Câu 21: Đáp án B - Đột biến gen không thể làm giảm alen a đến 0 trong thời gian ngắn do tần số đột biến là rất nhỏ. - Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen lặn ra khỏi quần thể do alen lặn tồn tại ở 1 tần số thấp trong thể dị hợp. - Khi kích thước quần thể giảm mạnh, yếu tố ngẫu nhiên dễ dàng tác động loại bỏ hoàn toàn alen a ra khỏi quần thể. Câu 22: Đáp án D - Sau năm thứ nhất, số lượng sóc là: 20 + 10.6 = 80 (con) (40 đực : 40 cái) - Sau năm thứ hai, số lượng sóc là: 80 + 40.6 = 320 (con) (120 đực : 120 cái) - Sau năm thứ ba, số lượng sóc là: 320 + 120.6 = 1040 (con) Câu 23: Đáp án A Xét sự di truyền từng cặp tính trạng: + Cao : thấp = 3: 1  Cao là trội hoàn toàn so với thấp; A – cao, a- thấp. + Tròn : bầu dục = 3:1  Tròn là trội hoàn toàn so với bầu dục; B- trong, b- bầu dụC. Xét sự di truyền chung. + Tỉ lệ kiểu hình bất thường ở F1  xảy ra hoán vị gen. + Tỉ lệ cây thấp, bầu dục: ab ab ab 0,2 0,5 0,4 ab  ab AB 0,4 0,25  giao tử liên kết. Ab aB 0,1 0,25  giao tử hoán vị. AB AB  Kiểu gen P: , hoán vị 1 bên với tần số 20%. ab ab Câu 24: Đáp án C
  10. Do gen tổng hợp protein bất thường nên nó không thể bán vào vùng O, do đó không ngăn cản được quá trình phiên mã của các gen cấu trúC. Nên các gen cấu trúc hoạt động bình thường ngay cả khi môi trường không có lactôzơ. Câu 25: Đáp án A Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: 1- Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. Nếu tần số đột biến cao thì tạo nguồn nguyên liệu lớn nên tần số xuất hiện các kiểu gen thích nghi cao. 2- Áp lực chọn lọc tự nhiên. nếu áp lực chọn lọc lớn thì quá trình chọn lọc các kiểu gen thích nghi diễn ra nhanh hơn và ngược lại. 3- Hệ gen đơn bội thì quần thể thích nghi nhanh hơn quần thể lưỡng bội vì nếu là bất cứ đột biến nào thì kiểu hình sẽ được biểu hiện ngay ở kiểu hình. 5- Thời gian thế hệ ngắn hay dài. Nếu thời gian thế hệ ngắn thì tốc độ thay đổi cấu trúc di truyền trong quần thể càng nhanh; đột biến càng phát tán nhanh trong quần thể. Ý 4 nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít là một phần của chọn lọc tự nhiên. Câu 26: Đáp án C Việc đánh bắt cá thể sau sinh sản sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh với các cá thể trước và sinh sản, giúp làm tăng tỉ lệ số cá thể trước sinh sản lên. Câu 27: Đáp án C - Khi lai chuột vàng x vàng  2 vàng : 1 đen  Có 3 kiểu tổ hợp  có hiện tượng gen gây chết ở trạng thái đồng hợp trội  Gen quy định màu lông vừa quy định sức sống  gen đa hiệu Câu 28: Đáp án C Ở loại động vật biến nhiệt, lượng nhiệt tích luỹ trong suốt 1 chu kỳ sống là không đổi và được gọi là tổng nhiệt hữu hiệu: T= (x-k) n Trong đó: - T là tổng nhiệt hữu hiệu; x là nhiệt độ môi trường; k là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển. - N là số ngày hoàn thành 1 chu kỳ sống ở sinh vật. Ở cao nguyên : T=(20-k).90 Ở đồng bằng : T =(23-k).72 => (20-k).90 = (23-k).72 1800 – 90k = 1656 – 72k 144 = 18k k = 8 Câu 29: Đáp án B Các phép lai cho đời con có 4 loại kiểu hình, mỗi loại chiếm 25%.  tỉ lệ phân li kiểu hình là (1:1:1:1) =(1:1)(1:1)1. Từ đó ta thấy 1,3,6 thoả mãn. Câu 30: Đáp án A Đây là tương tác bổ sung kiểu 9:7 A-B_ : đỏ A bb aaB  trắng aabb  Trong số các cây hoa đỏ F1: 1 AABB: 2AaBB : 2AABb : 4AaBb 1  Số cây thuần chủng là : 9 Câu 31: Đáp án C - Số kiểu tổ hợp ở F2 = 8 = 4.2  1 bên F1 cho 4 loại giao tử  dị hợp 2 cặp gen  xảy ra tương tác gen
  11. - Nhận thấy ở F1, tính trạng phân phối không đều ở 2 giới.  1 trong 2 cặp gen nằm trên cặp NST giới tính. Nhận xét: đối với dạng bài mà đáp án không cần xác định rõ kiểu gen hay tỉ lệ, ta chỉ cần dựa vào một số nhận xét để rút ra gen có tương tác hay không, thuộc NST thường hay giới tính như thông qua số kiểu tổ hợp sự phân bố không đều của tính trạng ở 2 giới Câu 32: Đáp án D Quần thể cân bằng di truyền Giới đực: 0,4 XaY : 0,6XAY Giới cái: 0,16 XaXa : 0,84XAXa Vì quần thể cân bằng di truyền nên ta có: Tần số alen a ở giới cái là 0,4 Tỉ lệ con cái dị hợp tử XAXa = 2 x 0,4 x 0,6 = 0,48 Tỉ lệ con cai dị hợp tử XAXa so với tổng quần thể là: 0,48 0,24 2 Vậy các ý đúng là 1,2,5. Cây 33: Đáp án D Điều hoà trước phiên mã là điều hoà số lượng gen tham gia phiên mã. Các gen có thể được đóng mở hoặc được lặp lại nhiều lần (VD: họ gen tổng hợp rARN) Câu 34: Đáp án C Xét về hình dạng tóc: Do 2 người nam III9 ( phía người chồng) và III12 (phía người vợ) đều tóc thẳng => KG: aA. 1 2 Nên cặp vợ chồng III10 – III11 có KG : AA và Aa 3 3 4 Sự kết hợp của các cặp gen này ta được AA (không mang gen lặn) 9 Xét bệnh mù màu đỏ – xanh lục: B 1 B B 1 B b KG của người chông X Y; KG của người vợ X X : X X (do người mẹ II7 mang gen lặn) 2 2 3 3 6 Sự kết hợp các KG này ta được: X B X B : X BY (Kiểu gen không mang alen lặn) 8 8 8 4 6 1 Xác suất để cặp vợ chồng sinh con đầu lòng không mang alen lặn về 2 tính trạng trên là : 9 8 3 Câu 35: Đáp án A Muốn biết quần thể đang chịu sự tác động của nhân tố nào thì phải xác định tần số alen của quần thể qua các thế hệ nghiên cứu. Tần số tương đối của các alen tương ứng với các thế hệ trên là: Thành Thế Thế Thế Thế Thế phần hệ hệ hệ hê hệ kiểu F1 F2 F3 F4 F5 gen AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16 Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48 aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36 A:a 0,8 : 0,8 : 0,4 : 0,4 : 0,4 : 0,2 0,2 0,6 0,6 0,6 Qua đó ta thấy tần số alen của quần thể thay đổi đột ngột từ F 2 sang F3. Điều đó chúng tỏ quần thể đang chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo 1 chiều hướng nhất định. Câu 36: Đáp án A Ý 1 sai vì hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố ngẫu nhiên và hình 3 là kiểu phân bố theo nhóm.
  12. Ý 2 đúng vì kiểu phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể luôn có xu hướng quần tụ với nhau. Ý 3 đúng. Ý 4 sai vì hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố đồng đều trong môi trường và khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Ý 5,6,7 đúng. Ý 8 sai vì hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt. Để nhớ cách phân bố rất dễ: - Vì cạnh tranh gay gắt nên buộc các cá thể phải phân bố đồng đều để tránh sự cạnh tranh đúng không nào!!! - Phân bố theo nhóm thì dĩ nhiên giúp cho các cá thể nó hỗ trợ lẫn nhau và tận dụng nguồn sống tốt hơn, cũng giống như chúng ta làm việc theo nhóm, phối hợp ăn ý để cho hiệu quả công việc tốt nhất. - Phân bố ngẫu nhiên chắc chắn là trong môi trường lúc này điều kiện sống phân bố đều và không có sự cạnh tranh thì các cá thể mới có thể phân bố chỗ nào cũng được nhỉ. Câu 37: Đáp án A Quy ước: XBY: Chết XBXB: Chết XbY: cánh bình thương XBXb: cánh mấu nhỏ XbXb: cánh bình thường P: XBXb x XbY B b B b b b F1: X X : X Y : X X : X Y 1 B b 1 b b b F1 x F1: ( X X : X X ) X Y 2 2 1 B 3 b 1 b 1 GF1: ( X : X ) ( X : Y ) 4 4 2 2 1 B b 3 B b 1 B 3 b F2: X X : X X : X Y: X Y 8 8 8 8 1 3 3 => XBXb : XbXb : XbY 7 7 7 3 => tỉ lệ ruồi đực là : 7 Câu 38: Đáp án A 1 sai vì các protein được sử dụng 1 hay nhiều lần phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ thể. Các protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút bị phân giải thành các axit amin lại được dùng làm nguyên liêu để tổng hợp các protein kháC. Vậy ý 2 đúng. 3 sai vì những protein này tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn nên không thể làm nhiệm vụ kiểm soát quá trình điều hoà hoạt động gen ở mức sau phiên mã diễn ra thường xuyên hoặc liên tục đượC. 4 sai vì chỉ khi nào các gen quy định yếu tố sinh trưởng (các protein tham gia quá trình phân bào) trở nên hoạt động mạnh và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào làm khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được mới dẫn đến ung thư. Các protein tồn tại lâu không dẫn đến ung thư, trừ khi nó bị đọt biến và hoạt động mạnh tạo ra nhiều sản phẩm từ đó tạo ra nhiều khối u mới có khả năng dẫn đến ung thư. 5,6 sai vì các protein này bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các protein kháC. Câu 39: Đáp án D A sai, tuỳ loài mà số lượng cá thể vật ăn thịt có thể nhiều hơn hoặc ít hơn con mồi. B sai vì khi số lượng con mồi biến động thì vật ăn thịt cũng sẽ biến động để phù hợp với nguồn thức ăn, sinh trưởng phát triển của vật ăn thịt. C sai quần thể vật ăn thịt biến động khi con mồi biến động.
  13. D đúng. Quần thể con mồi luôn có số lượng lớn hơn quần thể vật ăn thịt. Hai quần thể này biến động theo chu kì và quần thể con mồi luôn là quần thể biến động trướC. Câu 40: Đáp án C Sản lượng sinh vật sơ cấp tính bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô (sinh vật sơ cấp sản xuất được) trừ đi phần tiêu hao do hô hấp. Một số kiến thức cần lưu ý đề 6 1. Lý thuyết: ➢ Đặc điểm nổi bật ở đại Cổ sinh là sự di chuyển của sự vật từ dưới nước lên trên cạn. ➢ Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất xảy ra khi môi trường sống không đồng nhất, các ca thể tụ hợp với nhau để hỗ trợ nhau tốt hơn. ➢ -Bệnh Patau là do 3 NST số 13. -Bệnh đao là do 3 NST số 21. -Bệnh Claiphentơ là do bộ NST giới tính là XXY (3 NST giới tính). -Bệnh Tơcnơ là do 1 NST giới tính XO ➢ Bệnh hồng cầu hình liềm là do đột biến thay thế T-A thành A-T ở vị trí axit amin số 6 do đó làm thay đổi axit glutamic thành valin, hậu quả là làm cho hồng cầu chuyển thành dạng hình liềm và dính kết với nhau gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. ➢ Sau khi hoàn tất dịch mã thì 2 tiểu phần lớn và bé của Ri bô xôm tách ra mà không giữ nguyên cấu trú C. ➢ Điều hoà trước phiên mã là điều hoà số lượng gen tham gia phiên mã. Các gen có thể được đóng mở hoặc được lặp lại nhiều lần (VD: họ gen tổng hợp rARN) ➢ Nguyên nhân làm cho sinh khối của mắt xích phía sau nhỏ hơn mắt xích phía trước là do sự thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. Năng lượng bị thất thoát khoảng 90% khi lên bậc dinh dưỡng cao hơn. ➢ Sự biến động số lượng cá thể của quần thể do các nhân tố sinh thái vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ, ), các nhân tố sinh thái hữu sinh ( mối quan hệ giữa vật ăn thịt – con mồi – kí sinh – vật chủ ) chi phối. ➢ Sản lượng sinh vật sơ cấp tính bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô (sinh vật sơ cấp sản xuất được) trừ đi phần tiêu hao do hô hấp. 2. Bài tập. Các dạng bài tập ở đề này đã từng xuất hiện ở các đề trước nên nếu em nào thấy chưa thành thạo thì xem lại ở các đề trước nhé các em.