Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 1 - Năm học 2017 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 1 - Năm học 2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_so_1_nam_hoc_2017_c.doc
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 1 - Năm học 2017 (Có đáp án)
- ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 ĐỀ THI SỐ 1 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 40 câu / 5 trang) Câu 1: Một plasmit có 104 cặp nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit của ADN là: A. 140000.B. 159984.C. 139986.D. 70000 Câu 2: Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì? A. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt. B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến đổi chỉ xảy ra ở vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen. C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymerase giảm xuống, nhưng cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi D. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường Câu 3: Ở một cơ thể thực vật, trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (2n) đã có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li. Kết quả cơ thể sẽ có: A. hai dòng tế bào bị đột biến, một dòng tế bào có bộ NST 2n+1 và một dòng tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n -1. B. hai dòng tế bào, một dòng tế bào bình thường, một dòng tế bào bị đột biến có bộ nhiễm sắc thể 2n+1 và 2n -1. C. một dòng tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1. D. tất cả các tế bào đều có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1. Câu 4: Có 2 quần thể cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 250 cá thể, trong đó lần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là: A. 1B. 0,45C. 0,55D. 0,5 Câu 5: Trong một chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích thức ăn hơn là do: A. một loài sinh vật có thể ăn nhiều loại thức ăn. B. sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
- C. loài sinh vật ở mắt xích phía sau thường có kích thước lớn hơn loài sinh vật ở mắt xích phía trước. D. mỗi loài sinh vật có thể ở vị trí các mắt xích khác nhau. Câu 6: Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu tế bào là: A. khảo sát về quá trình nguyên phân và giảm phân. B. khảo sát sự trao đổi chất của tế bào diễn ra bình thường hay không. C. quan sát về hình thái, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào, để dự đoán sự phát triển bình thường hay bất thường của cơ thể. D. tạo tế bào trần để lai tế bào sinh dưỡng. Câu 7: Bệnh mù màu đỏ - lục ở người liên kết với giới tính. Một quần thể người trên đảo có 50 phụ nữ và 50 đàn ông trong đó có hai người đàn ông bị mù màu đỏ - lục. Tính tỉ lệ số phụ nữ bình thường mang gen bệnh. A. 7,68%B. 7,48%C. 7,58%D. 7,78% Câu 8: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica, cùng sinh sống trong một ao. Song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về kiểu cách li nào? A. Cách li tập tính.B. Cách li thời gian. C. Cách li sinh thái.D. Cách li sau hợp tử và con lai bất thụ. Câu 9: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là: A. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra mạnh mẽ khi môi trường thay đổi, còn các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ngay cả môi trường không thay đổi. B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra kiểu gen thích nghi còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không. C. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định, còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không. D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới còn kết quả của các yếu tố ngẫu nhiên là tăng tần số alen có lợi trong quần thể. Câu 10: Yếu tố nào được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác? A. Alen.B. Kiểu gen của quần thể C. Alen.D. Kiểu hình của quần thể. Câu 11:
- Dựa vào hình ảnh trên một số bạn đã đưa ra nhận định sau: 1. Hình ảnh này giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của loài bướm sâu đo bạch dương trong môi trường không có bụi than. 2. Dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng khả năng sinh sản của bướm. 3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. 4. Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó phát hiện, nên thể đột biến màu đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại. 5. Ảnh hưởng trực tiếp của bụi than đã làm biến đổi màu sắc của cánh bướm. 6. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chịu sự chi phối của 4 nhân tố: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và cách li sinh sản. Theo các em có bao nhiêu nhận định đúng? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 12: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm nucleôtit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì? A. Primaza(enzim mồi).B. ADN polymeraza. C. ARN polymeraza.D. ADN ligaza. Câu 13: Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T 2 và ADN của thể ăn khuẩn T 4 thì tạo được một thể ăn khuẩn ghép. Nếu ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn, các thể ăn khuẩn nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có: A. Prôtêin T2 và ADN của T2.B. Prôtêin T 4 và ADN của T2. C. Prôtêin T2 và ADN của T4.D. Prôtêin T 4 và ADN của T4 Câu 14: Số alen của gen I, II, III lần lượt là 5, 3 và 7. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen là: A. 71 và 303.B. 270 và 390.C. 105 và 630.D. 630 và 1155 Câu 15: Trong chu trình nitơ, sinh vật giúp chuyển hóa nitơ trong gốc nitrat thành nitơ trong khí quyển là vi khuẩn: A. nitrat hóa. B. nitrit hóa. C. phản nitrat hóa.D. sống cộng sinh Câu 16: Cho các ví dụ sau về các mối quan hệ trong quần xã: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.
- (2) Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ. (3) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh. (4) Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn. Có bao nhiêu ví dụ phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 17: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là: A. Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là: B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái. D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau. Câu 18: Lúa mì lục bội (6n) giảm phân bình thường tạo giao tử 3n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây lúa mì lục bội có kiểu gen AAAaaa tự thụ phấn thì ở F1 tỉ lệ các cá thể có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ: A. 41%B. 24,75%C. 44%D. 49,5% Câu 19: Chiều cao cây do 5 cặp gen phân li độc lập tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con cây có chiều cao 190 cm và 200 cm chiếm tỉ lệ là: A. 18/128 và 21/128.B. 42/128 và 24/128.C. 45/128 và 30/128.D. 35/128 và 21/128. Câu 20: Khi cho lai giữa cây thuần chủng thân cao, quả ngọt với cây thân thấp, quả chua,F 1 thu được toàn cây thân cao, quả ngọt. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được: 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua. Biết rằng tính trạng vị quả do một cặp gen quy định, gen nằm trên NST thường. Cho cây F 1 lai phân tích, tỷ lệ kiểu hình thu được ở Fa là: A. 3 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua. B. 7 thân cao, quả ngọt : 7 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua. C. 3 thân thấp, quả ngọt : 3 thân thấp, quả chua : 1 thân cao, quả ngọt : 1 thân cao, quả chua. D. 9 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 3 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua. Câu 21: Cho các ý nghĩa sau về hiện tượng hoán vị gen: (1) Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen liên kết. (2) Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá.
- (3) Đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen. (4) Giúp giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc NST. Có bao nhiêu ý nghĩa là của hiện tượng hoán vị gen? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 22: Khi lai cây hoa thuần chủng màu hồng với cây hoa màu trắng, người ta thu được F 1 toàn cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thì thu được F 2 phân li kiểu hình với tỉ lệ: 9 đỏ : 3 hồng : 4 trắng. Cho các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên đời con thu được cây cho hoa màu đỏ chiếm tỉ lệ: A. 56/81.B. 40/81C. 64/81.D. 32/81 Câu 23: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai cặp tính trạng tương phản. Điểm khác biệt giữa định luật phân li độc lập với liên kết gen là: I. Tỉ lệ kiểu hình của F1. II. Tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của F2. III. Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2. IV. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp nhiều hay ít. Câu trả lời đúng là: A. II và III.B. II và IV.C. I, II, III và IV.D. I, III và IV Câu 24: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai: (1) aaBbDd x AaBBdd. (2) AaBbDd x aabbdd. (3) AAbbDd x aaBbdd. (4) aaBbDD x aabbDd. (5) AaBbDD x aaBbDd. (6) AABbDd x Aabbdd. Theo lý thuyết trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%. A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 25: Cho P thuần chủng lai với nhau được F 1-1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1-1 lai phân tích, được tỉ lệ là 3 trắng: 1 đỏ. Xét thêm một cặp gen qui định chiều cao cây. Cho các cá thể P thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen tương phản lai với nhau, được F 1-2 đồng loạt cây hoa đỏ, thân cao. Cho F1-2 lai phân tích, F2-2 thu được 4 loại kiểu hình: hoa đỏ, thân cao; hoa đỏ, thân thấp; hoa trắng, thân cao và hoa trắng, thân thấp; trong đó cây hoa đỏ, thân thấp chiếm tỉ lệ 20%. Cây hoa đỏ, thân cao ở F2-2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? A. 20%B. 30%C. 45%D. 5% Câu 26: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc
- thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên: A. 1/12B. 1/36C. 1/24D. 1/8 Câu 27: Ở một loài thực vật xét một gen có 3 alen A, a, a 1 nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó: alen A quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a và a1; alen a quy định tính trạng hoa hồng trội hoàn toàn so với alen a 1 quy định tính trạng hoa trắng. Trong trường hợp cây tứ bội khi giảm phân tạo ra các giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra, cây tứ bội có kiểu gen Aaa1a1 tự thụ phấn. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ tiếp theo là: A. 27 hồng : 8 đỏ : 1 trắng. B. 27 trắng : 8 hồng : 1 đỏ. C. 26 đỏ : 9 hồng : 1 trắng.D. 27 đỏ : 8 hồng : 1 trắng Câu 28: Ở ruồi giấm A qui định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là: A. 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng.B. 62,5% mắt đỏ: 37,5% mắt trắng. C. 50% mắt đỏ: 50% mắt trắng.D. 56,25% mắt đỏ: 43,75% mắt trắng. Câu 29: Tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen (a), cánh cụt (b); 2 gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng Ab không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Thế hệ P cho giao phối ruồi ♀ X DXd aB AB a với ruồi ♂ X Y được F1 180 cá thể trong số đó có 9 ruồi cái đen, dài, trắng. Cho rằng tất ab cả các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 80%; 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử? A. 40B. 135C. 90D. 120 Câu 30: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 8% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái có 20% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, 16% tế bào có cặp NST mang gen Aa không phân li
- trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các giao tử có khả năng thụ tinh ngang nhau. Ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbDd, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ: A. 38,4%.B. 41,12%.C. 3,6%.D. 0,9%. Câu 31: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn, alen a quy định quả dài; alen B quy định quả ngọt, alen b quy định quả chua; alen D quy định chín sớm, alen d quy định chín muộn. Biết hai gen B,b và D,d cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 40 cM. Bd Người ta lấy hạt phấn của cây có kiểu gen Aa nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thu bD được các dòng cây đơn bội và sau đó đa bội hoá để tạo các dòng thuần. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ dòng cây thuần chủng sẽ cho quả tròn, ngọt và chín muộn thu được là: A. 30%B. 10%C. 20%D. 15% Câu 32: Cho thỏ F1 có kiểu hình lông trắng, dài giao phối với thỏ có kiểu hình lông trắng, ngắn được thế hệ lai phân tính theo tỉ lệ: 37,5% lông trắng, dài : 37,5 lông trắng, ngắn : 10% lông xám, dài : 10% lông đen, ngắn : 2,5% lông đen, dài: 2,5% lông xám, ngắn. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và tính trạng lông dài trội so với lông ngắn. Với C quy định lông dài, c quy định lông ngắn, B, b, A, a là các alen quy định màu lông. Hãy chọn phép lai F1 phù hợp. BC bc Bc bC AC Ac BC BC A. Aa Aa B. Aa Aa C. Bb bb D. Aa Aa bc bc bc bc ac ac bc bc Câu 33: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là? A. 1,97%.B. 9,4%C. 1,72%D. 0,57% Câu 34: Diễn biến nào sau đây là không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa? A. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể. B. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng. C. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm. D. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác. Câu 35: Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, xét các kết luận sau: (1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều mạng lưới dinh dưỡng. (2) Mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định.
- (3) Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo mùa, theo môi trường. (4) Khi bị mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 36: Các cá thể trong quần thể cùng chung ổ sinh thái, nhưng rất hiếm khi ra đấu tranh trực tiếp. Lí do chủ yếu nào dưới đây khẳng định điều đó? A. Do cùng huyết thống, không cách li nhau về di truyền. B. Đấu tranh trực tiếp sẽ dẫn đến sự diệt vong của loài. C. Nguồn thức ăn luôn thỏa mãn cho sự phát triển số lượng tối đa của quần thể. D. Các cá thể của quần thể không phân bố tập trung, tránh sự cạn kiệt nguồn sống Câu 37: Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng ôxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử ôxi quá mức này là: A. sự tiêu dùng ôxi của thực vật B. sự tiêu dùng ôxi của cá. C. sự tiêu dùng ôxi của các sinh vật phân hủy D. sự ôxi hóa của các nitrat và phốt phát. Câu 38: Cho các nhận định sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học) 1. Tiêu chuẩn hình thái được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài. 2. Theo học thuyết Đacuyn, chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. 3. Yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ. 4. Giao phối không ngẫu nhiên có khả năng làm giảm tần số alen lặn gây hại. 5. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể. 6. Giao phối không ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng làm quần thể thoái hóa. 7. Áp lực chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy đột biến của loài. 8. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các gen mới quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. Số phát biểu sai là: A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 39: Cho các dữ liệu sau: (1) Sinh vật bằng đá tìm trong lòng đất. (2) Xác của các Pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn tươi. (3) Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc. (4) Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà. (5) Rìu bằng đá của người cổ đại.
- Có bao nhiêu dữ liệu được gọi là hóa thạch? A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 40: Có hai giống lúa, một giống có gen qui định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen qui định kháng bệnh Y. Bằng cách nào dưới đây, người ta có thể tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau? Biết rằng, gen qui định kháng bệnh X và gen qui định kháng bệnh Y nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. A. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược lại. B. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST. C. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển đoạn NST chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST. D. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1A 2A 3B 4C 5B 6C 7A 8A 9C 10A 11B 12D 13D 14D 15B 16D 17A 18D 19C 20D 21C 22B 23B 24D 25B 26D 27B 28B 29B 30D 31A 32C 33C 34A 35C 36C 37D 38A 39A 40C Câu 1. Đáp án A. Ở những câu này chắc có lẽ nhiều bạn nếu không nắm vững kiến thức về plasmit rất dễ làm sai. Theo thông thường đối với những bạn không để ý kĩ sẽ làm như sau: Số liên kết cộng hóa trị hình thành sau 3 lần nhân đôi: 2N 2 2x 1 104.2 2 139986lk Tuy nhiên, kết quả trên là sai vì plasmit là sinh vật nhân sơ có phân tử ADN dạng vòng, 2 đầu nối lại với nhau do đó chúng ta không cần trừ đi 2. Vậy số liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nucleotit của ADN là: 2N 2x 1 140000lk Câu 2. Đáp án A. Nếu đột biến xảy ra ở vùng điều hòa thì nó chỉ gây ảnh hưởng đến lượng sản phẩm của gen tạo ra chứ không gây ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm của gen.
- Nếu đột biến xảy ra tại vùng mã hóa của gen thì nó sẽ làm thay đổi cấu trúc sản phẩm của gen nhưng không làm ảnh hưởng đến lượng sản phẩm do gen tạo ra Câu 3. Đáp án B. Trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng, có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li nên sẽ tạo ra 2 dòng tế bào bị đột biến có bộ NST là 2n+ 1 và 2n -1. Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác vẫn phân li bình thường trong nguyên phân do đó tạo ra dòng tế bào bình thường có bộ NST là 2n Câu 4. Đáp án C. Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là: 750 0,6 250 0,4 0,55 1000 Câu 5. Đáp án B. Sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn vì ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp( năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể, chiếm khoảng 70%); phần năng lượng bị mất qua chất thải là khoảng 10%; do vậy năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%. Câu 6. Đáp án C. Phương pháp nghiên cứu tế bào học: + Mục đích: Tìm ra khuyết tật về kiểu nhân của các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời. + Nội dung: Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ NST trong tế bào của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST trong tế bào của những người bình thường Câu 7. Đáp án A. Tần số alen ở hai giới bằng nhau. 2 Ở đàn ông: q a 0,04, p A 0,96 ( ở đàn ông tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ của các alen 50 do đó q(a)= tỉ lệ của kiểu gen X aY ) Ở phụ nữ: phụ nữ mang gen gây bệnh XAXa có tỉ lệ= 2.0,96.0,04=0,0768= 7,68%. Câu 8. Đáp án A. Ba loài ếch này tuy sống cùng trong ao nhưng chúng không giao phối với nhau. Những con ếch có tiếng kêu giống nhau có xu hướng thích giao phối với nhau hơn và ít giao phối với những con ếch có tiếng kêu khác. Lâu dần, sự giao phối có chọn lọc này tạo nên một quần thể cách li về tập tính giao phối với quần thể gốc hoặc giữa các quần thể ếch có tiếng kêu khác nhau. Qúa trình này cứ tiếp diễn và cùng các nhân tố tiến hóa khác làm phân hóa vốn gen của
- quần thể, dẫn đến sự cách li sinh sản giữa các quần thể với nhau và loài mới dần được hình thành. Câu 9. Đáp án C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Vì vậy, CLTN quy định chiều hướng tiến hóa. Như vậy, CLTN là một nhân tố tiến hóa có hướng. Các yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen với một số đặc điểm sau đây: - Thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng xác định. - Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trờ nên phổ biến trong quần thể Câu 10. Đáp án A. Trong các yếu tổ chỉ có alen được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen mà không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn. Câu 11. Đáp án B. Ý 1 sai vì hình ảnh này giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của loài bướm sâu đo bạch dương trong môi trường có bụi than. Câu này tuy dễ nhưng nếu không để ý kĩ dễ sập bẫy các em à Ý 2 sai vì dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng sức sống của bướm. Ý 3 đúng. Ý 4 đúng. Trong môi trường không có bụi than thì ngược lại bướm màu trắng được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Ý 5 sai vì bụi than không đóng vai trò biến đổi màu sắc của bướm. Những biến dị quy định màu sắc của bướm đã phát sinh ngẫu nhiên trong quần thể, dưới sự thay đổi của điều kiện sống, các biến dị có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Ý 6 sai vì sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. Câu 12. Đáp án D. Ta thấy, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nghĩa là một mạch được tổng hợp một cách liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn tạo thành các đoạn ngắn nhưng không được enzim nối ligaza nối lại với nhau nên mới xảy ra tình trạng trên.
- Vậy nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp enzim ADN ligaza Câu 13. Đáp án D. Trong cơ thể, prôtêin liên tục bị phân hủy và tái tạo, prôtêin được tái tạo là nhờ vào ADN thông qua các quá trình như: nhân đôi, phiên mã và sau cùng là dịch mã để tạo ra prôtêin có các cấu trúc khác nhau tùy theo các chức năng mà nó đảm nhận trong cơ thể. Khi ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn thì vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T2 sẽ bị phân hủy và không được tái tạo trở lại do không có ADN của thể ăn khuẩn T 2. Còn ADN của thể ăn khuẩn T4 sẽ nhanh chóng nhân đôi và thực hiện các quá trình phiên mã, dịch mã để tạo ra các phân tử prôtêin và tất nhiên prôtêin này là của thể ăn khuẩn T4. Câu 14. Đáp án D. Trước khi bước vào bài giải chị sẽ cung cấp cho các em một số công thức để tính số kiểu gen như sau: Locut gen nằm trên NST thường: Gen có r alen: - Số loại kiểu gen đồng hợp đúng bằng số alen của gen =r. 2 - Số loại kiểu gen dị hợp bằng số tổ hợp chập 2 từ r alen: Cr 2 2 - Tổng số loại kiểu gen là tổng số kiểu gen đồng hợp và dị hợp: r Cr Cr 1 Locut gen nằm trên NST giới tính: A. Một locut gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y: Gen có r alen: Ở giới XX: Số loại kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen = r. r r 1 r r 1 Số loại kiểu gen dị hợp C 2 , tổng số loại kiểu gen C 2 r 2 r 1 2 Ở giới XY: Số loại kiểu gen = r Xét chung 2 giới: Tổng số loại kiểu gen = số loại kiểu gen ở giới XX và số loại kiểu gen ở giới XY r r 1 r r 3 r 2 2 Số kiểu giao phối = tổng số kiểu gen giới đực x tổng số kiểu gen giới cái. B. Một locut gen nằm trên NST giới tính X có alen tương ứng trên Y Gen có r alen :
- Ở giới XX: Số loại kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen= r 2 2 Số loại kiểu gen dị hợp = Cr . Tổng số loại kiểu gen = Cr 1 Ở giới XY: Kiểu gen là sự kết hợp của các alen X và Y với nhau nên tổng số kiểu gen = r2. C. Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen tương ứng trên X. Gen có r alen: Số kiểu gen ở giới XY bằng số alen = r. D. Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở loài có cơ chế xác định là XX/XO. Gen có r alen: Cách tính số kiểu gen trong trường hợp một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở loài có cơ chế xác định giới tính là XX/XO giống y hệt trường hợp một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Vì vậy: Ở giới XX: Số loại kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen = r. r r 1 r r 1 Số loại kiểu gen dị hợp = C 2 , tổng số loại kiểu gen C 2 r 2 r 1 2 Ở giới XO: Số loại kiểu gen = r Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu giải câu 1. Dựa vào đề bài ta xác định các locut gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Áp dụng công thức ta có: 2 2 2 Số kiểu gen dị hợp của gen I, II,III lần lượt là: C5 10,C3 3,C7 21 Số kiểu gen đồng hợp của gen I, II, III lần lượt là: 5, 3, 7. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 1 cặp gen = 5.3.21+ 5.7.3+ 3.7.10= 630 KG. Số kiểu gen đồng hợp 1 cặp gen và dị hợp 2 cặp gen= 10.3.7+ 10.21.3+ 3.21.5= 1155 KG. Câu 15. Đáp án B. Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ mà một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác. Ví dụ: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó ; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh. Do đó, (1),(3) đúng. (2) là mối quan hệ hội sinh . (4) là mối quan hệ cạnh tranh. Câu 16. Đáp án D.
- Vật ăn thịt là nhân tố quan trọng khống chế kích thước con mồi, ngược lại, con mồi cũng là nhân tố quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt. Mối quan hệ hai chiều này tạo trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên. Trong quan hệ con mồi- vật ăn thịt, nhiều trường hợp, khi số lượng con mồi quá đông, hiệu quả tấn công của vật ăn thịt giảm. Chính vì vậy, cách tụ họp của con mồi là một trong các biện pháp bảo vệ có hiệu quả trước sự tấn công của vật ăn thịt, trong khi, nhiều động vật ăn thịt lại họp thành bầy để săn bắt con mồi có hiệu quả hơn, do đó ta thấy các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau. Câu 17. Đáp án A. AAAaaa giảm phân cho 1AAA: 1aaa: 9Aaa: 9Aaa 1 1 9 9 Kiểu gen giống bố mẹ 2 2 41% 20 20 20 20 Câu 18. Đáp án D. Trước khi giải câu này chị sẽ cung cấp cho các em những mẹo giải nhanh câu này. Bố mẹ dị hợp về tất cả các cặp gen: ( Chỉ áp dụng đối với trường hợp các cặp gen phân li độc lập và đều ở trạng thái dị hợp) Gọi n là số cặp gen dị hợp, số alen của kiểu gen là 2n. a Số tổ hợp có a alen trội: C2n a 2n Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội C2n / 2 Bố mẹ có kiểu gen khác nhau: Phương pháp: Bước 1: Xác định số tổ hợp giao tử của phép lai= số giao tử ♂ số giao tử ♀, giả sử là 2n. Bước 2: Xác định số gen trội tối đa được tạo ra từ phép lai, trên giả sử là m. Bước 3: Nhận xét xem trong phép lai trên có phép lai của cặp gen nào chắc chắn cho gen trội hay không, giả sử có b. (VD: PL AA x Aa sẽ chắc chắn cho 1 gen trội b ở đời sau vậy trong TH này b = 1) a b Bước 4: Số tổ hợp gen có a gen trội là: Cm b a b n Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội là: Cm b / 2 Dựa vào công thức trên ta bắt đầu giải quyết bài toán như sau: - Phép lai: AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf - Số tổ hợp giao tử 23 24 27
- - Số gen trội tối đa tạo ra từ phép lai trên là 8 (2+2+1+1+2). Xác định gen trội bằng cách này nhé các em: Aa Aa => (Aa, AA,aa). Khi đó, các em nhìn vào kiểu gen chứa nhiều gen trội nhất là AA và suy ra phép lai này có 2 gen trội. Sau đó tiếp tục với các cặp gen khác như BB Bb, Dd dd,. sau đó cộng tất cả các gen trội nói trên ta được tổng số gen trội tối đa tạo ra từ phép lai. - Ta nhận thấy ở cặp thứ 2 luôn có sẵn 1 alen trội BB Bb nên b=1. - Vậy phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con: cây có chiều cao 190cm (trong KG 4 1 7 3 7 có 4 alen trội) chiếm tỉ lệ: C8 1 / 2 C7 / 2 35 /128 . Với cây có chiều cao 200 cm cách tính cũng tương tự các em hãy thử sức mình ở câu này nhé. ( có thể ban đầu các em sẽ thấy nó hơi khó nhớ để làm nhưng khi đã quen rồi các em sẽ dễ dàng giải quyết những bài toán dạng này một cách nhanh chóng nhất). Câu 19. Đáp án C. (thân cao: thân thấp)= 9 thân cao: 7 thân thấp => đây là tỉ lệ của tương tác bổ sung. Vậy tính trạng chiều cao do hai cặp gen không alen quy định tương tác theo kiểu bổ sung. A-B- quy định cao còn các kiểu gen A-bb, aaB-, aabb quy định thân thấp. (ngọt: chua)= (3 ngọt: 1 chua). Ta quy ước: D-: ngọt, dd: chua (9 cao: 7 thấp)(3 ngọt: 1 chua)= 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua.= tỉ lệ đầu bài. Do vậy, các cặp gen này phân li độc lập. F1: AaBbDd aabbdd => (1Aa:1aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) Từ đó tìm được tỉ lệ kiểu hình: 3 thân thấp, quả ngọt : 3 thân thấp, quả chua : 1 thân cao, quả ngọt : 1 thân cao, quả chua. Câu 20. Đáp án C. (thân cao: thân thấp)= 9 thân cao: 7 thân thấp đây là tỉ lệ của tương tác bổ sung. Vậy tính trạng chiều cao do hai cặp gen không alen quy định tương tác theo kiểu bổ sung. A-B- quy định cao còn các kiểu gen A-bb, aaB-, aabb quy định thân thấp. (ngọt: chua)= (3 ngọt: 1 chua). Ta quy ước: D-: ngọt, dd: chua (9 cao: 7 thấp)(3 ngọt: 1 chua)= 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua.= tỉ lệ đầu bài. Do vậy, các cặp gen này phân li độc lập. F1: AaBbDd aabbdd => (1Aa:1aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) Từ đó tìm được tỉ lệ kiểu hình: 3 thân thấp, quả ngọt : 3 thân thấp, quả chua : 1 thân cao, quả ngọt : 1 thân cao, quả chua. Câu 21. Đáp án C.
- Vì F2 có tỉ lệ 9:3:4 nên F 1: AaBb AaBb. Và đây là tính trạng màu hoa do hai cặp gen không alen quy định. Khi đó ta có: A-B- : quy định hoa đỏ, A-bb: quy định hoa hồng, aaB- và aabb: quy định hoa trắng. A-B- ta có 9 kiểu gen quy định hoa đỏ đó là 1 2 2 4 AABB : AaBB : AABb : AaBb . 9 9 9 9 1 1 2 1 1 2 AABB cho giao tử AB. AaBB cho giao tử gồm AB : aB . AABb cho giao tử 9 9 9 9 9 9 1 1 4 1 1 1 1 gồm AB : Ab . AaBb cho các giao tử gồm AB : Ab : ab : aB 9 9 9 9 9 9 9 Ta có cho các cây hoa đỏ giao phối ngẫu nhiên với nhau: 1 4 2 2 1 4 2 2 ab : Ab : Ab : aB ab : Ab : Ab : aB 9 9 9 9 9 9 9 9 64 Nhân tỉ lệ lại với nhau ta tìm được tỉ lệ cây hoa đỏ (A-B-) là 81 ( Ở bài này các em nên tìm tỉ lệ cây hoa hồng và hoa trắng trước tỉ lệ sau đó tính tỉ lệ cây hoa đỏ sẽ nhanh hơn.) Câu 22. Đáp án B Câu 23. Đáp án B. Đối với những bài dạng này các em tách ra từng cặp lai rồi xem xét tỉ lệ kiểu gen và suy ra tỉ lệ kiểu hình. Câu này dễ nên các em hãy lưu ý lấy điểm ở những câu này nhé!! Các phép lai đúng là (1),(3),(6). Phép lai (1) aaBbDd x AaBBdd =>( 1aa: 1Aa).(1Bb: 1BB). (1Dd: 1dd) => (1 lặn: 1 trội).1 trội(1 lặn: 1 trội) => tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1. Phép lai (3) AAbbDd x aaBbdd 1Aa.(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) => tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1. Phép lai (6) AABbDd x Aabbdd (1AA:1Aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) 1 trội. (1 trội:1 lặn)(1 trội: 1 lặn) tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1. Câu 24. Đáp án D. Bài này nhìn vào đề sẽ có cảm giác khó giải nhưng thật ra lại khá dễ giải quyết. 1 Phép lai phân tích cho tỉ lệ 3 trắng: 1 đỏ do đó hoa đỏ chiếm 4 20% Theo đề bài ta có: thân thấp, hoa đỏ = 20% suy ra thân thấp 80% thân cao = 20% 0,25 1 Thân cao , hoa đỏ 20% 5% 4
- b Ở những câu này các em nên tách ra xác định kiểu gen của bố mẹ ở từng loại bệnh. Bệnh bạch tạng: theo giả thiết, người chồng bình thường có bố mẹ bình thường nhưng có em gái bị bệnh bạch tạng do đó người chồng có kiểu gen A- nghĩa là người chồng có tỉ lệ kiểu 2 1 gen là Aa : AA 3 3 Người vợ có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh bạch tạng do đó người vợ cũng có kiểu gen A- . Bệnh mù màu: Người chồng không mắc bệnh nên có kiểu gen X BY Người vợ bình thường có bố bị mù màu nên có KG X B X b Để hai vợ chồng này sinh con trai mắc cả hai bệnh trên thì họ phải có kiểu gen như sau: 2 2 P : AaX BY AaX B X b 3 3 Người con trai mắc cả hai bệnh có kiểu gen: aaX bY 2 2 1 1 Xác suất con trai bị mắc bệnh bạch tạng: . . aa 3 3 4 9 1 Xác suất con trai mắc bệnh mù màu X bY 4 1 1 1 Xác suất con trai mắc cả hai bệnh: . 9 4 36 Câu 26. Đáp án D. P : Aaa1a1 Aaa1a1 1 2 2 1 1 2 2 1 Gp : Aa : Aa1 : aa1 : a1a1 Aa : Aa1 : aa1 : a1a1 (36 tổ hợp). 6 6 6 6 6 6 6 6 Tuy nhiên vì đề bài yêu cầu tỉ lệ phân li kiểu hình nên ta sẽ viết lại tỉ lệ để tính cho nhanh như sau: (3 đỏ : 2 hồng : 1 trắng) (3 đỏ : 2 hồng : 1 trắng)= 27 đỏ : 8 hồng : 1 trắng. (tính trội : đỏ> hồng> trắng). Lưu ý khi nhân lại chúng ta nhân trắng với trắng trước được 1 trắng, sau đó đến hồng vì hồng trội hơn trắng nên khi hồng nhân với trắng sẽ ra hồng nên ta được 8 hồng. Cuối cùng, ta lấy 36 trừ đi cho tổng tỉ lệ của trắng và hồng ta được tỉ lệ của đỏ. Câu 27. Đáp án B. X A X a , X A X A , X a X a , X aY, X AY : 5 kiểu gen do đó gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không alen tương ứng trên Y.
- 1 1 1 1 1 Vì số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau nên P: X A X A , X A X a , X a X a , X aY, X AY 5 5 5 5 5 Từ đó suy ra X A xa 0,5( xét ở giới đực tỉ lệ 2 KG bằng nhau nên tỉ lệ 2 alen A và a cũng bằng nhau và bằng 0,5) Suy ra giới đực 0,5X AY : 0,5X aY 1 Giới cái: (0,5 XA: 0,5Xa) (0,5 XA: 0,5Xa)= 0,25 XAXA: 0,5 XAXa : 0,25 XaXa . Các cá thể giao phối tự do ta có: 0,125 X AXA: 0,25 XAXa : 0,125 XaXa : 0,25 XaY : 0,25 XAY=1 Mắt đỏ= 0,125+ 0,25+ 0,25= 0,625= 62,5%. Câu 28. Đáp án B. Trước tiên, ta sẽ tính tần số hoán vị gen. 0,05 Ruồi cái, đen , trắng, dài có kiểu gen aaB X d X d có tỉ lệ là 0,05 aaBB 0,2 (vì 0,25 dXd chiếm tỉ lệ là 0,25). Ta có: aabb= 0,25 - aaB- = 0,25 – 0,2= 0,05. Vì ruồi giấm chỉ xảy ra hoán vị gen ở con cái do đó ta có: Vì ở con đực xảy ra liên kết hoàn toàn nên giao tử đực: AB ab 0,5 => giao tử cái: AB ab 0,1.(giao tử hoán vị). Ab aB 0,4 (giao tử liên kết). Tần số hoán vị f = 0,1.2= 20%. 18 Tổng số trứng 225 225 tế bào sinh trứng (1 tế bào cho trứng). 0,8 2x Tần số hoán vị gen f 0,2 (x là số tế bào sinh trứng xảy ra hoán vị). 225.4 x 90 tế bào Vậy số tế bào trứng không xảy ra hoán vị= 225 – 90= 135 tế bào. Câu 29. Đáp án B. Với bài này cũng khá đơn giản. Các em nên lưu ý đối với những bài dạng này có 1 cách giải rất nhanh chóng đó là chúng ta sẽ tìm tỉ lệ của hợp tử bình thường trước sau đó mới tìm tỉ lệ hợp tử đột biến. Ở giới đực: số tế bào giảm phân bình thường là 92% số tế bào suy ra tạo ra 92% giao tử đực bình thường. Ở giới cái: số tế bào giảm phân bình thường là 64% số tế bào nên tạo ra 64% giao tử cái bình thường.
- ( ở đây ta không cần xét đến kiểu gen vì đề bài không hỏi kiểu gen, chỉ hỏi về dạng hợp tử nên bất kì hợp tử mang kiểu gen nào cũng chấp nhận được cả chỉ cần nó phù hợp với yêu cầu là đột biến hay bình thường hay không thôi) Tỉ lệ hợp tử bình thường = giao tử đực giao tử cái= 0,92 0,64=0,5888 Tỉ lệ hợp tử đột biến = 1- 0,5888= 0,4112= 41,12%. Câu 30. Đáp án D. Bd Aa xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. bD Giao tử: 0,5A: 0,5a Bd bD 0,3; BD bd 0,2 0,15ABd : 0,15AbD : 0,1ABD : 0,1Abd : 0,15aBd : 0,15abD : 0,1aBD : 0,1abd Bd Cây thuần chủng quả tròn ngọt và chín muộn có kiểu gen: AA kiểu gen này là do lưỡng bội Bd hóa của hạt phấn Abd tỉ lệ = 15%. Câu 31. Đáp án A. Theo đề: (trắng: xám:đen) =(6:1:1). Đây là dạng tương tác át chế do 2 cặp gen không alen quy định. Ta có 8 tổ hợp = 4.2 .Vậy KG: AaBb Aabb Ta có: ( dài :ngắn)= (1:1). KG: Cc cc. Nhân tỷ lệ : (6:1:1)(1:1) khác với đề bài do đó không xảy ra hiện tượng phân ly độc lập mà xảy ra hoán vị gen. Vậy xảy ra hoán vị giữa (A,a)và (C,c) hoặc giữa (B,b) và (C,c). Vì đen, ngắn> đen, dài nên ta loại đáp án B vì (đen ,ngắn)=(đen ,dài). Ta chỉ phân vân giữa hai đáp án vì theo dữ kiện trên chỉ còn lại A,C Mặt khác : ( xám, dài)>(xám, ngắn) nên ta chọn A. Câu 32. Đáp án C. Xét gen quy định tính trạng phân biệt mùi thì có thể coi quần thể người là một quần thể ngẫu phối và đã cân bằng di truyền nên quần thể có cấu trúc: 0,36AA: 0,48Aa : 0,16aa. Để sinh ra con không phân biệt được mùi vị mà bố mẹ bình thường thì bắt buộc bố mẹ phải có KG dị hợp (Aa) 0,48 0,48 16 XS cả 2 vợ chồng có KG dị hợp là: . 8,84 0,84 49 3 2 1 3 XS sinh ra 3 con, gồm 2 trai một gái là: C3 2 8
- 3 Từ sơ đồ lai của bố mẹ ta thấy xác suất con phân biệt được mùi là , xác suất con không phân 4 1 biệt mùi vị là . 4 XS của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai và 1 con gái, một trong số đó không phân biệt được mùi là: 2 16 3 1 3 0,0172 1,72% 49 8 4 4 Câu 33. Đáp án C. Khi số lượng cá thể của quần thể đạt đến kích thước tối đa , mật độ cá thể tăng quá cao các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt giành thức ăn, nơi ở, dẫn đến tỉ lệ tử vong cao và tỉ lệ sinh sản giảm. Đối với những cá thể không có khả năng cạnh tranh thường có xu hướng phát tán sang các quần thể khác. Ngoài ra, khi kích thước quần thể quá cao, các dịch bệnh sẽ tăng lên và làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể. Do đó, A, B, D đúng. Câu 35 Đáp án A. (1) sai vì mỗi hệ sinh thái chỉ có một lưới thức ăn. (2) sai vì mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng ổn định. (3) đúng. (4) sai vì khi bị mất một mắt xích nào đó thì cấu trúc của mạng lưới ngay lập tức thay đổi. Câu 36. Đáp án C. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng. Các loài này thường cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn nên chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh. Và để tình trạng phân li ổ sinh thái và sự đấu tranh trực tiếp không diễn ra thì nguồn thức ăn phải luôn thỏa mãn với sự phát triển số lượng tối đa của quần thể. Câu 37. Đáp án C Câu 38. Đáp án D. Ý 1 đúng. Ý 2 sai vì theo học thuyết Đacuyn, chỉ có các biến dị cá thể xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Các em luôn nhớ rằng nhắc đến Đacuyn là nhắc đến biến dị cá thể nhé. Ý 3 sai vì chỉ có chọn lọc tự nhiên có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
- Ý 4 sai vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo chiều hướng làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử chứ không làm thay đổi tần số alen. Ý 5 đúng vì giao phối không ngẫu nhiên tác động vào quần thể có thành phần kiểu gen chỉ gồm những kiểu gen đồng hợp thì không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Ý 6 đúng vì giao phối không ngẫu nhiên tác động vào quần thể chỉ gồm những kiểu gen đồng hợp thì thành phần kiểu gen vẫn được giữ nguyên không đổi nên quần thể không bị thoái hóa. Ý 7 sai vì tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi mới phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy đột biến của loài. Ý 8 sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra các gen mới quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. Vậy có 5 phát biểu sai!! Câu 39. Đáp án A. Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá. Hóa thạch có thể ở dạng xương hoặc còn nguyên trong tảng băng hà, hoặc trong lớp nhựa hổ phách. Do đó, chỉ có (1) và (3) đúng Câu 40. Đáp án C.