Đề thi thử THPT QG lần 1 - Môn: Lịch Sử

docx 17 trang hoaithuong97 7550
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT QG lần 1 - Môn: Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_qg_lan_1_mon_lich_su.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT QG lần 1 - Môn: Lịch Sử

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Câu 1 (VD): Nội dung nào khiến cho Hội nghị Ianta (2 – 1945) diễn ra căng thẳng nhất? A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. B. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. D. Xác lập chế độ nô dịch ở các nước bại trận, các nước phụ thuộc và thuộc địa. Câu 2 (TH): Cho các sự kiện lịch sử thế giới sau: 1. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập. 2. Hội nghị Ianta được triệu tập. 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời. 4. Liên Xô sụp đổ. A. 2,1,4,3. B. 2,1,3,4. C. 3,2,4,1. D. 4,2,3,1. Câu 3 (TH): Sắp xếp theo thứ tự thời gian và phong trào giải phóng dân tộc của thần dân Cam-pu-chia từ 1954 đến 1979. 1. Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập. 2. Chính phủ Xihanuc xây dựng đất nước theo con đường hòa bình, trung lập. 3. Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xihanúc. 4. Kháng chiến chống Mĩ giành thắng lợi. A. 1, 3, 2, 4 B. 3, 4, 1, 2 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4, 1 Câu 4 (NB): Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua và có giá trị với điều kiện A. Phải được tất cả thành viên tán thành. B. Phải có sự nhất trí của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. C. Phải quá nửa số thành viên của Hội đồng tán thành. D. Phải có 2/3 số thành viên đồng ý. Câu 5 (VD): Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. B. Khi tiến hành cải tổ gặp nhiều sai lầm và chậm sửa chữa những sai lầm. C. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật. D. Sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội. Câu 6 (NB): Yếu tố nào không phải là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Trang 1
  2. A. Các chính sách và vai trò điều tiết của nhà nước. B. Áp dụng những thảnh tựu khoa học - kĩ thuật. C. Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao. D. Con người là nhân tố quyết định hàng đầu. Câu 7 (NB): Nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là gì? A. Giải quyết kịp thời những việc bức thiết của nhân loại: nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường. B. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới. C. Giải quyết tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới. D. Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên hiệp quốc. Câu 8 (TH): Mục đích cơ bản nhất của việc Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1959) sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là gì? A. Để chạy đua vũ trang với Mĩ nhằm duy trì “Trật tự thế giới hai cực". B. Để vượt qua sự bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước Tây Âu. C. Để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. D. Để cạnh tranh vị thế siêu trưởng kinh tế với Mĩ. Câu 9 (NB): Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 là: A. Mĩ là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. B. kinh tế Mỹ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá. C. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. D. kinh tế Mĩ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang. Câu 10 (NB): Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành A. Nước đi đầu thế giới trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. B. Nước đầu tiên trên thế giới đưa con người vào Mặt Trăng. C. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. D. Nước xuất khẩu vũ khí và dầu mỏ lớn nhất thế giới. Câu 11 (NB): Ý nào không phải là nội dung được các đại biểu tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) chấp thuận để Liên Xô tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á? A. Giữ nguyên hiện trạng Trung Quốc. B. Liên Xô chiếm đóng 4 đảo thuộc quần đảo Carin. C. Trả lại Liên Xô miền Nam đảo Sakhalin. D. Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất sau Chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905). Câu 12 (TH): Sự chia cắt bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là hệ quả từ những quyết định của A. Liên hợp quốc. B. Hội nghị Pốtxđam. C. Hội nghị Ianta. D. Hội nghị XanPhanxico. Câu 13 (VD): Yếu tố nào là mối lo ngại lớn nhất của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. Trang 2
  3. B. Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới trải dài từ Đông Âu tới phía Đông Bắc Á. C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ. D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới thắng lợi hoàn toàn. Câu 14 (VD): Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong 16 năm đầu sau Chiến tranh thế giới hai đã làm thay đổi bản đồ địa chính trị thế giới A. Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ hai thế giới. B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao trở thành “con rồng” kinh tế châu Á. C. Trung Quốc thu hồi được chủ quyền với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999). D. Nội chiến ở Trung Quốc kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Câu 15 (NB): Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc khu vực Mĩ Latinh có điều gì khác so với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi? A. Sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ngay từ đầu thế kỉ XIX. B. Đều bị chủ nghĩa thực di đà áp dã man. C. Phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp, dưới nhiều hình thức khác nhau. D. Sớm giành được độc lập tự tay chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và các nước đều có những thành tựu kinh tế sau khi giành độc lập. Câu 16 (TH): Những sự kiện thể hiện sự biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa và sự thành lập hai Nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. B. Trung Quốc thu hồi được Hồng Công, Ma Cao. C. Chiến tranh hai miền Triều Tiên diễn ra căng thẳng trong những năm 50 của thế kỷ XX. D. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Câu 17 (NB): Tháng 11/2007, Bản Hiến chương ASEAN được các nước thành viên kí kết nhằm xây dựng ASEAN thành: A. một khu vực mậu dịch tự do. B. một cộng đồng vững mạnh. C. một khu vực ổn định và phát triển. D. một khu vực hòa bình. Câu 18 (VD): Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực. B. thúc đẩy các nước tư bản chủ nghĩa hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa. C. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. D. thúc đẩy việc Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô. Câu 19 (NB): Tổ chức liên kết đa phương lớn nhất hành tinh được ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. EU. B. ASEAN. C. NATO. D. Liên hợp quốc. Trang 3
  4. Câu 20 (NB): Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thuận lợi khách quan cho cuộc đấu tranh giảnh độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á là: A. quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. B. quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật ở các nước bị Phát xít Nhật chiếm đóng. C. Liên Xô giúp đỡ phong trào đấu tranh giành độc lập đối với nhân dân các nước Đông Nam Á. D. sự chuẩn bị của các nước khác nhau. Câu 21 (VD): Điểm khác biệt trong nguyên tắc hoạt động giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với tổ chức Liên hợp quốc là A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. D. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực. Câu 22 (NB): Tổng thống Mĩ Richard Nichxơn đến thăm Trung Quốc, Liên Xô năm 1972 nhằm mục đích gì? A. Là bước cần thiết để Mĩ thực hiện chiến lược Cam kết và mở rộng. B. Thiết lập quan hệ đồng minh với hai nước. C. Thực hiện sách lược hòa hoãn, thỏa hiệp để chống lại phong trào cách mạng thế giới. D. Hợp tác phát triển về kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với hai nước này. Câu 23 (NB): Vụ khủng bố 11 - 9 - 2001 đã có tác động như thế nào đối với nước Mĩ? A. Tăng cường hợp tác với các nước Đồng minh trên thế giới. B. Điều chỉnh chính sách đối với các nước Hồi giáo. C. Dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ khi bước vào thế kỷ XXI. D. Tăng cường an ninh nội địa ở nước Mĩ. Câu 24 (VD): Cuối những năm 90 của thế ki XX, Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông, Ma Cao đã đánh dấu A. Chủ nghĩa xã hội mở rộng không gian địa lý từ Âu sang Á. B. Trung Quốc bắt đầu khôi phục được chủ quyền lãnh thổ đất nước. C. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ về cơ bản ở Châu Á. D. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn trên thế giới. Câu 25 (VDC): Đâu là thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Bản đảo Triều Tiên bị chia cắt hai miền. B. Chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. C. Liên Xô và các nước Đông Âu sup đổ. D. Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 26 (VD): Nội dung nào của Hội nghị Ianta (2/1945) đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á? Trang 4
  5. A. Các vùng còn lại ở châu Á (Nam Á, Tây Á, Đông Nam Á) vẫn thuộc phu vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. B. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ. C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. D. Giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương giao cho quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc. Câu 27 (TH): Năm 1947, Ấn Độ bị chia thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakistan, đây là hậu quả của chính sách nào? A. Chia rẽ dân tộc B. Mua chuộc giai cấp thống trị C. Chia để trị D. Phân biệt, kì thị chủng tộc Câu 28 (VD): Quyết định nào của hội nghị Ianta (2/1945) mở đầu cho những mâu thuẫn, chia cắt còn ảnh hưởng sâu sắc đến tận ngày nay? A. Mĩ chiếm đóng Nam Triều Tiên và Nhật Bản. B. Các nước Đông Nam Á thuộc ảnh hưởng của phương Tây. C. Thành lập một nước Trung Quốc dân chủ thống nhất. D. Triều Tiên có sự chiếm đóng của Liên Xô và Mĩ, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Câu 29 (NB): Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. B. Sử dụng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. C. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mỹ. Câu 30 (NB): Đâu không phải là mục tiêu cơ bản trong "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ thời kì 1945-1973? A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế. B. Khống chế, chi phối các nước đồng minh của Mỹ. C. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. D. Sử dụng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Câu 31 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào điều kiện nào, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới? A. Tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn. B. Ưu thế lãnh thổ rộng lớn, độc quyền về vũ khí nguyên tử. C. Ưu thế siêu cường đứng đầu một phe. D. Vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Câu 32 (TH): Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. giúp đỡ nhau đạt nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. B. thành lập ASEAN, trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới. C. trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc. Trang 5
  6. D. thành lập ASEAN, trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển. Câu 33 (TH): Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến giữa thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Mĩ bị suy giảm vị thế kinh tế? A. Do chính sách ngoại giao thù địch với Liên Xô của Mĩ. B. Do Mĩ phải chi những khoản tiền lớn cho cuộc chiến tranh Đông Dương. C. Do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng. D. Do Mĩ chạy đua vũ trang, ít phát triển kinh tế. Câu 34 (VDC): Việt Nam có thể học được gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc? A. Thực hiện cuộc cách mạng chất xám để trở thành nước sản xuất phần mềm. B. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên. C. Đẩy mạnh cách mạng xanh trong nông nghiệp để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. D. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất. Câu 35 (TH): Tại sao nói, việc các nước ASEAN kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác (2/1976) đã đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN? A. Đưa ra được những mục tiêu của tổ chức trong quá trình hoạt động. B. Khẳng định xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh. C. Mở ra việc giải quyết mối quan hệ với các nước Đông Dương theo chiều hướng đối thoại. D. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức; khẳng định hợp tác hơn nữa giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Câu 36 (VDC): Trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là: A. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). C. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. Câu 37 (NB): Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực Ianta là gì? A. Thế giới chia thành hai phe do Xô – Mĩ đứng đầu mỗi phe. B. Sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. C. Sự chạy đua vũ trang và đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Xô- Mỹ. D. Chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Câu 38 (VD): Đâu là thách thức của Việt Nam khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á? A. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. B. Nguy cơ nền độc lập tự chủ đất nước bị xâm phạm. C. Tiếp thu được những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại và áp dụng vào trong sản xuất. D. Sự trao đổi, tiếp thu về văn hóa, giáo dục; thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Trang 6
  7. Câu 39 (NB): Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống trên thế giới? A. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. C. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc. D. Thắng lợi của các nước Đông Âu và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Câu 40 (TH): Tại sao nói thế kỉ XX là “thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân”? A. Sự thất bại của các nước phát xít trong chiến tranh thế giới hai 1945 và sự ra đời của các quốc gia độc lập sau chiến tranh. B. Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi. C. Sự thất bại của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh, góp phần sụp đổ trật tự hai cực Ianta. D. Chủ nghĩa tư bản lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu toàn diện. Đáp án 1-B 2-B 3-D 4-B 5-B 6-D 7-B 8-C 9-C 10-C 11-A 12-C 13-B 14-D 15-A 16-A 17-B 18-C 19-A 20-A 21-D 22-C 23-C 24-B 25-B 26-A 27-C 28-D 29-A 30-D 31-A 32-C 33-C 34-D 35-D 36-B 37-A 38-A 39-B 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Phương pháp giải: Phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì đây đều là mục tiêu chung của ba nước Mĩ, Anh, Pháp. - Đáp án B chọn vì việc phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận là nội dung khiến cho Hội nghị Ianta (2 – 1945) diễn ra căng thẳng nhất. Điều này xuất phát từ nguyên nhân: + Cả Mĩ và Liên Xô đều đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh. + Mĩ và Liên Xô đều có tham vọng mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới nhưng thực lực lúc này của hai nước alf ngang nhau. Liên Xô lúc đó có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, còn Mĩ là cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới và đang nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. - Đáp án C loại vì việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh là điều cần thiết. - Đáp án D loại vì điều này không được đề cập trong nội dung của Hội nghị Ianta. Câu 2: Đáp án B Phương pháp giải: Trang 7
  8. Sắp xếp. Giải chi tiết: 2. Hội nghị Ianta được triệu tập (tháng 2/1945). 1. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập (6/1945). 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời (8/8/1967). 4. Liên Xô sụp đổ (1991). Câu 3: Đáp án D Phương pháp giải: Sắp xếp. Giải chi tiết: 2. Chính phủ Xihanuc xây dựng đất nước theo con đường hòa bình, trung lập (1954 đến đầu năm 1970). 3. Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xihanúc (18//1970). 4. Kháng chiến chống Mĩ giành thắng lợi (1975). 1. Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập (7/1/1979). Câu 4: Đáp án B Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 7. Giải chi tiết: Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua và có giá trị với điều kiện phải có sự nhất trí của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Câu 5: Đáp án B Phương pháp giải: Phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì đây là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu những không phải là nguyên nhân cơ bản nhất. Đây là nguyên nhân sâu xa. - Đáp án B chọn vì đây là nguyên nhân trực tiếp và cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. - Đáp án C loại vì đây là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu nhưng không phải là nguyên nhân cơ bản nhất. - Đáp án D loại vì đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu nhưng không phải là nguyên nhân cơ bản nhất. Nguyên nhân cơ bản phải xuất phát từ thực tại bên trong. Câu 6: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 42. Trang 8
  9. Giải chi tiết: - Nội dung các đáp án A, B, C là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Nội dung đáp án D không phải là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 7: Đáp án B Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 7. Giải chi tiết: Nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 8: Đáp án C Phương pháp giải: Suy luận. Giải chi tiết: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là nước thắng trận nhưng Liên Xô lại chịu tổn thất nặng nề nhất với khoảng 27 triệu người chết, 1.710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32.000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề => Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1959) sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Câu 9: Đáp án C Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 42. Giải chi tiết: Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 là: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Câu 10: Đáp án C Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 11. Giải chi tiết: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Câu 11: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 5. Giải chi tiết: Trang 9
  10. - Nội dung các đáp án B, C, D là nội dung được các đại biểu tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) chấp thuận để Liên Xô tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á. - Nội dung đáp án A không phải là nội dung được các đại biểu tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) chấp thuận để Liên Xô tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á. Việc giữ nguyên trạng chỉ được để cập đối với Mông Côt. Câu 12: Đáp án C Phương pháp giải: Suy luận. Giải chi tiết: Trong nội dung của Hội nghị Ianta về việc phân chia phạm vi đóng quân ở Triều Tiên, Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và Mĩ chiếm đóng miền Nam, láy vĩ tuyến 38 làm ranh giới => Sự chia cắt bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là hệ quả từ những quyết định của Hội nghị Ianta. Câu 13: Đáp án B Phương pháp giải: Phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì Nhật Bản và Tây Âu đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề và phải đến những năm 70 mới vươn lên thành các trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất là Mĩ. - Đáp án B chọn vì chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới trải dài từ Đông Âu tới phía Đông Bắc Á là mối lo ngại lớn nhất của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, sự phát triển mạnh mẽ của Liên Xô, làm cho Mĩ khó thực hiện được việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. Bên cạnh đó, sự mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà điều này thì khiến Mĩ mất đi hệ thống thuộc địa và suy giảm ảnh hưởng của mình => lo ngại lớn nhất. - Đáp án C loại vì vũ khí nguyên tử chỉ là 1 phần trong thế mạnh của Mĩ từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ nhưng đây không phải là mối lo ngại lớn nhất của Mĩ. - Đáp án D loại vì phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra khá dài, tùy vào tình hình từng nước, từng khu vực. Ở châu Phi phải đến những thập kỉ cuối thế kỉ XX thì mới giành được độc lập hoàn toàn từ tay thực dân cũ, mà Mĩ lại không có ảnh hưởng ở đây => không phải là mối lo ngại lớn nhất của Mĩ. Câu 14: Đáp án D Phương pháp giải: Phân tích. Giải chi tiết: Trang 10
  11. - Đáp án A loại vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bị tàn phá nặng nề và đến những năm 50 của thế kỉ XX thì Nhật chưa trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. - Đáp án B loại vì Ma Cao không phải là “con rồng" kinh tế châu Á. - Đáp án C loại vì sự kiện được nêu không phù hợp với thời gian câu hỏi đưa ra. - Đáp án D chọn vì nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến và đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội => hệ thống XHCN được nối liền từ Âu sang Á => góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta và làm thay đổi bản đồ địa chính trị thế giới. Câu 15: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 38. Giải chi tiết: Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc khu vực Mĩ Latinh có điểm khác so với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi là sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ngay từ đầu thế kỉ XIX nhưng sau đó lại phải đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân Mĩ để giành độc lập. Câu 16: Đáp án A Phương pháp giải: Suy luận. Giải chi tiết: - Đáp án A chọn vì đây là 2 sự kiện quan trọng thể hiện sự biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Đáp án B loại vì việc thu hồi diễn ra trong những năm cuối của thế kỉ XX, không phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. - Các đáp án C, D loại vì đây là các sự kiện đơn lẻ, không phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. Câu 17: Đáp án B Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 32. Giải chi tiết: Tháng 11/2007, Bản Hiến chương ASEAN được các nước thành viên kí kết nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh. Câu 18: Đáp án C Phương pháp giải: Phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai không góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực. Trang 11
  12. - Đáp án B loại vì phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai không thúc đẩy các nước tư bản chủ nghĩa hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa. - Đáp án C chọn vì phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. - Đáp án D loại vì Mĩ chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô không xuất phát từ tác động của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 19: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 52. Giải chi tiết: Tổ chức liên kết đa phương lớn nhất hành tinh được ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai là EU. Câu 20: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 25. Giải chi tiết: Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thuận lợi khách quan cho cuộc đấu tranh giảnh độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á là quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Tận dụng cơ hội này, nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập và 3 nước giành được độc lập sớm nhất là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào. Câu 21: Đáp án D Phương pháp giải: So sánh. Giải chi tiết: - Nội dung các đáp án A, B, C là những nguyên tắc hoạt động giống nhau của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với tổ chức Liên hợp quốc. - Nội dung đáp án D là nguyên tắc hoạt động của ASEAN, không có trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Câu 22: Đáp án C Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 44. Giải chi tiết: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với tổ chức Liên hợp quốc để thực hiện sách lược hòa hoãn, thỏa hiệp để chống lại phong trào cách mạng thế giới. Câu 23: Đáp án C Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 46. Trang 12
  13. Giải chi tiết: Vụ khủng bố 11 - 9 – 2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là 1 trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI. Câu 24: Đáp án B Phương pháp giải: Phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 đánh dấu chủ nghĩa xã hội mở rộng không gian địa lý từ Âu sang Á. - Đáp án B chọn vì Trung Quốc bắt đầu khôi phục được chủ quyền lãnh thổ đất nước khi thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999). - Đáp án C loại vì năm 1975, chủ nghĩa thực dân sụp đổ về cơ bản ở Châu Á. - Đáp án D loại vì không nêu rõ là chủ nghĩa thực dân cũ hay chủ nghĩa thực dân mới. Câu 25: Đáp án B Phương pháp giải: Đánh giá. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì việc bán đảo Triều Tiên bị chia cắt hai miền là hệ quả của quyết định của Hội nghị Ianta và Chiến tranh lạnh, không phải là thất bại của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu. - Đáp án B chọn vì trong chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra, có ba mục tiêu quan trọng trong đó có 2 mục tiêu liên quan đế Việt Nam: - Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. à Việt Nam là một quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa đã chiến thắng đế quốc Mĩ và tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. Đây là thắng lợi to lớn, có ý nghĩa quốc tế quan trọng và có tính thời đại sâu sắc. - Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh và, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. à Đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mĩ triển khai nhiều chiến lược chiến tranh từ chiến lược chiến tranh đơn phương đến chiến tranh đặc biệt, cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh nhưng tất cả các chiến lược chiến tranh này đều thất bại. Mĩ phải kí Hiệp định Pari và rút quân về nước. Dù sau đó Mĩ vẫn không từ bỏ ý định và tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn nhằm phá hoại Hiệp định Pari nhưng âm mưu này cũng thất bại. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 đã đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975). => Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện “Chiến lược toàn cầu” là thất bại trong chiến tranh Việt Nam. - Đáp án C loại vì đây là 1 trong những thắng lợi của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu khi góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Trang 13
  14. - Đáp án D loại vì đây không phải là thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 26: Đáp án A Phương pháp giải: Phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án A chọn vì với nội dung các vùng còn lại ở châu Á (Nam Á, Tây Á, Đông Nam Á) vẫn thuộc phu vi ảnh hưởng của các nước phương tây được quyết định tại Hội nghị Ianta, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Đông Nam Á phải tiếp tục phong trào đấu tranh của mình để chống lại sự quay trở lại xâm lược của các nước tư bản phương Tây. - Đáp án B loại vì nội dung Hội nghị quy định Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ chứ không phải là Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ. - Đáp án C loại vì tổ chức Liên hợp quốc được thành lập ngày 26/6/1945 nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Sự kiện này diễn ra sau khi 3 nước Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào đã giành được độc lập => không thể nói là việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á. - Đáp án D loại vì đây là quyết định của Hội nghị Pốtxđam. Câu 27: Đáp án C Phương pháp giải: Suy luận. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì đây là mục đích của thực dân Anh khi thực hiện trao quyền tự trị trên cơ sở sự khác biệt về tôn giáo => chia rẽ dân tộc để nhân dân Ấn Độ không còn đủ sức đấu tranh chống lại thực dân Anh. - Đáp án B loại vì việc trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” trên cơ sở sự khác biệt về tôn giáo xuất phát từ chính sách chia để trị của thực dân Anh. - Đáp án D loại vì ở Ấn Độ lúc này thực dân Anh không thi hành chính sách phân biệt, kì thị chủng tộc. Câu 28: Đáp án D Phương pháp giải: Phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì việc Mĩ chiếm đóng Nhật Bản không mở đầu cho những mâu thuẫn, chia cắt còn anh hướng sâu sắc đến tận ngày nay. - Đáp án B loại vì quyết định nước Đông Nam Á thuộc ảnh hưởng của phương Tây của Hội nghị Ianta không mở đầu cho những mâu thuẫn, chia cắt còn anh hướng sâu sắc đến tận ngày nay. Trang 14
  15. - Đáp án C loại vì việc thành lập nước Trung Quốc dân chủ thống nhất không mở đầu cho những mâu thuẫn, chia cắt còn anh hướng sâu sắc đến tận ngày nay. - Đáp án D chọn vì sự chiếm đóng của Liên Xô và Mĩ đối với Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới cùng với sự hỗ trợ của Mĩ và Liên Xô đối với mỗi bên chính là nguyên nhân dẫn đến sự thành lập 2 nhà nước với hai chế độ chinh trị khác nhau và cũng dẫn đến sự chia cắt lâu dài cho đến tận ngày nay trên bán đảo Triều Tiên. Câu 29: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 44 – 45. Giải chi tiết: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ tử sau chiến tranh thế giới thứ hai là triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Câu 30: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 44. Giải chi tiết: - Nội dung các đáp án A, B, C là mục tiêu cơ bản trong "Chiến lược toản cẩu" của Mĩ thời kì 1945-1973. - Nội dung đáp án D là mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” được thực hiện dưới thời Tổng thống Mĩ B.Clintơn. Câu 31: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 72. Giải chi tiết: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Câu 32: Đáp án C Phương pháp giải: Suy luận. Giải chi tiết: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các đế quôc sÂu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong Chiến tranh thế giới thứ hai , các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của phát xít Nhật => Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc. Câu 33: Đáp án C Phương pháp giải: Suy luận. Trang 15
  16. Giải chi tiết: - Đáp án A, B, D loại vì đây là nguyên nhân chủ quan. - Đáp án C chọn vì đây là nguyên nhân khách quan. Câu 34: Đáp án D Phương pháp giải: Liên hệ, rút ra bài học. Giải chi tiết: - Đáp án A, C loại vì điều này chỉ có ở Ấn Độ. - Đáp án B loại vì nội dung này không có trong công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. - Đáp án D chọn vì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất để phát triển kinh tế. Câu 35: Đáp án D Phương pháp giải: Giải thích. Giải chi tiết: - Trước khi kí kết Hiệp ước Bali, mối quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên sáng lập ASEAN cò lỏng lẻo và chưa có kết quả tốt do chưa có nguyên tắc hoạt động cụ thể. - Việc các nước ASEAN kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác (2/1976) đã đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN vì ASEAN lúc này đã đề ra nguyên tắc hoạt động cụ thể và khẳng định hợp tác hơn nữa giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. => Trên cơ sở đó, các nước thực hiện hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc và các lĩnh vực đã được đề ra, tạo nên hiệu quả hợp tác tốt hơn so với giai đoạn trước khi kí kết Hiệp ước Bali. Câu 36: Đáp án B Phương pháp giải: Đánh giá. Giải chi tiết: Trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). Điều này đảm bảo cho Liên hợp quốc hoạt động hiệu quả, độc lập, không bị nước nào thao túng, chi phối. Câu 37: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 71. Giải chi tiết: Đặc trưng nổi bật của trật tự hại cực lanta là thế giới chia thành hai phe do Xô – Mĩ đứng đầu mỗi phe. Trang 16
  17. Câu 38: Đáp án A Phương pháp giải: Liên hệ. Giải chi tiết: - Đáp án A chọn vì khi Việt Nam khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thì ngoài sự giao lưu văn hóa, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ hòa nhập và dễ hòa tan, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. - Đáp án B loại vì đây không phải là thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN. - Đáp án C, D loại vì đây là thuận lợi, cơ hội. Câu 39: Đáp án B Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 71. Giải chi tiết: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống trên thế giới. Câu 40: Đáp án B Phương pháp giải: Giải thích. Giải chi tiết: Nói thế kỉ XX là “thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân” vì phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi. => Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tan rã. Trang 17