Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 11 trang binhdn2 24/12/2022 2530
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_lich_su_lop_12_chu_de_chien_tranh_the_gioi_thu.docx

Nội dung text: Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. CHỦ ĐỀ. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) Câu 1. Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ 2 là nước nào? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Italia. Câu 2. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì? A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu. B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô. C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu. D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc. Câu 3. Thái độ của Liên Xô khi Đức hình thành liên minh phát xít? A. Không đặt quan hệ ngoại giao. B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức. C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất. D. Kí hiệp ước không xâm phạm nhau. Câu 4. Chủ trương của Liên xô đối với liên minh phát xít ? A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít. B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực. D. Khộng hợp tác với các nước tư bản vì họ dung dưỡng phe phát xít. Câu 5. Hành động của các nước phát xít ngay sau khi hình thành Liên minh là gì? A. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi. B. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác. C. Ra sức sản xuất vũ khí để chuẩn bị chiến tranh thế giới. D. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô. Câu 6. Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của Liên minh phát xít? A. Liên kết với Liên Xô để chống. B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít. C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất. D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ. Câu 7. Chiến tranh thế giới II bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ. C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton. D. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động. Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ từ lí do trực tiếp nào dưới đây? A. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến. B. Đức tấn công Balan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát buộc Áo – Hung tuyên chiến với Xecbi. D. Nhật tấn công Trân Châu Cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít. Câu 9. Sự kiện nào dưới đây làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Đức trong chiến tranh thế giới thứ II? A. Trận Matxcova (12/1941). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận En Alamen (10/1942). D. Trận Cuocxco (8/1943). Câu 10. Sự kiện nào dưới đây tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ II? 1
  2. A. Trận Matxcova (12/1941). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận En Alamen (10/1942). D. Trận Cuocxco (8/1943). Câu 11. Sự kiện nào dưới đây đã chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II ở châu Âu? A. Trận Matxcova (12/1941). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận Beclin (4/1945). D. Trận Cuocxco (8/1943). Câu 12. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II? A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật. C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh. Câu 13. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây? A. Trận En Alamen (10/1942). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận Beclin (4/1945). D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941). Câu 14. Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II? A. Liên xô. B. Anh, Mỹ. C. Anh, Mỹ, Liên xô. D. Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô. Câu 15. Từ tháng 3 5/1945, Liên quân nào đã quét sạch liên quân Đức –Italia ra khỏi lục địa châu Phi? A. Mỹ - Liên xô. B. Anh - Mỹ . C. Anh - Liên xô. D. Liên Xô - Mỹ - Anh. Câu 16. Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II là gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh. D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. Câu 17. Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Beclin của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II là gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh. D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. Câu 18. Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Matxcova của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II là gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh. D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. Câu 19. Trận Trân Châu Cảng (12/1941) gây ra hậu quả gì ? A. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. B. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. C. Liên quân Anh – Mĩ phản công Nhật ở Thái Bình Dương. D. Nhật đầu hàng quân Đồng minh. Câu 20. Vai trò của Liên Xô trong tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít là gì? A. Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định. 2
  3. B. Vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. C. Góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. D. Hỗ trợ liên quân Anh – Mĩ. Câu 21. Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược gì? A. Đánh chắc, tiến chắc. B. Đánh lâu dài. C. Đánh du kích. D. Chiến tranh chớp nhoáng. Câu 22. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ II là gì? A. Chiến tranh phi nghĩa ở cả 2 bên tham chiến. B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa. C. Chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi họa Phát xít. D. Phi nghĩa thuộc về phe phát xít, chính nghĩa thuộc về các nước bị phát xít chiếm đóng. Câu 23. Nguyên nhân trực tiếp nào dưới đây dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ II (1939 -1945)? A. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. B. Trật tự Vecxai – Oasinhton không còn phù hợp. C. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản. D. So sánh tương quan lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi. Câu 23. Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ II? A. Chủ nghĩa xã hội hình thành ở Liên Xô. B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít. C. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. D. Chính sách dung dưỡng chủ nghĩa Phát xít của Anh, Pháp, Mĩ. Câu 24. Cho các dữ liệu sau: 1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh. 2. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng. 3. Đức tấn công Liên Xô. 4. Hội nghị Ianta. Hãy chọn đáp án đúng để sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự thời gian. A. 1 - 3 - 4 - 2. B. 3 - 2 - 4 - 1. C. 3 - 4 - 2 - 1. D. 2 - 3 - 1 - 4. Câu 25. Tháng 12/1940 Hitle đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với chiến thuật A. “Chiến tranh tổng lực”. B. “Chinh phục từng gói nhỏ”. C. “Đánh lâu dài”. D. “Chiến tranh chớp nhoáng”. Câu 26. Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến tranh thế giới II so với chiến tranh thế giới I là A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh. C. Hâu quả đối với nhân loại. D. Tính chất của chiến tranh. Câu 27. Chủ trương của Liên xô với các nước tư bản sau khi Đức , Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít là A. liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít. B. đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp . C. hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực. D. thực hiện chính sách trung lập. 3
  4. Câu 28. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào thời gian nào? A. 9/5/1939. B. 1/9/1939. C. 1/8/1939. D. 15/ 8/1939. Câu 29. Phát xít Đức tấn công Liên Xô vào ngày A. 9/5/1941. B. 1/9/1939. C. 22/6/1941. D. 26/2/1941. Câu 30. Phát xít Đức kí văn bản đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào ngày A. 26/ 2/1943. B. 1/9/1945. C. 22/6/1945. D. 9/5/1945. Câu 31. Trong chiến tranh thế giới hai,thành phố nào được mệnh danh là “nút sống “ của Liên Xô? A. Xta-lin-grat. B. Mat-xcơ-va. C. Lê-nin-grát. D. Ki-ép. Câu 32. Chiến thắng nào của Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít le? A. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat. B. Chiến thắng vòng cung Cuốc-xcơ. C. Chiến thắng Lê nin grat. D. Chiến thắng Mát-xcơ-va. Câu 33. Ngày 1/1/1942 khối Đồng minh chống phát xít được thành lập ở Oa-sinh-tơn gồm có A. 26 nước. B. 27 nước. C. 28 nước. D. 29 nước. Câu 34. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho A. hơn70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết,90 triệu người bị tàn phế B.hơn 100 quốc gia với 1600 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến và khoảng 80 triệu người chết, hơn 100 triệu người bị tàn phế C. hơn 90 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến,khoảng 80 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế . D. hơn 60 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 80 triệu người bị tàn phế . Câu 35. Nhân tố tác động trực tiếp đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 là gì? A. Mâu thuẩn các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. C. Hệ quả của trật tự Véc xai – Oasinhtơn. D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Câu 36. Chính phủ Anh, Pháp chủ trương nhượng bộ phát xít nhằm mục đích gì? A. Muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. B. Để giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. C. Tạo điều kiện phe phát xít hoạt động, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. D. Thực hiện đạo luật trung lập. Câu 37. Quan hệ Mĩ – Nhật trở nên căng thẳng ở sự kiện nào trong chiến tranh thế giới thứ 2? A. Nhật xâm lược Đông Nam Á. B. Nhật xâm lược Đông Dương. C. Nhật tấn công hạm đội của Mĩ ở Thái Bình Dương. D. Nhật chiếm Philippin là thuộc địa của Mĩ. Câu 38. Sau khi Đức tấn công Ba Lan, thái độ Anh – Pháp như thế nào? A. Kêu gọi Đức đình chiến, đưa quân bảo vệ Ba Lan. B. Điều quân sang Ba Lan hỗ trợ, và liên kết với Liên Xô. C. Kêu gọi Liên Xô hợp tác và tuyên chiến với Đức. D. Tuyên chiến với Đức nhưng không có hành động chi viện cho Ba Lan. Câu 39. Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh đã có hành động gì? 4
  5. A. Tăng cường các hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới. B. Đầu tư vốn vào nhiều nơi trên thế giới thu lợi nhuận. C. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội để chuẩn bị chiến tranh. D. Ra sức phát triển các loại vũ khí mới để chuẩn bị gây chiến tranh. Câu 40. Chiến thắng Xta-lin-grát có ý nghĩa gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo bước ngoặt của chiến tranh. C. Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự Liên Xô. D. Phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh. Câu 41. Đỉnh cao sự nhân nhượng của Anh - Pháp đối với phe phát xít thể hiện qua sự kiện nào? A. Hội nghị Muy-ních. B. Không chi viện Ba Lan khi bị Đức tấn công. C. Từ chối hợp tác với Liên Xô. D. Làm ngơ trước hành động xâm lược của phe phát xít. Câu 42. Âm mưu sâu xa của Mĩ khi ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2? A. Thử nghiệm vũ khí nguyên tử. B. Buộc phát xít Nhật nhanh chóng đầu hàng. C. Khẳng định sức mạnh và tiềm lực quân sự của Mĩ. D. Thể hiện vai trò của Mĩ trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Câu 43. Sự kiện nào trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đã tác động trực tiếp đến cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam? A. Nhật đầu hàng quân đồng minh không điều kiện. B. Đức tấn công Liên Xô. C. Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập. D. Nước Pháp được giải phóng khỏi ách phát xít. Câu 44. Nước Pháp bị phát xít Đức đánh bại chỉ sau 6 tuần lễ là do A. Pháp có đường biên giới sát với Đức. B. Phát xít Đức quá mạnh. C. sự ảo tưởng và chủ quan của nước Pháp. D. nước Pháp đang khủng hoảng. Câu 45. Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến. B. Quy mô của hai cuộc chiến tranh giống nhau. C. Hậu quả của chiến tranh nặng nề như nhau. D. Đều bắt nguồn từ mâu thuẩn giữa các nước tư bản. Câu 46. Điểm khác biệt trong quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô. B. Lợi dụng chiến tranh đàn áp phong trào cách mạng thế giới. C. Mâu thuẩn giữa hai khối đế quốc về vấn đề thuộc địa . D. Bắt nguồn từ mâu thuẩn giữa các nước tư bản với chủ nghĩa phát xít. Câu 47. Nguyên nhân nào khiến chính phủ Anh, Mĩ đã phải dần thay đổi thái độ bắt tay với Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? A. Liên Xô là một cường quốc lớn 5
  6. B. Liên Xô tham chiến nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới. C. Phe phát xít chuẩn bị tấn công Anh và Mĩ D. Anh, Mĩ đã nhận ra sai lầm của mình trong đường lối đối ngoại trước đây. Câu 48. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước A. Đức, Liên Xô, Anh B. Đức, Italia, Nhật Bản C. Italia, Hunggari, Áo D. Mĩ, Liên Xô, Anh Câu 49. Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì? A. Liên minh các nước thực dân B. Liên minh các nước tư bản dân chủ C. Liên minh các nước phát xít D. Liên minh các nước thuộc địa Câu 50. Hoạt động chủ yếu của các nước trong phe “Trục” là A. Mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại B. Đấu tranh cho phong trào hòa bình C. Phát xít hóa tất cả các thuộc địa D. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Câu 51. Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô C. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít Câu 52. Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách A. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít B. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu C. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ D. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít. Câu 53. Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào? A. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô D. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia. Câu 54. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào hánh 9-1939, với sự kiện khởi đầu là A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức C. Đức tấn công Anh, Pháp D. Đức tấn công Liên Xô Câu 55. Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã A. Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau B. Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít C. Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược D. Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức Câu 56. Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô? A. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô 6
  7. B. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô C. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận D. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức Câu 57. Tháng 6 – 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là A. Đức chiếm đóng 3/4 lãnh thổ nước Pháp B. Lực lượng kháng chiến Pháp hình hành C. Chính phủ tự trị thành lập do Pêtanh đứng đầu làm tay sai cho phát xít Đức D. Đức tiến công và chiếm 3/4 lãnh thổ nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức Câu 58. Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì A. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực B. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng C. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô D. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản Câu 59. Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô? A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài B. Kế hoạch bao vây, đsnh tỉa bộ phận C. Kế hoạc vừa đánh vừa đàm phán D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh Câu 60. Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là A. Trận Mátxcơva. B. Trận Cuốcxcơ. C. Trận Xtalingrát. D. Trận công phá Béclin. Câu 61. Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô B. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng Câu 62. Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì? A. Phe Trục. B. Khối Đồng minh. C. Phe Liên minh. D. Phe Hiệp ước. Câu 63. Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít? A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết. Câu 64. Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền C. Tuyên ngôn Hòa bình D. Tuyện ngôn Liên hợp quốc Câu 65. Trong quá trình đẩy lùi quân phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được những nước nào? 7
  8. A. Đông Âu. B. Tây Âu. C. Nam Âu. D. Bắc Âu. Câu 66. Liên quân Mĩ – Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng A. Cuộc tấn công vòng cung Cuốcxcơ (Liên Xô). B. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương. C. Cuộc đổ bộ Noócmăngđi (Pháp). D. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xixilia (Ialia). Câu 67. Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì? A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn Câu 68. Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày A. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít. B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Hình thành trật tự thế giới mới. D. Giải phóng châu Âu. Câu 69. Việc Nhật Bản đầu hàng không đuều kiện có ý nghĩa như thế nào? A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận. C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng. D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ. Giải thích: Mục 2 (phần IV) Trang 101 SGK Lịch sử 11 cơ bản Câu 70. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân B. Sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc đại trên thế giới C. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản D. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản Câu 71. Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy Câu 72. Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít? A. Nhân dân lao động ở các nước phá xít B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh D. Nhân dân các nước thuộc địa Câu 73. Từ khi Hòa ước Vécxai được kí kết, bao nhiêu năm sau bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? A. 21 năm. B. 18 năm. C. 20 năm. D. 19 năm. Câu 74. Để thành lập nhà nước "Đại Đức", trước hết Hít-le quyết định sáp nhập nước nào vào nước Đức? A. Nước Tiệp. B. Nước Áo. C. Nước Ba Lan. D. Nước An-ba-ni. Câu 75. Năm 1937, diễn ra sự kiện lịch sử gì có liên quan đến ba nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản? 8
  9. A. Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên. B. Đức mở rộng chiến tranh ở châu Âu. C. Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ki-ô thành lập. D. Nhật Bản mở rộng chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương. Câu 76. Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của liên minh phát xít, thái độ của Hoa Kì như thế nào? A. Hợp tác với Anh, Pháp chống lại liên minh phát xít. B. Chủ trương đoàn kết với các nước tư bản chống phát xít. C. Rất lo sợ chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. D. Không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ. Câu 77. Với chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy-ních đã có tác động đến Chiến tranh thế giới thứ hai là A. cứu được tình thế hòa bình ở châu Âu. B. khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. C. hạn chế quá trình dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. D. đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phát xít. Câu 78. Khi Đức đánh Ba Lan, nước nào tuyên chiến với Đức? A. Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. B. Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức. C. Liên Xô, Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức. D. Anh, Pháp, Ba Lan, Mĩ tuyên chiến với Đức. Câu 79. Chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức bị thất bại bởi mặt trận nào ở Liên Xô? A. Mặt trận Xta-lin-grát. B. Mặt trận Mát-xcơ-va. C. Mặt trận Lê-nin-grát. D. Mặt trận phía bắc Liên Xô. Câu 80. Trận Trân Châu cảng (12-1941) mở đầu cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương giữa các nước A. Nhật Bản với Mĩ - Anh. B. Nhật Bản với Mĩ – Pháp. C. Nhật Bản với Mĩ. D. Nhật Bản với Mĩ - Anh - Pháp. Câu 81. Cuộc tấn công của quân Đồng minh vào sào huyệt Béc-lin diễn ra khi A. phát xít Đức đang tấn công Liên Xô. B. phát xít Đức đang đánh chiếm các nước Đông Âu. C. phát xít Nhật đang đánh chiếm các nước Đông Nam Á. D. phát xít Đức phải kéo quân về cố thủ ở Béc-lin. Câu 82. Năm 1942 đế quốc Nhật Bản đã thống trị các vùng nào ở châu Á - Thái Bình Dương? A. Đông Á, Tây Á và Tây Thái Bình Dương. B. Đông Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương C. Tây Á, Đông Á và Bắc Thái Bình Dương. D. Đông Á, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Câu 83. Nhật Bản tuyên bố lập "Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á" với khẩu hiệu A. "châu Á của người Nhật Bản". 9
  10. B. "phòng thủ chung châu Á" C. "châu Á của người châu Á". D. "Nhật Bản hợp tác toàn diện với châu Á". Câu 84. Cho các sự kiện: 1. Quân Đức đánh thẳng vào nước Pháp. 2. Quân đội Đức tấn công Ba Lan. 3. Hiệp ước Tam cường Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian. A. 2, 1, 3. B. 2, 3, 1. C. 3, 1, 2. D. 3, 2, 1. Câu 85. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), mặt trận nào đánh bại phát xít sớm nhất? A. Mặt trận Xô - Đức. B. Mặt trận Bắc Phi. C. Mặt trận Tây Âu. D. Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương. Câu 86. Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động đến Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam như thế nào? A. Tạo ra thời cơ khách quan cho Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. B. Tạo ra tình thế mới để Việt Nam đứng lên chống Nhật. C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít. D. Tạo ra thời cơ để Cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại. Câu 87. Cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi khi A. phát xít Đức bị Đồng minh đánh bại ở Béc-lin. B. phát xít Đức mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào lãnh thổ Liên Xô. C. phát xít Nhật bị đánh bại ở châu Á - Thái Bình Dương. D. khi Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu. Câu 88. Sự kiện nào dưới đây đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị, quân sự của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? A. Mĩ tham gia chiến tranh. B. Đức tấn công Liên Xô. C. Liên Xô tham chiến. D. Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Câu 89. Chiến thắng Béc - lin của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã tác động tới phát xít Đức như thế nào? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh. D. Làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít - le. Câu 90. Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bởi vì họ A. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít. B. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập. C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít. D. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít. 10
  11. Câu 91. Nguyên nhân bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX có điểm tương đồng nào sau đây? A. Do thái độ nhượng bộ phát xít của Mĩ, Anh, Pháp. B. Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. C. Tư tưởng thù ghét chủ nghĩa cộng sản của chủ nghĩa đế quốc. D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Câu 92. Hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra trong thế kỷ XX giống nhau cơ bản về A. Nguyên nhân sâu xa. B. Duyên cớ chiến tranh. C. Nguyên nhân trực tiếp. D. Tính chất chiến tranh. Câu 93. Ngày 15 - 8 - 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện đã tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam? A. Chứng tỏ kẻ thù của nhân dân ta bắt đầu suy yếu. B. Pháp có điều kiện quay trở lại xâm lược nước ta. C. Thời cơ để nhân dân ta giành chính quyền đã xuất hiện. D. Thời cơ để nhân dân ta giành chính quyền đã chín muồi. Câu 94. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược chiến tranh nào? A. “Nhảy cóc”, “nhảy cừu”. B. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. C. “Sư tử biển”. D. “Chiến tranh chớp nhoáng”. Câu 95. Điểm khác biệt cơ bản của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) so với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh. B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh. C. hậu quả đối với nhân loại. D. tính chất của chiến tranh. Câu 96. Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau được kí kết ngày 23/8/1939 là A. đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng của Liên Xô đối với phát xít Đức. B. mục tiêu hàng đầu trong chính sách không can thiệp của Mỹ. C. thắng lợi trong chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp. D. giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên Xô lúc bấy giờ. 11