Đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Ngữ văn lớp 7

doc 59 trang hoaithuong97 21870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_7.doc

Nội dung text: Đề thi thử chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Ngữ văn lớp 7

  1. Bằng những hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Yêu cầu về kĩ năng hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. Yêu cầu về kiến thức Học sinh hiểu đúng vấn đề : đề bài bàn về vai trò của tình cảm, cảm xúc trong thơ. Đó là một trong những đặc trưng của thơ, nhất là thơ trữ tình. Bài viết cần xuất phát từ điều đó để bình luận và chứng minh vấn đề. Quá trình viết bài, phải có dẫn chứng phân tích để làm nổi bật các luận điểm. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần trình bày được các ý sau đây: 1. Giải thích - Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm. - Hành động sáng tạo thi ca: là qúa trình làm thơ của người nghệ sĩ trước tác động của đời sống hiện thực. 2 - Sự giải phóng những cảm xúc tràn đầy được hiểu là: mỗi khi có điều gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được, đó là lúc thi sĩ tìm đến thơ để giãi bày. => Ý kiến trên đã chỉ ra đặc trưng của thơ trữ tình và đề cao vai trò của tình cảm, cảm xúc trong thơ. 2. Bình luận và chứng minh - Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng, ý kiến đó đã xuất phát từ đặc trưng của thể loại thơ trữ tình và từ quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật. Đã có nhiều ý kiến của các nhà thơ, nhà phê bình văn học xưa nay có những quan điểm tương đồng. Thơ chỉ bật ra khi tim ta cuộc sống đã tràn đầy (Tố Hữu), Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần (Ngô Thì Nhậm) Xuân Diệu từng phát biểu: Một bài thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc.Thiếu tình cảm, cảm xúc chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu chữ có vần chứ không làm được nhà thơ. - Thơ là tiếng nói của đời sống tình cảm con người trước cuộc sống. Thơ trữ tình lấy cảm xúc bên trong của đời sống tinh thần nhà thơ để biểu hiện. Khi rung động sâu sắc với cuộc sống, trong những trạng thái vui, buồn ở mức thăng hoa, con người có nhu cầu bộc lộ tình cảm, khi đó, người ta cần đến thơ. (dẫn chứng ) - Thơ ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Người ta làm thơ như một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Con người dùng thơ để bộc lộ tâm tư tình cảm, nỗi niềm. Thơ là tiếng nói tha thiết của tâm hồn. Đó có thể là những cảm xúc, suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, thăng trầm của xã hội, những cảm xúc về đất nước, nhân dân, nhân loại. Có khi đó chỉ là những tâm tư của cá nhân trong cuộc đời ( dẫn chứng) - Tình cảm trong thơ phải là thứ tình cảm chân thật của nhà thơ. Tình cảm ấy là những trạng thái vui, buồn, sung sướng, đau khổ mà người nghệ sĩ từng trải qua, từng sống trong những cung bậc ấy. Thơ không chấp nhận thứ tình cảm giả tạo, mờ nhạt. Nếu nhà thơ không viết thơ bằng nước mắt, bằng máu của chính mình, không sống sâu sắc với những tình cảm của con người thì thơ sẽ thiếu sức sống, chỉ có thể làm được những bài thơ vô hồn, chỉ là những câu chữ hoa mĩ được ép khô trên trang giấy. ( dẫn chứng) 21
  2. - Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải có sức lay động lòng người. Thơ là kết quả của sự nhập tâm với đời sống. Chế Lan Viên có lí khi cho rằng: Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép. Như vậy, nhà thơ cần có tấm lòng với cuộc đời, mở lòng với cuộc sống để đón nhận những tình cảm, những rung động từ hiện thực cuộc đời. Đó cũng là cách để nâng tâm hồn mình lên, biết yêu thương, đồng cảm vui buồn với mọi người xung quanh. Nhà thơ phải biết sống đẹp, có trái tim mãnh liệt, phong phú, sâu sắc. Tình cảm là yếu tố ngọn nguồn của cái đẹp trong thơ, khi đó thơ sẽ có sức mạnh thanh lọc tâm hồn con người. (dẫn chứng) - Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mỹ thể hiện trên các phương diện: Thể loại, ngôn ngữ thơ, hình ảnh, tứ thơ, tính nhạc, chất họa . Điều đó đem lại cho thơ vẻ đẹp hoàn mĩ. (dẫn chứng) 3. Nâng cao - Thơ gắn kết những tâm hồn đồng điệu. Nhà thơ cần nắm bắt cái riêng biệt để biểu hiện được cái phổ quát, qua cảm xúc, nỗi lòng của nhà thơ, người đọc thấy được mình ở trong đó. 3 - Thơ không chỉ cần cảm xúc mà cần cả lí trí. Đó là chiều sâu của nhận thức. Nếu thơ chỉ thiên về cảm xúc, bài thơ sẽ thiếu chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng triết lí mang tính khái quát về cuộc sống. - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: cần sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ. - Bài học cho người nghệ sĩ: phải biết đề cao yếu tố tình cảm, cảm xúc trong việc sáng tác thơ. . ĐỀ NHƯ THANH I. Đọc hiểu (6.0 điểm) | Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nó được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mấy. | Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhu thâm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong thế lúa thôi". Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. | Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004) 1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào em đã học? 2. Hạt lúa thứ nhất khiến em liên tưởng đến những người có cách sống như thế nào? 3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp trong câu văn sau và cho biết đây là câu đơn hay câu ghép: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng 22
  3. 4. Văn bản trên gợi cho em bài học gì trong cuộc sống? II. Làm văn (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm). Viết bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu văn: "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt". Câu 2 (10,0 điểm). Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê chương trình Ngữ văn 7 hãy làm sáng tỏ điều đó. ĐÁP ÁN ĐỀ NHƯ THANH I. Đọc hiểu: (6 điểm) Câu 1.(0,5 điểm): Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt là: Tự sự kết hợp với miêu tả. Câu 2.(1.5 điểm): Hạt lúa thứ nhất là hình ảnh ẩn dụ cho nhũng người sống khép kín, ích kỉ, hẹp hòi, không muốn hi sinh, không vì cuộc sống cao đẹp. Cách sống của hạt lúa thứ nhất khiến ta liên tưởng đến những người có lối sống an phận, không phấn đấu, ngại khó khăn, gian khổ. Câu 3.(2.0 điểm) Tự phân tích Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà (bởi vì) nó chẳng nhận được TrN CN VN QHT CN VN nước và ánh sáng. Đây là câu ghép Câu 4:(2 điểm) Câu văn trên khuyên chúng ta là Mỗi người cần phải biết sống vì người khác, vì mục đích cao đẹp. Nếu không bạn sẽ chết dần, chết mòn mà chẳng ai biết đến. Đừng sống một cuộc đời quá an toàn, hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách để sống có ý nghĩa hơn. khi có cơ hội, bạn đừng ngần ngại mà hãy cho đi, thậm chí cho đi một cách rất nhẹ nhàng như lời cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi ” II. Làm văn (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm). * Về hình thức: - Kết cấu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, tô tăng, không thấy lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các như sau: - Tóm tắt câu chuyện và rút ra ý nghĩa chung: Câu chuyện ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lý sâu xa. Đó là bài học về sự chấp nhận thử thách, khó khăn gian khổ để vươn tới thành công 23
  4. + Hạt lúa thứ nhất chỉ biết bằng lòng với cuộc sống hiện tại và không muốn hi sinh để mất nó nhưng nó lại không nghĩ đến tương lai sợ đối đầu với gian nan, thử thách, khó khăn và cuối cùng nó đã bị héo khô + Còn hạt lúa thứ hai thì ngược lại, nó muốn mình có một cuộc sống mới mặc dù cuộc sống đó sẽ đầy gian nan, vất vả. Trải qua những thử thách, nó đã trở thành một bông lúa vàng óng, trĩu hạt - Bàn bạc ý nghĩa của câu chuyện: Con người ta đôi khi quá hài lòng với cuộc sống hiện tại mà ta đang sở hữa chứ không hề nghĩ đến tương lai, không chịu chấp nhận để có cái lớn hơn, cao cả hơn. Nhưng xã hội và tất cả tội thu thuộc về nó luôn luôn phát triển. Đến một ngày, cuộc sống mà ta đang rất hài lòng sẽ mất đi. Lúc đó ta sẽ như hạt lúa thứ nhất, chết dần, chất mòn. - Bài học nhận thức và hành động, mở rộng một vấn đề. + Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ nguyên vẹn sự vô nghĩa của bạn mà hãy can đảm bước đi đi, âm thầm chịu đựng thử thách, khó khăn để có một tiếng lai tốt đẹp. + Từ đó em sẽ hành động như thế nào. + Phê phán thải độ sống vô trách nhiệm, ích kỉ hẹp lỗi khi nghĩ đến bản thần Câu 2 (10,0 điểm) 1. Mở bài: 2 điểm - Giới thiệu (khái quát) về nhà phê bình văn học Hoài Thanh. 1 điểm - Nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn vấn đề cần nghị luận “ . . . ” 1 điểm 2. Thân bài: 7 điểm * Giải thích: - Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, cần hiểu: nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thực những gì đang diễn ra trong thực tế cuộc sống. Như vậy văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của xã hội và con người. Nội dung văn chương vì thế cũng đa dạng, phong phú sinh động như cuộc sống. Qua văn chương ta hiểu được cuộc sống. - Nói “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống” là sự khẳng định: qua các tác phẩm văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng và tình cảm nhân văn cao đẹp, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể bức tranh đời sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu, xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai * Chứng minh: - Giới thiệu một vài nét về tác giả Kgánh Hoải và truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê. ). - Tại sao nói truyện ngắn cuộc chia tay của những con búp bê thể hiện cuộc sống muôn hình vạn trạng? + Đọc truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê ta cảm nhận được tình cảm anh em của hai anh em Thành Thủy và những nỗi đau mà hai anh em phải gánh chịu khi bố mẹ bỏ nhau ( dẫn chứng-phân tích). 0,5 điểm Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính 24
  5. Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”. Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này. Cảnh hai anh em chia đồ chơi cho ta cảm nhận được một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành. Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa. Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng. Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc. Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào? -> Đọc những áng văn chương ấy, ta thấy hiện ra cuộc sống, một cuộc sống muôn hình vạn trạng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khẳng định. - Truyện ngắn cuộc chia tay của những con búp bê sáng tạo ra sự sống như thế nào? + Đọc truyện" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài, chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai chị em Thành và Thủy. Ta cũng mơ ước cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi hạnh phúc, để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. * Khái quát chung: Qua những áng văn chương nhất là qua truyện ngắn cuộc chia tay của những con búp bê, ta sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn, ý chí, khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh đã khẳng định. Với cách nói ngắn gọn, súc tích, Hoài Thanh đã giúp ta hiểu hơn một trong những nhiệm vụ, công dụng của văn chương là hình dung của sự sống, sáng tạo ra sự sống. 2 Kết bài: Khẳng định lại nhiệm vụ và công dụng của văn chương văn chưuowng phản ánh cuộc sống, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống, tiếp thêm nguồn sức manh, niềm tin yêu cho con người 25
  6. Câu 2 (10,0 điểm). Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua các văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 hãy làm sáng tỏ điều đó. 1. Mở bài: 2 điểm - Giới thiệu (khái quát) về nhà phê bình văn học Hoài Thanh. 1 điểm - Nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn vấn đề cần nghị luận “ . . . ” 1 điểm 2. Thân bài: 7 điểm + Ý thứ nhất: 3,0 điểm - Giải thích: Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, cần hiểu: nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thực những gì đang diễn ra trong thực tế cuộc sống. Như vậy văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của xã hội và con người. Nội dung văn chương vì thế cũng đa dạng, phong phú sinh động như cuộc sống. Qua văn chương ta hiểu được cuộc sống. - Chứng minh: 2,0 điểm + Qua ca dao, tục ngữ ta thấy rõ cuộc sống lao động vất vả cực nhọc của người lao động ngày xưa và vẻ đẹp tâm hồn của họ (lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu-phân tích). 0,5 điểm + Qua những bài thơ của các nhà thơ Việt Nam thời trung đại, ta thấy những tác phẩm ấy đã tái hiện bức tranh phong cảnh quê hương đất nước một cách chân thực sinh động và tuyệt đẹp đằm thắm tình quê và thấy rõ vẻ đẹp và thân phận của con người Việt Nam thời xưa ( lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu-phân tích). 0,5 điểm + Đọc những tác phẩm của các nhà thơ nhà văn Việt Nam hiện đại như Hồ Chí Minh, Thạch Lam, Xuân Quỳnh, Minh Hương, Hà Ánh Minh ta thấy được trong các trang viết ấy hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt thật đẹp đẽ đáng yêu( dẫn chứng-phân tích). 0,5 điểm - Khái quát: Đọc những áng văn chương ấy, ta thấy hiện ra cuộc sống, một cuộc sống muôn hình vạn trạng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khẳng định. 0,5 điểm + Ý thứ hai: 3 điểm - Giải thích: 1,0 điểm Nói “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống” là sự khẳng định: qua các tác phẩm văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng và tình cảm nhân văn cao đẹp, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể bức tranh đời sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu, xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai - Chứng minh: 2,0 điểm (Lưu ý: yêu cầu hs lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, làm sáng tỏ nhận định của nhà phê bình VH Hoài Thanh. Các ý sau đây chỉ là những gợi ý, không bắt phải trình bày đủ các ý – yêu cầu lựa chọn dẫn chứng, phân tích để làm sáng tỏ ý vừa giải thích) + Đọc truyện" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài, chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai chị em Thành và Thủy. Ta cũng mơ ước cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi hạnh phúc, để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. 0,5 điểm + Lời nhắn gửi ân tình của Thạch Lam với chúng ta về Cốm-Một thứ quà của lúa non, của hồn Việt trong thức quà bình dị. Mơ ước của Đỗ Phủ về một ngôi nhà- mái ấm cho những người nghèo khổ 0,5 điểm + Trong văn chương, tác giả cũng gửi đến bức thông điệp nhắc nhở chúng ta yêu ghét đúng đắn, công hạởng niềm vui, nỗi buồn, m0 Lớc với nhà văn để làm những điều thiện, điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn (lấy dẫn chứng trong "sống chết mặc bay", “Một thứ quà của lúa non-Cốm", "Tiếng gà trưa" ) 0,5 điểm + Khái quát chung: 1,0 điểm Sau những áng văn chương, sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn, ý chí, khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài 26
  7. Thanh đã khẳng định. Với cách nói ngắn gọn, súc tích, Hoài Thanh đã giúp ta hiểu hơn một trong những nhiệm vụ, công dụng của văn chương là hình dung của sự sống, sáng tạo ra sự sống. 2 Kết bài 3 điểm + Khẳng định lại nhiệm vụ và công dụng của văn chương văn chưFơng phản ánh cuộc sống, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống, tiếp thêm nguồn sức manh, niềm tin yêu cho con người 15 điểm Bài làm Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp. Đề bài: Hoài Thanh viết “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài” trong tác phẩm "Ý nghĩa văn chương" SGK văn 7. Em hiểu thế nào về ý kiến trên? Bằng hiểu biết của mình hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Bài làm Văn chương là một trong những hình thái sáng tạo tinh tế bậc nhất của con người. Khi viết nên 1 bài văn, bài thơ thì chính lúc đó, ta được sống với đúng cảm xúc của mình. Văn chương không hề xa rời sự thật. Đó chính là đời sống tâm hồn, phản ánh thực tiễn xung quanh chúng ta. Tùy từng hoàn cảnh, từng giai đoạn lịch sử mà văn chương có những đặc trưng, xu hướng riêng. Nhưng một câu hỏi vẫn được nhiều người đặt ra, rằng từ đâu mà có văn chương? Đến với Hoài Thanh thì ông nói đó chính là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài. 27
  8. Nhưng theo các bạn thì nguồn gốc của văn chương là gì? Trong cách nói của Hoài Thanh, nguồn gốc chính là cội nguồn, gốc rễ, là nơi xuất phát, nơi mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu để cây đời văn chương đâm chồi nảy nở. Nguồn gốc của văn chương nói cách khác hơn đó là nơi khởi nguồn, nơi bộc phát của văn chương. Còn văn chương là gì? Văn chương là những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất, là nơi cảm xúc được thăng hoa và kết trái. Chỉ có 2 chữ giản đơn nhưng lại hội tụ hết thảy những điều tuyệt vời. Nhà phê bình văn học xuất sắc Hoài Thanh có một nhận định thật độc đáo và đúng đắn: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài”. Hoài Thanh đã khẳng định mảnh đất ươm mầm văn chương chính là đời sống bên trong nội tâm của con người, mà chất dinh dưỡng để nuôi cái mầm văn chương ấy chính là những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, ý chí của con người trước những biến đổi của môi trường bên ngoài. Đó có thể là tình cảm gia đình thiêng liêng, là tình yêu đôi lứa, tình thầy trò, hoặc lớn hơn là lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, cũng có thể chỉ là một chút cảm xúc bỗng ùa về khi một buổi sáng ma ta thức dậy ngắm nhìn bình mình đang lên cao chót vót. Có lần nào đó, Chế Lan Viên đã nói rằng: “Chẳng có thơ đâu giữa cuộc đời đóng khép!”. Qủa đúng là vậy! Văn chương xuất phát từ tấm lòng. Chỉ khi ta dang tay đón nhận tất cả những gì cuộc đời mang lại, thì mới có văn chương được. Văn chương đích thực có mãnh lực lạ lùng. Ta bỗng thấy yêu đời khi nghe đâu đây vang lên bài Nghe thầy đọc thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa; ta xúc động khi đọc câu chuyện sự tích cây vú sữa, xúc động với tình yêu bao la vô bờ bến của người mẹ; rồi ta bồn chồn, thổn thức trước tình yêu đôi lứa bình dị, đẹp đẽ trong Đôi dép của Nguyễn Trung Kiên; và Người đi tìm hình của nước của Chế Lan Viên lại khiến lòng yêu nước trong mỗi trái tim mãnh liệt hơn bao giờ hết. Không những vậy, văn chương còn lên án những gì đi ngược lại đạo đức, truyền thống con người Việt Nam, nuôi dưỡng và nhân rộng lòng nhân áiđến với mọi người. Văn chương đưa ta từ cảm xúc này đến cảm xúc khác, những con sóng triền mien của tâm trạng, những cung bậc tình yêu, những thăng trầm cảm giác. Văn chương có những đặc trưng riêng rất thú vị nhưng lại mang tính giáo dục đặc biệt. Văn chương làm cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm màu sắc ý nghĩa. Con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành được cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ. Công lao to lớn ấy đếm sao cho xuể, kể sao cho vừa. Nhưng những người con vẫn muốn ca những lời ca ấy, như để bày tỏ tình yêu và sự biết ơn sâu sắc của mình tới cha mẹ. “Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Công cha áo mẹ chữ thầy Nghi sao cho bỏ những ngày ước ao” Chắc hẳn ai khi đọc 4 câu ca dao này đều không khỏi xúc động nghẹn ngào. Câu ca dao ngọt ngào qua lời ru của mẹ, đưa em vào giấc ngủ yên bình. Trong từng bước trưởng thành, tình yêu thương, sự chia sẻ của cha mẹ dành cho con cái rất quan trọng. Để rồi khi lớn khôn, người con mới hồi tưởng lại và cảm xúc bỗng nhiên ùa về. Đây chính là tình yêu, là sự biết ơn. Vậy chẳng phải văn chương bắt nguồn từ một chữ tình hay sao? Từng câu thơ đều toát lên một vẻ đẹp đầm ấm giữa con người với con người. Những cảm xúc này của Trần Đăng Khoa chính là khi tác giả được nghe người thầy của mình đọc thơ. Giọng đọc của thầy ấm áp, lưu lại trong tâm trí học trò những ngày sau đó và xa hơn nữa, lâu hơn nữa. Đọc đoạn thơ lòng ta cũng cảm thấy một niềm vui, một niềm rạo rực đang ngày càng nảy nở. Bởi đoạn thơ không những lột tả tình thầy trò cao cả, mà còn cho ta thấy được tình yêu của tác giả đối với quê hương, với thiên nhiên, cây cỏ. Đó là những cảm xúc tích cực đối với thế giới xung quanh, sẽ lan truyền và nhân rộng tới mỗi độc giả. Đến với một tác giả khác, cũng là một vị vua văn võ song toàn, lúc trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình, ông đã không kìm được niềm xúc động: “Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên 28
  9. Bán vô bán hữu địch dương biên Mục đồng địch lí ngưu quy tận Bạch lộ song song phi hạ điền” Bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Tâm hồn người thi sĩ cảm nhận được sự bình yên, no ấm của vùng quê nghèo, nơi gắn liền với tuổi thơ ông. Bài thơ sẽ càng tìm được sự đồng điệu nhiều hơn nữa nếu độc giả cũng là một người con xa xứ. Nỗi niềm đó, có lẽ những người trong cuộc sẽ hiểu rõ hơn ai hết. Phải là một người yêu quê hương sâu đậm mới có thể phác họa được bức tranh làng quê trong buổi chiều hoàng hôn một cách sinh động nhưng hiền hòa bằng những lời thơ, hình ảnh đẹp đẽ như vậy. Bởi lẽ ông đã cảm nhận được nhịp thở của quê hương, hương vị quen thuộc này, đã lâu rồi những vẫn hệt như hồi ông còn bé. Rồi hòa nhập vào thiên nhiên trong Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử viết: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang” Những hình ảnh trong đoạn thơ này đều rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta. Những dấu hiệu của mùa xuân, ta tưởng như là một vòng tuần hoàn nhàm chán thì đối với người thi sĩ đó lại là vẻ đẹp bình dị mà long lanh, thân thuộc như những người bạn vậy. Ta lại nhớ đến một câu nói của Chế Lan Viên rằng: “Nhà thơ như con ong biến tram hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt bằng đời vạn chuyến ong bay”. Một nhận định rất ngắn gọn nhưng quá đỗi tinh tế, sâu sắc. Để có những vần thơ, những câu văn thật hay, thật ý nghĩa đôi khi xuất phát từ những cảm xúc bất chợt. Nhưng để có được sự bất chợt đó, thường phải trải qua sự lao động cần mẫn, kiên trì. Văn chương không có chỗ cho sự khô khan, sự trùng lặp và không chứa đựng những gì trái với đạo đức. Nếu có, đó không phải là văn chương chân chính. Văn chương là tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Văn chương hình thành nhờ có tình yêu, lòng vị tha. Văn chương vì thế mà trở thành tiếng nói của tâm hồn. Nhận định của Hoài Thanh khi nói về văn chương không những đúng với thời xưa, mà còn cả ngày nay và thế hệ mai sau nữa 29
  10. ĐỀ NGA SON PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm). Đạt văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Cảm ơn mẹ vì luôn ở bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về Bỗng thấy làng nhẹ nhàng bình yên Me dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Me danh bao hi sinh để con chạm lấy trước mơ Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dầu đi trọn một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trich lời bài hát của Nguyễn Văn Chung) Câu 1: Hãy đặt nhan để cho lời bài hát ở trên? Câu 2: Xác định các từ láy có trong lời bài hát và cho biết các từ láy đó thuộc loại từ loại từ láy nào? Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong những câu sau: Me dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy tước mơ Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời ru trong câu: “ Dầu đi trọn một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru”. PHẦN IL. TAO LAP VAN BAN (14,0 diém) Câu 1 (4,0 điểm) |Tu nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống. Câu 2 (10,0 diem) | Nhà văn Pháp Ana-tôn- Phrăng - xơ từng nói: “ Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”. Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sừng tỏ ý kiến trên. 30
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ NGA SƠN Phần Câu Yêu cầu Điểm PHẦN 1 nhan để cho lời bài hát trên là Mẹ. Con cảm ơn mẹ. 1,0 I: ĐỌC 2 - Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng -> Từ láy bộ phận 1,0 HIỂU (6.0 3 - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). điểm) - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để 1,0 con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. 2,0 + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 4 Ý nghĩa lời ru: . 1,0 - Không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng của người hát ru. - Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của mẹ với con mình. - Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có và muốn xây đắp cho con, Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. 0,5 - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. - Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng 1,0 tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng 1 những người xung quanh mình. - Chứng minh: 1,5 + Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác PHẦN dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống. II: + Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay TẬP văn học để làm sáng tỏ. LÀM + Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học VĂN thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp (14 hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết 31
  12. điểm) nói hai từ cảm ơn! - Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh 0,5 này, đặc biệt trong xã hội ngày nay. - Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân. 0,5 Câu 2 (10,0 diem) MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhận định TB: * Giải thích nhận định “ Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”: - Câu nói khẳng định: Đọc một câu thơ chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn nhà thơ gửi gắm. Bởi thơ là tiếng nói của cảm con người, những rung động, những cảm xúc, nhũng suy nghĩ của con người trước đời sống, là cuộc sống bên trong của nhà thơ * Chứng minh nhận định: Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến ta gặp một Con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có hồn thanh cao, gắn bó với cuộc sống đồng quê và cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh. a. Tâm hồn con người trầm trọng tình bạn tri ki: - Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về ở ẩn. - Tình cảm gần bó sâu năng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa vui hóm hỉnh. - Lời không định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thử thách vật chất tầm thường b) Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê: - Từ quan về với cuộc sống giản dị, thanh bần. - Giới thiệu với bạn về những thử cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra. - Dùng ngôn ngữ bình dân: chia ra cây, vừa rụng rốn c) Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa - Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh. Tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để thết đãi bạn quý kể cả miếng trầu cũng không có. - Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: một tình bạn cao đẹp vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí và mọi thứ vật chất tầm thường. * Đánh giá chung: . Về nghệ thuật thể hiện: Thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị, nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu cuối. KB: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị, trọng tình nghĩa. Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị của tác phẩm. Đồng thời giúp người đọc thanh lọc và hoàn thiện tâm hồn mình. 32
  13. ĐỀ VĨNH LỘC PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau: “ Bần thần hương haệ thơm đêm Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn Chân nhang lấm láp tro tàn Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào ? Mẹ ta không có yếm đào Nón mể thay nón quai thao đói đầu Rối ren tay bi tay bầu Váy nhuộm bùn ảo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy) (Thơ Nguyễn Duy Trần Đăng Khoa tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1998) Câu 1(1.0 điểm) Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết nào? Câu 2 (2.0 điểm) Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “đi” trong hai thơ sau: “ Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru” ? Câu 3 (2.0 điểm) Chi ra và nêu hiệu quả của phép tu từ trong đoạn thơ sau: Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa răm Bao giờ cho tới tháng năm Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao? Câu 4: (1 điểm) Đoạn thơ gợi cho em những cảm xúc gì? PHẦN I. LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm): Từ ý nghĩa bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống? (Trình bày suy nghĩ trong đoạn văn khoảng 20 dòng) Câu 2 (10.0 điểm) Có ý kiến đã nhận xét rằng: | "Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta." Dựa văn học dân gian , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 33
  14. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ VĨNH LỘC Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua các chi tiết: 1,0 - “Nón mê”, “ tay bí tay bầu”, “ váy nhuộm bùn” “ áo nhuộm nâu” 2 Nghĩa của từ đi: 1,5 - “ Ta đi trọn kiếp con người”: “Đi” nghĩa là sống, trưởng thành, là trải qua trọn kiếp người - “cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”: “Đi” nghĩa là hiểu, cảm nhận. -> Ta sống trọn kiếp người cũng chưa thấu hiểu, cảm nhận được hết tình yêu thương của mẹ dành cho mình. - Biện pháp tu từ 0,5 + Điệp ngữ: Lặp cấu trúc (bao giờ cho tới ) + Nhân hóa ( Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm) 3 -Tác giả nhân cách hóa trái bưởi, trái hồng như hình ảnh 1,0 những đứa trẻ tinh nghịch, hiếu động chơi trò đánh đu giữa trăng rằm. Câu thơ vì thế gợi hình ảnh rất sinh động, ngộ nghĩnh và gợi cảm xúc tuổi thơ trong trẻo. Học sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân, có thể nêu cảm xúc: cảm động và biết ơn sâu sắc trước hình ảnh người mẹ 2,0 4 nghèo, lam lũ những hết lòng thương yêu, chăm lo cho con. II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 1 Từ ý nghĩa bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về tình mẫu 4,0 tử trong cuộc sống ? a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận: thí sinh có thể 0,25 trình bày đoạn văn theo cách diễn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về tình mẫu tử trong cuộc sống. c. Triển khai vấn nghị luận: thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau: 34
  15. Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: 1. Giải thích: 0,5 “Tình mẫu tử”: Là tình cảm thiêng liêng, máu thịt của người mẹ dành cho con cái. Tình mẫu tử là chỗ dựa vững chắc trong mọi hoàn cảnh, là ngọn đèn chỉ đường cho con đến thành công. 2. Bàn luận 2,5 + Biểu hiện: Chăm lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ; Dạy dỗ con nên người; sẵn sàng hi sinh cả hạnh phúc để bảo vệ, che chở cho con; con cái lớn lên mang theo hi vọng niềm tin của mẹ; đằng sau thành công của con là sự tần tảo của người mẹ. + Ý nghĩa: Tình mẹ bao la không đại dương nào đếm được; đó là trái tim chỉ biết cho đi mà không bao giờ đòi lại; Mẹ luôn bao dung khi con mắc lỗi lầm làm tổn thương mẹ. - Bàn luận mở rộng: Trong cuộc sống có những người đối xử tệ bạc với người mẹ của mình. Những người đó sẽ không bao giờ trở thành con người đúng nghĩa. 0,5 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức: Luôn biết ơn và ghi nhớ công lao sinh hành, dưỡng dục của mẹ. - Hành động: Phấn đấu trưởng thành khôn lớn như sự báo đáp kì vọng của mẹ; Đừng làm mẹ phải buồn phiền để một ngày phải hối lỗi; biết trở về bên vòng tay mẹ dù có đi xa đến đâu. - Giải thích: + Ý nghĩa của câu thơ: "lời mẹ ru" không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm, tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con. Đó là lời yêu thương, lời cầu nguyện, ước mong, lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo của mẹ. Cho dù là lời yêu thương, lời nguyện cầu hay lời nhắn nhủ thì cũng là sự chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này - sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức, kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. + "Không đi hết": không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy. Bởi đó là tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ, là sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ. 35
  16. + Cảm giác thấm thìa của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thìa đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. - Bàn luận, đánh giá: + Vai trò của tình mẫu tử: Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con; là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống, là cái gốc thiện; là nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời - có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác; là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. + Biểu hiện của tình mẫu tử: vô cùng đa dạng, phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. + Thái độ cần có với tình mẫu tử: không chỉ là đón nhận mà cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình. dựa vào hiểu biết em biết làm sáng tỏ ý kiến trên mẫu 1 Nhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”. Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng. Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp. Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm: 36
  17. “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý. Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm. “Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” Đấy là tình cảm anh em, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè là nghĩa tương tri/ Sao cho sau trước một bề mới nên”. "Thơ ca dân gian là tiếng nói của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc tình cảm tốt đẹp của nhân dân" dựa vào hiểu biết em biết làm sáng tỏ ý kiến trên mẫu 2 Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa: 37
  18. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em. Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam. 38
  19. ĐỀ NGỌC LẶC (chính thức) 1. Đọc hiểu: (6,10 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi từ 1 ->4 "Trên con đường đời, niềm vui đong đầy, hạnh phúc ngọt ngào hay trái đắng chua chát, vất vả nhọc nhằn, tất cả đều là ẩn số. Một cơn sóng dữ từ đại dương bất ngờ ập đến, đánh chìm cuộc sống ta xuống vực thẳm của đau khổ. Tình yêu thương, lúc ấy chính là ánh sáng xua đi bóng tối và dẫn lối ta thoát khỏi nghịch cảnh. Vì cái rộng hơn biển cả là bầu trời, cái rộng hơn bầu trời là trái tim con người nên tâm hồn con người rất cần tình đồng loại. Anh vác cho tôi, tôi vác cho anh, chúng ta phải dựa vào nhau là vì thế. Với tình yêu thương, chúng ta có thể chia sẻ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau, cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Cuộc đời là một bản nhạc và chúng ta là những nghệ sĩ đệm đàn. Tại sao không tạo nên một bản nhạc hạnh phúc cho chính mình từ tình yêu thương?" (Trích: Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc - Văn học và tuổi trẻ số tháng 4 năm 2017, trang 104) Câu 1(2,0 điểm) Xác định TPTBD chính của văn bản trên? Câu 2 (2,0 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong Tình yêu thương, lúc ấy chính là ánh sáng xua đi bóng tối và dẫn lối ta thoát khỏi nghịch cảnh. Câu 3 (2,0 điểm) Tìm câu nêu ý chỉnh qua đoạn của đoạn trích. Câu 4 (2,0 điểm). Bức thông điệp mà văn bản gửi đến bạn đọc là gì? II, Tạo lập văn bản: Câu 1 (4,0 điểm ). Từ nội dung văn bản trên hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về câu nói: Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Câu 2: (10,0 điểm) Nhà thơ Bạch Cư Dị từng cho rằng: "Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Tiếng gà trưa ( Ngữ văn 7-Tập 1) của Xuân Quỳnh em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ĐỀ NGỌC LẶC 1. Đọc hiểu: (6,10 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi từ 1 ->4 "Trên con đường đời, niềm vui đong đầy, hạnh phúc ngọt ngào hay trái đắng chua chát, vất vả nhọc nhằn, tất cả đều là ẩn số. Một cơn sóng dữ từ đại dương bất ngờ ập đến, đánh chìm cuộc sống ta xuống vực thẳm của đau khổ. Tình yêu thương, lúc ấy chính là ánh sáng xua đi bóng tối và dẫn lối ta thoát khỏi nghịch cảnh. Vì cái rộng hơn biển cả là bầu trời, cái rộng hơn bầu trời là trái tim con người nên tâm hồn con người rất cần tình đồng loại. Anh vác cho tôi, tôi vác cho anh, chúng ta phải dựa vào nhau là vì thế. Với tình yêu thương, chúng ta có thể chia sẻ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau, cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài 39
  20. bão và khát vọng. Cuộc đời là một bản nhạc và chúng ta là những nghệ sĩ đệm đàn. Tại sao không tạo nên một bản nhạc hạnh phúc cho chính mình từ tình yêu thương?" (Trích: Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc - Văn học và tuổi trẻ số tháng 4 năm 2017, trang 104) Câu 1(1,0 điểm) Xác định TPTBD chính của văn bản trên? Câu 2 (2,0 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau? Hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm) "Một cơn sóng dữ từ đại dương bất ngờ ập đến, đánh chìm cuộc sống ta xuống vực thẳm của đau khổ". Câu 3 (1,0 điểm) Tìm câu nêu ý chỉnh qua đoạn của đoạn trích. Câu 4 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) để khẳng định rằng: Có tình yêu thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. II, Tạo lập văn bản: Câu 1 (4,0 điểm ). Từ nội dung văn bản trên hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về câu nói: Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Câu 2: (10,0 điểm) Nhà thơ Bạch Cư Dị từng cho rằng: "Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Tiếng gà trưa ( Ngữ văn 7-Tập 1) của Xuân Quỳnh em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ĐÁP ÁN 1. Đọc hiểu: (6,10 điểm) Câu 1(2,0 điểm) TPTBD chính của văn bản trên là nghị luận Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau? Hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm) "Một cơn sóng dữ từ đại dương bất ngờ ập đến, đánh chìm cuộc sống ta xuống vực thẳm của đau khổ". Biện pháp tu từ ẩn dụ Tác dụng: Cuộc sống luôn có những khó khăn, gian khổ đang rình rập ta, nó có thể đến bất cứ lúc nào, nếu ta không chuẩn bị sẵn tinh thần để đối diện với nó thì ta sẽ phải nhận sự thất bại. Câu 3 (2,0 điểm) Tìm câu nêu ý chỉnh qua đoạn của đoạn trích. Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) để khẳng định rằng: Có tình yêu thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. (1,0 điểm) Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải khẳng định được quan điểm của mình: có tình yêu thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng nảy nở. (1,0 điểm) II, Tạo lập văn bản: Câu 1 (4,0 điểm ). Mở đoạn: Là con người, ai cũng cần phải sống có lý tưởng, có hoài bão và khát vọng. Những để có được điều đó mỗi chúng ta phải được sống trong tình yêu thương của mọi người. Vì: Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Thân đoạn: 40
  21. a. Giải thích câu nói: Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. - Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt) - Hoài bão là ấp ủ trong lòng những dự định lớn lao và tốt đẹp muốn thực hiện - Khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên trong mỗi con người để con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục trước hoàn cảnh. b. Bàn luận - Tại sao Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. + Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc, khích lệ lẫn nhau. + Sống trong tình yêu thương chúng ta sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, muốn được cống hiến hơn và khi đó chúng ta sẽ có hoài bão và khát vọng. Liên hệ với đoạn trích. c. Phê phán Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác - Lối sống cam chịu, bằng lòng với cuộc sống, không có hoài bão và khát vọng d. Liên hệ bản thân: Rút ra bài học mỗi chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc, động viên khích lệ lẫn nhau để mỗi người đều có hoài bão và khát vọng sống cao đẹp. 3. Kết đoạn: - Khẳng định lại vai trò, và tầm quan trọng của tình thương, ý nghĩa của nó đối với mỗi con người trong việc gieo mầm hoài bão và khát vọng. Câu 2: (10,0 điểm) Mở bài: Ai trong mỗi chúng ta, đã là con người thì sẽ có tình cảm .Có tình cảm ,cảm xúc thì con người mới sáng tác văn chương .Như nhà thơ Bach Cư Dị từng cho rằng: "Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương".Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay. Và điều đó được khẳng định qua tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh. Quan niệm của Bạch Cư dị về nguồn gôc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, rất đúng đắn. Thân bài: * Giải thích: - Văn chương được hiểu là một khái niệm chỉ ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để biểu hiện và phản ánh đời sống xung quanh. - Cái gốc cốt yếu ở đây là nơi bắt nguồn, là cơ sở, yếu tố quan trọng hình thành tác phẩm văn chương. Nguồn gốc chính của văn chương là tình cảm, rung động chân thành, là lòng nhân ái, tình yêu thương, là sự bao dung độ lượng, lòng tri ân sâu sắc, là thơ chua cái tình sâu nặng của thi nhân dành cho con người được thể hiện thông qua nhân vật trữ tình trong thi phẩm. Thơ chỉ trào ra khi con tim ta đã tràn đầy bởi chỉ khi có trái tim biết đập nhịp đập yêu thương nhịp đập cuộc sống tho mới ra đời. 41
  22. "Cảm động lòng người k gì hơn bằng tình cảm ",tình cảm là cầu nối vô hình dẫn dắt tâm hồn nghệ sĩ đến với bạn đọc, là con đường ngắn nhất tới trái tim độc giả. Vì vậy tình cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong văn chương, "tình cảm là cái gốc của văn chương ". * Chứng minh nhận định: Từ tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, ta mới có được những vần thơ đặc sắc như tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước * Cảm động trước tình cảm bài cháu được thể hiện trong bài thơ + Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: " Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ " - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt " - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng dành từng quả chắt chiu " - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ *Tình tình yêu quê hương cũng được thể hiện rất rõ trong bài thơ. + Cảm động trước tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà " 42
  23. - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. -> Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng Và tình cảm đẹp đẽ ấy chính là cái gốc của văn chương Kết bài: Khẳng định lại nội dung bài thơ đã thể hiện rõ quan điểm của Bạch Cư Dị: Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương ĐỀ QUẢNG XƯƠNG I. ĐỌC – HIỆU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây: "Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh hơn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẩm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đỏ xuống đất đai Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt tất Tôi chan lên suốt đọc tuổi thơ mình " (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) | Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của con thơ trên. (100) | Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (2.0đ) Câu 3: Xác định thể loại của đoạn thơ trên (1,0đ) Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (2.0 đ) II. LÀM VĂN (14.0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) . Từ nội dung của đoạn thơ phần Đọc - hiệu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 150 chữ) bàn về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ Câu 2. (10.0 điểm). Có ý kiến cho rằng: "Ca Huế trên sông Hương là một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Anh Minh Bài tùy bút đã ca ngợi vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điều hỏ, bài lý, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đắn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế Bằng những hiểu biết của em về bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Hết 43
  24. ĐÁP ÁN I. ĐỌC – HIỆU (6.0 điểm) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của cân thơ trên là biểu cảm. 1đ Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (2.0đ) Biện pháp tu từ: - So sánh: nắng xanh như thể lá trẩu, - Ẩn dụ: nắng - xanh mơn Tác dụng: - Về nội dung: thể hiện cảm xúc và cách nhìn đặc biệt của người cháu về màu nắng trong kỉ niệm. Đó là màu nắng gắn với hình tượng người bà bên lá trầu xanh tươi. - Về hình thức: giúp câu thơ giàu hình ảnh, sinh động và mang đậm cá tính sáng tạo của nhà thơ Trương Nam Hương. Có thể nêu bp liệt kê: Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt mát Nêu đúng 01 biện pháp được 0,25 điểm. Câu 3: Xác định thể loại của đoạn thơ trên là thơ tự do (1,0đ) Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (2.0 đ) Nội dung chính của đoạn thơ là kí ức của chủ thể trữ tình về tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên và về người bà tảo tần khuya sớm Các em có thể trình bày theo cách khác nhưng phải đảm bảo nội dung đoạn thơ trên II. LÀM VĂN (14.0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) . Mở đoạn Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo. 2. Thân đoạn a. Giải thích - Lòng hiếu thảo là gì? – Lòng hiếu thảo là tình cảm yêu quý, kính trọng của bề dưới đối với bề trên trong gia đình. b. Biểu hiện của lòng hiếu thảo? + Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. + Đối với ông bà, tổ tiên: Kính trọng; lễ phép; chăm lo; phụng dưỡng; yêu tương; tôn kính + Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình. + Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. c. Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo? + Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này. + Lòng hiếu thảo là chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam. + Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến. + Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”. + Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình. 44
  25. Liên hệ với đoạn thơ d. Mở rộng - Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. ⇒ Những người như thế thật đáng chê trách. e. Bài học nhận thức và hành động - Sống phải có lòng hiếu thảo. - Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. 3. Kết đoạn - Khẳng định lại vấn đề: Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam. Bài tham khảo Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyến thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể. Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện miềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam. Câu 2. (10.0 điểm). Bài tham khảo Ca Huế trên sông Hương là một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay. Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm” Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam 45
  26. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”. Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”: Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy. Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia. Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi , nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”. Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”. Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”. Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng. Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế? Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào. Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào. 46
  27. ĐỀ TĨNH GIA PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lời ru dịu sóng dòng sông đưa con về với ruộng đồng ca dao lời ru êm ả ngọt ngào đôi tay mẹ cũng dạt dào nhịp đưa Bồng con ấm lạnh bao mùa tay gầy, gầy những sớm trưa chống chèo bồng con một thủa gieo neo tay gầy là nắng mưa gieo thắm đồng Tay gầy cho lúa đơm bông cho con lớn giữa biển lòng mẹ yêu dốc Bồng Con ngập ngừng chiều rưng rưng nhớ nhớ mẹ nhiều mẹ ơi”. (Trích Qua dốc Mẹ Bồng Con - Nguyễn Lãm Thắng - NXB Hội nhà văn, 2007, Tr.30) Câu 1(1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2(1,0 điểm): Em hiểu thế nào về câu thơ “Lời ru dịu sóng dòng sông, đưa con về với ruộng đồng ca dao”? Câu 3 (2,0 điểm): Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng? Câu 4 (2,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) bộc lộ tình cảm của mình đối với đôi bàn tay của mẹ. Câu 2 (10,0 điểm): Văn hào Nga, T.Sekhốp khi bàn về vai trò của người nghệ sĩ đã nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Em hãy chứng minh nhận định trên qua văn bản “Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, từ đó hãy liên hệ với tinh thân nhân đạo có trong văn bản “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. 47
  28. Không một sự yêu thương, bao bọc nào có thể lớn hơn vòng tay mẹ. Chính đôi bàn tay nhỏ bé của người phụ nữ ấy đã đổ mồ hôi, đã tần tảo sớm hôm vì các con. Bàn tay mẹ tuy nhỏ bé nhưng đã nuôi lớn đàn con. Một tay mẹ đã bế con từ khi lọt lòng. Đôi bàn tay ấm áp đầy yêu thương ấy đã bế chúng con từ khi còn thơ. Bàn tay ấy dìu dắt chúng con từ những bước đi chập chững đầu tiên khi vào đời. Bàn tay ấy là cả một tình yêu thương bao la. Đôi bàn tay ấy đã lao động vất vả, đã chai sạn đi vì chúng con. Để có cái ăn, cái học; để lớn lên và trưởng thành như ngày hôm nay là nhờ đôi tay nhỏ bé và hao gầy của người phụ nữ tuyệt vời đó. Mẹ đã lao động, đã làm đủ thứ nghề trên đời chỉ mong cho chúng con có những thứ tuyệt vời nhất trên đời mà mẹ có thể làm được. Mẹ không ngần ngại đôi bàn tay ấy đau nhức, mỏi mệt mà luôn cố gắng đày đọa đôi bàn tay mẹ chỉ vì chúng con. Không một ngôn từ nào có thể nói hộ những gì mẹ đã làm vì chúng con. Bàn tay ấy luôn hướng về chúng con, luôn giang rộng vòng tay ôm chúng con về để che chở mọi vất vả, gian lao ngoài thế giới kia. Mẹ luôn đưa tay về phía trước nâng đỡ những vấp ngã của con để con có động lực, để con kiên cường mà đứng lên trước những bão giông cuộc đời. Con thầm cảm ơn cuộc đời này đã đưa mẹ đến với chúng con, chúng con luôn tự hào rằng là con của mẹ. (Liên hệ với đoạn thơ). Chúng con sẽ luôn luôn cố gắng chăm ngoan, luôn cố gắng đứng vững trước cuộc đời này để không phí công sức đôi bàn tay hao gầy ấy đã mỏi mệt, đã làm lụng vất vả Con chỉ biết cảm ơn đôi bàn tay bé nhỏ ấy đã lao tâm, khổ cực nuôi chúng con nên Người. Con sẽ cố gắng dùng đôi bàn tay của con để làm nhiều điều có ích cho đời, để không làm mẹ thất vọng vì đã chở che, ân cần , bảo bọc trìu mến đôi bàn tay chúng con. Mở bài Dẫn dắt, nêu ý kiến Thân bài: 1.Giải thích ý kiến: - Người nghệ sĩ chân chính: là người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người. - Là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy: có nghĩa là người nghệ sĩ phải có lòng nhân ái, yêu thương con người. Tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút. Đó là tình cảm có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Ý nghĩa của câu nói khẳng định nhà văn chân chính là nhà văn phải có cái nhìn, tấm lòng nhân ái, yêu thương đối với con người. - Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị nhân đạo. Trong truyện, lòng nhân đạo của nhà văn đượct thể hiện ở niềm xót thương của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân và chế độ phong kiến, tố cáo thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại với tính mệnh của dân thường Phân tích, chứng minh: 48
  29. *Lòng nhân đạo của nhà văn trước hết thể hiện ở niềm xót thương của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân và chế độ phong kiến. Sống chết mặc bay là tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc. Nội dung của tác phẩm phán ánh 1 hiện thực phũ phàng của xã hội đó là thái độ bàng quan, thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại với quần chúng nhân dân, cụ thể là quan phụ mẫu: Quan chễm chệ ngồi đánh bài, xơi bát yến hấp đường phèn , trong khi quần chúng đang bì bõm, gội gió tắm mưa, ướt lướt thướt Giữa trời mưa to để chống cự lại sức nước, giữ cho con đe khỏi vỡ . Và khi quan ù ván bài to thì cũng là lúc đê vỡ dân trôi. Kẻ sống không chố ở kẻ chết không nơi chôn. Phạm duy Tốn hết sức đau lòng trước tình cảnh nghìn sầu muôn thảm ấy, bởi thế mà giọng của ông khi nói về tình cảnh của nhân dân thì tha thiết, ngập tràn cảm xúc thương xót . Còn khi miêu tả về tên quan phụ mẫu có vẻ khách quan nhưng nổi bật vẫn là giọng điệu châm biếm, mỉa mai, có lúc còn gọi hắn bằng ngôn ngữ trực tiếp 'lòng lang dạ thú '. Qua đó, ta thấy sự căm phẫn thế lực quan lại trong xã hội đương thời của tác giả, tấm lòng thương cảm sâu sắc của ông với nhân dân . Từ đó phơi bày một hiện thực lịch sử đen tối thời kì đầu thế kỉ 20 của chế độ phong kiến nửa thực dân. tố cáo thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại với tính mệnh của dân thường. *Lòng nhân đạo của tác giả còn được thể hiện ở thái độ trân trọng những ước mơ, khát vọng của con người về một tương lai tốt đẹp. Mặc dù tác phẩm có một cái kết đau thương: lão Hạc chết, hay như người ta vẫn nói “ cao su đi dễ khó về ”, nhưng Nam Cao cùng nhân vật tin tưởng và hi vọng về những điều tốt đẹp. Đó là niềm hi vọng của lão Hạc về cuộc sống cho đứa con trai “đến lúc nó về có chút vốn mà làm ăn”. Niềm khao khát, hi vọng ấy được gửi gắm cho ông giáo “ lão đừng lo khi con trai lão về tôi sẽ trao cho hắn ”0,5 Đánh giá: Bằng cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn trong cách chọn ngôi kể, kết hợp nhuần nhuyễn kể với miêu tả ,biểu cảm và bình luận; cách xây dựng nhân vật đến mức điển hình, nhà văn Nam Cao đã thể hiện tấm lòng nhân đạo khi viết về con người Việt nam trong xã hội trước Cách mạng. Ông không chỉ nhìn, miêu tả họ bằng cái nhìn nhân ái. Mà ông còn khẳng định về một thái độ sống, một cách ứng xử nhân đạo. Và ông cũng giúp cho người đọc biết đặt mình vào những cảnh ngộ cụ thể để cảm thông , thấu hiểu, trân trọng, nâng niu những điều đáng quí ở những con người quanh ta. 49
  30. Kết bài -Khẳng định vai trò, ý nghĩa, trách nhiệm của người nghệ sĩ chân chính -Liên hệ bản thân về cách nhìn, cách cảm, cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống. 0,25 - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết ĐỀ YÊN ĐỊNH PHẦN I. ĐỌC HIỂU: ( 6,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bản nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? Câu 2. (1,0 điểm) Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? Câu 3. (2,0 điểm) Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy? Câu 4. (2,0 điểm) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bản nước và lũ cướp nước"? PHẢN I. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm ) Câu 1: (4,0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Câu 2: (10,0 điểm): | Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7), ĐÁP ÁN Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên nghị luận. Câu 2. (1,0 điểm) Đoạn văn đề cập đến nội dung: Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù. Câu 3. (2,0 điểm) Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên là: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng Công dụng: Khẳng định từ thời xa xưa đến nay cứ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng tinh thần yêu nước của nhân dân lại trỗi dậy mạnh mẽ. Câu 4. (2,0 điểm) 50
  31. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bản nước và lũ cướp nước" là: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa. – Tác dụng: + Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước. + Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn. + Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta. PHẢN I. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm ) Câu 1: (4,0 điểm): Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Tuy nhiên, vẫn có những thanh niên đã không ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay là quan trọng như thế nào, mà chỉ việc lo ăn chơi mà không cố gắng học tập để có thể giúp cho tương lai của mình và đất nước. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung. Là học sinh mỗi chúng ta cần không ngừng học tập tu dưỡng đạo đức, làm theo lời dặn của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” để sau này đưa Tổ Quốc sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Câu 2: (10,0 điểm): A- Mở bài * Yêu cầu: Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. B- Thân bài - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: + Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và 51
  32. thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ. + Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn. - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này: + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên. + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”: Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ. ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. C- Kết bài * Yêu cầu: Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ. ĐỀ HOÀNG HÓA PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ 52
  33. Hoa cau rụng trắng ngoài thềm. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nối thành người.” (Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân) Câu 1(0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? Câu 2(1,0 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ ? Câu 3(2.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ ? Câu 4(2.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì ? (trình bày từ 5 - 7 câu). PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người. Câu 2 (10,0 điểm) | Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta săn có”. Qua bài thơ “ Bánh trôi nước” của | Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Câu 1(0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là Câu 2(1,0 điểm) Nôi dung của đoạn thơ: Quê hương hiện thân trong những thứ bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả. Câu 3(2.5 điểm) Biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ: So sánh (0,25 điểm) Tác dụng: Nhấn mạnh về những thứ bình dị, thân thương của quê hương Câu 4(2.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp: Hãy yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, gắn bó với quê hương, luôn nhớ về quê hương. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm) Đảm bảo các ý sau: MĐ: Có thể mở ngay bằng đoạn thơ trong đề: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nối thành người.” * Giải thích: - Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập 53
  34. chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó. - Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. * Biểu hiện - Là,lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê, là nỗi nhớ thường trực khi ở xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được trở về. Đó là tình cảm xuất phát từ tim. - Là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu gia đình, yêu làng xóm, Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, nơi đó có mẹ. - Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người. Liên hệ * Phê phán: Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ“lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy. * Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người đều có một quê hương để yêu, để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất. Câu 2 (10,0 điểm) Dàn ý Mở bài: - Dân dắt, nêu vất đề - Nêu ý kiến của Hoài Thanh - Nhận định khái quát giá trị và tính đúng đắn của ý kiến đó, xác định hướng và phạm vi sẽ chứng minh. (VB Bánh trôi nước) Thân bài: * Giảit thích: - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc hiểu cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là: Lòng vị tha, tỉnh cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên muốn đi xa lập chiến công, tính quyết đoán. - Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: Đó là tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương * Chứng minh qua Vb Bánh trôi nước: - Bài thơ Bánh trôi nước giúp ta biết trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ; cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của họ; lên án xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. - Bài thơ Bánh trôi nước giúp ta thêm yêu quý, trận trọng và ca ngợi người phụ nữ cũng như vẻ đẹp vốn có của họ Kết bài: - Khẳng định và nâng cao vấn đề thông qua nhận định của đề bài. Bài tham khảo 54
  35. Hoài Thành là nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng thi nhân Việt Nam đã chắp cánh cho thơ ca ngày càng phát triển. Trong bài " Ý nghĩa văn chương" ông đã khẳng định ý nghĩa và công dụng của văn chương qua nhận định:" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Ý kiến của Hoài Thanh đã khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. Văn chương bồi đắp tư tưởng tình cảm tâm hồn cho ta khiến đời sống tinh thần của ta mỗi ngày một phong phú để ta sống chân thành nhân ái vị tha hơn cuộc sống mỗi người một thêm tốt đẹp. Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của nhân loại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nói, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc hiểu cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là: Lòng vị tha, tỉnh cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên muốn đi xa lập chiến công, tính quyết đoán - Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta săn có: Đó là tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương Xứ mệnh cao cả trước hết của văn chương là “gây cho ta những tình cảm ta chưa có”. Đó là những tình cảm trước khi đọc văn chương chưa nảy sinh trong lòng ta. Đến với văn chương ta tiếp nhận thêm những tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến, với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương. Điều đó được thể hiện rõ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các “thần tượng” trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. “Bánh trôi nước” bài thơ tiêu biểu của bà. Đọc bài thơ giúp ta thêm trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ; cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của họ; lên án xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ “Bánh trôi nước” viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non” 55
  36. Đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công. Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, hay “xuất giá tòng phu”, nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Lên án bênh vực họ và tố cáo xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ” đương thời. Không chỉ vậy văn chương còn “, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Đó là thêm yêu quý, trận trọng và ca ngợi người phụ nữ cũng như vẻ đẹp vốn có của họ. Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối ”Bảy nổi ba chìm với nước non”. Đó là sự đồng cảm với những thiệt thòi, khổ đau mà người phụ nữ xưa phải chịu đựng. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Đó là những người phụ nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết khiến ta rất cảm phục. Kể sao cho hết công dụng của Văn Chương bằng cách tự nhiên nhất. Văn Chương đã bồi đắp nhiều tình cảm đẹp trong ta. Tóm lại ý kiến của Hoài Thanh thật chính xác " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Song không phải tác phẩm văn chương nào cũng tốt, có loại sách độc hại ta phải biết lựa chọn tác phẩm hay để đọc bồi dưỡng tình cảm cho ta. Đề: | Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta săn có”. Qua các tác phẩm thơ văn đã học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Dàn ý 56
  37. Mở bài: - Dân dắt, nêu vất đề - Nêu ý kiến của Hoài Thanh - Nhận định khái quát giá trị và tính đúng đắn của ý kiến đó, xác định hướng và phạm vi sẽ chứng minh. Thân bài: * Giảit thích: - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc hiểu cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là: Lòng vị tha, tỉnh cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên muốn đi xa lập chiến công, tính quyết đoán. - Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta săn có: Đó là tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương * Chứng minh: - Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có thông qua các ý sau: + Văn chương làm cho ta biết vui, buồn, hờn, giận vì những chuyện không đâu, những người không quen biết. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để chứng minh.) + Văn chương làm cho đời sống thêm phong phú. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để chứng minh.) - Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có như: Giáo dục đạo đức, tình cảm, nhắc nhở hành động trong mỗi con người + Tình yêu ông bà, cha, mẹ là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở ta tình cảm đối với ông bà, cha, mẹ ( Lấy dẫn chứng) + Văn chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người. ( Lấy dẫn chứng) + Văn chương giúp chúng ta thêm yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước giúp ta biết phân biệt phải- trái, xấu- tốt ( Lấy dẫn chứng) Kết bài: - Khẳng định và nâng cao vấn đề thông qua nhận định của đề bài. . Đề bài : I. Phần đọc hiểu : (6,0 diem). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Nhân ta có một làng nồng nàn yêu thước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả là bán nước và lũ cướp nước. | Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của sân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bộ Thuỷ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quag Trung. Chúng ta phải ghi nhớ công lag Của các vị anh hùng dân tộc, vị các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng." | (Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2.1.5 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nếu nội dung của của đoạn văn trên ? 57
  38. | Câu 3 (2.5 điểm) Dấu chấm lửng trong câu văn: " Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung "được dùng để làm gì? Câu 4. 0 điểm) Trong câu : “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử và ng thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, " tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? II. Phần Tạo lập văn bản Câu 1. (4 0 điểm). | Từ nội dung văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu suy nghĩ của em về truyền thông yêu nước của dân tộc ta. Câu 2. (10,0 điểm) Có ý kiến nhận xét: “Thơ cả dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động, Nó thể hiện sâu sắc tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta” | Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? PHẦN II -TẬP LÀM VĂN (14.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2: ( 10.0 điểm) Trong cuốn “ Từ điển văn học”, Nguyễn Xuân Nam viết: "Thơ là hình thức sảng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng . Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu 3. (10 điểm) Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng. Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. * Yêu cầu chung: Học sinh biết làm bài văn chứng minh gồm có ba phần rõ ràng. Chú ý các dẫn chứng đưa ra cần có sự phân tích chứ không phải là bài liệt kê dẫn chứng. Diễn đạt trong sáng, lưu loát và không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả. * Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định. b. Thân bài * Giải thích - Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định. 58
  39. - Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình. - Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân. * Chứng minh - Tình yêu quê hương đất nước + Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng). + Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm (Dẫn chứng). - Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê (Dẫn chứng). - Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè + Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng). + Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng). + Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng). - Tình yêu lao động sản xuất. + Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. - Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. + Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột. - Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa. - Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng). c. Kết bài Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân: - Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người bạn thân thuộc đối với mỗi người dân. - Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ ngườiViệt Nam. Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người. 59