Một số Đề kiểm tra học kỳ I - Môn Ngữ văn 8

doc 65 trang hoaithuong97 6880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số Đề kiểm tra học kỳ I - Môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_8.doc

Nội dung text: Một số Đề kiểm tra học kỳ I - Môn Ngữ văn 8

  1. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Hôm sau lão sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi. Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: -Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Đánh dấu X vào đáp án lựa chọn 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào và tác giả là ai? A. Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng. B. Tắt đèn – Ngô Tất tố. C. Tôi đi học – Thanh Tịnh. D. Lão Hạc – Nam Cao 2. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? A.Miêu tả + Biểu cảm. B. Tự sự + Miêu tả. C. Tự sự + Biểu cảm D. Nghị luận + Biểu cảm 3. Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất nội chính của đoạn văn nói trên: A. Tái hiện tâm trạng đau khổ và ân hận của lão Hạc. B. Lão Hạc kể lại chuyện bán chó C. Lòng xót xa thông cảm của ông giáo đối với lão Hạc. D. Cả ba nội dung trên. 4. Điền từ nào vào mục D để có phạm vi nghĩa bao hàm được nghĩa của các từ ở mục A, B, C ? A. Miệng. B. Mắt C. Mũi. D. . 5. Câu : “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !”, tác giả đã sữ dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hoá. B. Nói quá. C. Nói giảm, nói tránh. D. Chơi chữ. 6. Từ nào sau đây là từ tượng thanh : A. Vui vẻ. B. Hu hu. C. Ầng ậng. D. Móm mém. 7. Từ nào sau đây là từ tượng hình : A Xót xa. B. Ái ngại. C. Móm mém. D. Vui vẻ. 8. Tình thái từ sử dụng trong câu “Thế nó cho bắt à?” thuộc nhóm tình thái từ nào: A. Cầu khiến. B. Nghi vấn. C. Cảm thán. D.Biểu thị sắc thái tình cảm. 9. Trong câu “Tôi hỏi cho có chuyện: -Thế nó cho bắt à?” Dấu hai chấm có tác dụng gì? A. Đánh dấu phần bổ sung. B. Đánh dấu phần giải thích trước đó. C. Đánh dấu lời đối thoại. D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. 10. Trong các câu sau câu nào là câu ghép? A. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. B. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. C. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. D. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. 11. Trong truyện ngắn “Lão Hạc”, Lão Hạc hiện lên là một người như thế nào? A. Là một người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quí. B. Là người nông dân tiết kiệm đến gàn dở. C. Là người có thái độ sống vô cùng cao thượng. D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. 12. Giá trị nghệ thuật của truyện ngắn “Lão Hạc” được thể hện ở điểm nào? A. Khắc hoạ nhân vật sinh động, có chiều sâu tâm lý. B. Cách kể linh hoạt , hấp dẫn. C. Ngôn ngữ giản dị tự nhiên mà đậm đà. D. Cả 3 đều đúng. Phần tự luận (7 điểm) 1. Chép thuộc lòng 4 câu đầu trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. ( 1 điểm) 2. Có một người rất thân thiết với em, và đã làm em thay đổi nhiều! (6 điểm)
  2. ĐÁP ÁN: 1D 2B 3D 4 mặt 5C 6B 7C 8B 9C 10D 11A 12D II. Tự luận: Câu 1 : Viết đúng 4 câu đầu, không sai chính tả. Câu 2 : Đáp án. 1-Yêu cầu: -Hình thức : thể loại tự sự, có kết hợp cả yếu tố miêu tả và biểu cảm. Ngôi kể thứ nhất -Nội dung: Kể về một người thân thiết, có những ảnh hưởng tốt làm cho “em” thay đổi tốt lên 2- Dàn bài : *Mở bài: Lí do kể, giới thiệu chung về nhân vật. *Thân bài: -Khái quát về nhân vật: Ngoại hình, tính cách, tính tình, năng lực bản thân - Kể về những việc làm hành động, lời nói nhân vật để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất, tác động đến em làm em thay đổi tốt lên. *Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em về nhân vật. Biểu điểm: Điểm 5-6: Bài làm đảm bảo yêu cầu về nội dung lẫn hình thức: khắc hoạ được nhân vật kể. Biết chọn chi tiết để kể, chuyện có nội dung và có ý nghĩa sâu sắc. Cách hành văn mạch lạc, chặt chẽ. Văn viết có cảm xúc. Sai không quá 3 lỗi. Điểm 3-4: Bài làm đảm bảo yêu cầu về nội dung lẫn hình thức: nhưng văn viết chưa được hay lắm. Nội dung ý nghĩa câu chuyện chưa được sâu sắc. Sai không quá 5 lỗi các loại. Điểm 1-2: Bài làm chưa xây dựng được cốt chuyện, câu chuyện tẻ nhạt, kém ý nghĩa, chưa biết chọn lựa chi tiết tiêu biểu để kể, văn viết còn nhiều chỗ lủng củng, yếu kém về diễn đạt. Điểm 0: Không làm được, bài bỏ giấy trắng.
  3. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào câu đúng. Theo các nhà khoa học , bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh , cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải , làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. ( Trích Ngữ văn 8- tập I) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? A. Ôn dịch , thuốc lá. B. Bài toán dân số . C. Thông tin về trái đất năm 2000. 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ? A.Tự sự B. Thuyết minh. C. Miêu tả. 3.Vấn đề chính mà đoạn văn trên đề cập đến là gì? A. Tác hại của bao bì ni lông B. Tác hại của thuốc lá. C. Tác hại của việc gia tăng dân số. 4.Từ “ sinh trưởng” thuộc từ loại nào sau đây? A. Từ láy B. Từ ghép C. Từ Hán Việt. 5.Đoạn văn trên có bao nhiêu câu ghép? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 6.Mối quan hệ giữa các vế của câu ghép thứ nhất là gì? A. Quan hệ nhân quả B. Quan hệ bổ sung. C. Quan hệ tiếp nối D. Quan hệ đồng thời. 7.Có thể nối các vế của câu ghép bằng những cách nào ? A. Nối bằng quan hệ từ B. Nối bằng các dấu câu. C. Cả hai câu trên đều đúng. 8.Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ sau: Bác Dương thôi đã thôi rồi. Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. A. Nói giảm , nói tránh B. Nói quá C. Điệp ngữ. 9. Vì sao khi kể về kỷ niệm của ngày tựu trường đầu tiên của mình ,tác giả lại sử dụng vai kể thứ nhất ? A. Vì để cho người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe ,thây ,trải qua và dễ bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ riêng của mình. B. Vì lúc đó người kể có thể kể linh hoạt, tự do nhữnh gì diễn ra với nhân vật moi lúc mọi nơi một cách khách quan và thỏa mái. C. Tất cả đều đúng. 10. Chủ đề của truyện ngắn “Tôi đi học ”được thể hiện qua câu nào sau đây? A. Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều B. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi . C. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh . D. Hôm nay tôi đi học . 11. Tìm từ ngữ không cùng trường nghĩa với các từ còn lại ? A. Bút mực . B. Com-pa. C. Sách vở . C. Quần áo. 12. Vì sao em cho đoạn trích “Trong lòng mẹ ” dùng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm? A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc. B. Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm ,cảm xúc . C. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật ,con người. D. Vì đoạn văn nêu lên ý kiến đánh giá bàn luận . Phần tự luận (7 điểm) 1. Chép bốn câu bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.( 1đ) 2. Thuyết minh một dụng cụ học tập mà em thích nhất.
  4. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM A. Trắc nghiệm : (3đ) 1. C 2.B 3.A 4.C 5.B 6.D 7.C 8.A 9.A 10.D 11.D 12.B (Mỗi ý đúng đạt 0.25đ ) 9. Bốn câu đầu bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” Sai từ ba từ trở lên trừ 0.25đ Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu. Chạy mỏi chân thì hẳn ở tù . Đã khách không nhà trong bốn biển. Lại người có tội giữa năm châu. ( 1đ) B. Tự luận: (7đ) 1.Hình thức : - Đủ bố cục 3 phần - Trình bày rõ ràng , sạch đẹp. 2. Nội dung: - Làm nổi bật được đối tượng thuyết minh. - Tả được hình dáng của dụng cụ học tập ( theo trình tự hợp lý: trong ra ngoài , ngoài vào trong, trên xuống dưới ) - Nêu được công dụng của dụng cụ học tập. - Cảm xúc , tình cảm đối với dụng cụ học tập đó. 3. Biểu điểm: - Hoàn chỉnh về nội dung, hình thức , hành văn mạch lạc , lưu loát, làm rõ được đối tượng được thuyết minh, kiến thức chuẩn xác , chân thực. (7đ) - Nội dung tương đối, hành văn khá mạch lạc , làm rõ đối tượng được thuyết minh.( 5-6đ) - Nội dung khá sơ sài , chưa làm rõ được đối tượng được thuyết minh, bài chưa sâu, diễn đạt lủng củng ( 3-4đ) - Lạc đề , bài làm dài dòng chưa thuyết minh được dụng cụ học tập .( 1-2đ)
  5. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn văn sau, khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc Khốn nạn Ông giáo ơi!.Nó có biết gì đâu !Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về,vẫy đuôi mừng.Tôi cho nó ăn cơm.Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà,ngay đằng sau nó,tốm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên.Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên,hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại.Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết ! Này !Ông giáo ạ !Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử,nhìn tôi,như muốn bảo với tôi rằng:” A ! Lão già tệ lắm !Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó,nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó. (Văn 8-tập 1) Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Trong lòng mẹ B. Tức nước vỡ bờ. C. Lão Hạc D. Tôi đi học Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Ngô Tất Tố. B. Nam Cao. C. Nguyên Hồng. D. Thanh Tịnh. Câu 3: Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn trích? A. Lão Hạc kể với Ông giáo về việc bán chó. B. Lão Hạc kể với Ông giáo về việc thách cưới của cậu con trai C. Kể về hoàn cảnh của Lão Hạc D. Cả A,B,C đều sai. Câu 4 : Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh ? A. Co rúm. B. Chua chát. C. Móm mém. D. Hu hu. Câu 5 : Câu văn hay cụm từ nào dưới đây không có thán từ ? A. Lão hu hu khóc B. Này ! Ông giáo ạ. C. A ! Lão già tệ lắm D. Ông giáo ơi ! Câu 6 : Câu : Cái đầu lão ngọeo về một bên và cái miệng móm mém của Lão mếu như con nít. Đây là loại câu gì? A. Câu đơn. B. Câu ghép chính phụ. C. Câu ghép đẳng lập D. Câu đặc biệt. Câu 7 :Câu hoặc cụm từ nào dưới đây không có tình thái từ ? A. Này ! Ông giáo ạ B. Lão xử với tôi như thế này à? C. Nó thích hát dân ca quan họ kia D. Nó đi chơi với bạn từ hôm qua. Câu 8 :Xét về mặt hình thức(kiểu văn bản và thể loại),bài” Ôn dịch thuốc lá” thuộc kiểu văn bản nào? A. Tự sự B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 9 : Khi khói thuốc lá vào cơ thể,nạn nhân đầu tiên là bộ phận nào? A. Các tế bào niêm mạc ở vòm họng, phế quản B. Các tế bào niêm mạc ở phế quản, nan phổi C. Các hồng cầu trong máu D. Các lông rung của các tế bào niêm mạc ở vòm họng,ở phế quản Câu 10 : Văn bản thuyết minh có tính chất gì? A. Giàu tình cảm,cảm xúc. B. Mang tính thời sự nóng bỏng. C. Tri thức chuẩn xác,khách quan, hữu ích. D. Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Câu 11 : Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào:“Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn” A. Lão Hạc B . Tức nước vỡ bờ C. Trong lòng mẹ D. Tôi đi học Câu 12 : Các từ “đầu, tóc , mắt “ thuộc trường từ vựng: A. Hoạt động của con người. B. Bộ phận của cơ thể. C. Trạng thái tâm lý. D. Giác quan của con người. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (2 điểm)Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo lối diễn dich với chủ đề: Truyện “Cô bé bán diêm” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. Câu 2 ( 5 điểm): Em hãy viết bài văn thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người.
  6. ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM: Hhhhhhh Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án đúng C B A D A C D B D C A B Câu 1: Biết viết đoạn văn,làm nổi bật được ý chủ đề cho trước,trình bày theo lối diễn dịch,diễn đạt lưu loát,chữ viết cẩn thận,đảm bảo số dòng quy định (2 điểm) Câu 2: (5 điểm) A.Nội dung: 1. Mở bài: - Nêu khái quát tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người 2.Thân bài: -Nhận định về những tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con người. -Lần lượt phân tích và giải thích từng tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người (gây ho, viêm phế quản , viêm phổi,ho lao, nhồi máu cơ tim ,ung thư ). -Nêu những bình luận,đánh giá( theo hướng phê phán gay gắt) của cá nhân đối với tệ nạn hút thuốc lá ở môi trường sống xung quanh mình( gia đình, khu phố,làng xóm,ở địa phương ). 3. Kết bài: Khẳng định quan điểm cá nhân về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người. B. Biểu điểm: -Điểm 5: Thực hiện tốt những yêu cầu trên.Bài viết có những đoạn văn hay về việc bình luận và đánh giá của cá nhân đối với tệ nạn hút thuốc lá.Vài lỗi diễn đạt. -Điểm 3,4:Thực hiện khá tốt những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng,hợp lý. Dưới 6 lỗi diễn đạt. -Điểm 1,2: Nội dung sơ sài,diễn đạt lúng túng,nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả. -Điểm o : Không viết,lạc đề.
  7. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: 1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? A. Ghi lại đầy đủ, chi tiết toàn bộ câu chuyện của văn bản một cách trung thành B. Kể lại một cách sáng tạo câu chuyện trong văn bản C. Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản D. Phân tích nội dung, ý nghĩa của văn bản 2. Văn thuyết minh là gì? A. Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng B. Trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội C. Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê D. Dùng các chi tiết, hình ảnh nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh * Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 3, 4: “Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi ” (Lão Hạc – Nam Cao). 3. Từ “chao ôi” trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì? A. Thán từ B. Quan hệ từ C. Trợ từ D. Tình thái từ 4. Các từ: “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào dưới đây? A. Chỉ tính cách của con người B. Chỉ trình độ của con người C. Chỉ thái độ cử chỉ của con người D. Chỉ hình dáng của con người * Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ 5 đến 12): “Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn - xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. “Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?” Nhưng Giôn - xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kỳ quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn . Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.” (Trích Chiếc lá cuối cùng, Ngữ văn 8, tập 1) 5. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Thuyết minh 6. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Kể lại diễn biến tâm trạng của Giôn -xi khi ngắm nhìn chiếc lá cuối cùng B. Miêu tả chiếc lá thường xuân cuối cùng trong đêm giông bão C. Kể lại cuộc đối thoại của hai chị em Giôn - xi về chiếc lá cuối cùng D. Kể lại tình cảm và suy nghĩ của Xiu dành cho Giôn - xi 7. Trong đoạn trích trên, nhân vật Giôn–xi được khắc hoạ như thế nào ? A. Là một người sống nội tâm, biết hy sinh cho người khác B. Là một người yếu đuối, bi quan, buông xuôi số phận C. Là một người bất lực trước hoàn cảnh, kém may mắn D. Là một người đã cố gắng chống chọi với bệnh tật nhưng không thể vượt qua 8. Câu văn nào dưới đây sử dụng biệp pháp nói giảm, nói tránh? A. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. B. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết. C. Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. D. Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
  8. 9. Từ “Nhưng” trong câu: “Nhưng Giôn - xi không trả lời.” có vai trò gì? A. Làm dấu hiệu xuất hiện câu chủ đề của đoạn B. Triển khai đoạn, phát triển ý C. Liên kết ý giữa 2 đoạn văn D. Đánh dấu một vấn đề được kết thúc 10. Dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên dùng để làm gì? A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu từ ngữ quan trọng D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật 11. Câu văn: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa” thuộc loại câu nào? A. Câu ghép không sử dụng từ nối B. Câu ghép nối nhau bằng một quan hệ từ C. Câu ghép nối nhau bằng một cặp quan hệ từ D. Câu ghép nối nhau bằng một cặp từ hô ứng 12. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ? A. tàn nhẫn B. mạnh mẽ C. lộp độp D. kỳ quặc Phần tự luận (7 điểm) 1: Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri. 2 Kể một kỷ niệm đáng nhớ về một người hoặc con vật mà em yêu quý.
  9. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B A A B A B A C D B C Tự luận (7 điểm) 13. (2 điểm): Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em sau khi học truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri. - Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân. (1 điểm) - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. (0,5 điểm) - Không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả. ( 0,5 điểm) 14. (5 điểm): Kể một kỷ niệm đáng nhớ về một người hoặc con vật mà em yêu quý. Cần đạt được các yêu cầu sau: - Viết đúng thể loại văn tự sự, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. (1 điểm) - Mở bài (0,5 điểm): giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ với một người hoặc một con vật. - Thân bài (3 điểm): + Kể lại được kỉ niệm, đảm bảo được tính logic, hợp lí của các sự việc. (2 điểm) + Kết hợp được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong kể chuyện. (1 điểm) - Kết luận: cảm nghĩ chung về người hoặc con vật. (0,5 điểm) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Thạ loại, phương C2 C 7 2 học đ thạc biạu ạt Nại dung C 6 1 Tác giạ C5 1 Tiếng Trường từ vựng C10 1 Việt Từ tượng thanh, C11 1 từ tượng hình Từ Hán Việt C9 1 Tình thái từ, trợ C4 1 từ, thán từ Câu ghép C12 1 Dấu ngoặc kép, C8 1 dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Tập Luyạn tạp tóm tạt C 13 1 làm văn bạn tạ sạ Văn Tạ sạ kạt hạp C1 1 vại miêu tạ, biạu cạm Viết đoạn văn Tự 1 sự C1 Viết bài văn C14 1 thuyết minh.
  10. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: 1. Trong văn bản tự sự, việc đưa yếu tố miêu tả vào có tác dụng gì? Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật Làm nổi bật tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động 2. Văn bản Ôn dịch, thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Nghị luận 3. Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá? A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi? B. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. Bảy nổi ba chìm với nước non. C. Bàn tay ta làm nên tất cả D. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm. Tựa nhau trông xuống thế gian cười. 4. Từ “Này” trong phần trích: “Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!” (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây ? A. Thán từ B. Quan hệ từ C. Trợ từ D. Tình thái từ Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ 5 đến 12): “Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ: - Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.) Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy, đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn”. (Trích Tôi đi học, Ngữ văn 8, tập 1) 5. Tác giả của Tôi đi học là ai? A. Thanh Tịnh B. Nguyên Hồng C. Nam Cao D. Ngô Tất Tố 6. Nội dung nổi bật của đoạn trích trên là gì? Sự e dè, sợ hãi ông đốc của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngại ngùng của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường Cảm giác lo sợ trước một không gian mới và môi trường mới của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường Niềm hạnh phúc của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên tới trường 7. Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả kết hợp với tự sự B. Biểu cảm kết hợp với miêu tả C. Tự sự kết hợp với biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 8. Dấu ngoặc đơn trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? A. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp B. Dùng để mở rộng nghĩa của từ, cụm từ đứng trước C. Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, ) D. Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó 9. Từ “ông đốc” được hiểu theo nghĩa nào? A. Thầy giáo B. Thầy giám thị C. Thầy hiệu trưởng D. Thầy thanh tra 10. Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người? A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò B. Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm D. Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào 11. Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôi như bầy chim non xếp hàng vào lớp.” là phù hợp nhất? A. sợ hãi B. hồi hộp C. lúng túng D. ríu rít 12. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. B. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. C. Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. D. Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.
  11. Phần tự luận (7 điểm) 1. Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An - đéc - xen (không quá 15 câu). 2. Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em.
  12. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu đúng 0, 25 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA C D C A A B D C C B D A Tự luận (7 điểm) 13. (2 điểm) Hãy tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An - đéc - xen (không quá 15 câu). - Đảm bảo được các chi tiết, sự việc chính. (1 điểm) - Lời văn sáng sủa. mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. (0,5 điểm) - Đảm bảo số dòng quy định. (0,5 điểm) 14. (5 điểm) Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em . * Hình thức (1 điểm): Viết đúng thể loại văn thuyết minh, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Bài văn mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả sẽ bị trừ điểm (4 lỗi trừ một điểm). * Dàn bài gợi ý (4 điểm): - Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu về vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình. - Thân bài (3 điểm): + Giới thiệu hình dạng, trình bày cấu tạo, chất liệu của vật dụng hoặc phương tiện. (2 điểm) + Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản của vật dụng hoặc phương tiện. (1 điểm) - Kết bài (0,5 điểm): Nêu vai trò của phương tiện hoặc vật dụng trong đời sống con người.
  13. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: 1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Ghi lại đầy đủ, chi tiết toàn bộ câu chuyện của văn bản một cách trung thành Kể lại một cách sáng tạo câu chuyện trong văn bản Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản Phân tích nội dung, ý nghĩa của văn bản 2. Văn thuyết minh là gì? A. Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng B. Trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội C. Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê D. Dùng các chi tiết, hình ảnh nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh * Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 3, 4: “Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi ” (Lão Hạc – Nam Cao). 3. Từ “chao ôi” trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì? A. Thán từ B. Quan hệ từ C. Trợ từ D. Tình thái từ 4. Các từ: “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào dưới đây? A. Chỉ tính cách của con người B. Chỉ trình độ của con người C. Chỉ thái độ cử chỉ của con người D. Chỉ hình dáng của con người * Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ 5 đến 12): “Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn - xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. “Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?” Nhưng Giôn - xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kỳ quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn . Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.” (Trích Chiếc lá cuối cùng, Ngữ văn 8, tập 1) 5. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Thuyết minh 6. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Kể lại diễn biến tâm trạng của Giôn -xi khi ngắm nhìn chiếc lá cuối cùng B. Miêu tả chiếc lá thường xuân cuối cùng trong đêm giông bão C. Kể lại cuộc đối thoại của hai chị em Giôn - xi về chiếc lá cuối cùng D. Kể lại tình cảm và suy nghĩ của Xiu dành cho Giôn - xi 7. Trong đoạn trích trên, nhân vật Giôn–xi được khắc hoạ như thế nào ? A. Là một người sống nội tâm, biết hy sinh cho người khác B. Là một người yếu đuối, bi quan, buông xuôi số phận C. Là một người bất lực trước hoàn cảnh, kém may mắn D. Là một người đã cố gắng chống chọi với bệnh tật nhưng không thể vượt qua 8. Câu văn nào dưới đây sử dụng biệp pháp nói giảm, nói tránh? A. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. B. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết. C. Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. D. Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
  14. 9. Từ “Nhưng” trong câu: “Nhưng Giôn - xi không trả lời.” có vai trò gì? A. Làm dấu hiệu xuất hiện câu chủ đề của đoạn B. Triển khai đoạn, phát triển ý C. Liên kết ý giữa 2 đoạn văn D. Đánh dấu một vấn đề được kết thúc 10. Dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên dùng để làm gì? A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu từ ngữ quan trọng D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật 11. Câu văn: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa” thuộc loại câu nào? A. Câu ghép không sử dụng từ nối B. Câu ghép nối nhau bằng một quan hệ từ C. Câu ghép nối nhau bằng một cặp quan hệ từ D. Câu ghép nối nhau bằng một cặp từ hô ứng 12. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ? A. tàn nhẫn B. mạnh mẽ C. lộp độp D. kỳ quặc Phần tự luận (7 điểm) 1: Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri. 2: Kể một kỷ niệm đáng nhớ về một người hoặc con vật mà em yêu quý.
  15. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dung Tổng Thấp Cao Lĩnh vực ND TN TL TN TL TN TL T TL N Văn Phương C 5 1 học thức biểu đạt Nội dung C 6, 7 2 Tiếng Trường từ 1 Việt vựng C 4 Từ tượng C 12 1 thanh Tình thái C 3 1 từ, trợ từ, thán từ Câu ghép C 11 1 Dấu câu C 10 1 Nói giảm, C 8 1 nói tránh Tập Tóm tắt C1 1 làm văn bản tự Văn sự Văn thuyết C2 1 minh Những vấn C 9 1 đề chung về văn bản Viết đoạn C 13 1 văn Viết bài văn tự sự C14 kết hợp với 1 miêu tả, biểu cảm Tổng số câu 3 9 1 1 14 Trọng số điểm 0,75 2,25 2 5 10 Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B A A B A B A C D B C Tự luận (7 điểm) 1 : Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em sau khi học truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri. Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân. (1 điểm) Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. (0,5 điểm) Không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả. ( 0,5 điểm) 2: Kể một kỷ niệm đáng nhớ về một người hoặc con vật mà em yêu quý. Cần đạt được các yêu cầu sau: Viết đúng thể loại văn tự sự, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. (1 điểm) Mở bài (0,5 điểm): giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ với một người hoặc một con vật. Thân bài (3 điểm): + Kể lại được kỉ niệm, đảm bảo được tính logic, hợp lí của các sự việc. (2 điểm) + Kết hợp được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong kể chuyện. (1 điểm)
  16. Kết luận: cảm nghĩ chung về người hoặc con vật. (0,5 điểm) §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: 1. Trong văn bản tự sự, việc đưa yếu tố miêu tả vào có tác dụng gì? Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật Làm nổi bật tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động 2. Văn bản Ôn dịch, thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Nghị luận 3. Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá? A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi? B. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. Bảy nổi ba chìm với nước non. C. Bàn tay ta làm nên tất cả D. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm. Tựa nhau trông xuống thế gian cười. 4. Từ “Này” trong phần trích: “Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!” (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây ? A. Thán từ B. Quan hệ từ C. Trợ từ D. Tình thái từ Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ 5 đến 12): “Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ: - Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.) Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy, đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn”. (Trích Tôi đi học, Ngữ văn 8, tập 1) 5. Tác giả của Tôi đi học là ai? A. Thanh Tịnh B. Nguyên Hồng C. Nam Cao D. Ngô Tất Tố 6. Nội dung nổi bật của đoạn trích trên là gì? A. Sự e dè, sợ hãi ông đốc của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường B. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngại ngùng của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường C. Cảm giác lo sợ trước một không gian mới và môi trường mới của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường D. Niềm hạnh phúc của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên tới trường 7. Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả kết hợp với tự sự B. Biểu cảm kết hợp với miêu tả C. Tự sự kết hợp với biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 8. Dấu ngoặc đơn trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? A. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp B. Dùng để mở rộng nghĩa của từ, cụm từ đứng trước C. Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, ) D. Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó 9. Từ “ông đốc” được hiểu theo nghĩa nào? A. Thầy giáo B. Thầy giám thị C. Thầy hiệu trưởng D. Thầy thanh tra 10. Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người? A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò B. Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm D. Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào 11. Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôi như bầy chim non xếp hàng vào lớp.” là phù hợp nhất? A. sợ hãi B. hồi hộp C. lúng túng D. ríu rít 12. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. B. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. C. Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. D. Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Phần tự luận (7 điểm) 1: Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An - đéc - xen (không quá 15 câu).
  17. 2: Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Thể loại, phương C2 C 7 2 học thức biểu đạt Nội dung C 6 1 Tác giả C5 1 Tiếng Trường từ vựng C10 1 Việt Từ tượng thanh, C11 1 từ tượng hình Từ Hán Việt C9 1 Tình thái từ, trợ C4 1 từ, thán từ Câu ghép C12 1 Dấu ngoặc kép, C8 1 dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Tập Luyện tập tóm tắt C 13 1 làm văn bản tự sự Văn Tự sự kết hợp với C1 1 miêu tả, biểu cảm Viết đoạn văn Tự 1 sự C1 Viết bài văn C14 1 thuyết minh. Số câu 5 7 1 1 14 Trọng số điểm 1,25 1,75 2 5 10 Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu đúng 0, 25 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA C D C A A B D C C B D A Tự luận (7 điểm) 13. (2 điểm) Hãy tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An - đéc - xen (không quá 15 câu). - Đảm bảo được các chi tiết, sự việc chính. (1 điểm) - Lời văn sáng sủa. mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. (0,5 điểm) - Đảm bảo số dòng quy định. (0,5 điểm) 14. (5 điểm) Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em . * Hình thức (1 điểm): Viết đúng thể loại văn thuyết minh, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Bài văn mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả sẽ bị trừ điểm (4 lỗi trừ một điểm). * Dàn bài gợi ý (4 điểm): Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu về vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình. Thân bài (3 điểm): + Giới thiệu hình dạng, trình bày cấu tạo, chất liệu của vật dụng hoặc phương tiện. (2 điểm) + Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản của vật dụng hoặc phương tiện. (1 điểm) Kết bài (0,5 điểm): Nêu vai trò của phương tiện hoặc vật dụng trong đời sống con người.
  18. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu _0.25 điểm ) Câu 1: Truyện ngắn “Tôi đi học” là sáng tác của nhà văn nào? A. Nam Cao B. Thanh Tịnh C. Ngô Tất Tố D. Nguyên Hồng Câu 2: Trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu là: A. Người phụ nữ giàu lòng yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. B. Người phụ nữ hiền lành, luôn mẫu mực. C. Người mẹ hết lòng thương yêu con cái. D. Người bị áp bức đứng lên đấu tranh. Câu 3: Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên H thuộc thể loại nào? A. Hồi kí B. Bút kí C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 4: Truyện ngắn “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 5: Nét hoạ “ Chiếc lá” ( trong “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen-ri) do cụ Bơ-men vẽ trên tường trong một đêm mưa tuyết thật sự là một kiệt tác, vì: A. Nét hoạ “Chiếc lá” có thể bán được nhiều tiền. B. Nét hoạ “ Chiếc lá” được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao cả đã cứu sống được một con người. C. Nét hoạ “ Chiếc lá” được mọi người trầm trồ khen ngợi. D. Nét hoạ “ Chiếc lá” được vẽ bằng bút lông, màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau. Câu 6: Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu được sáng tác vào năm nào? A. 1908 B. 1912 C. 1910 D. 1914 Câu 8: Các từ “ tát, túm, xô, đẩy, nắm, đánh” thuộc trường từ vựng nào dưới đây: A. Bộ phận của tay. B. Cảm giác của tay. C. Hoạt động của tay. D. Đặc điểm của tay Câu 9: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ? A. Móm mém B. Hu hu C. Loay hoay D. Rũ rượi Câu10:Câu nào sau đây không chứa trợ từ? A. Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời thơ ấu. B. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. C. Ngay tôi cũng không biết đến chuyện này. D. Cô ấy đẹp ơi là đẹp. Câu11: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau: “ Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta”. A. Nói giảm, nói tránh B. Nói quá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu12: Mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự là: A. Ghi lại đầy đủ chi tiết toàn bộ câu chuyện của một tác phẩm để người đọc nắm được tác phẩm ấy. B. Kể lai một cách sáng tạo câu chuyện trong tác phẩm nhằm hấp dẫn người chưa đọc đến. C. Ghi lại một cách trung thành, chính xác những nội dung chính của một tác phẩm để người chưa đọc nắm được tác phẩm ấy. D. Phân tích nội dung, ý nghĩa của một tác phẩm . Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Tóm tắt truyện ngắn “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao( từ 7-10 dòng) Câu 2 : Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
  19. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : (3 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phương án đúng B A A B B D D C B A B C Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1 :Nội dung: - Tóm tắt cần nêu đầy đủ các sự việc chính và nhân vật quan trọng trong truyện ngắn “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. - Hình thức : Đảm bảo số dòng qui định ( 10 dòng) Câu 2: -Kể về lần phạm lỗi với thầy cô giáo: Đó là khi nào, ở đâu? Em đã phạm lỗi gì? Chuyện đã xảy như thế nào? - Miêu tả sự việc xảy ra, hình ảnh thầy cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi ( nét mặt, cử chỉ, lời nói , thái độ, ) - Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy ( lo lắng , ân hận, buồn phiền, ) -Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận trong bài văn tự sự -Bài viết có sáng tạo trong diễn đạt - Bố cục phải rõ ràng, mạch lạc. *. Thang điểm : -Điểm 5: Bố cục rõ, lời văn có nhiều sáng tạo, giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả. -Điểm 3-4: Bố cục rõ, lời văn có sáng tạo, mắc một số lỗi chính tả. - Điểm 1,2: Các trường hợp còn lại.
  20. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đ ọc đoạn trích để trả lời câu hỏi từ bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng “ Tôi mải mốt chạy sang (1). Mấy người hàng xóm đến trước tôi xôn xao ở trong nhà (2). Tôi xồng xộc chạy vào (3). Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc (4). Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái nảy lên (5)”. Câu 1: Đoạn văn trên đưởc trích từ văn bản: A. Tức nước vỡ bờ B. Trong lòng mẹ. C. Tôi đi học D. Lão Hạc Câu 2: Ai là nhà văn hiện thực xuất sắc xuất thân là nhà nho gốc nông dân? A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh Câu 3: Nội dung của đoạn văn trên là: A. Miêu tả hành động của nhân vật tôi. B. Miêu tả tâm trạng đau xót của lão Hạc. C. Niềm xót xa của tác giả. D. Miêu tả cái chết của lão Hạc. Câu 4: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? A. tru tréo B. xộc xệch C. rũ rượi D. xồng xộc Câu 5: Trường hợp nào sau đây không có thán từ? A. Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? C. Ôi kim lang! Hỡi kim lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây. D. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. Câu 6: Câu nào trong đoạn văn trên là câu ghép? A. Câu 1,2 B.Câu 2,3 C.Câu 3, 4 D.Câu 4, 5 Câu 7: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện “Cô bé bán diêm”? A. Kể về hoàn cảnh khổ cực của cô bé. B. Quang cảnh và không khí của đêm giao thừa nơi em bé sống. C. Niềm thương cảm của nhà văn dành cho em bé. D. Tình thương của cô bé dành cho bà nội hiền từ. Câu 8: Trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng”, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết thật sự là một kiệt tác. Vì sao? A. Vì chiếc lá vẽ rất lớn B. Vì chiếc lá vẽ giống chiếc lá thật và cứu sống được Giôn-xi. C. Vì Giôn-xi và Xiu chưa bao giờ được nhìn thấy chiếc lá. D. Vì cụ Bơ-men cho đó là kiệt tác. Câu 9: Văn bản “Hai cây phong” người kể chuyện giới thiệu mình làm gì? A. nhà văn B. nhà báo C. hoạ sĩ D. nhạc sĩ Câu 10: Ý nào nói đúng nhất hậu quả của sự gia tăng dân số thế giới? A. Làm cho nền kinh tế bị giảm sút. B. Quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của chính loài người C. Ảnh hưởng nền giáo dục của các nước nghèo nàn lạc hậu. D. Làm mất ổn định nền chính trị toàn cầu . Câu 11: Các thành ngữ sau, trường hợp nào không sử dụng biện pháp tu từ nói quá? A. Một nắng hai sương B. Vắt cổ chày ra nước C. Đen như cột nhà cháy D. Cười vỡ bụng. Câu 12: Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác Lê-nin thế giới người hiền “ lên đường” trong câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nói quá B. Nói giảm nói tránh C. Ẩn dụ D. Nhân hoá Phần tự luận (7 điểm) 1. Viết đoạn văn ngắn nêu tác hại của rác thải là bao bì ni lông (2đ). 2. Hãy thuyết minh một loài hoa em yêu thích (5đ).
  21. ĐÁP ÁN: I. Phần 1: (3đ) (Mỗi câu 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B D A A D C B C B A B II. Phần 2: Câu 1 (2đ). Yêu cầu: - Về hình thức, kĩ năng: Viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn hoặc một đoạn văn. Diễn đạt lưu loát, đảm bảo đúng ngữ pháp, chính tả. - Về nội dung: Nêu tác hại của bao bì ni lông: cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật; làm tắt đường thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi phát sinh truyền bệnh; trôi ra biển làm sinh vật chết vì nuốt phải; làm ô nhiễm thực phẩm khi đốt gây độc hại. Câu 2 (5đ). a. Yêu cầu : - Về hình thức và kĩ năng: Bài viết hoàn chỉnh. Vận dụng đúng phương thức thuyết minh. Có sử dụng các biện pháp tu từ, yếu tố miêu tả. - Về nội dung: Thuyết minh đúng đối tượng, nêu đặc điểm sinh trưởng: rễ, thân, lá. Cách chăm sóc. Ý nghĩa của nó trong cuộc sống. b. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng tốt cả 2 yêu cầu. Bài viết lưu loát. Lỗi diễn đạt không đáng kể. - Điểm 3: Đảm bảo đúng thể loại, cung cấp được những kiến thức cơ bản của đối tượng. diễn đạt còn sai sót. - Điểm 1: Bài viếtchưa đảm bảo kiến thức, chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm bài.
  22. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi câu hỏi mà em cho là đúng nhất. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bênvà cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. - Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng, tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên.Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả hai chân nó lại,Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này ông giáo ạ!Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi: Nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo với tôi rằng “A! Lão già tệ lắm!Tôi với lão ăn ở với nhau như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”Thì ra tôi già bằng từng này tuổi đầu rồicòn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ lừa nó! 1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A. Trong lòng mẹ B. Tôi đi học C. Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc. 2/ Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Nguyên Hồng B. Nam Cao. C. Ngô Tất Tố. D. Thanh Tịnh. 3/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Biểu cảm kết hợp với tự sự. B. Biểu cảm kết hợp với miêu tả. C. Miêu tả kết hợp với nghị luận. D. Cả 3 phương án A B C đều đúng. 4/ Đoạn văn trên được viết theo lời kể của nhân vật nào? A. Lão Hạc. B. Ông giáo . C. Thằng Mục. D.Lão Hạc và ông giá 5 Vì sao sau khi bán chó lão Hạc lại khóc? A. Lão ân hận vì đã bán con chó. B. Lão ân hận vì đã đánh lừa con chó. C. Vì lão nhận ra ánh mát oán hờn trong mắt con chó. D. Vì lão cảm thấy mất đi một người bạn thân thiết 6/ Đoạn văn trên có bao nhân vật được kể tới ( kể cả con Vàng) A. Ba B. Năm. C. Bốn D. Sáu. 7/Từ nào dưới đây không phải là từ tượng thanh? A. Ư ử B. Ha hả. C. Loay hoay D. Rì rầm. 8/ Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình? A Lộp bộp. B . Rũ ruợi. C. Lò dò. D. Loay hoay 9/ Câu văn hay cụm từ nào dưói đây không có thán từ? A. Ông giáo ơi! B. Này!Ông giáo ạ! C. A!Lão già tệ lắm! D. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. 10//Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. B. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! C. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại . D. Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra. 11/ Những từ ngữ sau :Tóm, dốc ngược,loay hoay, trói, thuộc trường từ vựng nào? A. Bộ phận của con người. B. Hoạt động của con người . C. Tính chất của con người. D. Trạng thái của con người. 12/ Dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau có công dụng gì? Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” A. Đánh dấu câu dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn. D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai , châm biếm. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Em hiểu thế nào về nhan đề “ tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích(trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn”-của Ngô Tất Tố) Câu 2 : Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc, kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? (Hãy sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự của em?)
  23. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 8 I/ TRẮC NGIỆM ( 3 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D B B A C C C A D A B A II/TỰ LUẬN Câu1 (2 điểm): Học sinh phải đảm bảo được các ý sau: _ “Tức nước vờ bờ”là câu tục ngữ dân gian đúc kết một kinh nghiệm, một quy luật trongcuộc sống:có áp bức có đấu tranh. _ Nhà văn Ngô Tất Tốđã nắm bắt được điều đó và cụ thể hoá trong tác phẩm của mình để khám phá chân lý đời sống -Những người bị áp bức nhiều nhất muốn thoát khỏi sự áp bức thì không có con đường nào kháclà phải vùng lên đấu tranh để tự giải phóng. - Ông đã cảm nhận được xu thế đấu tranh của quần chúng và sức mạnh như nước vỡ bờ của họ. Câu2 (5điểm) a) Về nội dung: Bài viết phải đảm bảo những yêu cầu chính(dựa vào văn bản “Lão Hạc”) -Hoàn cảnh éo le ,nghèo khổ của Lão Hạc. -Tâm trạng day dứt của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng. -Lão sang nhà ông giáo kể lại chuyện bán con Vàng,để dãi bày sự khổ tâm của mình với ông giáo.Qua đó ta thấy được một nhân cách cao đẹp của Lão Hạc. b) Về hình thức: -Học sinh phải kể chuyện ở ngôi kẻ thứ nhất(xưng “tôi”) là người đựơc trực tiếp chứng kiến câu chuyện đó -Biết kết hợp với yếu tố miêu tả( Nét mặt ,cử chỉ,giọng điệu)của lão Hạc khi lão kể chuyện cho ông giáo nghe. -Có bộc lộ cảm xúc của mình về nhân cách cao đẹp của lão Hạc. -Bố cục 3 phần rõ ràng -Văn lưu loát có hình ảnh,ít mắc lỗi chính tả thông thường, lỗi diên đạt. BIỂU ĐIỂM: -Điểm 5: đáp ứng tất cả hai yêu cầu nội dung ,hình thức. - Điểm 3,4:Đáp ứng cơ bản yêu cầu về nội dung và hình thức,(có thể có một vài sai sót nhỏ có thể hạn chế về yếu tố miêu tả trong khi giải quyết khá tốt phương thức tự sự. -Điểm2,1:Chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày >Bài viết vẫn có ý của bài văn tự sự, nhưng sắp sếp lộn xộn, diễn đạt hạn chế. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng, viết lung tung không có ý
  24. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹ bài thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng càng bền dạ sắt son Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con (Ngữ văn 8 - Tập 1) Câu1. Tên bài thơ trên là : A. Vào ngục Quảng Đông cảm tác C. Muốn làm thằng Cuội B. Đập phá ở Côn Lôn D. Hai chữ nước nhà Câu 2. Tác giả bài thơ trên là A. A' Nam Trần Tuấn Khải C. Phan Châu Trinh B. Phan Bội Châu D. Tản Đà Câu 3. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh A. Tác giả bị Pháp bắt đày ra Côn đảo lao động khổ sai năm 1908 B. Được viết năm 1914 khi tác giả bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam. C. Lấy lịch sử khi quân Minh sang xâm lược nước ta . D. Trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp bùng nổ Câu 4. Bài thơ viết theo thể : A. Thất ngôn bát cú C. Cổ thể B. Thất ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát Câu 5. Nội dung bài thơ là A. Thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng, vượt lên trên cảnh nhà ngục khốc liệt, tối tăm. B. Khắc hoạ hình tượng đẹp, lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước gặp nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí C. Tâm sự yêu nước đầy nhiệt huyết của người chí sĩ cách mạng D. Tâm trạng chán trường hiện tại muốn thoát tục lên tiên Câu 6. Câu thơ diễn tả công việc đập đá của người tù, để thể hiện tư thế hiên ngang cùng sức mạnh tác giả, sử dụng nghệ thuật A. Nói giảm - nói tránh B. Ẩn dụ C. Nói quá D. Đối Câu7. Câu "Xách búa đánh tan dăm bảy đống" rút gọn A. Chủ ngữ B. Cả CN - VN C. Vị ngữ D. Không rút gọn Câu 8. Hình ảnh thể hiện chí khí và ý thức về sự nghiệp người tù theo đuổi là : A. Dạ sắt son B. Thân sành sỏi C. Kẻ vá trời D. Việc con con Câu 9. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép ? A, Là câu chỉ có một cụm chủ – vị làm nòng cốt câu. B, Là câu có hai cụm chủ – vị và chúng không bao chứa trong nhau. C, Là câu có ba một cụm chủ – vị và chúng bao chứa trong nhau. D, Là câu có hai cụm chủ – vị trở lên và chúng không bao chứa trong nhau Câu10. Các quan hệ từ: mà , còn, chứ dùng để chỉ quan hệ gì giữa các vể trong câu ghép? A. Bổ sung. B. Tương phản. C. Nguyên nhân. D. Nối tiếp. Câu11. Việc không cần thiết khi thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú là A. Nguồn gốc xuất xứ thể thơ . B. Luật thơ, vần, thanh, số lượng câu chữ . C. Cách đọc và ngắt nhịp . D. Tác giả, tác phẩm thành công . Câu12. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? A. Có tính hình tượng , giàu tính biểu cảm. B. Có tính chính xác , cô đọng chặt chẽ và sinh động. C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc. D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Chép bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" của thơ Tản Đà,
  25. Câu 2: Thuyết minh về một thứ đồ dùng( học tập hoặc sinh hoạt ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM ( 3Đ) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP B C A A B C A C D B D B ÁN II, TỰ LUẬN( 7Đ ) CÂU1: Chép nội dung bài thơ (2đ) - Đúng nội dung . - Trình bày sạch đẹp CÂU 2: (5Đ) -Mở bài (0,5đ ): Giới thiệu một đồ dùng trong học tập(sinh hoạt) -Thân bài : (4đ) -Hình dáng đồ dùng.(0,5) -Cấu tạo đồ dùng(2đ) +bên ngoài +bên trong -Cách sử dụng(0,5đ) -Công dụngcủa nótrong học tập hoặc trong sinh hoạt (1đ) Kết bài(0,5) : - Ýnghĩa của đồ dùng - Thái độ của em MA TRẬN NHẬN BIẾT THÔNG VẬN DỤNG VẬN TỔN MỨC ĐỘ HIỂU THẤP DỤNG G CAO NỘI TN TL TN T TN TL T TL DUNG L N TÁC GIẢ Câu1,2 CÂU 1 2,5 , TÁC 0.5 2 PHẨM HOÀN Câu 3 0,25 VĂN CẢNH 0,25 RA ĐỜI THỂ Câu 4 0,25 LOẠI 0,25 NỘI CÂU 5 Câu 8. 0,5 DUNG 0,25 0,25 BIỆN CÂU 6 0,25 PHÁP 0,25 NG T TIẾN CÂU Câu 9 Câu 10 0,25 G GHÉP 0,25 0,25 VIỆT T P CÂU CÂU 7 0,25 0,25 TẬP VĂN Câu11,12 CÂU 2 5,5 LÀM THUYẾT 5 VĂN MINH 0,5
  26. 2,25 0,75 2 5 TỔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 Phần trắc nghiệm: Câu 1: ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối trong bài thơ “ Khi con tu hú. ” Ta nghe hè dạy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ơi! Ngột làm sao! Chết uất thôi. Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! ( Khi con tu hú – Tố Hữu) A: Uất ức, bồn chồn khao khát, tự do đến cháy bỏng. B: Nung nấu ý chí hành động để thoát ra khỏi chốn tù ngục. C: Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu. D: Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn tù ngục. Câu 2: Trong đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? A: Nghị luận B: Tự sự C: Thuyết minh D: Miêu tả Câu 3: Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ, sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Điệp từ C. ẩn dụ D. Nhân hoá Câu 4: Trong câu “ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào” . Người nói đã sử dụng hành động nói nào ? A. Hành động trình bày B. Điệp từ C. ẩn dụ D. Hành động điều khiển Câu 5: Mọi người cha làm giám đốc công ti nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của công ti về tài khoản của công ti. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì? A: Quan hệ gia đình B: Quan hệ tuổi tác C: Quan hệ chức vụ XH D: Quan hệ giữa bạn bè đồng nghiệp Câu 6: Cho câu: “ Nó không chỉ học giỏi mà còn rất chăm học ”. Cách chữa nào hợp lí mà ít thay đổi nghĩa của câu gốc nhất? A: Nó không chỉ học giỏi mà còn ngoan ngoãn. B: Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng. C: Nó học giỏi vì nó rất chăm học. D: Mặc dù nó chăm học nhưng nó không học giỏi. Câu 7: Hai câu thơ: “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về lắm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” dùng biện pháp tu từ gì? A: So sánh B: ẩn dụ C: Hoán dụ D: Nhân hoá Câu 8: Ai đã viết: “ Hịch tướng sĩ” A: Nguyễn Trãi B: Trần Quốc Tuấn C: Lê Lợi D: Trần Quốc Toản Câu 9: Dòng nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn? A: Dùng để yêu cầu C: Dùng để bộc lộ cảm xúc B: Dùng để hỏi D: Dùng để kể lại sự việc Câu 10: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì? A: Nét mặt C: Cử chỉ B: Điệu bộ D: Ngôn ngữ Câu 11: Trật tự của câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ? A: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập ( Nguyễn Trãi ) B: Đám than đã rạc hẳn lửa ( Tô Hoài) C: Tôi mở to đôi mắt, khe khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao) D: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chay cho tiền tàu.( Nguyên Hồng) Câu 12: Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic ? A: Anh cúi đầu thong thả chào. B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn lễ phép. C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp. D. Tuy phải làm nhiều việc gia đình nhưng bạn ấy vẫn học rất giỏi.
  27. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: (2 điểm): Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Mô - li - e . Câu 2 : (5 điểm): “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là: “ áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”. Dựa vào những dẫn chứng trong bài thơ, em hãy làm sánh tỏ nhận xét trên. §¸p ¸n vµ biÓu ®iÓm §Ò kiÓm tra ng÷ v¨n líp 8 I - Tr¾c nghiÖm: C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 §¸p ¸n A A D C C C D B B D A B II- Tù luËn: C©u 1: ( 2 ®iÓm) ViÕt ®o¹n v¨n tõ 7 ®Õn 10 c©u trong ®ã nªu ®­îc nh÷ng th«ng tin c¬ b¶n vÒ nhµ th¬ M« li e ( nh­ phÇn chó thÝch ®· ghi ë d­íi v¨n b¶n) ®o¹n viÕt liÒn m¹ch, ý l­u lo¸t, kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t dïng tõ. C©u 2: ( 5 ®iÓm ) Bµi viÕt thuéc thÓ lo¹i nghÞ luËn chøng minh. - Tù hµo vÒ d©n téc cã nÒn v¨n hiÕn tèt ®Ñp, l©u ®êi. - Tù hµo vÒ ®Êt n­íc cã l·nh thæ riªng, phong tuc t¹p qu¸n riªng. - Tù hµo vÒ d©n téc cã truyÒn thèng lÞch sö vÎ vang. - Tù hµo vÒ d©n téc lu«n cã ng­êi ta× giái, thao l­îc. - Tù hµo vÒ ®©t n­íc cã chiÕn c«ng vang lõng ®· ®­îc l­u danh sæ s¸ch. Mçi ý cho 1 ®iÓm. Yªu cÇu khi tr×nh bµy ph¶i m¹ch l¹c, chÆt chÏ, bè côc bai viÕt ph¶i s¸ng râ, kh«ng m¾c lçi chÝnh t¶, diÔn ®¹t. Lçi h×nh thøc, ch÷ viÕt, c©u Tuú møc ®é nÆng nhÑ ®Ó trõ 1 ®Õn 2 ®iÓm trong tæng sè 5 ®iÓm phÇn nµy.
  28. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: ( mỗi câu 0,25điểm) Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên , hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. Thì ra tôi già bằng từng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Câu 1 :Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Tôi đi học B. Trong lòng mẹ C. Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc Câu 2 :Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai ? A. Thanh Tịnh B. Nguyên Hồng C. Nam Cao D.Ngô Tất Tố Câu 3 :Nội dung của đoạn trích trên là: A. Tái hiện tâm trạng đau khổ và ân hận của lão Hạc. B. Lão Hạc kể lại chuyện bán chó. C. Lòng xót xa, thông cảm của ông giáo đối với lão Hạc. D. Tâm trạng của láo Hạc. Câu 4: Nhân vật ông giáo trong đoạn trích trên là hình ảnh nhà văn: A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D.Thanh Tịnh Câu 5: Từ “lão” trong đoạn văn trên tương đương với từ “lão” nào trong các dòng sau ? A. Bệnh lão hoá B. Lão thầy bói C. Lão nghệ nhân D. Ông lão Câu 6: Trong câu “Bấy giờ thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! ”sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hoá C. Nói quá D. Nói giảm nói tránh Câu 7 :Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ tượng thanh ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8 : Thán từ “Này” trong đoạn: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!” . sử dụng thán từ : A. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc B. Gọi đáp C. Nhấn mạnh D. Biểu thị thái độ Câu 9 : Các thán từ::“ Này”, “ A” trong đoạn: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?” có đặc tính ngữ pháp là: A. Tạo thành một câu độc lập. B. Không thể tạo thành câu độc lập. C. Làm thành một bộ phận của câu. D. Cùng những từ ngữ khác làm thành một câu Câu 10 : Dấu ngoặc kép trong đoạn: Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. dùng để đánh dấu: A. Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. B. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. C. Câu nói được dẫn trực tiếp D. Tên tác phẩm Câu 11: Câu chủ đề đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? A. Đầu đoạn B. Cuối đoạn C. Không có câu chủ đề D. Giữa đoạn Câu 12: Đoạn văn trên được triển khai theo phép: A. Diễn dịch B. Qui nạp C. Song hành D. Móc xích Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Chép nguyên văn bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và nêu hiểu biết của em về tác giả Phan Bội Châu ? Câu 2 : Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn.
  29. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án đúng D C B A D B A B A C C C Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1 : a. Chép nguyên văn bài thơ (sai 01 lỗi chính tả trừ 0,25 đ) b. Nêu hiểu biết về Phan Bội Châu: - Phan Bội Châu (1867 – 1940), tên hiệu: Sào Nam, quê: Nghệ An - Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc - Từng xuất dương để mưu đồ sự nghiệp cứu nước - Là nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ a. Về nội dung: -Viết một bài văn tự sự có nhân vật và xây dựng chuỗi sự việc liên kết chặt chẽ. - Kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Có tình huống, sự việc caio trào. -Câu chuyện có ý nghĩa giáo dục đối với các em. b. Về hình thức: - Đảm bảo bố cục : 3 phần - Ít mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, dấu câu, diễn đạt - Xây dựng được một bài văn tự sự, kĩ năng viết tốt BIỂU ĐIỂM *ĐIỂM 3/5- 4: -Bài làm đạt được các yêu cầu trên ở mức độ khá tốt - Lỗi chính tả, dùng từ, dấu câu, diễn đạt: không quả 5 lỗi *ĐIỂM 2 -3đ: -Bài làm đạt được các yêu cầu trên ở mức độ trung bình – khá. - Có kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm - Hạn chế ở việc dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết giữa các đạon văn. *ĐIỂM 1 -1.5đ : - Còn nhiều hạn chế trong việc thể hiện các yêu cầu trên. *ĐIỂM 0 – 0.5đ: - Lạc đề hoạc không làm được bài. - Bài viết sơ sài.
  30. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc kỹđoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn câu đúng nhất: . “Tre đã cống hiến trọn vẹn cả cuộc đời mình cho con người. Từ thuở còn măng, tre đã trở thành thức ăn thanh đạm cho con người. Đến lúc trưởng thành, tre là bóng mát cho làng quê. Ngay cả đến khi chết đi rồi tre vẫn còn là người bạn chiến đấu, người bạn xây dựng của con người ” 1. Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? A. Qui nạp B. Song hành C. Diễn dịch D. Tự do 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Tự do C. Thuyết minh D. Không có câu chủ đề 3. Câu chủ đề của đoạn văn là A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Không có câu chủ đề 4. Đoạn văn trên có A. Một câu ghép B. Hai câu ghép C. Ba câu ghép D. Không có câu ghép 5. Từ “ ngay” trong cụm từ “ngay cả đến khi chết đi rồi ” là A. Trạng từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Tính từ 6. Nội dung của đoạn văn trên có mục đích. A. Miêu tả cây tre B. Trình bày lợi ích của tre C. Nêu đặc điểm tính chất của tre D. Kể về dòng đời của tre 7. Trong đoạn văn trên , tác giả dùng nhiều lần tư “ tre” vì . A. Tác giả không có từ khác để dùng B. Nhằm duy trì đối tượng biểu đạt C. Tác giả muốn sử dụng phép lặp D. Dùng từ” tre” để so sánh với” người” 8. Từ “ đi” trong cụm từ “ ngay cả chết đi rồi” thuộc loại : A. Động từ B. Thán từ C. Tình thái từ D. Phó từ 9. Để thuyết phục người khác đồng tình với mình về một quan điểm nào đó, người ta dùng văn thuyết minh: A. Đúng B. Sai 10. “ Văn thuyết minh khác hẳn văn tự sự vì không có sự việc diễn biến” A. Đúng B. Sai Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời bằng cách chọn câu đúng nhất “ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi. Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt” 11. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm của tác giả nào? A. Nam Cao B. Nguyên Hồng C. Thanh Tịnh D. Ngô Tất Tố 12. Đoạn văn trên có mấy từ láy A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Không có từ láy Phần tự luận (7 điểm) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam .
  31. Đáp án Phần I trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp C C A D B B B C B A B B án Phần II tự luận I Mở bài 1đ Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài VN. II Thân bài 4đ + Hình dáng chiếc áo dài ? nguyên liệu. + Công dụng trong cuộc sống người VN. + Nét đặc sắc của áo dài? III Kết bài 1đ Cảm nghỉ của e về chiếc áo dài VN. * Hình thức 1 đ: Diễn đạt tốt đúng văn thuyết minh
  32. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng trong các câu sau : ( mỗi câu 0.25 điểm ) Câu 1: Hai bài thơ : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) và “ Đập đá ở Côn Lôn”( Phan Châu Trinh) thuộc thể thơ: A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Thất ngôn bát cú D. Tự do Câu 2: Văn bản “ Tôi đi học” của tác giả: A. Thanh Tịnh. B. Nam Cao C. Ngô Tất Tố. D. Nguyên Hồng. Câu 3: “ Thà ngồi tù. để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được ” Đây là những câu nói của: A. Anh Dậu B. Chị Dậu C. Cái Tý D. Cai Lệ Câu 4:Người xưng “Tôi” trong văn bản “ Lão Hạc” là: A. Lão Hạc B. Vợ ông giáo C. Nam Cao D. Ông giáo Câu 5: Nhân vật tương phản với Đôn Ki- hô- tê : A. Con ngựa Rô- xi- nan- tê. B. Gã khổng lồ Bri- a- rê- ô. C. Nàng Đuyn- xi –nê-a. D. Xan- chô Pan- xa. Câu 6: Nghệ thuật kể chuyện trong “ Cô bé bán diêm” chủ yếu thể hiện ở : A. Hồi tưởng B. Tưởng tượng C. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng D. Xây dựng nhân vật tương phản. Câu 7: Trong các văn bản sau, văn bản nào thuộc loại văn bản nhật dụng? A. Lão Hac. B. Ôn dịch, thuốc lá C. Tôi đi học. D. Trong lòng mẹ Câu 8: Các từ : đá, đạp, giẫm, xéo thuộc trừơng từ vựng: A. Hoạt động của con người B. Hoạt động dời chỗ C. Hoạt động thay đổi tư thế D. Hoạt động của chân Câu 9: Từ nào không phải là từ tượng thanh? A. Rì rào B. Xào xạc C. Lập loè D. Vù vù Câu 10 : Trong các dòng sau, dòng nào có dùng tình thái từ?. A. Ngay tôi cũng không biết việc này. B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? C. Về trương mới, em cố gắng học tập nhé! D. À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Câu 11: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. B. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. C. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mếm của lão mếu như con nít. D. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Câu 12: “ Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học” Tác dụng của dấu hai chấm trong câu trên dùng để: A. Đánh dấu( báo trước) phần thuyết minh. B. Đánh dấu( báo trước) phần giải thích C. Đánh dấu( báo trước) phần liệt kê. D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Phần tự luận (7 điểm) Bài 1 : Tóm tắt văn bản “ Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn ngắn( không quá 10 câu) Bài 2 : Kể lại câu chuyện với chủ đề “ Người ấy sống mãi trong lòng em” ( Thầy cô, cha mẹ, bạn bè, người thân, )
  33. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án đúng C A B D D C B D C C C B Phần 2 : ( 7 điểm ) Bài 1 :-Văn bản tóm tắt đảm bảo nội dung của đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" -Số câu tối đa :10câu. -Ý và lời mạch lạc, cô đọng . Bài 2 :Bài văn kể chuyện phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1-Nội dung câu chuyện được xây dựng trên cơ sở có tình huống : a-Người ấy là ai ? Những kỉ niệm sâu sắc ? b-Vì sao người ấy sống mãi trong lòng em?. Mỗi tình huống được xây dựng thành một hoặc nhiều sự việc 2-Phương thức biểu đạt:Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 3-Hình thức : a-Bố cục hợp lý . b-Lời văn mạch lạc, trôi chảy c-Sử dụng dấu câu, tách đoạn văn đúng chỗ . d-Không mắc nhiều lỗi về dùng từ , lỗi diễn đạt . Thang điểm : -Thực hiện tốt các yêu cầu 1 & 2 Có một vài hạn chế nhưng không lớn ở yêu cầu 3 . -Thực hiện tương đối tốt yêu cầu 1& 2 Còn nhiều hạn chế ở yêu cầu 3. -Bài làm chưa đạt các yêu cầu trên. -Bài làm lạc đề hoặc không làm được bài
  34. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng trong các câu sau : 1. Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào? A. Tiểu thuyết B. Truyện dài C. Truyện vừa D. Truyện ngắn 2. Tác phẩm Lão Hạc có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, biểu cảm và nghị luận B. Tự sự, miêu tả và biểu cảm C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận D. Miêu tả, tự sự và nghị luận 3. Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì? A. Nhạc sỹ B. Nhà văn C. Hoạ sỹ D. Bác sỹ 4. Vì sao nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ men vẽ chiếc lá 1 cach trực tiếp? A. Vì Xiu muốn tự mình kể lại sự việc đó cho Giôn xi nghe. B. Vì đó là sự việc ngẫu nhiên xảy ra mà nhà văn không dự tính trước. C. Vì đó là sự việc không quan trọng. D. Vì nhà văn muốn tạo ra cho các nhân vật và người đọc sự bất ngờ. 5. Theo Phan Châu Trinh những kẻ đập đá “làm cho lở núi non” được nói đến ở những câu thơ đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là những con người như thế nào? A. Là những người tầm thường, nhỏ bé. B. Là những kẻ gánh trên vai vận mệnh của núi sông. C. Là những người lao động khổ sai. D. Là những người có hoài bão lớn nhưng đều thất bại. 6. Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ ) C. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần việt, hán việt) 7. Những từ : trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào? A. Hoạt động văn hoá B. Hoạt động chính trị C. Hoạt động kinh tế D. Hoạt động xã hội 8. Trong các từ sau đây từ nào là từ tượng thanh? A. Rũ rượi B. Xôn xao C. Móm mém D. Vật vã 9. Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì? A. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp B. Tính địa phương C. Không được sử dụng biệt ngữ D. Phải có sự kết hợp với các trợ từ 10. Dòng nào nói đúng nhất về đặc điểm của câu ghép? A. Là câu có 2 cụm C-V trở lên và chúng không bao chứa nhau. B. Là câu có 2 cụm C-V bao chứa nhau. C. Là câu chỉ có 1 cụm C-V làm nòng cốt câu D. Là câu có 3 cụm C-V và chúng bao chứa nhau. 11. Quan hệ về ý nghĩa giữa 2 vế trong câu ghép “Gió càng lớn. lửa càng to” là quan hệ gì? A. Lựa chọn B. Nối tiếp C. Tăng tiến D. Tương phản 12. Văn bản thuyết minh có tính chất gì? A. Chủ quan, giàu tình cảm B. Mang tính thời sự nóng bỏng C. Uyên bác, chọn lọc D. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Chép lại theo trí nhớ 4 câu thơ đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. Câu 2 : Thuyết minh về vai trò của cây xanh đối với môi trường và đời sống con người.
  35. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận Thông hiểu Vận dụng Tổng số biết Thấp Cao Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Điểm Văn học: 1 1 - Lão Hạc 0,25 0,25 2 0,5 1 1 - Chiếc lá cuối cùng 0,25 0,25 2 0,5 1 1 - Đập đá ở Côn Lôn 1 0,25 1 1 1,25 Tiếng Việt : 1 1 - Trường từ vựng 0,25 0,25 2 0,5 1 - Từ tượng thanh, từ 0,25 1 0,25 tượng hình 1 - Tình thái từ 0,25 1 0,25 1 1 - Câu ghép 0,25 0,25 2 0,5 Tập làm văn : Văn 1 1 1 1 6,25 thuyết minh 0,25 6 Tổng 5 1 7 1 10 1,25 1 1,75 6 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I : Trắc nghiệm : Khoanh đúng 1 câu được 0,25 điểm. Tổng 3 điểm Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B C D B A C B A A C D Phần II : Tự luận Câu 1 : Cháp chính xác mỗi câu thơ được 0,25 điểm, tổng 1 điểm Câu 2 : Nội dung: Thuyết minh về vai trò, lợi ích của cây xanh đối với môi trường và đời sống con người. Hình thức : Đảm bảo bố cục 3 phần của 1 bài văn thuyết minh. Văn phong sáng sủa. * Dàn ý : Mở bài : Giới thiệu về vai trò, lợi ích của cây xanh đối với môi trường và đời sống con người. Thân bài : Thuyết minh về vai trò, lợi ích của cây xanh đối với môi trường và đời sống con người. + Cung cấp ô xi, điều hoà khí hậu. + Cung cấp chất đốt. + Giữ nước, chống xói mòn ở vùng đồi núi. Kết bài : Cảm nghĩ, thái độ của bản thân đối với cây xanh. * Biểu điểm : - Điểm 5 – 6 : Bài viết mạch lạc, rõ ràng thể hiện rõ yêu cầu của bài thuyết minh, xác định được phạm vi kiến thức về đối tượng. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, phương pháp thuyết minh phù hợp. Đảm bảo bố cục. - Điểm 3 – 4 : Bố cục rõ ràng, thể hiện rõ yêu cầu của đề, xác định phạm vi kiến thức về đối tượng, phương pháp thuyết minh phù hợp, ngôn từ dễ hiểu song diễn đạt đôi chỗ còn chưa hay. - Điểm 1 – 2 : Bài viết xác định được phạm vi kiến thức, đã sử dụng phương pháp thuyết minh song còn lúng túng, diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, bài làm sơ sài.
  36. - Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn văn và khoanh tròn câu trả lời em cho là đúng "Khi trời vừa hửng sáng thì Gôn-xi,con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt "Em thật là con bé hư, chi Xiu thân yêu ơi' Giôn-xi nói "có một cái gì đóđã làm cho chiêc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào.Muốn chết là một tội.Gìơ chị có thể cho em xin một tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và khoan đưa cho em chiếc gương tay trước đã,rồi xếp chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng " Câu1.Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? A.Cô bé bán diêm B.Hai cây phong C.Chiếc ía cuối cùng D.Trong lòng mẹ Câu2.Tác giả của đoạn trích trên là ai? A.Xec-van-tet B.Ôhen-ri C.An-đec-xen D.Ama-tôp Câu 3: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? A.Biểu cảm B.Tự sự C.Miêu tả D.Thuyết minh Câu 4.Nguyên nhân chính nào khiến Giôn-xi hồi sinh? A.Do trời hửng lên không còn giá lạnh nữa B.Do sự chăm sóc tận tình của Xiu C.Do Giôn-xi nhìn thấy chiêc lá thường xuân vẫn kiên cường trụ vững trên cành sau đêm mưa bão D.Do Xiu báo cho Gion-xi về việc bác Bơ-men vẽ chiếc lá Câu 5.Ý nào dưới đây thể hiện nội dung đoạn trích trên? A.Miêu tả bệnh tình trầm trọng của Giôn-xi B.Ngợi ca tài vẽ của cụ Bơ-men B.Sự thức tỉnh niềm tin vào cuộc sống Giôn-xi C.Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ Câu 6.Đoạn văn trên được kể theo ngôi nào? A.Ngôi thứ nhất B.Ngôi thứ hai C.Ngôi thứ ba D.CâuA,B đúng Câu 7.Trong những từ cùng trường từ vựng chỉ thời gian sau đây từ nào có ý nghĩa khái quát nhất? A.Hoàng hôn B.Ngày C.Buổi trưa D.Bình minh Câu 8.Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? A.Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm B.Có tính chính xác,cô đọng, chăt chẽ C.Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc D.Có tính cá thể, giàu hình ảnh Câu 9.Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến cho chúng ta qua văn bản "Ôn dịch thuốc lá" A.Hút thuốc lá không chỉ có hại cho mình mà cả nhưỡng người khác B.Thanh thiếu niên Viêt Nam hút thuốc lá bằng thanh thiếu niên các nước Âu-Mĩ C.Thuốc lá là Ôn dịch cần phải loại bỏ D.Hút thuốc rất tốn kém Câu 10.Cho hai câu đơn:"Mẹ đi làm","Em đi học".Trong các câu ghép tạo thành sau đây, câu nào không hợp về mặt nghĩa? A.Mẹ đi làm còn em đi học B.Mẹ đi làm nhưng em đi học C.Mẹ đi làm,em đi học D.Mẹ đi làm và em đi học Câu 11. Dấu hai chấm “Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. dùng để báo trước: A. Phần giải thích cho phần trước đó. B. Lời dẫn trực tiếp. C. Lời đối thoại. D. Phần liệt kê Câu 12. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. B. Cái giống nó cũng khôn! C. Tôi cho nó ăn cơm. D. Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Phần tự luận (7 điểm)
  37. Bài 1.Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng với câu chủ đề: "Truyện chiếc lá cuối cùng của Ôhen-ri đã thể hiện rất cảm động tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ" Bài 2.Viết bài thuyết minh ngắn gọn về lơi ích của việc trồng cây. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG KQ TL KQ TL KQ TL Số câu Đ Truyện ngắn Câu-Bài C1 ,C2 C3 3 Điểm 0,6 0,3 0,9 Từ vựng Câu-Bài C4,C5,C7 3 Điểm 0,9 0,9 Câu ghép Câu-Bài C6 1 Điểm 0,3 0,3 Văn bản nhật Câu-Bài C8 C9 2 dụng. Điểm 0,3 0,3 0,6 Đoạn văn Câu-Bài B1 1 Điểm 2,0 2 Văn thuyết minh Câu-Bài C10 B2 2 Điểm 0,3 5 5,3 Điểm 1,2 1,8 7,0 10 TỔNG ĐÁP ÁN CHẤM NGỮ VĂN 8 NĂM 2008-2009 I.Trắc nghiệm(3đ) Đúng mỗi câu 0,3đ 1C 2B 3B 4C 5A 6C 7B 8B 9D 10B 11B 12A II.Tự luận:(7đ) Bài 1.Viết đảm bảo các ý: -Hình thức: Đủ số dòng, theo các kiểu trình bày đoạn văn:Diễn dịch, qui nạp có sử dụng đúng câu chủ đề trên -Nội dung: làm rõ câu chủ đề: thê hiện tình bạn cảm động giữa Giôn-xi và Xui, tình yêu thương cao cả của cụ Bơ-men Bài 2.Cần nắm được cách viết một bài văn thuyêt minh, nêu được vai trò của rừng xanh Đảm bảo bố cục 3phần Văn phong sáng sủa, không dùng sai từ Đảm bảo các ý: -Nêu khái quat ý nghĩa to lớn của cây xanh đối với đời sống con người -Phê phán hiện tượng tàn phá , khai thác bừa bãi -Nêu ý nghĩa cảm tưởng, ý thức trách nhiệm của mình +Biểu điểm: Mbài(o,5) Kbài (0,5) Tbài (4đ) Chỉ cho điểm tối đa khi đạt yêu cầu về bố cục,văn phong, diễn đạt,trình bày
  38. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Hãy đọc kỹ đoạn văn sau và các câu hỏi,sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi. Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc Khốn nạn Ông giáo ơi!.Nó có biết gì đâu !Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về,vẫy đuôi mừng.Tôi cho nó ăn cơm.Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà,ngay đằng sau nó,tốm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên.Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên,hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại.Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết ! Này !Ông giáo ạ !Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử,nhìn tôi,như muốn bảo với tôi rằng:” A ! Lão già tệ lắm !Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó,nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó. (Văn 8-tập 1) Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Trong lòng me. B. Tức nước vỡ bờ. C. Lão Hạc D. Tôi đi học Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Ngô Tất Tố. B. Nam Cao. C. Nguyên Hồng. D. Thanh Tịnh. Câu 3: Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn trích? A. Lão Hạc kể với Ông giáo về việc bán chó. B. Lão Hạc kể với Ông giáo về việc thách cưới của cậu con trai C. Kể về hoàn cảnh của Lão Hạc D. Cả A,B,C đều sai. Câu 4 : Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh ? A. Co rúm. B. Chua chát. C. Móm mém. D. Hu hu. Câu 5 : Câu văn hay cụm từ nào dưới đây không có thán từ ? A. Lão hu hu khóc B. Này ! Ông giáo ạ. C. A ! Lão già tệ lắm D. Ông giáo ơi ! Câu 6 : Câu : Cái đầu lão ngọeo về một bên và cái miệng móm mém của Lão mếu như con nít. Đây là loại câu gì? A. Câu đơn. B. Câu ghép chính phụ. C. Câu ghép đẳng lập. D. Câu đặc biệt. Câu 7 :Câu hoặc cụm từ nào dưới đây không có tình thái từ ? A. Này ! Ông giáo ạ B. Lão xử với tôi như thế này à? C. Nó thích hát dân ca quan họ kia D. Nó đi chơi với bạn từ hôm qua. Câu 8 :Xét về mặt hình thức(kiểu văn bản và thể loại),bài” Ôn dịch thuốc lá”thuộc kiểu văn bản : A. Tự sự B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 9 : Khi khói thuốc lá vào cơ thể,nạn nhân đầu tiên là bộ phận nào? A . Các tế bào niêm mạc ở vòm họng, phế quản B. Các tế bào niêm mạc ở phế quản, nan phổi C. Các hồng cầu trong máu D. Các lông rung của các tế bào niêm mạc ở vòm họng,ở phế quản Câu 10 : Văn bản thuyết minh có tính chất gì? A. Giàu tình cảm,cảm xúc. B. Mang tính thời sự nóng bỏng. C. Tri thức chuẩn xác,khách quan, hữu ích. D. Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Câu 11 : Hai vế của câu ghép “Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?” được nối với nhau bằng: A. Quan hệ từ. B. Dấu chấm phẩy. C. Dấu hai chấm. D. Dấu phẩy
  39. Câu 12 : Từ “à” trong câu: “Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?” thuộc loại tình thái từ: A. Biểu thị sắc thái tình cảm B. Nghi vấn C. Cầu khiến D. Cảm thán Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 . Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo lối diễn dich với chủ đề: Truyện “Cô bé bán diêm” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. Câu 2 . Em hãy viết bài văn thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người. ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM: Phần 1: Hhhhhhh Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án đúng C B A D A C D B D C A B Phần 2: Tự luận (7 điểm) Câu 1: Biết viết đoạn văn,làm nổi bật được ý chủ đề cho trước,trình bày theo lối diễn dịch,diễn đạt lưu loát,chữ viết cẩn thận,đảm bảo số dòng quy định (2 điểm) Câu 2: (5 điểm) A.Nội dung: 1. Mở bài: - Nêu khái quát tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người 2.Thân bài: -Nhận định về những tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con người. -Lần lượt phân tích và giải thích từng tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người (gây ho, viêm phế quản , viêm phổi,ho lao, nhồi máu cơ tim ,ung thư ). -Nêu những bình luận,đánh giá( theo hướng phê phán gay gắt) của cá nhân đối với tệ nạn hút thuốc lá ở môi trường sống xung quanh mình( gia đình, khu phố,làng xóm,ở địa phương ). 3. Kết bài: Khẳng định quan điểm cá nhân về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người. B. Biểu điểm: -Điểm 5: Thực hiện tốt những yêu cầu trên.Bài viết có những đoạn văn hay về việc bình luận và đánh giá của cá nhân đối với tệ nạn hút thuốc lá.Vài lỗi diễn đạt. -Điểm 3,4:Thực hiện khá tốt những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng,hợp lý. Dưới 6 lỗi diễn đạt. -Điểm 1,2: Nội dung sơ sài,diễn đạt lúng túng,nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả. -Điểm o : Không viết,lạc đề.
  40. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào ? A/ Truyện ngắn B/ Hồi kí C/ Tiểu thuyết D/ Bút kí Câu 2/ Em hiểu gì về chú bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”? A/Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát . B/ là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm. C/Là một chú bé có tình thương yêu vô bờ bến đối với mẹ. D/ Cả A,B,C, đều đúng . Câu 3/ Chọn từ chỉ mức độ tình cảm thích hợp nhất điền vào chổ trống : nồng nàn, cháy bỏng “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng ) thể hiện tình thương yêu của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Câu 4/ Tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ? A/ Miêu tả, biểu cảm và nghị luận B/ Miêu tả, tự sự và nghị luận C/ Tự sự , miêu tả và biểu cảm D/ Tự sự , biểu cảm và nghị luận Câu 5/ Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn cái chết ? A/ Lão Hạc phải ăn bả chó B/ Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng. C/ Lão Hạc rất thương con. D/ Lão Hạc không muốn làm liên luỵ đến mọi người. Câu 6/ Câu văn: “ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương ” Những từ ngữ in đậm trong câu văn trên sử dụng phép tu từ nào ? ( Lão Hạc – Nam Cao) A/ Ẩn dụ B/ Liệt kê C/ So sánh D/ Nhân hóa Câu7/ Câu nào sau đây không sử dụng tình thái từ ? A/ Anh uống chè đi! B/ Anh uống chè à ? C/ Anh uống chè. D/ Anh uống chè ạ ! Câu 8/ .Khi nào không nên nói giảm nói tránh ? A/ Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hoá. B/ Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục. C/ Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật D/ Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình. Câu 9/ Phương pháp: liệt kê, định nghĩa, phân tích, phân loại, giải thích, dùng số liệu, vận dụng nhiều trong thể loại nào? A/ Tự sự B/ Miêu tả C/ Biểu cảm D/ Thuyết minh Câu 10/ Các nhân vật chính trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng ” làm nghề gì ? A/ Nhạc sĩ B/ Hoạ sĩ C/ Bác sĩ D/ Nhà văn Câu 11/ Vì sao em cho đoạn trích “Trong lòng mẹ ” dùng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm? A/ Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc. B/ Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm ,cảm xúc . C/ Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật ,con người. D/ Vì đoạn văn nêu lên ý kiến đánh giá bàn luận . Câu 12/ Qua việc tìm hiểu văn bản “Trong lòng mẹ ”em hiểu thế nào là hồi kí ? A/ Hồi kí là một loại thể loại kí ,nhằm ghi lại những sự việc thuộc quá khứ ,qua sự nhớ lại . B/ Hồi kí đồi hỏi phải hết sứctôn trọng tính chân thực của câu chuyện . C/ Hồi kí là một câu chuyện mà tác giả là người được chứng kiến,hoặc vừa chứng kiến vừa tham dự, hoặc chính tác giả là nhân vật trung tâm. D/ Tất cả đều đúng . Phần tự luận (7 điểm) Bài 1:Chép nguyên văn bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn ”của Phan Châu Trinh . Bài 2/ Kể một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
  41. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Phần 1: Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng 0,3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ A B D Cháy bỏng C C D C C D B B D Phần 2: Tự luận ( 7 điểm ) Bài 1/ -HS chép đúng nguyên văn bài thơ (2 điểm ) - Tuỳ theo mức độ lỗi hs vi phạm mà GV trừ điểm Bài 2/ * Yêu cầu : Đảm bảo các yêu cầu sau: Về hình thức: + Đúng thể loại :Văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm + Bố cục đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài + Diễn đạt, mạch lạc, trong sáng. Về nội dung: + Kể về một lần phạm lỗi với thầy, cô giáo: đó là khi nào, ở đâu, em đã phạm lỗi gì, chuyện đã xảy ra như thế nào? . + Những sự việc xảy ra, hình ảnh, thầy, cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi ( nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ ) + Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy ( lo lắng, ân hận, buồn phiền ) Biểu điểm: + Điểm 4 – 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, mắc lỗi diễn đạt từ 3 đến 5 lỗi, kể chuyện có sáng tạo, cảm xúc sâu sắc. + Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, lỗi diễn đạt không quá 10 lỗi, kể chuyện có cảm xúc nhưng chưa thật sâu sắc. + Điểm 2: Đáp ứng tương đối các yêu cầu trên, diễn đạt còn lúng túng , chưa trôi chảy, lời văn chưa thật trong sáng. Có kết hợp với miêu tả và biểu cảm nhưng chưa thật rõ ràng, sâu sắc. Lỗi diễn đạt còn nhiều. +Điểm 0 - 1: Diễn đạt lung tung, bố cục chưa rõ ràng, chưa kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Lạc đề, viết sơ sài.
  42. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. " Con chó tưởng chủ mắng,vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ.Lão Hạc nạt to hơn nữa: -Mừng à?Vẫy đuôi à?Vẫy đuôi thì cũng giết!Cho cậu chết! Thấy lão sừng sộ quá,con chó vừa vẫy đuôi vừa chực lãng.Nhưng vội lắm lấy nó,ôm đầu nó ,đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí: -À không!À không!Không giết cậu Vàng đâu nhỉ! Cậu Vàng của ông ngoan lắm!Ông không cho giết Ông để cậu Vàng ông nuôi Lão buông nó ra để nhấc chén,ghé lên môi uống.Lão ngẩng mặt ra một chút,rồi bỗng nhiên thở dài.Rồi lão lẩm bẩm tính.Đấy là lão tính tiền bòn vườn của con Sau khi thằng con đi ,lão tự bảo rằng:"Cái vườn là của con ta.Hồi mồ ma mẹ nó,mẹ nó cố thắt lưng buột bụng,dè sẻn mãi,mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu". Câu 1 :Văn bản Lão Hạc được viết theo thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Hồi kí D. Tiểu thuyết Câu 2 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Trong lòng mẹ B. Lão Hạc C. Tức nước vỡ bờ D. Tôi đi học Câu 3 : Nhóm từ nào sau đây thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể con vật A. Đuôi ,đầu ,vẫy B. Đầu,lưng,mừng C. Đuôi,đầu ,lưng D. Đuôi,lưng,vẫy Câu 4 : Trong những từ sau đây từ nào là từ địa phương? A. Tậu B. Dấu dí C. Dè sẻn D. Bòn vườn Câu 5 : Trong những từ in đậm dưới đây từ nào là thán từ? A. À không? B. Mừng à? C. Buồn à? D. Sợ à? Câu 6 : Trong đọan văn trên có mấy tình thái từ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 7 : Dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng gì? A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp B. Đánh dấu lời đối thoại C. Đánh dấu phần bổ sung thêm D. Đánh dấu phần chú thích Câu 8 : Câu nào là câu chủ đề trong đoạn văn trên? A. Con chó tuởng chủ mắng,vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ B. Hồi còn mồ ma mẹ nó. C. Đấy là tiền bòn vườn của con D. Không có Câu 9 : Căn cứ trên cơ sở nào mà em cho văn bản “Lão Hạc ” được dùng ở phương thức biểu đạt chính là tự sự ? A. Vì truyện ngắn tái hiện trạng thái sự vật ,con người . B. Vì truyện ngắn trình bày diễn biến sự việc C. Vì truyện ngắn nêu ý kiến đấnh giá . D. Vì truyện ngắn bày tỏ tình cảm ,cảm xúc . Câu 10: Qua truyện ngắn này ,em thấy lão Hạc là con người như thế nào ? A. Là một con người sống rất tình nghĩa, thủy chung ,trung thực . B. Lão Hạc thương con sâu sắc đến nỗi dù rất thương cậu vàng nhưng đén tình cảnh này lão cũng quyết định bán đi con chó để lại của cải cho con một cách trọn vẹn . C. Lão vô cùng đau đớn xót xa ,ân hận khi bất đắc dĩ đã bán đi con chó thân thiết nhất của mình . D. Tất cả đều đúng. Câu 11 : Vì sao lão Hạc phải bán đi con chó thân yêu nhất của mình. A.Vì lão không còn tiền để sinh sống . B.Vì lão muốn bán chó trong lúc nó còn khỏe để dành cho đứa con trai khi trở về. C.Vì lão Hạc buồn phiền ,chán nản,tuyệt vọng. D. Tất cả đều đúng . Câu 12 : Theo em yếu tố nào làm tăng giá trị nghệ thuật của truyện ngắn “Lão Hạc ”?
  43. A.Cách kể linh hoạt , sinh động ,hấp dẫn . B. Ngôn ngữ giản dị ,tự nhiên mà đậm đà. C.Khắc họa nhân vật sinh động , tâm lý . D.Tất cả đều đúng. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 :Viết đoạn văn khoảng 5đến 7 câu có chủ đề nói về môi trường.Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép.? Câu2: Em hãy kể về người bạn thân thiết nhất. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án đúng A B C D A B A D B D B D Phần 2 : Câu 1 -HSđạt được 2 điểm khi: +Số câu đảm bảo theo quy định +Nội dung các câu xoay quanh chủ đề yêu cầu +Dùng từ,dấu câu hợp lí,diễn đạt mạch lạc,trôi chảy. -GV linh hoạt mức điểm từ 0,5đến 1,5 khi hs không đảm bảo những yêu cầu trên. -Điểm 0:Viết sai yêu cầu hoặc không viết được. Câu 2 *Yêu cầu: 1.Nội dung :-Viết đúng thể loại văn tự sự có nhân vật chính và sự việc quan trọng liên kết với nhau -Bài viêts có kết hợp yếu tố miêu tả và biêu cảm. -Có tình huống ,sự việc ,cao trào hợp lí. - Tình bạn mang ý nghĩa giáo duc đối với học sinh. 2.Hình thức:-Bài viết có bố cục đảm bảo rõ ràng. -Không mắc các lỗi:,dùng từ,đặt câu,diễn dạt -Biết cách xây dựng một bài văn tự sự ,có kĩ năng viết tốt. THANG ĐIỂM: -Điểm 3,5->4:+Bài viết đảm bảo những yêu cầu trên. +Có nhiều câu văn viết hay giàu cảm xúc. +Bài viết có tính giáo dục đối với học sinh sâu sắc. -Điểm 2->3: + Bài viết đảm bảo những yêu cầu trên song còn một vài hạn chế nhỏ:mắc không quá 10 lỗi ctả,một vài câu văn diễn đạt chưa trôi chảy. -Điểm 1->1,5:+Còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện các yêu cầu trên. -Điểm0->0,5:+Bài viết lạc đề,sơ sài. + Bỏ g iấy trắng
  44. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất. 1/Hồi kí “Những ngày thơ ấu” thuộc phương thức biểu đạt chính nào ? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. 2/ Theo em, nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ? A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất có thể chiến thắng tất cả. B. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ. C. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh. D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất. 3/ Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc (trong tác phẩm cùng tên) phải lựa chọn cái chết ? A. Lão Hạc ăn phải bả chó. B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng. C. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người. D. Lão Hạc rất thương con. 4/ Trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, những cặp câu thơ nào bắt buộc phải đối ý, đối lời : A. Câu 1 và 2,câu 3 và 4. B. Câu 3 và 4,câu 5 và 6. C. Câu 5 và 6,câu 7 và 8. D. Câu 1 và 2,câu 7 và 8. 5/ Một ngày không sử dụng bao bì nilon là chủ đề về ngày trái đất của quốc gia hoặc khu vực nào ? A. Toàn thế giới. B. Nước Việt Nam. C. Các nước đang phát triển. D. Khu vực Châu Á. 6/ Vấn đề mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu “hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu” (Bài Ôn dịch thuốc lá) là gì ? A. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người là không đáng kể. B. Rượu gây tác hại đối với sức khỏe con người mạnh hơn thuốc lá. C. Người hút thuốc lá không bị say cũng không bị chết. D. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người chậm hơn chất kích thích khác nhưng rất rõ ràng. 7/ Dòng nào nói lên nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện “Chiếc lá cuối cùng” ? A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc. B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. C. Đảo ngược tình huống truyện. D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. 8/ Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình ? A. Lò dò B. Rũ rượi. C. Lon ton. D. Lộp bộp. 9/ Trong các câu sau,câu nào không sử dụng phép nói quá ? A. Người ta là hoa của đất. B. Đen như cột nhà cháy. C. Xanh như tàu lá. D. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. 10/ Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn ? A. Bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng,kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng,biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.Đoạn văn thường do nhiều câu tạo nên. B. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. C. Câu chủ đề là câu mang ý khái quát,lời lẽ ngắn gọn,thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. D. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ câu chủ đề của đoạn văn bằng phép diễn dịch,quy nạp,song hành. 10/ Theo em vì nguyên nhân nào mà nhà văn Nguyễn Tuẩnằng Ngô Tất Tố đã “xiu người nông dân nổi loạn ”trong tác phẩm “Tắt đèn “? A. Vì tác phẩm đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời . B. Vì tác phẩm đã chỉ ra xã hội thực dân phong kiến là nguyên nhân chính đẩy người nông dân vào tình cảnh vô vàng cực khổ,khiến họ phải liều mạng chống lại :”Tức nước vỡ bờ ”,”có áp bức có đấu tranh ”.
  45. C. Vì tác phẩm đã dự báo cơn bão táp quàn chúng nổi dậy sau này . D .Tất cả đều đúng . 15. Vì sao tác giả lại đặt nhan đề văn bản là “Tức nước vỡ bờ ”? A. Vì đoạn trích miêu tả cảnh anh Dậu bị bọn tay sai và người Lý Trưởng hành hạ đến nỗi phải nằm liệt giường . B. Vì đoạn trích miêu tả cảnh một người phụ nữ nông dânhiền dịu ,nhưng khi dồn đến đường cùng đã giám liều mạng đánh lại hai tên đàn ông. C. Vì đoạn trích miêu tả cảnhnước bị dồn nénđã làm cho bờ bị vỡ . D.Tất cả đều đúng . Phần tự luận (7 điểm) 1/Viết đoạn văn (không quá 10 dòng) theo lối diễn dịch với câu chủ đề: Truyện “Cô bé bán diêm” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. 2/Tập làm văn Hãy viết một bài văn giới thiệu về quyển sách Ngữ văn 8 mà em đã học.
  46. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 I/Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T.lời B C D B A D C D A A D B II/Tự luận (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) - Viết được đoạn văn theo lối diễn dịch với câu chủ đề đã nêu,đảm bảo độ dài theo yêu cầu, trình bày đúng ngữ pháp.Lời văn trôi chảy,gợi cảm xúc. - Nêu được những ý cơ bản để thể hiện tình yêu thương đối với em bé bất hạnh. Câu 2 (5 điểm) 1/Yêu cầu cần đạt như sau: a) Xác định được thể loại: văn thuyết minh,đối tượng cần thuyết minh. b) Nội dung bài làm: *Mở bài: Giới thiệu được đối tượng cần thuyết minh: Quyển sách Ngữ văn 8 (sách hiện đang sử dụng). *Thân bài: -Trình bày khái quát về cấu trúc nội dung,chương trình. -Đi cụ thể mỗi bài,mỗi tiết với cấu trúc của nó. -Chương trình gồm có những nội dung nào?(như:văn học Việt Nam,văn học nước ngoài ,so với lớp 7,sách ngữ văn 8 có phát triển thêm dạng văn nào? ) *Kết bài: -Nêu được nhận xét của em về cuốn sách Ngữ văn 8. 2/Biểu điểm: -Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu a và b.Văn trôi chảy,có hệ thống,mạch lạc. Còn vài lỗi diễn đạt. -Điểm 4: Đáp ứng tương đối các yêu cầu a,b.Bố cục hợp lí,lời văn gọn gàng,sai không quá 5 lỗi diễn đạt. -Điểm 2,3: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu về nội dung,thể loại nhưng trình bày chưa hệ thống,mạch lạc,sai nhiều lỗi -Điểm 1: Quá sài,tản mạn. -Điểm 0: Lạc đề,bỏ giấy trắng.
  47. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Câu 1/ “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đươợc viết theo thể loại nào? A/ Truyện ngắn. B/ Truyện vừa. C/ Tiểu thuyết. D/ Bút kí. Câu2/ Trong tác phẩm “Lão Hạc” nhân vật lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào? A/ Là một người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quí. B/ Là người nông dân có thái độ sống không tốt. C/ Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. D/ Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 3/ Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”? A/ Lòng căm hờn bọn tay sai vô độ B/ Tình thương chồng con vô bờ bến C/ Muốn ra oai với bọn nhà lí trưởng D/ Ý thức được sự cùng đường của mình Câu 4/ Các từ tương hình và tượng thanh thường được dùng trong kiểu văn bản nào? A/ Tự sự và nghị luận. C/ Miêu tả và nghị luận B/ Tự sự và miêu tả. D/ Nghị luận và biểu cảm. Câu 5/ Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô –tê khi đánh nhau với cối xay gió? A/ Vì lão không lường trước đượơc sức mạnh của kẻ thù. B/ Vì những chiếc cối xay gió được phù phép. C/ Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại’ D/ Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo. Câu 6/ Các nhân vật chính trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng” làm nghề gì? A/ Nhạc sĩ. B/ Nhà văn. C/ Bác sĩ. D/ Hoạ sĩ. Câu7/ Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào? A/ Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ. B/ Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa C/ Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc là cuối cùng nữa. D/ Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô. Câu 8/ Bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà được viết theo thể thơ nào? A/Tự do. B/ Thất ngôn tứ tuyệt. C/ Thất ngôn bát cú. D/ Ngũ ngôn. Câu9/ Nhan đề “ Muốn làm thằng Cuội’ cho chúng ta thấy điều gì ở nhà thơ? A/ Xu hướng muốn thoát li, xa lánh chốn bụi trần của nhà thơ B/ Lòng yêu đời, yêu cuộc sồng của nhà thơ C/ Sự đùa cợt của nhà thơ trước thực trạng cuộc sống lúc bấy giờ D/ Xu hướng nhập cuộc muốn cống hiến tài năng cho đất nước Câu 10/ Văn bản thuyết minh có tính chất gì? A/ Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc B/ Mang tính thời sự nóng bỏng C/ Uyên bác, chọn lọc D/ Tri thức chuẩn xác, khách quan, xác thực, hữu ích. Câu 11/ Những trừ ngữ nào không cùng trường nghĩa với các từ còn lại ? A.Công nhân . B. Bác sĩ . C. Y sĩ . D. Hộ lí. Câu 12/ Các từ sau đây:Xoong ,nồi ,chảo ,ấm,bếp ga thuộc trường nghĩa nào ? A.Nội thất . B. Dụng cụ làm bếp .
  48. C.Đồ Dùng du lịch . D.Đồdùng cá nhân. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1/ Chép nguyên văn bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”của Phan Bội Châu . Câu 2/ Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. ĐÁP ÁN I/ Trắc nghiệm (3 điểm ). ( Mỗi câu đúng 0,3 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A C B D D D C A D A B II/ Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1/ ( 2 điểm ). Chép đúng, đủ, không sai lỗi chính tả. Câu 2 ( 5 điểm ) 1/ Yêu cầu: - Viết đúng thể loại thuyết minh. - Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dể hiểu - Bố cục đầy đủ 3 phần: MB- TB- KB. Trình bày sạch đẹp. 2/ Biểu điểm: - Điểm 5: Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài - Điểm 4: Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài. - Điểm 3: Thực hiện tương đối yêu cầu của đề bài. - Điểm 1- 2: Thực hiện sơ sài yêu cầu của đề bài. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc làm bài lạc đề.
  49. §Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8 Phần trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta ,nếu ta không cố tìm hiểu họ, thì ta thấy họ gàn dở ,ngu ngốc ,bần tiện, xấu xa ,bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn , không bao giờ ta thương ( ) Cái bản tính tốt của người ta bị nhữmg nỗi lo lắng , buồn đau ,ích kỉ che lấp ” Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? A. Tôi đi học. B. Những ngày thơ ấu C. Lão Hạc D. Tắt đèn. Câu 2 : Đoạn văn trên tác giả là ai? A. Thanh Tịnh B. Nguyên Hồng C. Ngô Tất Tố D. Nam Cao Câu 3 : Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 4 : Đoạn văn trên bộc lộ tình cảm thái độ gì của tác giả ? A. Chỉ ra bản chất của người xung quanh B. Lòng thương cảm với người xung quanh C. Khao khát được tìm hiểu người xung quanh D. Day dứt khi mình chưa hiểu hết người xung quanh Câu 5 : Từ “ Chao ôi !’’ loại từ gì ? A. Trợ từ B. Thán từ C. Tình thái từ D. Động từ Câu 6 : Dòng nào chứa trường từ vựng noí về “ những người xung quanh” A. Gàn dở ,ngu ngốc , bần tiện ,xấu xa , bỉ ổi B. Tìm hiểu ,thấy ,tàn nhẫn ,thương C. Lo lắng ,buồn đau , ích kỉ D. Ta , người , họ Câu 7 : Dấu ngoặc kép ở đầu và cuối đoạn văn trên dùng để làm gì ? A. Đánh dấu từ ngữ mỉa mai B. Đánh dấu tên vở kịch ,tờ báo , tập san C. Đánh dấu từ , ngữ , câu , đoạn trích dẫn trực tiếp D. Không đánh dấu gì cả Câu 8 : Phương thức nào tốt nhất về bao bì ni lông ? A. Chôn lấp B. Đốt C. Tái chế D. Hạn chế sử dụng bao bì ni lông Câu 9: “ Chị Dậu nghiến hai hàm răng : -Mày trói ngay chồng bà đi , bà cho mày xem !” ( Trích Tắt đèn ) Xét mối quan hệ chị Dậu và bọn cai lệ là: A. Ngang hàng B. Trên -dưới C. Dưới – trên D. Tất cả đều sai Câu 10: Truyện “ Cô bé bán diêm” của An- Déc- Xen , Cô bé mấy lần quẹt diêm : A. 3 lần B. 4 lần C. 5 lần D. 6lần Câu 11: Mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé? A. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bong loáng B. Ngôi nhà xinh xắn có dây leo trường xuân bao quanh C. Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy D. Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh Câu 12: Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích “ Hai cây phong”? A. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của người kể chuyện B. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt của những người ở làng C. Nói lên những tình cảm gắn bó của người viết với hai cây phong D. Nói lên ý nghĩa của hai cây phong Phần tự luận (7 điểm) Bài 1 : Truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của Ô . Hen-Ri , nếu bác Bơ-Men bị viêm phổi nhưng không mất mà được bác sĩ cứu chữa lành bệnh thì em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện như vậy ? Bài 2 : Hãy kể một kỉ niệm đẹp về người thầy ( cô) mà em kính trọng
  50. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án đúng C D B D B A C D B C B A Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1 - Truỵên có kết thúc có hậu , giống truyện cổ tích - Giá trị truyện sẽ giảm sút nhiều : +Sự hy sinh của bác Bơ – Men giảm đi nhiều + Truyện không còn ca ngợi người hoạ sĩ nữa mà ca ngợi bác sĩ + Ấn tượng về bác Bơ –Men trong lòng người đọc bị giảm sút Câu 2 1/ Yêu cầu - Kể kỉ niệm đẹp về người thầy : Nhân vật , sự việc diễn ra hợp lý. - Chuyện kể phải vui , thú vị , bât ngờ . Bố cục rõ ràng , diễn đạt mạch lạc - Sử dụng yếu tố miêu tả , biểu cảm. 2/ Thang điểm - Bố cục rõ ,lời văn có nhiều sáng tạo ,chi tiết hấp dẫn , hợp lý không mắc lỗi chính tả . - Bố cục rõ ,lời văn có sáng tạo, mắc một số lỗi chính tả. - Các trường hợp còn lại .