70 Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội

pdf 20 trang hoaithuong97 12475
Bạn đang xem tài liệu "70 Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf70_dan_y_doan_van_nghi_luan_xa_hoi.pdf

Nội dung text: 70 Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội

  1. PHỤ LỤC TT VẤN ĐỀ TRANG 1 Cảm xúc 11 2 Cống hiến 13 3 Tự tin 15 4 Cho và nhận 17 5 Sống đẹp 19 6 Bình yên 21 7 Giản dị 23 8 Yêu thương con người 25 9 Tinh thần tự học 27 10 Năng động, sáng tạo 29 11 Trung thực 31 12 Dũng cảm 33 13 Chiến thắng hoàn cảnh 35 14 Uống nước nhớ nguồn 37 15 Tình phụ tử 39 16 Cuộc sống đôi khi cần giọt nước mắt 41 17 Niềm tin vào bản thân 43 18 Hạnh phúc 45 19 Hi sinh 47 20 Lí tưởng sống 49 21 Sống có trách nhiệm 51 22 Lời cảm ơn 53
  2. 23 Khoan dung, tha thứ 55 24 Cội nguồn 57 25 Lòng yêu nước 59 26 Tự lập 61 27 Tình mẫu tử 63 28 Lạc quan 65 29 Kỉ luật 67 30 Tiết kiệm 69 31 Ý thức hoàn thiện bản thân 71 32 Tự phụ 73 33 Kiên trì 75 34 Lời xin lỗi 77 35 Can đảm 79 36 Đoàn kết 81 37 Ý chí 83 38 Thể hiện bản thân 85 39 Bản lĩnh 87 40 Tự ti 89 41 Tự trọng 91 42 Ước mơ 93 43 Khiêm tốn 95 44 Tình bạn 97 45 Tôn sư trọng đạo 99 46 Vị tha 101 47 Đi một ngày đàng, 103
  3. 48 Chữ tín 105 49 Đam mê 107 50 Sống có ích 109 51 Lời động viên 111 52 Khát vọng 113 53 Lời khen 115 54 Đồng cảm, chia sẻ 117 55 Thái độ sống tiêu cực 119 56 Tự hào bản thân 121 57 Nghĩ tích cực 123 58 Thành công 125 59 Kĩ năng sống 127 60 Hiện tượng nghiện Facebook 130 61 Hiện tượng sống ảo 132 62 Nói tục chửi thề 134 63 Bạo lực học đường 136 64 Ô nhiễm môi trường 138 65 Ý thức hát Quốc ca 140 66 Văn hóa ứng xử nơi công cộng 142 67 Học tủ học vẹt 144 68 Trang phục của giới trẻ 146 69 Văn hóa đọc sách 150
  4. PHẦN I KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1. Khái niệm: Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. 2. Đặc điểm của văn nghị luận: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận. - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. - Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không? 3. Cấu trúc : - Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết. - Thân bài (giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. - Kết bài (kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu. 4. Các phương pháp lập luận : - Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. - Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định. - Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu, và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. - Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
  5. 5. Nghị luận xã hội 5.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ. - Yêu cầu: Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết. Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. - Bố cục: + Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. + Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. + Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 5.2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người. - Yêu cầu: + Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. + Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. 6. Nghị luận văn học. 6.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy. - Yêu cầu; + Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng. + Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
  6. - Bố cục: + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó) + Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. + Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. 6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện. - Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Yêu cầu: + Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. + Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm. 7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác: 7.1. Yếu tố biểu cảm: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn. 7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả: Bài văn nghị luận vẫn thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Các yếu tố miêu tả và tự sự được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho niệc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc của bài nghị luận.
  7. PHẦN II CÁC BƯỚC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý rất đa dạng, có thể là vấn đề mang tính tích cực (lòng dũng cảm, tình yêu thương, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình đồng bào ) hoặc tiêu cực (bệnh vô cảm, sự dối trá, vụ lợi ). Dù đề bài ra theo hướng nào, để làm tốt, học sinh có thể triển khai theo 5 bước sau: Bước 1: Giải thích (là gì) Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói. Bước 2: Phân tích (tại sao) Học sinh trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp, đồng thời dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục người đọc, người chấm thi. Bước 3: Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào) Đây là thao tác khó nhưng thể hiện bản lĩnh của người viết và quyết định nhiều đến điểm số bài thi. Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai. Bước 4: Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao) Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không, có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung. Bước 5: Bài học nhận thức và hành động (tích cực) Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được ). Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.
  8. PHẦN III TUYỂN TẬP DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - NỘI DUNG 1: NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ - NỘI DUNG 2: NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
  9. NỘI DUNG 1: NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
  10. ĐỀ 1: CẢM XÚC HƯỚNG DẪN I. MỞ ĐOẠN: - Trong cuộc sống + vai trò hoặc ý nghĩa của vấn đề II. THÂN ĐOẠN: 1. Khái niệm: - Cảm xúc là những tình cảm vui, buồn, là trạng thái, tâm trạng, của con người khi chứng kiến một việc nào đó. 2. Biểu hiện (chứng minh) - Cảm xúc vui sướng, hạnh phúc của người cha, người mẹ khi đón nhận đứa con mới chào đời - Cảm xúc buồn thương khi chứng kiến những hoàn cảnh đặc biệt (trẻ mồ côi, tàn tật, người ăn xin ) - Cảm xúc khi bị mất đi người thân 3. Bàn luận a. Tại sao? - Là thứ cần có của mỗi con người. - Cảm xúc là cơ sở hình thành của nhiều tình cảm đáng quý. - Cảm xúc giúp con người có đời sống tâm hồn phong phú hơn. - Có cảm xúc để cảm nhận được cuộc sống tươi đẹp, tốt lành. b. Ý nghĩa? - Người có cảm xúc là người sống tình cảm và có chiều sâu về tâm hồn. - Người sống có cảm xúc là người luôn hướng thiện và họ sẽ được mọi người yêu thương, quý trọng. c. Suy nghĩ?
  11. - Cảm xúc của con người phải được xuất phát từ thâm tâm, nó không phải là những cảm xúc giả tạo nhằm lừa dối người khác. - Ca ngợi những người có tình thương, cảm xúc chân thành - Cần phê phán những con người vô tâm, thờ ơ trước hoàn cảm đáng thương của người khác. III. KẾT ĐOẠN: - Nhận thức của bản thân về vấn đề: - Hành động:
  12. ĐỀ 2: CỐNG HIẾN HƯỚNG DẪN I. MỞ ĐOẠN: - Trong cuộc sống + vai trò hoặc ý nghĩa của vấn đề II. THÂN ĐOẠN: 1. Khái niệm: - Cống hiến là sự hy sinh bản thân, là dốc lòng đóng góp công sức vào việc chung của tập thể, cộng đồng. 2. Biểu hiện (chứng minh) - Đất nước ta đã phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, biết bao thế hệ người trẻ là những người lính, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã chiến đấu hết mình và hy sinh vì độc lập dân tộc. (Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi ) - Thời bình, thế hệ trẻ lại miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới. Sẵn sàng hi sinh và đương đầu với thử thách góp phần ổn định, xây dựng đất nước. Dẫn chứng: (Đội quân áo trắng sẵn sàng xung phong vào tuyến đầu chống dịch Covid, Các nhà khoa học sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống, ) 3. Bàn luận a. Tại sao? - Cống hiến là lối sống tích cực mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi. - Sống cống hiến là một lối sống cao đẹp và cần có ở mỗi người nhất là thế hệ trẻ. - Sống cống hiến giúp mỗi người phát huy được giá trị của bản thân từ đó góp phần làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước. b. Ý nghĩa? - Cống hiến của mỗi cá nhân sẽ là tiền đề cho xã hội tồn tại và phát triển. - Cống hiến giúp ta phát huy hết vai trò, khả năng của mình.
  13. - Khẳng định được giá trị bản thân. - Được nhiều người tôn trọng, yêu quý. c. Suy nghĩ? - Cống hiến phải xuất phát từ sự chân thành, hướng đến những điều tích cực, tiến bộ, không giả tạo, không nhằm mang lại danh tiếng, lợi ích cho bản thân. - Ca ngợi những con người đang ngày đêm cố gắng, nỗ lực cống hiến để làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước; dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng hy sinh, chia sẻ quyền lợi vật chất, tinh thần của mình cho người khác, vì tập thể. - Phê phán những con người sống thờ ơ, vô tâm, ích kỉ, luôn nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mà quên đi trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và những người xung quanh. III. KẾT ĐOẠN: - Nhận thức của bản thân về vấn đề: - Hành động:
  14. ĐỀ 3: TỰ TIN HƯỚNG DẪN I. MỞ ĐOẠN: - Trong cuộc sống + vai trò hoặc ý nghĩa của vấn đề II. THÂN ĐOẠN: 1. Khái niệm: - Tự tin là sự tin tưởng vào chính mình, tin vào năng lưc của bản thân mình. Dù cho có thất bại trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công. 2. Biểu hiện (chứng minh) - Sự tự tin của mỗi con người được thể hiện qua lối sống, cách làm việc, giao tiếp ứng xử: + Lối sống: Người có lòng tự tin là người thường có hoài bão lớn lao, lý tưởng cao đẹp, luôn nghĩ tích cực để hướng đến thành công. + Làm việc: Họ làm việc có kế hoạch, suy nghĩ, tính toán chu đáo, cẩn thận. Người có lòng tự tin lúc nào cũng bình tĩnh trong mọi tình huống nhưng hành động cương quyết, sẵn sàng đương đầu với thử thách, gian khổ. Dù thất bại vẫn không nản lòng hay lùi bước. Họ luôn quyết tâm đạt được mục tiêu và luôn hướng tới tương lai. Người có lòng tự tin thường không hoang mang dao động (Dẫn chứng: Bác Hồ với hai bàn tay trắng đã ra đi tìm đường cứu nước, ) + Giao tiếp, ứng xử: Họ luôn sống hòa đồng, thân thiện, mạnh dạn trong giao tiếp. Họ dám trình bày những suy nghĩ của mình, không tự ti mặc cảm. Luôn cởi mở, sẵn lòng lắng nghe ý kiến của người khác. (Dẫn chứng: Trong học tập tự tin, mạnh dạn trong việc giải quyết các câu hỏi khó do thầy cô đưa ra, lên bảng làm bài, phát biểu ). 3. Bàn luận
  15. a. Tại sao? - Tự tin là một phẩm chất cần có của mỗi con người. - Tự tin là chìa khóa của sự thành công. b. Ý nghĩa? - Nhờ có sự tự tin, chúng ta suy nghĩ, nói và hành động một cách quyết đoán, chắc chắn. - Tự tin vào bản thân, chúng ta sẽ dễ dàng theo đuổi đam mê để chạm tới ước mơ. - Làm nên sự nghiệp. - Tự tin cũng giúp chúng ta được mọi người tin tưởng, yêu mến, gần gũi và muốn học hỏi. c. Suy nghĩ? - Tự tin không đồng nghĩa với sự ảo tưởng, bởi ảo tưởng là tin vào những điều không thực tế. - Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu, nếu tự tin quá đà không biết mình là ai con người dễ bị sa chân vào tự kiêu. - Giúp đỡ những con người thiếu tự tin, nhút nhát để họ có thể vượt lên chính mình, đồng thời phê phán những người ảo tưởng về “sức mạnh” của mình (kiêu căng, ngạo mạn) III. KẾT ĐOẠN: - Nhận thức của bản thân về vấn đề: Tự tin không phải bỗng dưng mà có, để tự tin ta phải học tập, rèn luyện. - Hành động:
  16. ĐỀ 4 : CHO VÀ NHẬN HƯỚNG DẪN I. MỞ ĐOẠN: - Trong cuộc sống + vai trò hoặc ý nghĩa của vấn đề II. THÂN ĐOẠN: 1. Khái niệm: - Cho là san sẻ, giúp đỡ, trao tặng những giá trị vật chất hay tinh thần xuất phát từ “tâm”, mà mình có thể đem lại cho người khác. - Nhận là đón lấy món quà vật chất hay tinh thần của người khác dành cho mình hoặc có nghĩa là nhận lại, đón lấy sự đền ơn, đáp trả của người mình từng giúp đỡ. => Cho và nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau. 2. Biểu hiện (chứng minh) - Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. - Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình. - “Cho” và “nhận” là hành động xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người. Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân. - Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp 3. Bàn luận a. Tại sao? - Cuộc sống còn có nhiều mảnh đời khó khăn, giúp đỡ họ làm cho xã hội phát triển tốt hơn, họ sẽ đỡ đi phần nào thiếu thốn;
  17. - Khi chúng ta trao cho người khác bất cứ điều gì, ta sẽ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn. - Hành động cho đi, giúp đỡ người khác sẽ lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội, mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và nhân văn hơn. b. Ý nghĩa? - Là nét đẹp văn hóa ứng xử của người Việt. - Cho và nhận gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn. - Giúp người khác vượt qua khó khăn, hoạn nạn trước mắt. - Giúp tâm hồn ta thanh thản hơn, cuộc sống có ý nghĩa và trách nhiệm hơn. - Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, trân trọng. c. Suy nghĩ? - Cho và nhận thể hiện một nét đẹp văn hóa giữa người với người, nó không đồng nghĩa với sự ban phát, bố thí. - Cần xác định được “cách cho hơn của cho”, người cho và nhận phải luôn biết tôn trọng nhau. - Cho chỉ đem lại hiệu quả thiết thực khi đúng thời điểm, đúng đối tượng. - Ca ngợi những cá nhân, tập thể, luôn biết sống vì người khác, cộng đồng. - Phê phán: + Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho. + Một bộ phận sống ỷ lại, dựa dẫm, chỉ muốn nhận và không phấn đấu, quyết tâm thay đổi hoàn cảnh. III. KẾT ĐOẠN: - Nhận thức của bản thân về vấn đề: - Hành động:
  18. ĐỀ 5: SỐNG ĐẸP HƯỚNG DẪN I. MỞ ĐOẠN: - Trong cuộc sống + vai trò hoặc ý nghĩa của vấn đề II. THÂN ĐOẠN: 1. Khái niệm: - Sống đẹp là lối sống tích cực, luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh bằng trái tim chân thành, không vụ lợi. Sống đẹp là sống có mơ ước, lí tưởng, và luôn luôn phấn đấu để đạt được những nguyện vọng của bản thân. 2. Biểu hiện (chứng minh) - Người có lối sống đẹp là người sống có trách nhiệm, biết hi sinh, cống hiến. - Người có lối sống đẹp là người sống có mơ ước, hoài bão. - Người có lối sống đẹp là người luôn biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương. - Người có lối sống đẹp còn là người có chí tiến thủ, ham học hỏi và cầu thị. - Người có lối sống đẹp còn là người luôn biết biết ơn, sống có trước có sau. (Dẫn chứng: Biết bao thế hệ người Việt Nam đã hi sinh tính mạng, tuổi trẻ của mình để đất nước có ngày hôm nay, ) 3. Bàn luận a. Tại sao? - Sống đẹp sẽ giúp chúng ta luôn biết cảm thông, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác đối với mình, giúp chúng ta có trái tim vị tha và bao dung hơn. - Sống đẹp sẽ giúp mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gần gũi, tốt đẹp hơn, dễ hòa nhập với cộng đồng, xã hội. - Sống đẹp cũng giúp bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện, là một công dân có trách nhiệm với chính mình và với xã hội. b. Ý nghĩa?
  19. - Được mọi người yêu quý. - Làm cho ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn. - Giúp xã hội tiến bộ, luôn văn minh, tươi đẹp c. Suy nghĩ? - Bên cạnh những người có lối sống đẹp, sống lành mạnh, tích cực lại có những người có lối sống tiêu cực. Họ sống buông thả, không có mục đích, lí tưởng, phó mặc cho dòng đời đưa đẩy. - Có những người lại sống ích kỉ, vụ lợi chỉ biết lo nghĩ cho những nhu cầu, lợi ích của bản thân. Khi thấy cái xấu, cái ác thì né tránh, sợ bị liên lụy. - Và cuối cùng là có những kẻ sống vô ơn, vô cảm, thờ ơ trước những vấn đề xã hội, những người có số phận bất hạnh. => Đó là lối sống cần phê phán, lên án. III. KẾT ĐOẠN: - Nhận thức của bản thân về vấn đề: - Hành động: