Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 8

doc 10 trang hoaithuong97 3840
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8.doc

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 8

  1. PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Tiết 70 -71: KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút I. Mục đích đề kiểm tra 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn văn thuyết minh và bài văn tự sự). 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. Hình thức đề: Tự luận (90 phút) III. Thiết lập ma trận tổng Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao - Ngữ liệu: - Biết phương - Lí giải được Văn bản nghệ thức biểu đạt; nghệ thuật đặc thuật ngoài nội dung; nghệ sắc; ý nghĩa chương trình. thuật, ý nghĩa của chi tiết - Tiêu chí lựa của văn bản. quan trọng chọn ngữ - Nhận ra các trong đoạn I. Đọc liệu: 01 đoạn từ vựng, biện trích/văn bản. hiểu trích/văn bản pháp tu từ từ - Hiểu được hoàn chỉnh vựng, kiểu câu, quan điểm, tư (dài khoảng công dụng của tưởng, bài học 300 – 500 các dấu câu từ đoạn trích/ chữ). trong đoạn văn bản. trích/văn bản. Số câu 3 1 4 Tổng Số điểm 1,5 1,5 3,0 Tỉ lệ 15% 15% 30% Viết một Viết một đoạn văn bài văn tự II.Tạo thuyết minh sự (không lập văn (6 – 8 câu). quá 500 bản từ) Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Số câu 3 1 1 1 6 Tổng Số điểm 1,5 1,5 2,0 5,0 10,0 cộng Tỉ lệ 15% 15% 20% 50% 100%
  2. *Ma trận chi tiết đề 1: Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Ngữ liệu: văn - Nhận diện: Bài học tư I. bản “Người phương thức tưởng rút ra Đọc thầy và biểu đạt, ý nghĩa từ nhân vật hiểu những tờ tiền chi tiết trong trong văn cũ” (Sưu tầm văn bản. bản. nguồn - Xác định được internet) công dụng của - 478 chữ dấu hai chấm trong câu văn cụ thể. Số câu 3 1 4 Tổng Số điểm 1,5 1,5 3,0 Tỉ lệ 15% 15% 30% Viết một đoạn Viết bài văn II.Tạ văn thuyết tự sự về o lập minh (6 - 8câu) “người ấy” văn về đồ dùng học sống mãi bản tập. trong tôi (không quá 500 từ) Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 3 1 1 1 6 cộng Số điểm 1,5 1,5 2,0 5,0 10,0 Tỉ lệ 15% 15% 20% 50% 100%
  3. Tiết 70 -71: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 8 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Họ và tên học sinh/SBD: Điểm Lời phê của Thầy (cô) giáo Lớp: Đề kiểm tra:(có 01trang) I.Đọc - hiểu văn bản (3,0điểm) Đọc kĩ văn bản dưới đây rồi trả lời từ câu 1 đến câu 4: NGƯỜI THẦY VÀ NHỮNG TỜ TIỀN CŨ "Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình "làm sao mà chọi với người ta"! Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng "mình có thể". Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó. Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học "nhân-lễ-nghĩa" của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là "bí kíp" rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không "cảnh giác" thừa. Gói "bí kíp" mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc. . Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: "Thầy H. mất rồi!". Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: "Sao thầy mất?", rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: "Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã ". Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: "Thầy ơi sao không đợi con về !?". Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về " (Sưu tầm nguồn internet) Câu 1.(0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2.(0,5đ) Vì sao"Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó " ? Câu 3.(0,5đ) Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: "Thầy ơi sao không đợi con về !? " Dấu hai chấm trong câu văn trên có tác dụng gì? Câu 4.(1,5đ) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật người thầy trong câu chuyện (khoảng 5 -7 câu). II.Tạo lập văn bản (7,0điểm) Câu 1. (2,0đ) Viết đoạn văn thuyết minh (6 – 8 câu) về một đồ dùng học tập mà em yêu thích. Câu 2. (5,0đ) Người ấy (người bạn, người thầy, người thân ) sống mãi trong lòng tôi.
  4. Tiết 70 -71: KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 8 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phần Câu Biểu Nội dung điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0,5 2 Vì: Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng "mình có 0,5 thể". 3 Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) lời đối thoại. 0,5 I.Đọc 4 HS có thể trình bày một số ý sau: hiểu -Một người thầy giàu tình yêu thương, luôn quan tâm, động viên, tiếp 1,5 thêm nghị lực cho học trò vượt qua hoàn cảnh khó khăn. - Một người thầy giàu đức hi sinh, quên mình vì học trò, (Chấp nhận cách trả lời khác miễn là thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật) 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề thuyết minh. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Sử dụng tốt các phương pháp thuyết minh, nhất là phương pháp nêu định nghĩa, giải thích; liệt 1,0 kê, nêu ví dụ Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: - Mở đoạn:Giới thiệu đồ dùng học tập mà em yêu thích. - Thân đoạn:Thuyết minh về cấu tạo và tác dụng của đồ dùng học tập. - Kết đoạn: Khẳng định tác dụng của đồ dùng học tập với cuộc sống. d.Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 thuyết minh. e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có 3 phần chính (mở bài, thân bài và kết bài); kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, đặc biệt 0,25 II.Tạo sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả, biểu cảm; ngôi kể, giọng kể phù hợp. lập văn Mở bài giới thiệu khái quát về người ấy; Thân bài lần lượt kể các chi bản tiết về người ấy; Kết bài kết thúc câu chuyện hợp lý, khơi gợi nhiều cảm xúc, suy nghĩ về phẩm chất đáng quý của mỗi con người trong cuộc sống. b. Xác định đúng vấn đề (theo chủ đề cho trước) c. Triển khai vấn đề theo đúng trình tự câu chuyện (chi tiết phải 0,25 chọn lọc, tiêu biểu, hấp dẫn, sáng tạo, giàu tính tư tưởng; yếu tố miêu tả, biểu cảm thật nổi bật ). Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 4,0 *Giới thiệu được “người ấy”. *Kể chi tiết về người ấy: + Giới thiệu đôi nét về ngoại hình, tính cách. Mối quan hệ của người ấy với bản thân mình. + Một tình huống/ sự việc/ kỉ niệm sâu sắc, để lại ấn tượng sâu đậm khiến “người ấy” luôn sống mãi trong lòng. *Cảm nhận, suy ngẫm về “người ấy”, về những ảnh hưởng mà”người
  5. ấy” mang lại cho bản thân, d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề đặt 0,25 ra. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, 15/12/2020 Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ
  6. *Ma trận chi tiết đề 2: Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Ngữ liệu: văn - Xác định Bài học rút I. Đọc bản “Người được nội dung ra từ câu hiểu thầy và văn bản, ý chuyện. những tờ tiền nghĩa của chi cũ” (Sưu tầm tiết, từ tượng nguồn internet) thanh trong - 478 chữ câu văn cụ thể. Số câu 3 1 4 Tổng Số điểm 1,5 1,5 3,0 Tỉ lệ 15% 15% 30% Viết một đoạn Viết bài văn II.Tạo văn thuyết tự sự Một lỗi lập văn minh (6 - 8câu) lầm không bản về đồ dùng học quên (không tập mà em yêu quá 500 từ) thích. Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 3 1 1 1 6 cộng Số điểm 1,5 1,5 2,0 5,0 10,0 Tỉ lệ 15% 15% 20% 50% 100%
  7. Tiết 70 -71: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 8 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Họ và tên học sinh/SBD: Điểm Lời phê của Thầy (cô) giáo Lớp: Đề kiểm tra:(có 01trang) I.Đọc - hiểu văn bản (3,0điểm) Đọc kĩ văn bản dưới đây rồi trả lời từ câu 1 đến câu 4: NGƯỜI THẦY VÀ NHỮNG TỜ TIỀN CŨ "Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình "làm sao mà chọi với người ta"! Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng "mình có thể". Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó. Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học "nhân-lễ-nghĩa" của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là "bí kíp" rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không "cảnh giác" thừa. Gói "bí kíp" mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc. Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: "Thầy H. mất rồi!". Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: "Sao thầy mất?", rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: "Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã ". Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: "Thầy ơi sao không đợi con về !?". Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về " (Sưu tầm nguồn internet) Câu 1.(0,5đ) Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 2.(0,5đ) Người thầy dặn cậu học trò được mở "bí kíp" khi nào ? Câu 3.(0,5đ) Xác định từ tượng thanh trong câu văn sau : "Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó." Câu 4.(1,5đ) Thông điệp em rút ra từ câu chuyện trên (khoảng 5 -7 câu). II.Tạo lập văn bản (7,0điểm) Câu 1. (2,0đ) Viết đoạn văn thuyết minh (6 – 8 câu) về một đồ dùng học tập mà em yêu thích. Câu 2. (5,0đ) Một lỗi lầm không quên.
  8. Tiết 70 -71: KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 8 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phần Câu Biểu Nội dung điểm 1 Nội dung: Tình cảm của người thầy đã dành cho người học trò và những tiếc nuối muộn màng của cậu học trò khi chưa kịp về thăm mà 0,5 thầy đã mất. 2 Người thầy dặn cậu học trò được mở "bí kíp" khi gặp khó khăn nhất. 0,5 I.Đọc 3 Từ tượng thanh: vo ve. 0,5 hiểu 4 HS có thể trình bày một số ý sau: Tấm lòng, tình yêu thương của người thầy thật cao cả. Chúng ta cần 1,5 phải biết trân trọng mối quan hệ đặc biệt này. (Chấp nhận cách trả lời khác miễn là thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật) 1 a.Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 b.Xác định đúng vấn đề thuyết minh. 0,25 c.Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Sử dụng tốt các phương pháp thuyết minh, nhất là phương pháp nêu định nghĩa, giải thích; liệt 1,0 kê, nêu ví dụ Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: - Mở đoạn:Giới thiệu đồ dùng học tập mà em yêu thích. - Thân đoạn:Thuyết minh về cấu tạo và tác dụng của đồ dùng học tập. - Kết đoạn: Khẳng định tác dụng của đồ dùng học tập với cuộc sống. d.Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 thuyết minh. e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 a.Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có 3 phần chính (mở bài, thân bài và kết bài); kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, đặc biệt 0,25 sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả, biểu cảm; ngôi kể, giọng kể phù hợp. II.Tạo Mở bài giới thiệu khái quát về người ấy; Thân bài lần lượt kể các chi lập văn tiết về người ấy; Kết bài kết thúc câu chuyện hợp lý, khơi gợi nhiều cảm bản xúc, suy nghĩ về phẩm chất đáng quý của mỗi con người trong cuộc sống. b.Xác định đúng vấn đề (theo chủ đề cho trước) 0,25 c.Triển khai vấn đề theo đúng trình tự câu chuyện (chi tiết phải chọn lọc, tiêu biểu, hấp dẫn, sáng tạo, giàu tính tư tưởng; yếu tố miêu tả, biểu cảm thật nổi bật ). Thí sinh có thể giải quyết vấn đề 4,0 theo hướng sau: * Cho biết thời gian xảy ra sự việc. Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào? *Diễn biến sự việc: + Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm. + Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào? + Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó? *Những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
  9. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề đặt 0,25 ra. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, 15/12/2020 Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ