Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Môn thi: Ngữ văn lớp 8

doc 5 trang hoaithuong97 12180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Môn thi: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_thi_ngu_van_lop_8.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Môn thi: Ngữ văn lớp 8

  1. TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học: 2020 - 2021 Môn thi: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8,0 điểm) LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận, một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi điều tôi suy nghĩ." Họ đi tiếp và tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bị đuối sức và chìm dần xuống. Người kia tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi." Người kia hỏi: "Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh lại viết lên cát, còn giờ anh lại khắc lên đá." Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá và lòng người." Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp các tác phẩm Hồ Chí Minh, 2004) Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 2: (12 điểm) “Những ngày thơ ấu là dòng hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn Nguyên Hồng”. Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm và đặc biệt là đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Ghi chú: * Thí sinh không sử dụng tài liệu. * Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG CẤP TRƯỜNG Năm học: 2020-2021 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 8 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1: ( 8,0 điểm ) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, biết kết hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau. - Bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Kết cấu chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được những nội dung cơ bản sau: Bố Nội dung Điểm cục - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận chính xác, hấp dẫn. 0,75 Mở - Vấn đề nghị luận: hãy học cách tha thứ và biết trân trọng, khắc bài sâu mãi mãi lòng biết ơn. a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện -“Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách 0,75 tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời. -“Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết 0,75 trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le. b. Bàn luận - Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra 0,5 không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận. - Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, 0,5 Thân lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, bài luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau. - Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi 0,5 con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. - Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ 0,5 chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”) c. Đánh giá - mở rộng - Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi 0,75 thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. - Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm 0,5 mống của thù hận. - Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, 0,5 chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh
  3. không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn. d. Bài học nhận thức và hành động - Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm 0,75 hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa. - Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân 0,25 ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, - Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người là cách ứng xử cao 0,25 thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất. - Khẳng định chung về ý nghĩa mà câu chuyện đã nêu ra: Hãy học 0,75 Kết cách tha thứ và biết trân trọng, khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn. bài - Lời nhắn nhủ tới tất cả mọi người. Câu 2 (12 điểm) * Yêu cầu về kỹ năng - Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Bài văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo ý cơ bản sau: Bè Néi dung BiÓu côc ®iÓm - DÉn d¾t, giíi thiÖu kh¸i qu¸t vÊn ®Ò nghÞ luËn - Nªu vÊn ®Ò: Kí ức tuổi thơ cay đắng thiếu tình thương, khát khao Më 1,0 tình mẹ của chính nhà văn Nguyên Hồng và niềm hạnh phúc ngọt bµi ngào khi được cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng. (TrÝch dÉn ý kiÕn). a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0,5 b. Giải thích ý kiến - Dòng hồi ức: kí ức tuổi thơ. 0,25 - Dòng hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào: kí ức tuổi thơ cay 0,75 đắng thiếu tình thương, khát khao tình mẹ của chính nhà văn Nguyên Hồng và niềm hạnh phúc ngọt ngào khi được cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng. - Ý kiến ngắn gọn nhưng đã nêu bật được giá trị nội dung của tác 0,75 Th©n phẩm cũng như đoạn trích; cho thấy được những lời tâm sự, thiết bµi tha, thầm kín, những hồi ức của một cái tôi đau khổ tự trình bày cuộc đời riêng tư của mình trên trang giấy một cách chân thành, tin cậy. - Qua đây người đọc có thể cảm nhận được một hồn văn nhân ái. 0,25 c. Phân tích, chứng minh ý kiến * Dòng hồi ức cay đắng: - Hoàn cảnh nghiệt ngã chia lìa bé Hồng và người mẹ kính yêu: 1,5 + Cổ tục, định kiến nghiệt ngã khắt khe của xã hội, người đời.
  4. + Nỗi khổ tâm của người mẹ: chồng chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, con nhỏ, nợ nần cùng túng, chốn chạy cổ tục, định kiến để đi tha hương kiếm sống. - Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng: 1,5 + Phải sống trong sự ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người họ hàng, thiếu thốn tình thương, khao khát tình mẹ. + Tâm hồn trẻ thơ phải chịu những vết thương lòng đau nhói. + D/c: về những lời nói cay nghiệt của bà cô; tâm trạng nhẫn nhục, cam chịu, xót xa cay đắng, tủi nhục của bé Hồng khi phải chịu đựng những tra tấn về tinh thần; cảm giác tủi thân khi không đc sống trong vòng tay yêu thương của mẹ - Từng câu chữ, hình ảnh trong đoạn trích chan chứa nỗi đau, tình 0,5 cảm chân thành thống thiết. * Dòng hồi ức ngọt ngào: - Giây phút gặp lại mẹ: tiếng gọi mẹ thống thiết và nỗi sợ hãi mơ 1,0 hồ diễn giải đầy đủ khao khát cháy bỏng trong tâm hồn đứa trẻ thiếu thốn tình thương. - Niềm hạnh phúc trong lòng mẹ: 1,5 + Hình ảnh người mẹ hiện lên đẹp giản dị bằng tất cả cảm xúc ngọt ngào nhất và tấm lòng yêu kính mẹ vô bờ. + Cảm nhận niềm hp trong vòng tay mẹ: được bảo bọc ôm ấp, được cảm thấy bé bỏng, yếu đuổi cần chở che; thỏa niềm khao khát, nhớ mong mẹ bao ngày. (D/c: những cảm xúc tinh tế ) - Cảm xúc được đẩy lên cao trào - một nét phong cách “văn nóng” 0,5 sở trường của Nguyên Hồng, không che đậy được tình cảm thực. d. Bình luận, mở rộng 1,0 - Khẳng định ý kiến là đúng đắn. - Ý kiến đã cho thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm - Thái độ đối với tác phẩm và nhà văn (với tư cách là bạn đọc). - Khẳng định lại vẻ đẹp mang tính nhân văn sâu sắc của tp qua KÕt đoạn trích “Những ngày thơ ấu là dòng hồi ức đan xen cay đắng 1,0 bµi và ngọt ngào của chính nhà văn Nguyên Hồng”. - Thông điệp gửi tới người đọc. Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. - Cần khuyến khích những bài có chất văn, lËp luËn th«ng minh, giµu c¶m xóc, những suy nghĩ và cách trình bày sáng tạo. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25. NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG DUYỆT LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG DUYỆT Trần Thanh Tâm Nguyễn Thị Kim Lan